You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bài thi học phần: Triết học Mác – Lênin Số báo danh: …07
Mã số đề thi:……14……… Mã lớp học phần: 2176MLNP0221
Ngày thi:…15/12/2021…… Họ và tên:…Nguyễn Phạm Quỳnh Anh
Số trang:……7…………… Mã sinh viên:…21D280104
……………………
Điểm kết luận Giảng viên chấm 1:
………………………………………..
Giảng viên chấm 2:
…………………………………………

Câu 1: Phân biệt ý thức với các thuộc tính phản ánh khác của thế giới vật
chất.
Trả lời

a) Nguồn gốc của ý thức


- Chủ nghĩa duy tâm: ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên
nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn
gốc của ý thức; coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản
sinh ra
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình
tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực
tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người
❖ Nguồn gốc của ý thức gồm: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
• Nguồn gốc tự nhiên: ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng không
phải của mọi dạng vật chất, mà là vật tính của một dạng vật chất sống
có tổ chức cao nhất là bộ óc người.
• Nguồn gốc xã hội: ý thức là một hiện tượng mang bản chất của xã hội,
sự ra đời của ý thức gắn liền với hoạt động lao động và ngôn ngữ
b) Các thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất

1
- Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau, giữa chúng phản ánh lại thuộc
tính của tất cả các dạng vật chất
VD: khi ta soi gương, cái gương phản ánh hình ảnh của ta
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là thế giới khách quan tác động vào bộ não
con người tạo ra quá trình phản ánh năng động sáng tạo hiện thức khách quan.
- Các trình độ phản ánh:
• Phản ánh vật lý, hóa học: mang tính thụ động chưa có sự định hướng,
lựa chọn; là hình thức phản ánh thấp nhất đặc trưng cho phản ánh vô
sinh
• Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh thể hiện qua tính kích thích (ở thực vật), tính cảm ứng
(ở động vật chưa có thần kinh), phản xạ không điều kiện (ở động vật có
hệ thần kinh)
• Phản ánh tâm lý: là phản ánh đặc trưng cho động vật bậc cao thông qua
phản xạ có điều kiện với tác động của môi trường
• Phản ánh ý thức: là hình thức phản ánh năng động sáng tạo có tính định
hướng chủ động lựa chọn xử lý thông tin, hình thức này chỉ có ở con
người
c) Phân biệt ý thức với các thuộc tính phản ánh khác của thế giới vật chất
- Ý thức là phản ánh bậc cao nhất mà chỉ có con người mới có, thế giới
khách quan tác động vào các giác quan con người sau đó truyền thông tin đến
bộ não người, bộ não người có cấu trúc đặc biệt phát triển,tinh vi và phức tạp
bao gồm 14-15 tỷ thần kinh để xử lý những thông tin phức tạp và khó khăn mà
kể cả động vật bậc cao cũng ko giải quyết được
- Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới tự
nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội –
lịch sử của con người; thông qua các hoạt động thực tiễn, tức là lao động, hình

2
thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vô cùng phức tạp và chỉ có ý thức
của con người mới nhận thức được
- Ý thức bao gồm nhiều yếu tố như tri thức, niềm tin, tình cảm, ý chí,…Mỗi
sản phẩm lao động mà con người sáng tạo ra đều có sự dẫn dắt của tri thức.
Những cảm xúc tình cảm như khóc, vui, buồn, đau khổ, tình yêu thương, sự
chia sẻ, lòng cảm thông,…là các biểu hiện ý thức ở con người phản ánh lại các
tác động của hiện thức khách quan
- Ý thức không đơn giản là chụp hay sao chép lại mà nó vô cùng linh hoạt,
sáng tạo bởi vì mỗi con người đều có điểm riêng biệt, có bộ não kích thước hay
số lượng tế bào khác nhau, hiện thực khách quan khác nhau dẫn đến nhận thức
của mỗi người là khác nhau

