You are on page 1of 7

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất con người

để nhận định những giá trị tích cực và chỉ ra những hạn chế thuộc đặc
điểm tinh thần truyền thống của người Việt Nam đối với công cuộc xây
dựng xã hội mới hiện nay

Phần 1: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất con người
1. Một số quan niệm về con người trong lịch sử tiết học
1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Các trường phái triết học – tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận
thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị
nguyên luận
 Trong triết học Phật giáo: con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật
chất và tinh thần). Cuộc sống vĩnh cửu phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi
tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt.
 Nho giáo:
+ Khổng Tử cho rằng: “Thiên mệnh” là đấng tối cao chi phối quyết định bản
chất con người. Ở con người, đức “Nhân” có giá trị cao nhất.
+ Mạnh tử thì tin rằng: bản chất con người là tốt, quy tính thiện của con người
vào năng lực bẩm sinh, nhưng do bị nhiễm của tập quán, phong tục xấu, con
người bị nhiễm cái xấu và rời xa cái tốt 
+ Đổng Trọng Thư, một người thừa kế Nho giáo theo khuynh hướng Duy tâm
cực đoan quan niệm rằng Trời và Con người có thể thông hiểu lẫn nhau. Cuộc
đời con người bị quyết định bởi “thiên mệnh”
+ Tuân Tử lại quan niệm bản tính của con người vốn đã ác, nhưng do được giáo
dục nên con người trở nên thiện
 Phái Đạo gia: 
+ Lão tử: Con người được sinh ra từ “Đạo” => phải “vô vi” trong cuộc sống,
nghĩa là làm nhưng cảm giác an yên và thư thái như thể đang rơi vào trạng thái
không suy nghĩ, thiền và tĩnh lặng

Như vậy do bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, con
người theo quan niệm của học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản ánh
sai lầm về bản chất con người, hướng tới thế giới quan thần linh.

Kết luận: Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học
phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú thiên về vấn đề con
người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức...Nhìn chung con người trong
triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm có pha trộn tính chất duy
vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.

1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
Trước Mác, triết học phương Tây có nhiều quan niệm khác nhau về con người
với các trường phái khác nhau:
 Trường phái triết học tôn giáo phương Tây
Khi nói về quan điểm trước Mác về con người không thể kể đến các trường phái
triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo. Theo Kitô giáo, cuộc sống
con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Bản chất con người là kẻ có tội. Con
người gồm hai phần là thể xác và linh hồn, trong đó, linh hồn là thứ có giá trị
cao nhất trong con người và tồn tại vĩnh cửu. Kitô giáo khuyên con người cần
nuôi dưỡng linh hồn để hướng về Thiên đường vĩnh cửu.
Ta thấy, triết học tôn giáo phương Tây còn nhận thức vấn đề con người trên
cơ sở thế giới quan duy tâm thần bí.
 Triết học Hy Lạp cổ đại
Khác với Kitô giáo, triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng con người là điểm khởi
nguồn của tư duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương
phản chiếu lẫn nhau. Chẳng hạn như Arixtốt có quan niệm rằng chỉ có linh hồn,
tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên,
con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ. Ngược lại, theo quan niệm duy tâm
khách quan của Platon thì con người chỉ là ảo ảnh của thế giới “ý niệm”.
Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với
tự nhiên. Tuy nhiên, sự hiểu biết về con người mới chỉ dừng lại ở hình thức bên
ngoài.
 Triết học Tây Âu trung cổ
Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo.
Thượng đế chi phối, sắp xếp đối với số phận của con người, kể cả niềm vui, nỗi
buồn, sự may rủi. Theo đó, ý chí của Thượng đế là tối thượng, trí tuệ con người
thấp hơn lý chí anh minh của Thượng đế.
 Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại
Triết học thời kỳ này đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem
con người là một thực thể có trí tuệ.
Đó là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm giải thóat con người khỏi sự
nô dịch của thần quyền tôn giáo thời trung cổ, đề cao tư tưởng giải phóng con
người, nhưng con người cũng chỉ nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ mặt xã
hội và cũng chưa nhận thức đầy đủ bản chất chất con người trong mối quan hệ
giữa mặt sinh học và xã hội.
 Triết học cổ điển Đức
Trong Triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Can tơ, Hê ghen
đã phát triển quan niệm con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm.
+ Hê ghen cho rằng con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt
đối hình thành trong quá trình tự ý thức của tư tưởng con người, quá trình này
đưa con người trở về với giá trị tinh thân, giá trị bản thể và cao nhất trong đời
sống con người. Bên cạnh đó, Hê ghen còn trình bày một cách hệ thống các quy
luật của quá trình tư duy của con người, làm rõ cơ chế đời sống tinh thần cá
nhân trong mọi hoạt động của con người.
Khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử.
+ Ngược lại, Phoiơbắc lại phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể
xác về bản chất con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con
người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên. Phoiơbắc đề cao vai trò và
trí tuệ của con người với tính cách là những cá thể người. Từ đó nhằm giải
phóng cá nhân con người.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng bộc lộ hạn chế, đó là không phản ánh được
bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con người khỏi những điều kiện
lịch sử cụ thể.

