You are on page 1of 13

Tâm lý học hoạt động

I. Bối cảnh ra đời

Sự khủng hoảng của TLH cuối TK 19 đầu TK 20: khủng hoảng về phương pháp luận trong việc
xây dựng TLH thành một môn khoa học khách quan.

Các trường phái TLH thời đó (TLH Phân tâm, Gestalt, Hành vi,…) không đáp ứng được đòi hỏi
trên.

→ TLH bị chia ra nhiều dòng phái, các nhà TLH đối địch nhau

→ TLH Hoạt động ra đời

II. Những tiền đề tư tưởng của triết học Marxism làm nền tảng xây dựng
TLHHĐ

Có 3 tiền đề tư tưởng triết học Marxism làm nền tảng cho sự ra đời của TLHHĐ

 Học thuyết Marxism về con người

 Học thuyết Marxism về hoạt động của con người

 Học thuyết Marxism về ý thức

1. Học thuyết Marxism về con người

Khác hẳn các dòng phái TLH có cái nhìn phiến diện về con người, triết học Marxism có những
hiểu biết chính xác và hoàn chỉnh về con người, thể hiện qua 3 luận điểm

 Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội

 Khái niệm “con người” được hiểu là những con người cụ thể, có thực

 Con người gắn với tính tích cực hoạt động cải tạo hiện thực
a) Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội

Karl Marx viết: “Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Con người tồn tại
trong xã hội, tồn tại trong lịch sử. Con người là sản phẩm cho sự phát triển xã hội - lịch sử.”

→ Con người nếu tách ra khỏi tự nhiên hay xã hội thì đều không thể tồn tại đúng là con
người được.

 Con người là thực thể tự nhiên: Con người sống dựa vào tự nhiên, vào thế giới khách
quan và con người có những nhu cầu bản năng cần được thỏa mãn

 Con người là thực thể xã hội: Thế giới khách quan bên ngoài chỉ là tiền đề ban đầu cho
hình thành và phát triển tâm lý người. Điều kiện đủ là nguồn gốc xã hội - lịch sử (những
mối quan hệ liên cá nhân, nền văn hóa, chuẩn mực đạo đức,…) Thiếu đi nguồn gốc xã hội,
con người không thể phát triển bình thường. Ví dụ: 2 em bé sống hoang dã trong rừng

b) Khái niệm “con người” được hiểu là những con người cụ thể, có thực

Con người trong học thuyết Marxism là con người hoạt động gắn liền với những điều kiện
sinh hoạt vật chất cụ thể.

→ Điều khác biệt căn bản giữa triết học duy vật lịch sử Marxism với các trào lưu triết học
khác

c) Con người gắn với tính tích cực hoạt động cải tạo hiện thực

Đây là điểm khác biệt giữa con người và con vật

 Con vật: Lệ thuộc vào tự nhiên, không thể tách ra khỏi tự nhiên để nhận thức về tự nhiên

 Con người:

 Có thể tách ra để nhận thức về tự nhiên

 Không lệ thuộc vào tự nhiên, hoàn cảnh mà có thể thay đổi, cải tạo tự nhiên, qua đó
cải tạo chính bản thân con người, bộc lộ những năng lực tiềm tàng. VD: Con người có
thể chống lại thiên tai
2. Học thuyết Mác-xít về hoạt động của con người

A) Khi phân tích về các luận điểm của các trào lưu duy vật hiện có, Marx viết: “Khuyết điểm
chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước kia, kể cả chủ nghĩa duy vật Feuerbach là ở chỗ:
Sự vật hiện thực, cảm tính được xét chỉ dưới hình thức khách thể hay dưới hình thức trực
quan, chứ không phải với tính cách là hoạt động cảm tính của con người, là thực tiễn…”

→ Phát biểu này của Marx có một ý nghĩa vô cùng to lớn cho TLH:

 SVHT khách quan xung quanh con người là kết quả hoạt động thực tiễn của con người,
chứa đựng lực lượng bản chất người.

