You are on page 1of 12

1.

1 Tư tưởng con người trong lịch sử Triết học phươgn Đông


- Vấn đề con người trong Triết học Trung Hoa cổ đại
+ Các nhà tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ đại hầu như đều tập trung bán
đến con người -> họ đều mong muốn lập một trật tự xã hội mới
+ Khổng Tử cho rằng: “người là cái đích của trời đất, trước hết là sự giao hợp
của âm dương, là sự hội tụ của Quỷ thần, là khí tinh tú của ngũ hành”.
+ Lão Tử thì cho rằng: Con người và vật chất là do “Đạo” sinh ra.
+ Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc còn có Mặc Tử với thuyết “Kiêm ái” .
+ Triết học Trung Hoa cổ đại chú ý đến con người xã hội hơn con người tự
nhiên, con người đạo đức hơn con người trí tuệ.
- Vấn đề con người trong triết học ấn Độ cổ đại
+ Trong triết học Ấn Độ cổ đại, vấn đề con người được thể hiện rõ ở hệ thống
không chính thống, trong đó Phật giáo là một khuynh hướng nổi tiếng của Ấn
Độ .
+ Triết học Phật giáo chưa nhận thấy nguồn gốc của con người là thoát thai
từ động vật .
-->> Phật giáo có nhiều quan điểm tích cực.

1.2. Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây

- Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại

Các đại biểu đầu tiên của chủ nghĩa duy vật cổ đại đã xem xét con người ở tính

tồn tại hiện thực của nó. Bản chất con người như một nhân tố cấu thành tồn tại nói

chung, là một phần của tự nhiên. Nói cách khác, con người là một vũ trụ thu nhỏ
lại, là

bản sao vũ trụ lớn, là sự phản ánh (bản toát yếu) của vũ trụ lớn. Cũng như mọi vật

khác, con người đều bắt nguồn từ một bản nguyên vật chất xác định như: nước
(theo

Ta-lét) hoặc không khí (theo A-naximen) hoặc lửa (theo Hêracơlít) hay một dạng

Apeuron (như Anaximăngđrơ).


Tuy các quan niệm trên rất thơ ngây, nhưng đã nhấn mạnh nguồn gốc con

người là một dạng vật chất cụ thể chứ không phải do thần thánh sinh ra. Những
quan

niệm này đã đặt nền móng cho sự phát triển của các tư tưởng duy vật trong triết
học

sau này.

- Vấn đề con người trong triết học thời kì Phục Hưng và cận đại

Vấn đề con người trong triết học thời Phục Hưng và cận đại trở thành trung tâm

của các triết học. Đối lập với thế giới quan tôn giáo hạ thấp con người, coi con
người

là một sinh vật thụ động chỉ biết thờ phụng chúa và cầu mong được chúa rửa tội,
triết

học thời kỳ này chứng minh sức mạnh của con người, đấu tranh cho sự giải phóng
con

người và những tư tưởng nhân đạo được phát triển. Đại biểu cho thời kỳ khai sáng

triết gia Nicôlai Ku-dan. Mặc dù có những điểm tích cực, song yếu tố duy vật xen
kẽ

yếu tố duy tâm, xu hướng vô thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần là một đặc
điểm

nổi bật trong triết học thời kỳ này nói chung, tư tưởng về con người nói riêng.

Tóm lại, triết học thời kỳ Phục Hưng và cận đại là một bước phát triển mới về

tư tưởng con người. ở đây, con người được giải thích như là một hiện tượng sinh
học
và chúng là tuyệt tác của tạo hoá. Tuy nhiên, những quan niệm về con người ở đây
chúng ta đều

thấy nét đặc trưng khái quát của nó là tính chất máy móc, siêu hình.

- Vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức

Có thể nói, triết học cổ điển Đức là một bước tiến mới về chất so với các tư

tưởng triết học trước đó. . Ở đây diễn ra cuộc đấu tranh trong chủ nghĩa duy vật
(đại

biểu là Phơ Bách) và chủ nghĩa duy tâm (đại biểu là Hêghen), trong phương pháp
biện

chứng (đại biểu là Hêghen) và phương pháp siêu hình (đại biểu là Phơ Bách). Theo

Hêghen, con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của “ý niệm
tuyệt

đối”, con người là sự tha hoá “ý niệm”. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của

con người là công cụ để “tinh thần tuyệt đối” nhận thức chính bản thân mình và trở
về

với bản thân mình. Như vậy, ông đã thấy mối quan hệ giữa con người và xã hội.

Ngược lại, Phơ Bách cho rằng con người như một sinh vật có cảm giác, biết tư
duy, có

ham muốn, có ước mơ, là một bộ phận của giới tự nhiên và xét theo bản chất của
nó là

tình thương. Con người mà ông quan niệm là một cá nhân trừu tượng, mang tính
chất

sinh – lí thụ động, bị tách khỏi những điều kiện kinh tế - lịch sử, ngoài các quan hệ

giai cấp, Phơ-bách chưa thấy rõ mặt xã hội của con người.
Như vậy, triết học cổ điển Đức đã đề cập đến bản chất, nguồn gốc của con người

cũng như vị trí, vai trò của họ đối với thế giới. Mặc dù còn những hạn chế (biện
chứng

nhưng duy tõm, duy vật nhưng siờu hỡnh), nhưng triết học cổ điển Đức đã đem lại
một

cách nhìn mới về con người so với các thời kỳ lịch sử trước đây.

Nhìn chung, tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác đã nêu trên

đây nổi lên tính phiến diện hoặc sai lầm nhưng đã biểu hiện được qui luật khách
quan.

Triết học phân tâm học của Phơ rớt (1856 - 1939) nhìn nhận con người như một cá
thể

sinh vật đối lập với xã hội và coi sức mạnh của con người là sức mạnh của bản
năng

vô thức, trong đó cái đam mê tình dục giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, một số nhà

Triết học tư sản hiện đại và chủ nghĩa sinh học xã hội đã đưa ra quan niệm của
mình

về con người. Các-náp, một đại diện của trường phái vật lý trong triết học đã cho
rằng:

“Con người về nguyên tắc không phân biệt với tự nhiên, đó là một khách thể vật
lý”.

Uy-Sơn, người theo thuyết học – xã hội đã nhấn mạnh: “Ngọn nguồn cái bản chất
của

con người là cái sinh vật”. Theo ông thì 70% những đặc tính được xây dựng nên ở
con

người là do khả năng bẩm sinh, còn 30% là do xã hội,….


Tất cả những quan điểm đú đều nhấn mạnh yếu tố sinh học mà bỏ qua hoặc

chưa chú ý đến mặt xã hội, môi trường hoàn cảnh tác động đến việc hình thành con

người, đó là tính phiến diện phi Mỏc xớt. Vì vậy, quan niệm về con người của
C.Mác là một

bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử triết học từ trước đến nay. Mọi nhà Triết học trước
Mác

đã đề cập đến vấn đề con người theo những cách khác nhau, nhưng chỉ đến Triết
học

Mác mới xem xét vấn đề con người một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc trên
quan

điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triệt để và khoa học.

