You are on page 1of 26

Bộ Giáo dục & Đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


________***________

Bài tập nhóm


Học phần: Triết học Mác – Lênin
Chủ đề: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lớp học phần: D – 103
Giảng viên: Nguyễn Thị Mai Lan
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Đánh giá
Mức độ hoàn
STT Họ và Tên MSSV Sinh Chữ ký
thành
Viên(%)
1 Cao Khánh Chi 11233826 Tốt 100%
2 Trần Yến Nhi 11233910 Tốt 100%
3 Nguyễn Thị Yến Nhi 11233908 Tốt 100%
4 Nguyễn Thị Hoài An 11232990 Tốt 100%
5 Lê Duy Hiếu 11233852 Tốt 100%
6. Trần Thị Kiều Oanh 11233914 Tốt 100%
7. Hoàng Thuý Quỳnh 11233920 Tốt 90%
8. Trần Thu Huyền 11233858 Tốt 90%
9. Phạm Tuấn Anh 11233814 Tốt 90%

Hà Nội, tháng 12/2023


……………Mục lục……………
I. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội và sự cấu thành cơ bản của sự tồn tại xã hội
1.1, Khái niệm sự tồn tại xã hội
1.2, Các yếu tố cơ bản cấu thành của sự tồn tại xã hội
2. Ý thức xã hội và sự cấu thành cơ bản của ý thức xã hội
2.1, Khái niệm của ý thức xã hội
2.2, Các yếu tố cơ bản cấu thành của ý thức xã hội
2.3, Tính giai cấp của sự ý thức xã hội
II. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội
2. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội
3. Giải thích sự tồn tại ý thức xã hội của người Việt Nam
I.Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1.Tồn tại xã hội và sự cấu thành cơ bản của sự tồn tại xã hội.
1.1 Khái niệm của sự tồn tại xã hội.
- Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã
hội phản ánh, là mối quan hệ vật chất - xã hội giữa con người với tự nhiên và
giữa con người với nhau.
- Trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế
giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất
hiện trong quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc
vào ý thức xã hội.
VD: Thời tiền sử, các bộ lạc săn bắn dùng đá cuội để chế tác công cụ, song dần dần
đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác nhằm phục vụ cuộc sống, họ đã
biết vật dụng đất sét, gỗ, tre,...Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi hơn, các loài
sinh vật phát triển phong phú đa dạng hơn tạo nên nguồn tài nguyên phong phú.
1.2 Các yếu tố cơ bản cấu thành của sự tồn tại xã hội.
● Các yếu tố cơ bản cấu thành nên sự tồn tại xã hội có thể tóm gọn thành ba
yếu tố chính:
- Thứ nhất, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó.
VD: phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành
điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.
- Thứ hai, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như kiện
đất đai, khí hậu, sông ngòi, biển, động thực vật, nguyên liệu, khoáng sản…
Đây là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã
hội, nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc thuận lợi cho đời sống của con
người và sản xuất xã hội.
VD: Các điều kiện đất đai, sông hồ, khí hậu,... tạo nên đặc điểm riêng có của
không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.
- Thứ ba, các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, mô hình tổ
chức dân cư, tính chất lưu dân cư,…
- Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động
lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó
phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Bởi vì trình độ của
phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người
đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
- Như C.Mác viết: “ Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các
quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”. Hay trước đó
với hệ tư tưởng Đức của Ăngghen cũng nhận định toàn bộ gốc rễ của sự
phát triển xã hội loài người, kể cả ý thức của con người đều nằm trong và
bị quy định bởi sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội. Với các yếu
tố cơ bản cấu thành sự tồn tại xã hội và những khẳng định đã khắc phục
triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây dựng quan điểm duy vật về mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Và đưa ra nguyên lý rằng tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, không chỉ quyết định về sự hình thành mà còn
quyết định cả về nội dung và hình thức.
➔ Tuy nhiên với những hình thái khác nhau của tồn tại xã hội và ý thức xã hội
lại tác động và ảnh hưởng ngược lại với nhau. Đó chính là sự độc lập tương
đối của ý thức xã hội.

2. Ý thức xã hội và sự cấu thành cơ bản của ý thức xã hội.


2.1 Khái niệm của ý thức xã hội.
Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của
tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm
trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được
sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định. Nói cách khác, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội,
là bộ phận hợp thành của văn hoá tinh thần của xã hội.

➢ Ví dụ về ý thức xã hội: truyền thống yêu nước; nhân đạo nhân nghĩa của dân
tộc; đức tính cần cù chăm chỉ và truyền thống hiếu học được truyền từ đời
này sang đời khác. Hay một số câu ca dao tục ngữ thể hiện tư tưởng: “Ăn cỗ
đi trước, lội nước theo sau”, ‘’Giọt máu đào hơn ao nước lã’’.

➢ Ta cần thấy rõ sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá
nhân.
- Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêng biệt, cụ thể. Ý
thức của các cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với những mức độ khác nhau. Do
đó, nó hiển nhiên là mang tính xã hội. Song, ý thức cá nhân không phải bao giờ
cũng thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập
đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định.
- Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái
khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau.
- Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với
nhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau.

Ví dụ 2:

- Trong một xã hội với tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng ấy của xã hội sẽ
ảnh hưởng đến tư tưởng, ý thức cá nhân như thế nào?