 Lực lượng bản chất người: tính chủ thể của hoạt động (khi con ng hoạt động và tạo ra sp
của hoạt động, sp ấy sẽ mang những nét đặc điểm tâm lí, tính cách, màu sắc riêng biết
của chủ thể)

B) Marx đã chỉ rõ hoạt động của con người chính là quá trình trong đó con người gửi gắm
tinh lực của chính mình, lực lượng bản chất của mình vào sản phẩm do mình tạo ra. Toàn bộ
hoạt động của con người là sự đối tượng hóa của bản thân con người hay nói cách khác là
quá trình bộc lộ ra khách quan những lực lượng bản chất của con người (bộc lộ tâm lí con
người qua sp của hoạt động)   

Mác đã nhấn mạnh “Hoạt động và đối tượng thâm nhập lẫn vào nhau”. Trong quá trình chủ
thể di chuyển vào khách thể thì bản thân chủ thể cũng đã tự hình thành (nghĩa là trong quá
trình hđ, con ng tác động vào thế giới, đưa lực lượng bản chất người vào thế giới thông qua
sp của hđ và trong quá trình đó con ng cũng thu lại được những kinh nghiệm, kiến thức từ
thế giới)

C) “Chỉ có thông qua sự phong phú đã đc phát triển về mặt vật chất của bản chất con người
thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của con người mới được phát triển và một phần
thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra: lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy vẻ đẹp
hình thức…”

Ví dụ: Chỉ khi phong phú về mặt vật chất (ví dụ như có nhiều quần áo mang chất liệu, màu sắc
khác nhau) thì mới có sự phong phú của tính cảm giác giác chủ quan của con người (mới phát
triển gu ăn mặc, phong cách thời trang của bản thân)
“Cảm giác của con người, tính nhân loại của cảm giác, chỉ nảy sinh nhờ có sự tồn tại của đối
tượng tương ứng, thông qua bản tính đã nhân loại hoá”. Ví dụ như 2 cha con người rừng, khi
họ sống trong rừng họ chỉ sống dựa vào bản năng, dựa vào tự nhiên. Khi họ tiếp xúc xã hội
loài người thì họ mới có cảm giác của con người (mang tính nhân loại) → Khi con người tiếp
xúc với các sự vật hiện tượng, các vật chất mang tính con người thì cảm giác của con người
mới mang tính nhân loại 

D) Quá trình xuất tâm - nhập tâm

Vygotski & Leonchev đã làm rõ hai quá trình trong hoạt động của con người: quá trình xuất
tâm và nhập tâm

 Xuất tâm:

 Còn gọi là quá trình sáng tạo, quá trình khách thể hóa

 Trong quá trình này, con người chuyển hóa những năng lượng của mình thành sản
phẩm của hoạt động.

 Tâm lý của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hóa vào sản phẩm của hoạt động
trong suốt một quá trình cũng như ở kết quả.

→ Có thể nghiên cứu tâm lý con người thông qua hoạt động của họ

 Nhập tâm:

 Còn gọi là quá trình lĩnh hội, quá trình chủ thể hóa

 Trong quá trình này, con người chuyển nội dung của khách thể vào bản thân mình
tạo nên tâm lý của cá nhân: nhận thức, tình cảm...

 Đây cũng chính là quá trình phản ánh thế giới tạo ra nội dung tâm lý của con người

→ Thông qua hai quá trình này, đặc biệt là quá trình thứ hai, mà tâm lý - ý thức con người
được nảy sinh, hình thành và phát triển. Hoạt động của con người càng phong phú thì tâm lý
- ý thức con người càng phong phú. Hoạt động chính là chìa khóa để tìm hiểu, đánh giá, hình
thành, điều khiển tâm lý - ý thức con người.
3. Học thuyết Marxism về ý thức

Ý thức của con người được hình thành một cách khách quan, được sản xuất ra bởi mối quan
hệ giữa con người và thế giới xung quanh.

→ Ý thức con người không có sẵn.

→ Các quan niệm bẩm sinh về ý thức cho rằng ý thức có từ khi con người sinh ra là điều
không đúng

Quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh được thực hiện thông qua hoạt động của
con người. Và ý thức được nảy sinh bằng hoạt động của con người thông qua quá trình tác
động vào thế giới đối tượng.

