You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021– 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Triết học Mác Lê Nin Số báo danh: 98
Mã số đề thi: 39 Lớp: 2241MLNP0211
Ngày thi: 23/5/2022. Tổng số trang: 06 Họ và tên: Trần Thị Huyền Trang
Điểm kết luận: GV chấm thi 1:
…….………………………......
GV chấm thi 2:
…….………………………......

BÀI LÀM
Câu 1: Phân biệt thuộc tính của ý thức với các thuộc tính phản ánh khác của thế giới vật
chất. Cho ví dụ minh họa.
I. VỀ Ý THỨC
1) Khái niệm của ý thức: Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lênin là một phạm trù
được quyết định với phạm trù vật chất, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
người.
2) Các thuộc tính của ý thức:
a) Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực
khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử, thể hiện năng lực nhận thức
cao nhất của con người về thế giới.
b) Trong ý thức nảy sinh thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh, thể
hiện thái độ của con người đối với thế giới.
c) Khả năng tự nhận thức: ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối
quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài: con người không chỉ ý thức về thế
giới ở mức độ cao hơn con người có khả năng tự ý thức.
II. VỀ VẬT CHẤT
1) Khái niệm của vật chất: Theo quan niệm của triết học Mác – Lenin, vật chất là phạm trù

Họ tên SV/HV: Trần Thị Huyền Trang – 98 Trang /


triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác.
2) Thuộc tính của vật chất:
a) Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là tồn tại khách
quan.
b) Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, đây là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì
không phải là vật chất và cái gì chính là vật chất.
 Thuộc tính phản ánh khác của thế giới vật chất: phát triển từ thấp đến cao với nhiều
hình thức khác nhau.
a) Giới tự nhiên vô sinh: Kết cấu vật chất đơn giản => trình độ phản ánh đặc trưng
của nó là phản ánh vật lý, hóa học,mang tính thụ động, chưa có sự định hướng,
lựa chọn.
b) Giới tự nhiên hữu sinh: ra đời với kết cấu vật chất phức tạp hơn
i. Tính kích thích: Động vật và thực vật chưa có hệ thần kinh nhưng đã có sự
chọn lọc trước những tác động của môi trường.
ii. Tính cảm ứng: Năng lực có cảm giác
iii. Phản xạ có điều kiện: Những phản xạ có tính tạm thời, xuất hiện ở hệ thần
kinh của thực vật bậc cao.
iv. Phản ánh tâm lí: Tâm lí động vật chưa phải là ý thức, mà vẫn là trình độ
phản ánh mang tính bản năng xủa các loài động vật bậc cao, xuất phát từ nhu
cầu sinh lí tự nhiên, trực tiếp của cơ thể động vật chi phối.
III. VÍ DỤ MINH HỌA
- V.I Lênin đã nói: “ý thức của con người không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà
còn sáng tạo nó” lấy ví dụ về việc con ng sử dụng ý thức( học tập) về bản chất của sự
việc (tại sao nước sôi), khác với các loài sinh vật khác vì ý thức là thuộc tính cao nhất
của các loài động vật bậc cao,
 Con người ý thức được việc học tập của mỗi cá nhân,
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân kiệt xuất. Ý nghĩa
phương pháp luận được rút ra từ việc nghiên cứu lý luận này và liên hệ với thực tiễn cách

Họ tên SV/HV: Trần Thị Huyền Trang – 98 Trang /


mạng Việt Nam.
A. Phân tích mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và cá nhân kiệt xuất.
1) Khái niệm quần chúng nhân dân: Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông
đảo những con người hoạt động trong một không gian và thời gian xác định, bao gồm
nhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một xã hội xác định.
2) Khái niệm cá nhân kiệt xuất:
a) Cá nhân vĩ nhân – lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất, xuất hiện trong phong trào
quần chúng nhân dân, nhận thức được một cách đúng đắn, nhanh nhạy, kịp thời
những yêu cầu, quy luật, những vấn đề căn bản nhất của một lĩnh vực hoạt động
nhất định của đời sống xã hội.
b) Là những người dám quên mình vì lợi ích của quần chúng nhân dân, có năng lực
nhận thức và tổ chức hoạt động thực tiễn.
c) Lãnh tụ là những người có phẩm chất xã hội,như được quần chúng nhân dân tín
nhiệm, gắn bó mật thiết với nhân dân,có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân,
thống nhất nhận thức, ý chí và hành động của nhân dân, có năng lực tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ mục tiêu mà thời đại đặt ra.
 Cá nhân tiêu biểu: Lãnh tụ Hồ Chí Minh – người đã quên mình, hy sinh cuộc đời
vì lí tưởng, lợi ích của quần chúng nhân dân.
 Cá nhân tiêu biểu: “Nhà Bác học Vật Lý vĩ đại mọi thời đại” Anbe Anh-xtanh,...
3) Lí do hình thành các cá nhân kiệt xuất:
- Do trong bối cảnh, thời kỳ lịch sử nhất định, trong những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể, xác định, đã xuất hiện những cá nhân kiệt xuất, họ trở thành những
người lãnh đạo quần chúng nhân dân nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
4) Vai trò của cá nhân kiệt xuất trong quần chúng nhân dân trong sự phát triển của xã hội:
a) Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ đóng vai trò hết sức to lớn,
vô cùng quan trọng.
i. Trong bối cảnh lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần phải giải quyết, trong
quần chúng nhân dân sẽ xuất hiện những lãnh tụ để giải quyết những
nhiệm vụ đó của lịch sử => họ là những người có đủ khả năng tổ chức và
lãnh đạo phong trào.