Kết luận: Qua các quan niệm về con người trong triết học phương Tây thời
kỳ trước Mác, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn
chung các quan niệm đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối
hóa mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên – sinh
học mà chưa phản ánh được bản chất xã hội của con người.

2. Bản chất con người theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử

 Con người là một thực thể sinh học – xã hội : 


+ Mặt sinh học: Con người là sản phẩm của quá trình phát triển của giới tự
nhiên, con người có bản tính sinh học và tính loài: là một sinh vật có sinh ra,
phát triển, mất đi; có đầy đủ những đặc điểm sinh học (đồng hóa, dị hóa, di
truyền). Mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người. 
+ Mặt xã hội: bao gồm “tổng hoà những quan hệ xã hội”, những hoạt động xã
hội, đời sống tinh thần của con người.
Hai mặt này có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt
sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu
tố quyết định bản chất của con người; mặt xã hội mới là mặt giữ vai trò quyết
định bản chất của con người. Bởi mặt xã hội của con người biểu hiện trong hoạt
động sản xuất vật chất. Lao động sản xuất ra của cải vật chất là yếu tố quyết
định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách
cá nhân trong cộng đồng xã hội.
+Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, quá trình hình thành và phát triển của con
người luôn bị quy định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất
với nhau: hệ thống quy luật tự nhiên (đồng hóa/dị hóa), hệ thống quy luật tâm
lý, ý thức (tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí), hệ thống các quy luật xã hội
(quy định quan hệ xã hội giữa người với người).
Ba hệ thống trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời
sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.
Kết luận: Bản chất của con người không phải là cái gì có sẵn, mà có quá
trình hình thành, phát triển và hoàn thiện cùng với hoạt động thực tiễn của
con người. 
 
 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử 
+ Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con
người
Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu
sinh,con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội  
+Là thực thể xã hội, con người bằng hoạt động thực tiễn đã tác động cải biến tự
nhiên và thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.
+ Trong quá trình cải biến giới tự nhiên con người đã làm nên lịch sử của chính
mình:
- Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của
con người, vừa là phương thức làm thay đổi mọi mặt của xã hội. 
- Hoạt động thực tiễn đã thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao phù hợp với
nhu cầu và mục tiêu của con người, do con người đặt ra. 
- Không có hoạt động của con người thì không tồn tại các quy luật xã hội/lịch
sử xã hội loài người. 
Bản chất con người là một hệ thống mở, luôn vận động, phát triển tương ứng
với những điều kiện tồn tại của họ trong lịch sử.  
 
Kết luận: Quan điểm triết học Mác- Lênin cho rằng con người một mặt là
sản phẩm của lịch sử (của hoàn cảnh, của tự nhiên xã hội, của các quan hệ
kinh tế...) mặc khác con người còn là chủ thể sáng tạo ra chính quá trình
lịch sử đó. Con người sáng tạo ra lịch sử đến đâu thì lịch sử sáng tạo ra con
người đến đó. 
 
 Bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội 

Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, K.C.Mác khẳng định: “Trong tính
hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ
xã hội”.

+ Nhờ hoạt động lao động sản xuất con người vượt lên thể giới loài vật trong
mối quan hệ với tự nhiên - xã hội - bản thân con người. 
+ Các mối quan hệ trên đều mang tính xã hội trong đó quan hệ giữa người với
người là mối quan hệ bản chất, bao trùm các quan hệ khác. 
+ Con người luôn cụ thể, sống trong một điều kiện lịch sử/thời đại nhất định. 
+ Bằng hoạt động thực tiễn con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, cải
biến tự nhiên, xã hội và bản thân con người. 
Thông qua các quan hệ xã hội (giai cấp, dân tộc, chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, cá nhân, gia đình,…) con người bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội
của mình. 
Phần 2: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất con
người để nhận định những giá trị tích cực và chỉ ra những hạn chế thuộc đặc
điểm tinh thần truyền thống của người Việt Nam đối với công cuộc xây dựng xã
hội mới hiện nay

1. Những giá trị tích cực


 Tinh thần dũng cảm và chống ngoại xâm mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử là một nhân tố quan trọng để giành độc lập và
đấu tranh cho công bằng xã hội.
 Tinh thần đoàn kết và sự hỗ trợ lẫn nhau đã từ lâu là đặc trưng tinh thần
truyền thống của người Việt Nam. Tinh thần đoàn kết này xuất phát từ ý
thức về sự cần thiết của sự hợp tác và gắn kết trong xã hội. Người Việt
Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ với những người xung quanh, đặc
biệt trong những tình huống khó khăn. Điều này đóng góp quan trọng vào
công cuộc xây dựng xã hội mới, khi mọi người cùng hợp tác và đóng góp
vào sự phát triển chung.