→ Luận điểm có ý nghĩa vô cũng quan trọng

Rubinstein viết: “Quan niệm trung tâm đó của Marx về sự hình thành tâm lý con người trong
quá trình hoạt động thông qua sản phẩm của hoạt động đó đã giải quyết vấn đề mấu chốt
của tâm lý học hiện đại và vạch ra con đường đi tới cách giải quyết vấn đề đối tượng của tâm
lý học hoàn toàn khác với khuynh hướng đang chống đối nhau trong tâm lý học hiện đại”

Ý thức con người là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách thức đặc
biệt

Lenin viết: “Vật chất gây nên cảm giác bằng cách tác động vào giác quan của chúng ta. Cảm
giác phụ thuộc vào óc, thần kinh, võng mạc… nghĩa là vật chất được tổ chức theo một cách
nhất định. Sự tồn tại của vật chất không phụ thuộc vào cảm giác”

Nội dung của ý thức bắt nguồn từ những biến đổi trong quan hệ thực của con người với hoàn
cảnh, điều kiện sống cụ thể của mỗi cá nhân

Vd:  Khi còn bé chúng ta ko có ý thức về việc học tập, nhưng sau khi trải qua quá trình hoạt
động (chính là đi học) thì dần dần chúng ta sẽ có ý thức về việc học. Đó cũng là sản phẩm cao
nhất của vật chất

→ Các tiền đề trên là những định hướng phương pháp luận cơ bản cho việc xây dựng một
nền tâm lý học mới, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng của tâm lý học hiện đại.
III. Cương lĩnh mở đầu xây dựng nền TLHHĐ

1. Vygotsky - người đặt nền móng cho việc xây dựng nền TLHHĐ

Xem giáo trình thầy Nguyễn Ngọc Phú trang 209

2. Nội dung cương lĩnh mở đầu xây dựng nền TLHHĐ

2.1. Muốn xây dựng một nền TLH kiểu mới thực sự khách quan khoa học, thì phải
xây dựng lại những cơ sở nền tảng của nó

Vygotsky viết về hiện trạng TLH bấy giờ: “…các hệ thống TLH từ đầu đã mang trong mình
hàng loạt các khiếm khuyết”

Ngoài ra Vygotsky ông phê phán những người/những việc sau:

 Phê phán Becherev, vì Becherev xây dựng TLH theo lối phản xạ học:

 Không phân biệt sự khác nhau trong hành vi giữa người và thú

 Không dựa vào các hiện tượng chủ quan

 Xây dựng tâm lý học nhưng không có tâm lý

 Phê phán Blonxki, vì Blonxki xây dựng một hệ thống TLH không có ý thức, vì điều khiển
hành vi người theo lối PXCĐK (như hiện tượng tiết nước bọt ở chó)

 Phê phán các khuynh hướng xóa nhòa ranh giới hành vi giữa người và thú, dẫn đến lẫn
lộn sinh vật học với xã hội học, sinh lý học với tâm lý học

 Phê phán lập trường nhị nguyên và lập trường duy tâm trong TLH (cũng là các lập trường
mà Becherev bảo vệ), vì hai lập trường này loại bỏ ý thức ra khỏi TLH

 Phê phán việc tách biệt phạm trù tâm lý và hành vi, cho rằng 2 phạm trù không liên quan
tới nhau
2.2. Cách tháo gỡ khủng hoảng trong TLH hiện thời là xây dựng một nền TLH thực sự
khách quan khoa học, trong đó thỏa mãn các điều kiện sau:

2.2.1. TLH mới phải nghiên cứu cả hành vi lẫn ý thức

Ý thức và hành vi

 Đều vô cùng phức tạp

 Tồn tại khách quan, có thực, có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người

 Muốn hiểu được ý thức phải hiểu được hành vi, và khi xét đến hành vi, không thể không
xét tới ý thức

2.2.2. “Hành vi” = “cuộc sống”, “lao động”, “thực tiễn”

Không được hiểu “hành vi” như cách TLH hành vi đã hiểu (theo TLHHV, “hành vi” là các phản
xạ, p/ư máy móc nhằm giúp cơ thể thích nghi với môi trường)