Ý thức cá nhân : Như thời phong kiến, đàn ông hay thậm chí chính
phụ nữ cũng sẽ coi việc mà đàn ông có năm thê bảy thiếp là điều bình
thường. Coi việc phụ nữ không được đi học, có nhiệm vụ sinh con nối
dõi cho nhà chồng là điều đương nhiên. Hay việc người ta thường gọi
cha mẹ bằng từ phụ huynh chẳng hạn. Phụ huynh là cha anh. Ngày
xưa phong kiến trọng nam khinh nữ, nên chỉ nói đến cha anh, xem nhẹ
vai trò của mẹ.

2.2 Các yếu tố cơ bản cấu thành của ý thức xã hội.


2.2.1. Ý thức thông thường và ý thức lý luận.

– Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm,…
của con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách
trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành lý luận.

➔ Ví dụ: khi nhắc đến thời tiết thì chắc hẳn ai cũng biết đến câu: “Chuồn
chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.” sở dĩ có được
câu nói đó là do quá trình lao động,hoạt động thực tiễn hằng ngày mà người
lao động đã đúc kết ra câu nói đó để dự báo về thời tiết sắp xảy ra, khi mà
không có các thiết bị máy móc đo đạc dự báo chính xác như bây giờ.

– Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát
hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm
trù, quy luật. Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách
sâu sắc, chính xác bao quát và vạch ra được những mối liên hệ khách quan. Ta có
thể thấy rằng ý thức khoa học có khả năng phản ánh vượt trước hiện thực.
➔ Ví dụ: môn triết học mà chúng ta đang nghiên cứu đây chính là ý thức lý
luận nó được thể hiện bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù,quy luật.
 Ý thức xã hội thông thường tuy ở trình độ thấp hơn ý thức luận nhưng lại
phong phú hơn ý thức lý luận.
 Chính sự phong phú của ý thức thông thường là chất liệu, là cơ sở và tiền
đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận.

2.2.2. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.


● Tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội nảy
sinh từ tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các thành viên
trong nhóm, chi phối thái độ hành vi của các cá nhân khi hiện diện trong
nhóm.
-> Ví dụ: Những cuộc chiến tranh, khủng hoảng, khủng bố… diễn ra trên thế giới,
đặc biệt thời gian qua cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga tạo ra các hiện tượng
tâm lý xã hội nhất định trong tập thể xã hội loài người. Cụ thể đó là tâm trạng lo
lắng trước an toàn của nhân dân vùng chiến tranh của xã hội hay tâm trạng phản
đối chiến tranh.
- Khác với ý thức xã hội rằng, tâm lý xã hội chưa đủ khả năng vạch ra những mối
liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và các quá
trình xã hội. Tuy vậy, việc coi trọng tâm lý xã hội là quan trọng trong việc nắm bắt
những dư luận xã hội về trạng thái tâm lý và nhu cầu xã hội trong hoàn cảnh và
điều kiện khác nhau.
● Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận
thức lý luận về tồn tại xã hội, là một tập hợp các niềm tin hoặc triết lý được
gán cho một người hoặc một nhóm người, đặc biệt là được tổ chức vì những
lý do không hoàn toàn là nhận thức luận, trong đó "các yếu tố thực tiễn cũng
được chú trọng như các yếu tố lý thuyết”. Tóm gọn lại là một hệ thống, một
tập hợp những tư tưởng, quan điểm về các lĩnh vực khác nhau.
● Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã hội đưa
ra sự tổng kết khái quát hoá các kinh nghiệm xã hội.

-> Ví dụ:
- Hệ tư tưởng phong kiến:
+ Hệ tư tưởng Nho giáo
+ Hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ,...
- Hệ tư tưởng vô sản:
+ Hệ tư tưởng Marx Lenin
- Hệ tư tưởng tư sản phương Tây
- Hệ tư tưởng chính trị:
+Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2.3 Quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.


- Tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng
tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Chúng có
chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội.
+ Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hình thành,
truyền bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định.
+ Trái lại, hệ tư tưởng, lý luận xã hội làm gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã
hội. Hệ tư tưởng khoa học thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng
đúng đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội.
+ Tuy nhiên, hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội,không phải là
sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội.

Ví dụ: Hệ tư tưởng Mác – Lênin không trực tiếp ra đời từ tâm lý xã hội của giai cấp
công nhân lúc đó đang tự phát đấu tranh chống giai cấp tư sản, mà là sự khái quát
lý luận từ tổng số những tri thức của nhân loại, từ những kinh nghiệm của cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân, và kế thừa trực tiếp các học thuyết kinh tế, xã hội và
triết học vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
→ Như vậy, hệ tư tưởng liên hệ với tâm lý xã hội, chịu sự tác động của tâm lý xã
hội, nhưng nó không phải đơn giản là sự “cô đặc” của tâm lý xã hội.

MQH:
- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời
sống xã hội. → Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được
tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý
thức xã hội.