2.1. Tính hiện thực của bản chất con người

- Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của triết học các thời đại trước, C
Mác đã khắc phục sự nghiên cứu con người một cách trìu tượng bằng việc xác lập
quan điểm khoa học, xem xét con người hiện thực trong lịch sử phát triển của nó.
Ông đã chỉ ra rằng, con người không phảI do một đấng siêu nhiên hoặc thần thánh,
thượng đế tạo ra như sự bịa đặt của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, mà là sản phẩm
cao nhất trong quá trình phát triển lâu dài của vật chất. Nếu như tất cả các nhà triết
học trước Mác xem xét bản chất con người trong từng cá nhân riêng lẻ mà không
thấy các mối quan hệ xã hội hiện thực của nó, thì với quan điểm duy vật triệt để và
phương pháp biện chứng. C Mác đã nêu ra một luận điểm rất nổi tiếng: “bản chất
con người không phảI là một cáI trìu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong
tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Với
luận điểm này, có thể nói điều đầu tiên mà C Mác muôn nêu bật lên đó là: bản chất
con người không phải là cái gì đó có sẵn, hay cái gì nhất thành bất biến, mà là cái
được hình thành nên, được bộc lộ ra trong cuộc sống hiện thực của nó; nghĩa là
phải xem xét bản chất con người trong tính hiện thực của nó. Hiện thực theo từ
điển triết học: là đang thực tế tồn tại và phát triển chứa đựng bản chất của chính nó
và quy luật trong bản thân nó, và cũng bao hàm những kết quả của sự hoạt động và
phát triển của chính nó. Thực tại khách quan với tất cả tính cụ thể của nó chính là
hiện thực đó. Với ý nghĩa đó hiện thực không những khác với tất cả cái bề ngoài,
cái tưởng tượng mà còn khác với tất cả chỉ là cái logic (cái tư duy), còn khác với
tất cả chỉ là cái khả năng cái có thể có nhưng chưa tồn tại.

- Như vậy C Mác đã đặt bản chất con người trong tính hiện thực, điều đó có nghĩa
con người là hiện thực, không phải là cái gì trìu tượng mà là cụ thể-cảm tính. Con
người được hiện ra dưới dạng hoạt động thực tiễn, phong phú đa dạng. Đó là một
con người sống trong một thời đại nhất định, một môi trường xã hội nhất định với
các điều kiện tự nhiên, sinh quyển... và những mối quan hệ phức tạp, ngày càng
phong phú với sự phát triển của văn minh. Con người cụ thể hiện thực đối tượng
đầu tiên mà C Mác nghiên cứu là những người Vô sản. Trong những tác phẩm đầu
tay, Mác đã thấy: “từ bộ mặt thô rám đi vi lao động của họ toả đến chúng ta sự cao
quý của con người”. Đây không những là tình cảm ban đầu của C Mác đối với giai
cấp Vô sản mà còn là cách nhìn mới mẻ nhất trong lịch sử về những người lao
động xưa nay vẫn bị coi là dưới mức phát triển của con người.

- Chúng ta phải thấy rằng sở dĩ, khi bàn đến con người C Mác đã đặt trong tính
hiện thực bởi vì: trong triết học cổ điển Đức, con người được xem xét một cách sai
lệch. Hêghen đã quan niệm duy tâm về con người, cho con người là hiện thân của
“ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới”, còn Phoi ơ Bắc lại tách con người ra khỏi
đời sống, quy tính sinh vật vào bản tính con người. Để chống lại các quan điểm sai
lầm đó, C Mác đã xem xét con người trong tính hiện thực của nó. Mặt khác, trong
triết học C Mác, vấn đề thực tiễn là điểm xuất phát có tính chất nền tảng. Trong
“luận cương về Phoi ơ Bắc” C Mác đã nhấn mạnh đến vai trò của thực tiễn: “các
nhà triết học trước kia chỉ nhận thức thế giới bằng nhiều cách khác nhau xong vấn
đề là ở chỗ cải tạo thế giới”. Hoạt động thực tiễn của con người rất phong phú, đa
dạng, xong hoạt động cơ bản nhất đó là hoạt động sản xuất vật chất. Con người
thông qua hoạt động lao động mà quan hệ với tự nhiên. Chính trong hoạt động sản
xuất ra đời sống của mình, con người có những quan hệ năng động, tích cực hai
chiều và nhiều chiều với tự nhiên, với đồng loại. Qua sự tác động của con người
với tự nhiên, con người làm biến đổi tự nhiên, đồng thời làm biến đối chính bản
than mình. Trong “Tư bản”, C Mác viết: “lao động trước hết là một quá trình diễn
ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính
mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên. Bản thân con người đối diện với thực tiễn tự nhiên với tư cách là một lực
lượng của tự nhiên. Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái
có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên
thuộc về bản thân của họ "tay và chân, đầu và hai bàn tay". Trong khi tác động vào
tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó làm thay đổi tự nhiên con người
đồng thời làm thay đổi bản tính của chính họ”. Bằng lao động, con người đã tạo ra
những tư liệu để thoả mãn nhu cầu của mình. Bản chất tự nhiên của con người
được biểu hiện ra bên ngoài là các nhu cầu tất yếu khách quan như: ăn, ở, mặc...
Hoạt động để thoả mãn nhu cầu sinh học của con người khác với con vật. ở con
người, hoạt động này không phải là hoạt động bản năng, hoạt động đơn thuần sinh
vật mà nó đã mang tính xã hội.