“Hành vi” trong TLHHĐ là hoạt động thực tiễn của con người

Cần phải ngh/cứu hành vi ở chỗ làm rõ cơ chế, thành phần, cấu trúc của nó

2.2.3. Không thể nghiên cứu con người chỉ bằng phương pháp PXCĐK

Phạm trù phản xạ là cần thiết, nhung không thể lấy nó làm khái niệm cơ bản của TLH

Giải thích: Không phải lúc nào con người cũng phản ứng lại các tác nhân từ môi trường. Ví dụ:
Không phải ai đánh ta ta cũng đánh lại

2.2.4. Không được coi ý thức là thứ yếu

2.3. “Ý thức là một vấn đề của cấu trúc hành vi”

Cương lĩnh đưa ra giả thuyết về ý thức trong hành vi của người :

 Mọi hành vi cơ bản nhất của động vật (trong đó có con người) đều được cấu tạo từ 2
nhóm phản ứng:

 Nhóm phản ứng bẩm sinh, vô điều kiện: vd như các hành vi của loài (vịt biết bơi, mèo
bắt chuột…)
 Nhóm tập nhiễm có điều kiện: là các hành vi được hình thành trong cuộc sống cá thể,
vd thí nghiệm Pavlov

 Vygotsky đã phát hiện ra hành vi của con người khác hành vi của con vật ở chỗ trong
hành vi của con người có sự kế thừa các kinh nghiệm:

 Kinh nghiệm lịch sử là kinh nghiệm được các thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ sau
nhưng không theo con đường di truyền sinh vật

 Kinh nghiệm xã hội là kinh nghiệm của những người khác cùng sống, cùng hoạt động
truyền lại cho nhau.

 Ví dụ: chưa từng tới sa mạc nhưng qua lời người khác truyền đạt, qua kinh
nghiệm người khác mang lại, ta có thể biết ít nhiều về sa mạc

 Vygotsky cho rằng kinh nghiệm xã hội tham gia như một thành phần rất quan
trọng trong hành vi của con người. Đây là thành phần xã hội của hành vi con
người

 Kinh nghiệm đã được tăng cường (còn gọi là kinh nghiệm kép):

 Là kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động lao động của con người. Khi con
người lao động, con người lặp lại lao động ở tay chân và biến đổi vật liệu theo
một biểu tượng đã hình thành trong óc trước đó. VD: người thợ xây nhà lao động
và biến đổi vật liệu (gạch, xi măng,…) theo biểu tượng đã hình thành trong óc
trước đó (căn nhà hoàn chỉnh)

 Đây là kinh nghiệm được hình thành trong hoạt động lao động thực tiễn của con
người, giữ một vị trí chủ đạo là chìa khóa có khả năng khám phá ra các đặc điểm
bộ mặt tinh thần tâm lý của con người

2.4. Nghiên cứu TL người bằng pp hoạt động

Tâm lý con người được tồn tại, được biểu hiện trong hoạt động

 Hoạt động tham gia tạo thành tâm lý ý thức người. tâm lý ý thức và hoạt động thống
nhất trong mối quan hệ biện chứng.
 Lenin viết: “ Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những tư tưởng và tình cảm thực của
các cá nhân có thực? Tất nhiên căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân
ấy ”

IV. Các nguyên tắc cơ bản

Các nguyên tắc cơ bản của TLHHĐ được xây dựng là:

 Nguyên tắc coi TL là hoạt động

 Nguyên tắc gián tiếp

 Nguyên tắc LS và nguồn gốc XH của các chức năng TL

 Nguyên tắc TL là chức năng của não

1. Coi TL là hoạt động

Là nguyên tắc quan trọng nhất.

Tâm lý không đóng kín bên trong mà được biểu hiện ra bên ngoài, thể hiện trong hoạt động
và thông qua hoạt động, nó tồn tại trong hoạt động và hoạt động tham gia hình thành tâm lý
[có thể hiểu qua là sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hoạt động thực tiễn (cảm tính bên ngoài) và
hoạt động tâm lý (trí óc bên trong) hay còn gọi là cơ chế “xuất tâm” – “nhập tâm”]

Tâm lý và hoạt động có trong sự thống nhất biện chứng (nghĩa rằng đi chung với nhau, biện
chứng nhấn mạnh tính thật của sự vật, chặt chẽ, mối tương quan với nhau).