->( Phân tích để dẫn đến mqh tồn tại xh và ý thức xã hội)
2.2.4 Các hình thái ý thức xã hội( khái quát các hình thái cụ thể và đưa ra
ví dụ chứng minh các hình thái)
- Ý thức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhưng những hình thái chủ
yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức,
ý thức nghệ thuật (hay còn gọi là ý thức thẩm mỹ), ý thức tôn giáo, ý thức ý luận
(hay còn gọi là ý thức khoa học) và ý thức triết học. Các hình thái ý thức chính trị
và ý thức pháp quyền gần gũi với cơ sở kinh tế hơn cả.
1. Ý thức chính trị
Đầu tiên là hình thái ý thức chính trị. Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức
chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh các
quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia
cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Ý thức chính trị thực
tiễn thông thường hình thành từ trực tiếp từ các hoạt động thực tiễn trong môi
trường chính trị của xã hội
Ví dụ:
Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-
Lênin là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột người.Tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh điều
kiện cụ thể của nước ta; mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong
trào công nhân và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta.
2. Ý thức pháp quyền:
Ý thức pháp quyền chính là một hình thái của ý thức xã hội biểu hiện tri thức và
sự đánh giá những chuẩn mực được thừa nhận trong một xã hội nhất định với tính
chất là những đạo luật về hoạt động kinh tế – xã hội của những chủ thể pháp quyền
khác nhau.
- Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau có những ý thức
khác nhau, thậm chí đối lập nhau về pháp quyền và pháp luật. Nhưng ý thức pháp
quyền và pháp luật của giai cấp thống trị bao giờ cũng giữ vai trò thống trị, chi phối
các ý thức pháp quyền và pháp luật của các giai cấp khác. Ý thức pháp quyền ra đời
cùng với nhà nước.

Ví dụ: Ý thức pháp quyền được thể hiện rất rõ ràng trên thực tế ở thời điểm hiện
tại. Theo đó một ví dụ nổi bật nhất đó chính là khi Luật giao thông đường bộ có
quy định rằng đèn đỏ thì phải dừng xe, đèn xanh được phép đi, nếu người dân
không tuân thủ thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Theo đó thì người dân khi gặp đèn
tín hiệu khi tham gia giao thông sẽ chấp hành theo tín hiệu đó. Đó được gọi là ý
thức pháp quyền.
3. Ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái cảm xúc,
tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách
nhiệm, hạnh phúc, công bằng, và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn
mực hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với
xã hội
Ví dụ:
Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết, rút ra những bài học về đạo đức để răn dạy con
người, thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ.
+) Về đạo làm con:

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,

Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


+) Về quy tắc ăn nói, giao tiếp, cư xử: Kính trên, nhường dưới.

4. Ý thức khoa học


Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một hiện tượng xã hội
đặc biệt. Ý thức khoa học với tính chất là một hình thái xã hội là hệ thống phản ánh
tri thức chân thực dưới dạng logic trừu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm
thông qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát mọi lĩnh vực
của tự nhiên, xã hội và tư duy trong khi các hình thái ý thức xã hội khác chỉ phản
ánh một mặt một khía cạnh nào đó của đời sống xã hội mà thôi.
Ví dụ
Các định luật của Newton về chuyển động là tập hợp của 3 định luật cơ học phát
biểu bởi nhà bác học Isaac Newton, đặt nền tảng cho cơ học cổ điển (còn gọi là cơ
học Newton).
5. Ý thức thẩm mỹ
Đối với phần ý thức thẩm mĩ, thì đây là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con
người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Trong các hoạt
động thưởng thức và sáng tạo cái đẹp nghệ thuật là biểu hiện cao nhất của ý thức
thẩm mỹ.
Ví dụ
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò
của văn nghệ, của các văn nghệ sĩ, đồng thời cũng đòi hỏi ở văn nghệ và văn nghệ
sĩ tinh thần trách nhiệm cao cả đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Và nghệ thuật chân chính bao giờ cũng gắn bó mật thiết với đời sống hiện thực của
nhân dân, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội, đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu thẩm mỹ của con người: quan niệm “Nghệ thuật vị nhân sinh”, “Chao ôi, nghệ
thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, và cũng không nên là ánh trăng lừa dối;
nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…” (trích
tác phẩm “Trăng sáng”).

6. Ý thức tôn giáo


Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái xã hội gồm có tâm lí tôn giáo và hệ tư
tưởng tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng
thói quen của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo. Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ
thống giáo lý do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội.
Đứng về mặt lịch sử, tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo là hai giai đoạn phát
triển của ý thức tôn giáo nhưng chúng liên hệ tác động qua lại và bổ sung nhau.
Ví dụ
Nội dung cơ bản của đạo Bà la môn - đạo Hindu:
+) Thừa nhận thế giới do thần tạo ra và sự bất tử của linh hồn. Thừa nhận Thuyết
luân hồi
+) Cho rằng một thực thể tinh thần tối cao tồn tại vĩnh viễn là Brahman. Linh hồn
cá thể là Át man là một bộ phận của Brahman
+) Con người có sống chết nhưng linh hồn thì tồn tại mãi và luôn hồi qua nhiều
kiếp khác nhau chỉ khi nào Át man hoà nhập với Braman thì mới chấm dứt được
kiếp luân hồi
7. Ý thức triết học:
Đây là loại ý thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của các ý thức xã
hội. Triết học nhất là Triết học Mác-Lênin cung cấp cho con người tri thức về thế
giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa
học và chính bản thân triết học. Đây là loại ý thức đặc biệt và cao nhất của tri thức
cũng như của các ý thức xã hội. Triết học nhất là Triết học Mác-Lênin cung cấp cho
con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết toàn bộ
lịch sử phát triển của khoa học và chính bản thân triết học.
Ví dụ :
Ý thức được sự vận động phát triển của xã hội việt nam từ chế độ phong kiến lên
chủ nghĩa xã hội. Ý thức được mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong xã hội. Như trong quá trình khai thác than, nếu mỗi người làm việc tách
biệt nhau, không có sự phối hợp giữa các cá nhân, không nghe lời chỉ đạo…tức
không tồn tại mối quan hệ giữa những con người (qhsx) thì không thể khai thác
than hiệu quả.
2.3 Tính giai cấp của sự ý thức xã hội.
- Trong những xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có điều kiện vật chất khác
nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của các giai cấp đó
cũng khác nhau.
- Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng:
● Về trình độ tâm lý xã hội, mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen,
thiện cảm hay ác cảm riêng.
● Ở trình độ hệ tư tưởng, tính giai cấp thể hiện rõ rệt và sâu sắc hơn nhiều. Ở
trình độ này sự đối lập giữa các hệ tư tưởng của những giai cấp khác nhau
thường không dung hòa nhau. Khi đó, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội là hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị.
● Về điều này C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong mọi thời đại, những tư
tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là
giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng
tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất
vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần”.
- Tuy nhiên, đánh giá tính giai cấp của ý thức xã hội là một vấn đề phức tạp và có
thể có nhiều quan điểm khác nhau. Việc hiểu và phân tích tính giai cấp của ý thức
xã hội có thể giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về sự phân hóa và tầng lớp trong xã
hội.
● Tính giai cấp trong sự ý thức xã hội đề cập đến mức độ mà ý thức xã hội
phản ánh và phân chia các tầng lớp xã hội. Ý thức xã hội có thể phản ánh và
tạo ra sự phân chia giai cấp trong xã hội, hoặc ngược lại, sự phân chia giai
cấp có thể tác động đến ý thức xã hội của con người.