- Trong “bản thảo kinh tế-triết học 1844” C Mác khẳng định: “con người có một
hoạt động sinh sống có ý thức. Đó không phải là cái có tính quy định mà với nó
con người trực tiếp hoà làm một. Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp
con người với hoạt động sinh sống của con vật”. Hoạt động có ý thức, có mục đích
của con người là đặc trưng để phân biệt giữa con người và con vật “bản thân con
người bắt đầu phân biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra tư
liệu của mình-sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình như thế là con người đã
gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của mình và đó chính là hành vi lịch sử đầu
tiên”. Chính vì thế, sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là hoạt động bản chất nhất của con
người. C Mác khẳng định nét đặc trưng riêng của quá trình lao động của con người
là sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động, vì thế C Mác đã nhất trí với
Phranclin khi ông định nghĩa con người là “động vật chế tạo công cụ”.

- Như vậy, hoạt động lao động đã làm biến đổi bản chất tự nhiên của tổ tiên con
người, tạo lập ra bản chất xã hội của con người. Hoạt động xh chủ yêu của con ng
là lđsx, hđ CM cải tạo tgioi đã làm biến đổi mặt sinh học của con người 1 cách
đáng kể và làm cho mặt sinh vật chỉ thuần tuý là sản phẩm của tự nhiên, hoàn toàn
chịu sự chi phối và thống trị của tự nhiên thì con người với tư cách là một sản
phẩm đặc biệt của tự nhiên, lại luôn tìm cách chế ngự chinh phục và làm chủ tự
nhiên để thoả mãn những nhu cầu của bản thân mình. Nếu con vật chỉ biết thích
nghi với môi trường tự nhiên vây quanh nó một cách hoàn toàn thụ động bằng cách
biến đổi cơ thể cho phụ hợp với những điều kiện của môi trường thì con người
bằng hoạt động của mình lại luôn tìm cách sử dụng và biến đổi môi trường xung
quanh để tồn tại và phát triển. Lao động sáng tạo nên con người và nhờ tham gia
lao động xã hội con người xẽ hoàn thiện các bản chất đặc thù của mình. Chính vì
thế Ăngghen viết: “trên một nghĩa nhất định nào đó, chúng ta phải nói rằng: lao
động sáng tạo ra bản thân con người”. Nhờ lao động loài người đã trải qua những
biến đổi về mặt sinh học, đồng thời xét đến cùng lao động đã hình thành nên bản
chất con người và quy định phẩm chất xã hội đặc biệt của con người trong những
điều kiện lịch sử cụ thể tại với con người xã hội. Chỉ có trong đời sống xã hội, tự
nhiên đối với con người mới là khâu liên hệ con người với con người, mới là nhân
tố sinh hoạt của con người. Hoạt động thực tiễn của con người không chỉ tạo nên
mối quan hệ giữa con người với xã hội mà nó còn làm cho con người thực sự trở
thành người, làm cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên chuyển sang hình
thức mối quan hệ giữa con người với con người. Theo Mác, trong xã hội thống
nhất biện chứng giữa con người với tự nhiên là xã hội. vì bản chất tự nhiên của con
người chỉ tồn tại với con người xã hội. Chỉ có trong đời sống xã hội, tự nhiên đối
với con người C Mác đặt con người trong tính hiện thực không phải chỉ dừng lại
xem xét con người trong hoạt động thực tiễn, trong đó quan trọng nhất là hoạt động
sản xuất và lao động cải tạo xã hội mà còn có nghĩa là C Mác đã không phủ nhận
mặt tự nhiên gạt bỏ cái sinh vật khi xem xét con người. Trong “bản thảo kinh tế -
triết học 1844”, khi còn mang nặng ảnh hưởng của triết học Phoi Ơ Bắc, C Mác
viết: “con người là một sinh vật có tính loài”, và xem giời tự nhiên là “thân thế vô
cơ của loài người... vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên”. ở “Lời góp
phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Mác viết: “con người theo nghĩa đen của nó
là một vận động vật học xã hội, không những là một động vật có tính hoẹp quần
mà còn là một động vật chỉ có thể tách riêng ra trong xã hội mà thôI”. Ông còn
khẳng định: “trong mọi trường hợp con người đều là một động vật học xã hội”
Trong “biện chững củatn Ăngghen cũng khẳng đinh: “con người đó là một loài
động vật có xương sống mà trong đó giới tự nhiên đạt tới trình độ tự nhận thức
được mình”. Như vậy, con người trong triết học C Mác là con người hiện thực, cụ
thể-cảm tính. C Mác không chỉ xem xét con người vớicác hoạt động thực tiễn mà
còn xem xét nó trong một thời đại nhất định, một giai đoạn lịch sử cụ thể, chịu ảnh
hưởng của một môi trường tự nhiên. C Mác viết: “chúng ta, cần phảI thấy thế nào
là bản chất con người nói chung và bản chất ấy biến hình như thế nào trong mỗi
thời đại nhất định”. “Bất kỳ lịch sử nào cngx không phải là cái gì khác mà là sự
hoạt động không ngừng của bản chất con người”.