Câu 2: Dựa vào nguyên lý mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
để phân tích vai trò của tồn tại xã hội tác động đến hình thành văn hóa
của các dân tộc và khu vực. Vai trò của văn hóa trong quá trình toàn
cầu hóa.
Trả lời

1. Tồn tại xã hội


- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan,
là kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản
ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới
tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản
nhất.
- Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội: điều kiện tự nhiên – địa lý, điều kiện
dân số - dân cư, phương thức sản xuất
Trong đó phương thức sản xuất là yếu tố quan trọng và quyết định nhất
C.Mác đã nói “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình
sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức con người

3
quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của
họ.”
VD: Việt Nam trong thời kỳ chưa quá độ lên xã hội chủ nghĩa thì phương
thức sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, công cụ thô sơ lạc hậu
2. Ý thức xã hội
- Ý thức xã hội là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại của đời sống
xã hội của mình về hiện thực xung quanh mình. Là mặt tinh thần của đời sống
xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội
- Các hình thái của ý thức xã hội: YT chính trị, YT pháp quyền, YT đạo
đức, YT khoa học, YT thẩm mỹ, YT tôn giáo
VD: Ở các nước phương Đông có quan điểm trọng nam khinh nữ
3. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định đến nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận
động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội
VD: Cha ông ta bao đời dựng nước và giữ nước đấu tranh giặc ngoại xâm
đã tạo nên lòng yêu nước, đoàn kết bảo vệ tổ quốc trong mỗi người dân đất
Việt. Chính tồn tại xã hội đã quyết định ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những tư tưởng
quan điểm chính trị, pháp luật, triết học và các quan điểm thẩm mỹ lẫn đạo đức
dù sớm hay muộn cũng sẽ thay đổi ý thức xã hội
VD: Người Việt có đức tính rất quý báu đó là lòng yêu nước nhưng mỗi
giai đoạn lịch sử lại có những biểu hiện khác nhau, khi đất nước trong thời kỳ
loạn lạc chiến tranh, đồng bào ta cùng đứng lên chống giặc, khi đất nước đi lên
xây dựng xã hội chủ nghĩa, mỗi người dân lại cống hiến hết mình tăng gia lao
động sản xuất
b. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối
- Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
- Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
- Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó
4
- Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển
của chúng
- Thứ năm, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Để nhận thức đúng các hiện tượng thuộc đời sống ý thức xã hội, một mặt
cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh nó đi tìm nguồn gốc nguyên
nhân để giải quyết tận gốc vấn đề, mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện
tượng đó từ những phương diện khác nhau phải nhận thức toàn diện thuộc nội
dung tính độc lập tương đối ý thức xã hội.
- Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến
hành đồng thời trên hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Xuất phát từ những
yếu tố khách quan giải quyết các vấn đề trên cơ sở tôn trọng sự thật, khắc phục
thái độ tiêu cực thụ động trước mọi hoàn cảnh.
4. Vai trò của tồn tại xã hội tác động đến hình thành văn hóa của các nước
dân tộc và khu vực
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội
được hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, thế giới khách quan
tác động bộ não con người phản ánh ý thức. Lê-nin đã nói: “Ý thức là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan”; vậy nên, nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý là
hiện thực vật chất. Văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực là hình
ảnh phản ánh của tồn tại xã hội.
- Mỗi dân tộc, mỗi khu vực đều phải trải qua quá trình vận động, phát triển
dựa trên hiện thực vật chất có sẵn như điều kiện tự nhiên, con người, phương
thức sản xuất hình thành nên văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, truyền
thống đặc trưng riêng biệt.

VD: Nhật Bản là đất nước luôn phải hứng chịu cơn thịnh nộ của thiên nhiên
như động đất núi lửa sóng thần do có vị trí nằm trên vành đai lửa Thái Bình
Dương => Người Nhật Bản luôn ý thức được mối nguy hiểm đó vậy nên từ khi

5
còn rất nhỏ họ đã học được cách ứng phó với thiên tai, điều đó đã trở thành nét
văn hóa phẩm chất sẵn có trong mỗi người dân Nhật Bản

- Xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng quy luật khách quan chứ
không thể áp dụng quy luật của cái này vào cái kia dẫn đến sự sai lệch trong ý
thức.