Thông qua hoạt động mà con ngừoi phát hiện ra logic của sự vật, hiện tượng, lĩnh hội và
chuyển nó thành tri thức kinh nghiệm bản thân.

VD: Edison sau hàng nghìn lần thất bại trong thí nghiệm, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ
vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: "Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng
làm dây tóc!" Tức là, Edison đã lĩnh hội đc nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về bóng đèn → nhìn
cái khuy treo tòn ten và liên tưởng tới dây tóc, từ đó tạo ra được bóng đèn

Có nhiều thực nghiệm minh chứng cho luận điểm này:


 Thực nghiệm của P.Ia.Ganpêrin trong nghiên cứu “Sự khác biệt tâm lý giữa công cụ của
con người và các phương tiện hỗ trợ của động vật và ý nghĩa của sự khác biệt đó”

 Thực nghiệm của L.I.Bôgiôvich được trình bày trong công trình “Ngôn ngữ và hoạt động
trí tuệ thực tiễn”

 Thực nghiệm về trí nhớ phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động của P.I.Dintrencô

 Trao cho đối tượng thực nghiệm

 1 tờ giấy to có vẽ 15 đồ vật

 15 bức tranh nhỏ dưới dạng phiếu rời

 Những bức tranh trên tờ giấy to và trên các phiếu rời thì khác nhau

 Người ta yêu cầu:

 Nhóm đối tượng 1 đặt những phiếu rời lên giấy to, sao cho chữ cái đầu tiên của
tên đồ vật trên phiếu rời trùng với chữ cái đầu tiên của tên đồ vật trên giấy to

 Nhóm đối tượng 2 đặt những phiếu rời lên giấy to, sao cho đồ vật trên phiếu rời
có mối liên hệ với đồ vật trên giấy to, ví dụ như cái cưa - cái rìu, quyển sách - cái
kính

 Sau đó người ta lấy hết phiếu rời và giấy to đi. Nhiệm vụ cho các đối tượng là nhớ lại
những món đồ nào đã được vẽ trên phiếu rời. Kết quả: Nhóm 1 nhớ ít món đồ hơn
nhóm 2

 Vậy năng lực ghi nhớ đồ vật được thể hiện trên phiếu rất khác nhau mặc dù những
đồ vật đều được 2 nhóm đối tượng chú ý đến trong khi làm bài tập.

Đối tượng đích thực của ý thức của chủ thể phụ thuộc vào chỗ: tính tích cực của chủ thể và
hoạt động của chủ thể là như thế nào. P.I.Dinchenco cũng đã đi đến 1 khẳng định “ hoạt
động sinh ra hứng thú – đó là hoạt động mà trong đó, chỉ có phạm vi ít nhiều rõ rệt của các
hành động chiếm vị trí của những hoạt động trực tiếp làm nên nội dung đầy đủ của nó.”
2. Gián tiếp

Đặc trưng hoạt động của các chức năng tâm lý người được cấu tạo theo nguyên tắc gián
tiếp.  Điều đó có nghĩa là phản ánh tâm lý diễn ra không trực tiếp mà phải trải qua khâu trung
gian là các dấu hiệu, ký hiệu do chủ thể tạo ra theo sơ đồ:

Trong đó: 

 A là kích thích.

 B là phản ứng đáp lại của chủ thể.

 X là khâu trung gian (các ký hiệu, dấu hiệu).

Trong sơ đồ đã dẫn ra ở trên, thay vào mối liên hệ A-B, ta có hai mối liên hệ A-X và X-B

 VD: mèo kêu là kích thích(A), mèo lại gần và dúi đầu vào chân mình là dấu hiệu đói bụng,
muốn ăn(X) → mình cho mèo ăn thì là đáp ứng lại chủ thể.(B)

Theo L.S. Vygovsky : “Công cụ tâm lý - cấu thành nhân tạo. Về bản chất chúng có tính chất xã
hội chứ không phải tính chất sinh học, hay là sự  thích ứng có tính chất cá nhân. Chúng
hướng vào việc làm chủ các quá trình của người khác hay của bản thân mình, cũng như kỹ
thuật hướng vào việc làm chủ các quá trình tự nhiên.”