- Khi khẳng định tính giai cấp của ý thức xã hội thì quan niệm duy vật về lịch sử
cho rằng, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại với nhau. Giai
cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng của giai cấp bị trị. Điều này thường xảy ra trong
giai đoạn phong trào cách mạng của giai cấp bị thống trị lên cao. Khi đó, một số
người trong giai cấp thống trị, nhất là những trí thức, sẽ từ bỏ giai cấp xuất thân để
chuyển sang hàng ngũ của giai cấp cách mạng. Đặc biệt, một số người đã trở thành
nhà tư tưởng của giai cấp cách mạng.
❖ Ví dụ, trong một xã hội có hệ thống giai cấp rõ ràng, như xã hội phong kiến,
ý thức xã hội của mỗi tầng lớp có thể phản ánh sự phân chia giai cấp. Người
thuộc tầng lớp quý tộc có thể có ý thức xã hội cao, coi mình là những người
có quyền lực và địa vị cao, trong khi người thuộc tầng lớp lao động có thể có
ý thức xã hội thấp, coi mình là người bị áp đặt và thiếu quyền lực.
❖ Tuy nhiên, ý thức xã hội cũng có thể tác động đến sự phân chia giai cấp. Khi
một tầng lớp xã hội có ý thức xã hội cao và nhận thức về sự bất công và bất
đẳng, họ có thể tổ chức và đấu tranh để thay đổi hệ thống giai cấp và tạo ra
sự công bằng và bình đẳng hơn trong xã hội.
➔ Tóm lại, tính giai cấp của sự ý thức xã hội phụ thuộc vào mối quan hệ tương
tác giữa ý thức xã hội và sự phân chia giai cấp trong xã hội
II. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ví
dụ về lý giải mối quan hệ biện chứng.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là mối quan hệ tương
đối phức tạp giữa hai khía cạnh của xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố vật
chất như kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v., trong khi ý thức xã hội là những quan
niệm, giá trị, tư tưởng, v.v. của con người.

- Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, tồn tại xã hội là cơ sở, là
nguồn gốc của ý thức xã hội. Tức là, các yếu tố vật chất trong xã hội như
sản xuất, công nghệ, lực lượng sản xuất, v.v. sẽ ảnh hưởng đến ý thức xã
hội, tạo ra các giá trị, quan niệm, tư tưởng, v.v. phù hợp với tình hình thực
tế của xã hội.
- Tuy nhiên, ý thức xã hội cũng có thể tác động đến tồn tại xã hội. Con
người có thể tạo ra các giá trị, quan niệm, tư tưởng mới, từ đó thay đổi và
phát triển các yếu tố vật chất trong xã hội. Ví dụ, trong thời kỳ cách mạng,
ý thức xã hội về sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội đã tạo ra các
cuộc đấu tranh để thay đổi hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội.
- Một ví dụ khác về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội là trong lĩnh vực nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật phản ánh và tác
động đến ý thức xã hội, nhưng cũng có thể tạo ra các thay đổi trong xã hội.
Ví dụ, các tác phẩm nghệ thuật về bình đẳng giới tính có thể tác động đến ý
thức xã hội về vấn đề này và thúc đẩy các cuộc đấu tranh cho bình đẳng
giới tính trong xã hội.
 Tóm lại, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là
một quan hệ tương đối phức tạp và tác động lẫn nhau giữa hai khía cạnh
quan trọng của xã hội.

1. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.


Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết
định ý thức. Tồn tại xã hội quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận động của ý
thức xã hội; ý thức xã hội phản ánh cái lôgic khách quan của tồn tại xã hội. Trong
lĩnh vực xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra
và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:
○ Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm
nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn
tại xã hội. Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích
được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy.
○ – Đời sống tinh thần của xã hội, tức ý thức xã hội, hình thành và phát triển
trên cơ sở của đời sống vật chất, tức tồn tại xã hội. Do đó, phải tồn tại xã hội
để lý giải cho ý thức xã hội.
○ Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi. Mỗi
khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những tư tưởng
và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, văn hóa, nghệ thuật (tức ý thức xã hội)… sớm muộn sẽ biến đổi theo.
➔ Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý
luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện
khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
○ Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường
thông qua các khâu trung gian. Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý
luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những
quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những
mối quan hệ kinh tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các
tư tưởng ấy. Như vậy, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được
xem xét một cách biện chứng.

Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong
lòng xã hội này và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn tại của
chế độ phong kiến là trái với công lý, không phù hợp với lý tính con người và cần
được thay thế bằng chế độ công bằng và hợp lý tính của con người hơn.

Ngay khi xã hội tư bản mới hình thành đã xuất hiện các trào lưu tư tưởng phê phán
chế độ tư bản chủ nghĩa, đề xuất phương án xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp hơn
thay thế chế độ tư bản.

2. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội->Tính độc lập tương đối ý thức xã hội.
2.1 Tính độc lập tương đối ý thức xã hội.
● Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu rồi, song ý
thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này biểu hiện rõ nhất
ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là
tập quán. Chính vì vậy, V.I.Lênin đã khẳng định, “sức mạnh của tập quán ở hàng
triệu và hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất”.
→ Nguyên nhân của điều này chúng ta có thể kể đến là:
- Thứ nhất, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con
người nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức
xã hội.
- Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ
của hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa
đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.
- Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai
cấp nào đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám
chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỷ của họ,
chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Những ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy, trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu
tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù
địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức phát
huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp.

Ví dụ: Ý thức tư tưởng phong kiến như “Trọng nam khinh nữ”, “gia trưởng” đã
không còn phù hợp với xu thế hiện nay.

→ Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa bỏ được
những tàn dư, những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây
dựng và phát triển ý thức xã hội mới. Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệm vụ này
thì không được nóng vội, không được dùng các biện pháp hành chính như đã từng
xảy ra ở các nước XHCN và cả ở nước ta nhiều năm trước đây.

● Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.


- Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội,
triết học mácxít đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định, tư
tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước
sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ
đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết
những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội
đặt ra.

- Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá trình
khách quan của sự phát triển xã hội thì không có nghĩa nói rằng trong trường hợp
này ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa. Tư tưởng khoa học
tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội, mà phản ánh chính xác, sâu sắc tồn tại xã
hội.

○ Ví dụ 1: Ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang ở trong thời kỳ
phát triển tự do cạnh tranh, Các Mác đã dự báo quan hệ sản xuất đó nhất
định sẽ bị quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế.

○ Ví dụ 2: Những tư tưởng, lý luận khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội và
nó dự báo xu hướng hoạt động phát triển của xã hội trong tương lai nhưng tư
tưởng khoa học đấy phải xuất phát từ hiện thực, từ tồn tại xã hội. Bên cạnh
đó cũng có những tư tưởng vượt trước là phản khoa học nếu nó xuất phát từ
ý muốn chủ quan của con người.

- Khoa học: Thuyết nguyên tử của democritos có từ thời kì cổ đại nhưng


mãi đến sau này người ta mới chứng minh, khẳng định được quan
điểm đó là đúng, là hiện thực.

- Phản khoa học: Trước thời kì đổi mới, Việt Nam muốn có ngay mô
hình chủ nghĩa xã hội nên đã thực hiện cách mạng trong lĩnh vực quan
hệ sản xuất trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn kém. Bởi vì
chúng ta nhận thức rằng sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản nằm ở quan hệ sản xuất cho nên chúng ta đã đưa quan hệ
sản xuất lên cao đặc biệt là thực hiện chế độ công hữu về những tư liệu
sản xuất chủ yếu trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn rất hạn
chế. Chủ đích của ta lúc bấy giờ là muốn có ngay chủ nghĩa xã hội,
muốn đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao hơn,
người dân không còn bị áp bức, bóc lột. Điều đó là đúng nhưng cách
làm, suy nghĩ của chúng ta lại không xuất phát từ thực tiễn, từ trình độ
của lực lượng sản xuất mà xuất phát từ mong muốn chủ quan dẫn tới
quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất làm cho lực lượng sản xuất chậm phát triển, kinh tế rơi vào
tình trạng trì trệ, khủng hoảng dẫn tới sai lầm, thất bại. Đảng và nhà
nước ta sau đó nhận thức lại trước hết cần phải đổi mới toàn diện đất
nước, xác lập một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Chính nhờ công cuộc đổi mới đất nước đó đã mang lại sự phát triển
của nền kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, năng suất lao động
ngày càng tăng. Điều đó cho thấy rằng các chủ trương, chính sách phải
xuất phát từ thực tiễn, hiện tồn xã hội chứ không thể xuất phát từ ý
muốn chủ quan.

● Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển.

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần xã hội đã cho thấy rằng, những quan điểm lý
luận ở mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không. Mà nó được tạo ra
trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại đi trước.

Do ý thức xã hội có tính kế thừa, nên khi nghiên cứu một tư tưởng nào đó phải dựa
và quan hệ kinh tế hiện đại và phải chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng
trước đó. Trong xã hội có phân chia giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội
luôn gắn liền với tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau sẽ kế thừa
những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại đi trước. Các giai cấp tiên tiến
thường sẽ kế thừa những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ đã để lại.