VD: Không thể áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp lúc nước của
Việt Nam vào Nhật Bản vì không có điều kiện về đất đai, khí hậu,…

- Hiện thực khách quan luôn biến đổi không ngừng, vật chất luôn vận động
ở bên ngoài lẫn nội tại bên trong, vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới có trình độ cao hơn. Mỗi đất nước,
dân tộc đều trải qua quá trình biến đổi hướng tới cải thiện xã hội do đó văn hóa
cũng sẽ dần thay đổi theo để phù hợp với tồn tại xã hội trong mỗi giai đoạn phát
triển của lịch sử

VD: Trong điều kiện cuộc cách mạng thông tin nhanh như hiện nay đòi hỏi
Việt Nam phải thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp thô sơ lạc hậu sang
phương thức công nghiệp xã hội chủ nghĩa, chính sự thay đổi sản xuất vật chất
đòi hỏi phải thay đổi phương thức tinh thần từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến
sang thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

5. Vai trò của văn hóa đối với quá trình toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa đang là xu thế hiện nay đối với mỗi quốc gia, dân tộc, khu vực,
nó là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ - khoa học vào những năm 80 của
thế kỷ XX. Sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo ra ý tưởng về một thế giới kết nối với
nhau mà không có Chiến tranh lạnh. Toàn cầu hóa là sự kết nối giữa các nền
kinh tế trên khắp thế giới. Toàn cầu hóa có thể diễn ra bằng bất cứ cách nào
miễn là nó giúp kết nối cộng đồng quốc tế để cùng nhau giải quyết các hiểm
họa sinh thái, môi trường, dịch bệnh… Chẳng hạn, để chống lại đại dịch
COVID-19, sự nỗ lực của các quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết triệt để
được, mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế.
6
Làn sóng toàn cầu hóa tác động đến tất cả các quốc gia, khu vực trên thế
giới đem đến cơ hội đồng thời là cả thách thức trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là
lĩnh vực văn hóa. Văn hóa là tất cả những tinh hoa sáng tạo của nhân loại trong
quá trình tồn tại và phát triển.Văn hóa là bản sắc riêng biệt của mỗi quốc gia
được hình thành từ tồn tại xã hội.
- Việc nhận thức tính nội hàm của văn hóa sẽ quyết định đến thái độ và khả
năng thích ứng cũng như chiến lược phát triển văn hóa của các quốc gia trước
quá trình toàn cầu hóa.
VD: Thái Lan nổi tiếng với rất nhiều chùa, đền…thu hút khách tham quan
du lịch, quảng bá các đặc sắc văn hóa mà họ có.
- Khi bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, văn hóa sẽ phát huy tối đa sự đa
dạng sáng tạo vốn có của nó. Những văn hóa lâu đời là văn hóa cổ truyền,
những văn hóa mới được du nhập là văn hóa hiện đại.
VD: Những du học sinh từ khắp nơi mang rất nhiều văn hóa của nước họ
đến với Việt Nam, người Việt quyền bá văn hóa cho họ đồng thời tiếp thu
những nét văn hóa tốt đẹp làm phong phú và đa dạng các văn hóa hơn
- Văn hóa cũng chính là nét riêng biệt có thể nhận ra màu sắc của mỗi quốc
gia dân tộc trong hàng ngàn nét văn hóa trên thế giới. Đó là thắng lợi của những
kẻ khôn ngoan khi vừa có thể hòa nhập với thế giới mà vừa không bị hòa tan,
đánh mất bản sắc dân tộc
VD: Trong quá trình giao thương buôn bán, sản phẩm lao động chính là nét
văn hóa của mỗi nước. Thái Lan nổi tiếng gạo thơm, dẻo, ngon,…Hàn Quốc
nổi tiếng những món ăn như kim chi,mì lạnh, nhân sâm,…

You might also like