VD: Trong các tình huống khó khăn như thiên tai, hạn hán, hoặc đại dịch,
người Việt Nam thường tổ chức các hoạt động gây quỹ, tình nguyện cung
cấp nguồn lực và hỗ trợ cho những người gặp khó khăn. Chẳng hạn, trong
đại dịch COVID-19, các tổ chức xã hội, các tình nguyện viên và cá nhân đã
tổ chức phát khẩu trang, thực phẩm, nước uống và hỗ trợ tài chính cho các
hộ gia đình bị ảnh hưởng.

 Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc cũng là một giá trị tích cực trong tinh
thần truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam có tình yêu sâu sắc
đối với quê hương và lòng tự hào về văn hóa, lịch sử và đất nước của mình.
Tinh thần này thúc đẩy sự phát triển xã hội và xây dựng một đất nước mạnh
mẽ.

VD: Trong lĩnh vực thể thao, người Việt Nam thể hiện tinh thần đoàn kết và
lòng tự hào dân tộc thông qua các thành tích xuất sắc. Đội tuyển bóng đá
Việt Nam đã đạt được thành tích cao trong các giải đấu quốc tế, điều này là
một niềm tự hào cho người dân và góp phần tạo nên lòng tự hào dân tộc.

Ngoài ra, trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, người Việt Nam cũng tỏ ra
tự hào và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc thông qua việc duy trì và phát triển
các truyền thống, nghệ thuật truyền thống như hát xoan, hát chèo, múa sạp
và nhiều hình thức biểu diễn khác.

 Trong đời sống tinh thần xã hội, người Việt truyền thống coi trọng
chữ “Tình”, đề cao ân nghĩa,… Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát
triển, đặc biệt, khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, giao thương với các nền
kinh tế tư bản, lúc này “Lý” sẽ áp đảo “Tình”. Việc thiên về “Lý” hướng đến
sự phát triển; còn “Tình” sẽ làm cho sự phát triển diễn ra hài hòa, bền vững.
Như vậy, chúng ta vẫn duy trì và giữ gìn được bản sắc và “làm mới, hiện đại
hóa” nó cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.

 Tình yêu và tôn trọng thiên nhiên có thể được thể hiện thông qua việc xây
dựng các chính sách và hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên một cách bền vững và xây dựng môi trường sống xanh.

         VD khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý và tái chế chất thải,
và thực hiện các hoạt động bảo vệ động, thực vật và sinh quyển.

Những giá trị tích cực thuộc đặc điểm tinh thần truyền thống của người
Việt Nam có thể góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội
mới, đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa giữa con người và môi
trường xung quanh.

2. Những hạn chế

 Truyền thống hiếu học là một đặc trưng của người Việt, là một đức tính tốt
của người Việt vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng bởi
triết lý nhân sinh “học để làm quan”, học để lấy bằng cấp đã trở thành gánh
nặng công danh chứ không còn là nhu cầu tri thức
VD nạn mua bằng giả, bằng thật học giả

 Ý thức cộng đồng, tính gắn kết, cố kết cộng đồng là một trong những đặc
điểm truyền thống nổi bật của người Việt Nam. Song, mặt trái của tính cộng
đồng dẫn tới tính cục bộ, kéo bè kéo cánh, đây cũng là một trong những hạn
chế khiến người Việt rất khó hòa nhập được với nền kinh tế toàn cầu hóa vì
nếu tham gia vào quá trình kinh tế toàn cầu với một đầu óc cục bộ, vì lợi ích
của cá nhân, đơn vị, địa phương thì chính người Việt lại tự hại mình và hại
lẫn nhau.
 Xu hướng tuân thủ và phục tùng chính quyền, điều này có thể kìm hãm tư
duy độc lập và ngăn cản sự xuất hiện của những ý tưởng và các tiếp cận mới
 Tính cá nhân: Nhận thấy rằng người Việt Nam thường coi mình là một cá
nhân độc lập, chứ không phải là một thành viên trong một cộng đồng. Vì
vậy, họ có xu hướng ít quan tâm đến việc làm việc nhóm và đóng góp cho sự
phát triển của cộng đồng.
 Sự thờ ơ với việc học hỏi và thay đổi, cứng đầu và khó chuyển đổi sang
những khái niệm mới và xử lý vấn đề theo cách mới. Điều này khiến cho
người Việt Nam khó tiếp cận và áp dụng những biện pháp quản lý mới và
tiên tiến, cản trở sự phát triển của xã hội trong công cuộc đổi mới.
Vì vậy, cần phải tự nhận thức và thay đổi để cải thiện bản thân cũng
như đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội. Bằng cách trân
trọng giá trị truyền thống và cùng nhau học hỏi, chúng ta sẽ có thể áp
dụng những giá trị đó vào xây dựng xã hội mới và đáp ứng yêu cầu của
thời đại.

You might also like