❖ Ví dụ: Chủ nghĩa Mác đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng của loài người mà
trực tiếp là nền triết học Đức, kinh tế học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội
không tưởng Pháp. Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã
hội gắn với tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa
những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước, các giai cấp tiên
tiến thường kế thừa những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.

Hay ở Việt Nam với tư tưởng lấy “Dân làm gốc” mà Hồ Chí Minh đã có câu: “Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
2.2 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội ảnh hưởng tới tồn tại
xã hội. Ví dụ?
● Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại,
tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình thái ý thức xã hội nào đó
nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến cách hình thái ý thức khác.
● Các hình thái ý thức xã hội tác động lẫn nhau theo những cách thức khác
nhau. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng là một biểu
hiện nữa của tính độc lập tương đối của ý thức, làm cho mỗi hình thái có
những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp
bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất (đặc biệt là tính kế thừa
trong sự phát triển của ý thức xã hội)
● Đây là quy luật phát triển của ý thức xã hội . Về điều này, Ph.Ănghen viết
rằng: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật v.v.. đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng
có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Vấn đề hoàn toàn
không phải là chỉ có hoàn cảnh kinh tế mới là nguyên nhân, chỉ có nó là tích
cực còn tất cả những cái còn lại đều chỉ là hậu quả thụ động. Không, ở đây
tác động qua lại trên cơ sở tất yếu kinh tế, xét cho cùng bao giờ cũng mở
đường đi cho mình”
● Ví dụ: Ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt quan
trọng, còn ở Tây Âu thời trung cổ, tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt
của đời sống tinh thần xã hội như triết học, nghệ thuật, đạo đức, chính trị,
pháp quyền, ở giai đoạn lịch sử sau này thì ý thức chính trị lại đóng vai trò to
lớn tác động đến các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Ở Pháp cuối thế kỷ
XVIII và Đức cuối thế kỷ XIX triết học và văn hóa là công cụ quan trọng
nhất để tuyên truyền những tư tưởng chính trị, là vũ đài của cuộc đấu tranh
chính trị của các lực lượng xã hội tiên tiến.
● Ví dụ : Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức
chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách
mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình
thái ý thức khác. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư
tưởng như triết học, văn học, nghệ thuật… mà tách rời đường lối chính trị
đổi mới đúng đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai
lầm, không thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
2.3. Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội.Rút ra được ý nghĩa sử
dụng phương pháp luận. Ví dụ.
-Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã hội là một biểu hiện khác của
tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

+) Biểu hiện: Tư tưởng, chính sách tiến bộ, cách mạng phản ánh đúng hiện thực
khách quan thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại nếu tư tưởng, chính sách không
phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+) Ví dụ:

 Chính sách khoán 10 trong nông nghiệp năm 1988 đã giúp nông nghiệp phát
triển
● Chính sách hạn điền hiện nay hạn chế nông nghiệp 1 phần để thực hiện công
nghiệp hóa đất nước
● Truyền thống yêu nước, đoàn kết của người Việt Nam đã giúp chúng ta vượt
qua đại dịch Covid
● Tư tưởng ích kỷ, cá nhân đã khiến 1 số đối tượng trục lợi trong giai đoạn
dịch Covid dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội (số tiền trục lợi
được có thể dùng để mua trang thiết bị y tế phục vụ cho mọi người hay hỗ
trợ cán bộ,
bác sĩ, nhân viên y tế

● Tư tưởng trọng nam khinh nữ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Phụ nữ có
thể làm được những điều như nam giới thậm chí làm tốt hơn.
➔ Nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức
xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và
của đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình,
máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
➔ Để nhận thức đúng các hiện tượng thuộc đời sống tinh thần
➔ Ý nghĩa phương pháp luận:
● Căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra ý thức xã hội
● Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội với tồn tại xã hội

+) Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải:
● Thay đổi trên cả 2 mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội (thay đổi trên tồn tại xã
hội là cơ bản nhất)
VD: Muốn đưa đất nước đi lên, thực hiện công nghiệp hóa thì cần phải thay
đổi phương thức sản xuất hiện đại, lực lượng sản xuất tiến bộ -> dẫn đến ý
thức đúng giờ, tác phong công nghiệp.

 Các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của XH cũng tạo ra những biến đổi
mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội
VD: công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động giúp nâng cao trình độ dân
trí, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, tiếp thu cái mới -> tồn tại xã hội thay đổi

2. Giải thích sự tồn tại ý thức xã hội của người Việt Nam (quan trọng trong sự
vận dụng ý thức xã hội trong tự nhiên và xã hội.)
Giải thích sự tồn tại bằng cách đưa ra tầm quan trọng của việc tồn tại ý thức của
con người Việt Nam trong xã hội.
-> Đưa ra vận dụng cụ thể để làm dẫn chứng cho việc tồn tại ý thức của con
người Việt Nam.
- Với sự tồn tại ý thức xã hội của người Việt Nam liên kết sâu sắc đến sự phát
triển của con đường XHCN VN.
- Sự tồn tại ý thức xã hội của con người VN để hình thành tiếp thu tư tưởng,
hình thành nhận thức xây dựng và phát triển xã hội.
- Xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu, phát triển kế thừa những giá trị tốt đẹp.
Sự tồn tại ý thức xã hội của người Việt Nam là rất đặc biệt và phong phú.
Với một lịch sử lâu đời, người Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm và khó khăn
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, họ đã học hỏi và tích lũy những giá
trị văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt đẹp, từ đó hình thành một ý thức xã hội đặc
trưng của mình.