 VD: khi bị lạnh thì con người có xu hướng tìm đồ ấm để mặc, đó là họ nhận thức đc nhiệt
độ môi trường đang giảm và tìm cách bảo vệ bản thân khỏi cái lạnh, đó là công cụ tâm
lý.=>> làm chủ đc quá trình tự nhiên

Các công cụ tâm lý là: ngôn ngữ, kỹ thuật ghi nhớ, ký hiệu, các tác phẩm nghệ thuật, sơ đồ,
bản vẽ, chữ viết,..
 VD: nhà điêu khắc nặn 1 bức tượng hình 1 cô gái thì hình ảnh cô gái được hình dung
trong đầu giữ vai trò điều khiển đôi tay để tạo nên bức tựng=>> hình tượng cô gái trong
đầu chính là hình ảnh tâm lý aka là công cụ tâm lý giữ chức năng trung gian trong quá
trình tạo ra sản phẩm là bức tượng

Công cụ tâm lý ở con người càng nhiều thì con người càng có khả năng phản ánh chính xác
hơn các tác động của hiện thực.

 VD: Ngày trước thì việc truyền tin chỉ là truyền miệng và rất dễ xảy ra sai lệch. Sau này
chúng ta đã có được kỹ thuật ghi chép trên giấy rồi trên máy tính/ quay hình để lưu
truyền thông tin cho các thời đại sau. Những việc vụ án đã bị xử sai vì chỉ có bằng chứng
lấy từ người chứng kiến và có thể dễ dàng ngụy tạo, hiện nay nhờ có điện thoại thông
minh/ camera giám sát nên ta có thể biết được chính xác vụ việc xảy ra.

3. Lịch sử và nguồn gốc xã hội của các chức năng TL

Xem sách thầy Nguyễn Ngọc Phú trang 220

4. TL là chức năng của não

TL là chức năng phản ánh của não (một dạng vật chất có tổ chức cao), TL gắn liền với não

→ Khẳng định lập trường duy vật triệt để trong TLH Marxism: vật chất có trước, tâm lý - ý
thức của con người có sau, là sự p/a hiện thực khách quan thông qua não

Lenin phê phán chủ nghĩa duy tâm lấy TL suy ra thế giới tự nhiên, rồi từ đó từ thế giới tự
nhiên suy ra ý thức thông thường của con người.

Trong khi đó, theo chủ nghĩa duy vật

 Thế giới vật lý tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người, và đã tồn tại rất lâu trước
khi có con người, và trước mọi kinh nghiệm của con người

 Tâm lý, ý thức là sản phẩm tối cao của vật chất, là chức năng của cái vật chất đặc biệt
phức tạp (bộ não)
V. ƯU - NHƯỢC ĐIỂM

ƯU ĐIỂM

Sự thống nhất phương pháp luận khoa học

Làm rõ tính khả thi của các quy luật tâm lý.

Đưa hoạt động nghiên cứu tâm lý trở nên mạch lạc, có hệ thống lí luận chặt chẽ và dễ được
tiếp cận bởi nhiều người thuộc nhiều trường phái tâm lý và triết học khác nhau hơn.

NHƯỢC ĐIỂM

Bỏ qua nhiều phương pháp luận có hiệu quả.

Nền tảng tâm lý học Karl Marx và Lenin chú trọng vào các lập trường duy vật biện chứng, loại
trừ các học thuyết duy tâm được cho là lỗi thời. Tuy nhiên chính điều này khiến cho tâm lý
học hoạt động vẫn còn nhiều bỏ ngõ về các cơ chế nội tâm, không thể nghiên cứu trên hoạt
động của não bộ.

VI. ĐÓNG GÓP THỰC TIỄN

Nhìn nhận và nghiên cứu sự vật hiện tượng một cách khách quan, có cơ sở khoa học hơn.

Các luận điểm về con người và hoạt động được lý luận chặt chẽ, củng cố cho nền triết học,
chính trị về quyền bình đẳng của con người trong lao động, kinh tế và xây dựng xã hội.

Đối với hoạt động dạy và học nói riêng, giáo dục nói chung, Tâm lý học hoạt động càng có
tầm quan trọng đặc biệt.

You might also like