Họ tên SV/HV: Trần Thị Huyền Trang – 98 Trang /


ii. Hoạt động của lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
phong trào quần chúng nhân dân, từ đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển xã hội.
iii. Lãnh tụ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại, hoạt động của các tổ chức quần
chúng nhân dân mà họ là những người tổ chức hoặc sáng lập điều hành.
iv. Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra của
thời đại đó. Không có lãnh tụ cho mọi thời đại, mà chỉ có lãnh tụ gắn với
một thời đại nhất định. Sau khi hoàn thành vai trò của mình, lãnh tụ trở
thành biểu tượng tinh thần mãi mãi trong tình cảm và niềm tin của quần
chúng nhân dân.
5) Mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân:
i. Lợi ích thống nhất luôn là cầu nối, liên kết, là mắt xích quyết định, là
động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ có thể kết thành khối xã hội
thống nhất về ý chí và hành động.
ii. Quần chúng nhân dân và phong trào của họ tạo nên các lãnh tụ, những
điều kiện, tiền đề khách quan để các lãnh tụ xuất hiện và hoàn thành các
nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra.
iii. Trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, quần chúng nhân dân là lực
lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội, là
động lực của sự phát triển đó. Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng cho
phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển, và sự phát triển của lịch sử xã
hội.
B. Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ việc nghiên cứu lý luận này và liên hệ với
thực tiễn cách mạng Việt Nam.
I. Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra.
1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa quần chúng
nhân dân với lãnh tụ có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng.
2. Việc tìm hiểu về nghiên cứu lý luận giữa mối quan hệ của quần chúng nhân dân
và cá nhân kiệt xuất giúp ta làm rõ vai trò và mối quan hệ thống nhất, biện chứng
của lãnh tụ và quần chúng nhân dân.

Họ tên SV/HV: Trần Thị Huyền Trang – 98 Trang /


- Rõ ràng thấy được sự tương tác qua lại và hỗ trợ lẫn nhau và cá nhân kiệt xuất
với quần chúng nhân dân.
- Vai trò của lãnh tụ và quần chúng nhân dân kết hợp hài hòa, hợp lý, khoa học
trong từng điều kiện cụ thể xác định, bối cảnh lịch sử => từ đó thúc đẩy phong
trào và sự vận động, phát triển của cộng đồng, xã hội nói chung.
3. Quần chúng nhân dân hình thành, tạo nên cá nhân kiệt xuất.
- Khi lịch sử đặt ra những nhiệm vụ, lãnh tụ sẽ là những người có xuất thân từ
trong quần chúng nhân dân, là người có tư tưởng, lý tưởng, tư duy, và có cốt
cách của những người lãnh đạo, chỉ huy, họ sẽ xuất hiện để giải quyết những
nhiệm vụ đó.
- Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá
trình kinh tế, chính trị, xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân, thì cũng
không thể xuất hiện lãnh tụ.
II. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt
Nam, Người đã giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin => đây là một bước ngoặt lớn
trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã đóng góp
những thành tựu vô cùng quan trọng và lớn lao cho cách mạng Việt Nam, như:
 Vì lý tưởng của nhân dân, vì sự sự độc lập hòa bình, hy sinh bản thân, 5/6/1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và sau đó thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam (3/2/1930), xác định đúng đắn con đường cứu nước khi giác ngộ chủ
nghĩa Mác – Lênin.
 Sau đó, dưới sự chỉ huy, lãnh đạo tài tình, đường lối, chiến lược rõ ràng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lúc bấy giờ, cùng với sự đồng lòng của toàn thể
nhân dân Việt Nam, đã liên tiếp giành thắng lợi từ những cuộc cách mạng một
cách vang dội, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng hoàn toàn
miền Nam Việt Nam.
- Nếu như không nhờ có tinh thần quyết tâm, khuất phục, tinh thần yêu nước, sự
nhanh trí nhạy bén của vị Lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh và sự soi sáng của chủ
nghĩa Mác – Lênin, cách mạng Việt nam lúc bấy giờ sẽ đi vào ngõ cụt, rơi vào

Họ tên SV/HV: Trần Thị Huyền Trang – 98 Trang /


bế tắc, và sẽ không tìm ra con đường đúng đắn cho mình.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, vì
nước vì dân, xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, hòa bình, hạnh
phúc.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn lấy chủ nghĩa Triết học Mác –
Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nang cho mọi hành động, hướng tới
một xã hội tốt đẹp, văn minh, xã hội phồn vinh hạnh phúc, vì cuộc sống nhân
dân bình yên.

Họ tên SV/HV: Trần Thị Huyền Trang – 98 Trang /

You might also like