Ý thức xã hội của người Việt Nam thể hiện qua các giá trị nhân văn, tôn
trọng gia đình, tôn trọng đối tác và tôn trọng cộng đồng. Trong cuộc sống hàng
ngày, người Việt Nam có thói quen giúp đỡ đồng bào, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ
trong công việc. Họ cũng có tinh thần sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng và tích cực
tham gia các hoạt động xã hội.
- Việc thay đổi về nhận thức và quan niệm trong cuộc sống, dần dần xoá bỏ
những quan niệm cổ hủ như trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức,...Sự phát
triển ý thức xã hội của con người gắn liền với sự phát triển tích cực của xã
hội.
Sự tồn tại của ý thức xã hội của con người Việt Nam càng thể hiện sâu sắc trong
việc chung tay phòng chống dịch covid, ý thức xã hội ấy tồn tại tiềm tàng và phát
triển mạnh mẽ ở ý thức chống dịch, sự đoàn kết, sự chung tay đóng góp, tổ chức
chiến dịch phòng chống dịch: quyên góp vật tư y tế, lan tỏa ATM gạo, cung cấp
lương thực, tổ chức chiến dịch phát cơm miễn phí hỗ trợ người nghèo,các hoạt
động quyên góp, các bác sĩ tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng dịch.(ví dụ liệt
kê đưa lên slide)

Thảo Luận Nhóm: Vận dụng mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội vào lối sống sinh sinh viên hiện nay.
Trả lời: Với sự vận động thay đổi của xã hội, xã hội ngày càng phát triển đã
nâng cao tư tưởng và lối sống của nhiều người nhưng bên cạnh đó những luồng tư
tưởng và hành vi lạc hậu vẫn tồn tại và đang tác động xấu đến một bộ phận ngưßi
dân đặc biệt là thế hệ sinh viên trẻ hiện nay. Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ
đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và
sự phát triển đất nước nói riêng. Đặc biệt với nền công nghiệp 4.0 yêu cầu sự phát
triển toàn diện của sinh viên.Quá trình xây dựng con người mới đồng thời là quá
trình đấu tranh loại bỏ những gì lạc hậu, phản tiến bộ trong đó hành vi lạc hậu được
xem là một rào cản lớn, một sợi dây trói buộc sự vận động, phát triển của xã hội.
Với sự tồn tại xã hội, sự phát triển của xã hội góp phần xây dựng hệ tư tưởng, ý
thức xã hội, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người, hình thành những cơ
hội để sinh viên không ngừng nắm bắt, học tập, nghiên cứu, phát triển. Từ đó góp
phần hình thành ý thức xã hội, năng động, nhiệt huyết, tư tưởng tích cực thể hiện ở
việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện… Ngoài giờ học, sinh
viên còn tích cực tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19,các chương trình
Mùa Hè Xanh, Tiếp Sức Mùa Thi,..Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ
phận sinh viên có những hành vi, tư tưởng lạc hậu đang gây ra một trá ngại lớn cho
sự phát triển của xã hội.Đã xuất hiện tư tưởng sính ngoại, ca ngợi một chiều, những
lối suy nghĩ cũ còn chi phối nhiều đến cuộc sống sinh viên như lối nghĩ duy cảm, tư
tưởng thực dụng, tâm lý đám đông,… dẫn tới trụy lạc trong lối sống, bạc nhược về
tư tưởng, vun vén lợi ích cá nhân và những biểu hiện, đạo đức lối sống khác trong
thanh niên,... Tư tưởng là vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề lớn nhất cần bàn đến.
Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn sai trái, lệch lạc. Đại văn hào Pháp Victor
Hugo (1802- 1885) từng viết “Lao động làm con người tự do. Tư tưởng làm con
người cao quý”. Tư tưởng lạc hậu là cội nguồn sâu xa nhất của mọi lạc hậu, của
mọi tm tối, thấp hèn.

BỘ CÂU HỎI TRIẾT CHỦ ĐỀ: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

Câu 1: Khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh, là mối
quan hệ vật chất - xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau là
thể hiện
A, Tồn tại xã hội
B, Ý thức xã hội
C, Tâm lý xã hội
D, Định kiến xã hội

Câu 2: Mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hoá tinh
thần của xã hội là nói về:
A, Tồn tại xã hội C, Tâm lý xã hội
B, Ý thức xã hội D, Văn hóa xã hội

Câu 3: Ý thức được chia làm hai loại, là:


A, Ý thức tự nhiên, ý thức xã hội
B, Ý thức thông thường, ý thức xã hội
C, Ý thức xã hội, ý thức lý luận
D, Ý thức thông thường, ý thức lý luận

Câu 4: Giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội là
A, Tư tưởng xã hội C, Hệ tư tưởng
B, Hệ tư tưởng xã hội D, Tư tưởng

Câu 5: Tính giai cấp của sự ý thức xã hội phụ thuộc vào
A, Tương tác giữa ý thức xã hội và sự phân chia giai cấp trong xã hội
B, Mối quan hệ tương tác giữa ý thức xã hội và sự phân chia giai cấp trong xã hội
C, Mối quan hệ tương tác giữa ý thức và sự phân chia giai cấp trong xã hội
D, Mối quan hệ tương tác giữa ý thức xã hội và giai cấp trong xã hội

Câu 6: Tồn tại xã hội là _______, là _______ của ý thức xã hội


A, Cội nguồn, cái nôi
B, Cơ sở, cái nôi
C, Nguồn gốc, cơ sở
D, Khởi nguồn, cái nôi

Câu 7: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là một quan hệ:
A, Tương đối phức tạp và không liên quan đến nhau
B, Tương đối phức tạp và tác động lẫn nhau
C, Tương đối đơn giản và tác động đến nhau
D, Tương đối đơn giản và không liên quan đến nhau

Câu 8: Hình thái ý thức ______ là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại trong các
xã hội có giai cấp và nhà nước.
A, Giai cấp C, Triết học
B, Chính trị D, Đạo đức

Câu 9.Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội không bao gồm yếu tố nào
A.Phương thức sản xuất vật chất B.Điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lí
C.Dân cư D.Tâm lý xã hội

Câu 10. Theo nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, lối sống, phong tục
tập quán của những con người ở những vùng miền khác nhau là do
A, Bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền
B, Điều kiện kinh tế, xã hội ở mỗi vùng miền khác nhau
C, Cơ chế, chính sách quản lý văn hóa của mỗi vùng miền
D, Tất cả các phương án đều sai

Câu 11. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử: Ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?
Điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội biến đổi đến đâu thì ngay lập tức tâm lý xã
hội và hệ tư tưởng xã hội cũng biến đổi theo
A, Đúng. Vì tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội đó
B, Sai. Vì ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội nhưng nó có tính độc lập
tương đối
C, Sai. Vì ý thức xã hội luôn luôn vượt trước tồn tại xã hội
D, Sai. Vì ý thức xã hội luôn luôn lạc hậu hơn tồn tại xã hội

Câu 12. Từ nguyên lí tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, cho thấy tâm lý tiểu nông của người nông dân Việt Nam truyền thống căn
bản là do:
A, Bản tính cố hữu của người Việt
B, Bị phong kiến, đế quốc nhiều thế kỉ áp bức, bóc lột
C, Phương thức sản xuất manh mún, lạc hậu
D, Tất cả các phương án trên đều sai
Câu 13. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội là ?
A, Phương thức sản xuất vật chất
B, Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lí
C, Dân cư
D, Phương thức sản xuất tinh thần

Câu 14. Chọn phương án đúng nhất: Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội
bao gồm những yếu tố
A, Lực lượng sản xuất, điều kiện tự nhiên, dân cư
B, Quan hệ sản xuất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lí, dân cư
C, Phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lí, dân cư
D, Phương thức sản xuất tinh thần, điều kiện tự nhiên, dân cư

Câu 15. Chọn phương án sai, theo chủ nghĩa duy vật lịch sử
A, Ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội
B, Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
C, Ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội
D, Ý thức xã hội luôn vượt trước tồn tại xã hội

1 Câu 16. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, một trong những nội dung biểu hiện vai
trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội

A, Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội
B, Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
C, Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
D, Ý thức xã hội có tính kế thừa
Câu 17. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, một trong những nội dung biểu hiện vai trò
quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
A, Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
B, Khi tồn tại xã hội biến đổi thì ý thức xã hội cũng biến đổi theo
C, Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
D, Ý thức xã hội có tính kế thừa

Câu 18. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, một trong những nội dung biểu hiện tính
độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
D, Ý thức xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội
B, Ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội
C, Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo
D, Tất cả các phương án đều sai

Câu 19: Tâm lý xã hội được hiểu như nào?


A. Là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội nảy
sinh từ tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các
thành viên trong nhóm
B. Là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội nảy
sinh từ tác động trong hoạt động và giao tiếp giữa các thành viên
trong nhóm
C.Là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội này
sinh từ tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các
thành viên trong nhóm, chi phối thái độ hành vi của các cá nhân
khi hiện diện trong nhóm.
D.Là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội nảy
sinh từ tác động trong hoạt động và giao tiếp giữa các thành viên
trong nhóm, chi phối thái độ hành vi của các cá nhân khi hiện
diện trong nhóm.

Câu 20: Điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội là gì?
A. Xã hội phải phát triển
B. Thay đổi tồn tại xã hội
C. Mức sống tăng cao
D.Nhận thức được cải thiện

Câu 21: Hệ tư tưởng và tâm lý xã hội có mối liên hệ như nào?


A. Chúng có chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, hệ tư tưởng không
ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội
B. Chúng có chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, cả 2 tạo dkien cho
nhau phát triển
C. Chúng có chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, 2 cái cản trở nhau
phát triển
D. Chúng không có chung nguồn gốc ra đời thế nhưng lại vừa bổ
trợ vừa cản trở nhau phát triển.

Câu 22: Hệ tư tưởng so với ý thức xã hội thì


A. Hệ tư tưởng so với ý thức xã hội tồn tại song song, là hai mặt
tách biệt, không có cái nào cao hơn cái nào
B. Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội
C. Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển thấp hơn của ý thức xã hội
D. Hệ tư tưởng so với ý thức xã hội tồn tại song song, là hai mặt thống nhất, không
cái nào hơn cái nào.

Câu 23. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện
như nào của đời sống xã hội?
A. Thống nhất
B. Duy tâm
C. Duy vật biện chứng
D. Thống nhất biện chứng

Câu 24: Hệ tư tưởng phong kiến bao gồm:


A. Hệ tư tưởng Nho giáo, Hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ
B. Hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ, Hệ tư tưởng tả đạo
C. Hệ tư tưởng Phật giáo, Hệ tư tưởng Tin lành

You might also like