- Với tư cách là chủ thể xã hội hoàn chỉnh. Sở dĩ Mác xem xét bản chất con người
trong tổng hoà các quan hệ xã hội để nhằm đối lập với quan điểm của Phoi ơ Bắc
coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên, quan điểm của Phoi ơ
Bắc xuất phát từ những cá thể cô lập theo kiểu RoBinSon để nhận thức bản chất
con người, bỏ qua không nói gì đến mặt xã hội của con con người, đồng thời C
Mác cũng nhấn mạnh mặt xã hội , yếu tố đặc trưng trong nhân cách con người- yếu
tố đặc thù để phân biệt con người và con người và vật. Xét bản chất con người là
tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xem con người với tất cả các quan hệ xã hội của
nó không những chỉ những quan hệ xã hội đã có từ trước người đang sống mà cả
những quan hệ xã hội đã có từ trước kia trong một tổng thể với những mối liên hệ
biện chững, bởi vì trong lịch sử của mình, con người bắt buộc phải kế thừa những
di sản, những truyền thống đã thúc đẩy con người vươn lên hoặc ngược lại.

2.2. Bản chất con người, tổng hòa các quan hệ xã hội

- Các quan hệ xã hội là những quan hệ giữa những cộng đồng xã hội của con
người, xuất hiện trong quá trình sản sinh và tái sản sinh ra chính bản thân
con người với tư cách là những chủ thể xã hội hoàn chỉnh.
- Ngay từ khi còn là học sinh trung học, Mác đã ý thức được rằng: “Một
người chỉ lao động vì mình thôi thì người đó có thể trở nên một nhà bác học
nổi tiếng... Nhưng người đó không bao giờ có thể trở thành một con người
thật sự hoàn thiện và vĩ đại... Còn nếu người ấy làm nhiều nhất cho nhân loại
thì... hạnh phúc của người đó sẽ thuộc về hàng triệu người”. Điều đó có
nghĩa là một con người chân chính, theo Mác, không thể tồn tại đơn độc mà
chỉ có trong mối quan hệ với người khác, trong các mối quan hệ xã hội.
- Mác nêu bản chất con người không phải là một cái nhìn trừu tượng, cố hữu,
riêng biệt mà “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội”. Con người chỉ biểu hiện mình trong hoạt động thực
tiễn và quan trọng nhất là trong lao động sản xuất. Muốn thực hiện hoạt
động lao động sản xuất để sinh tồn và phát triển thì buộc con người phải
quan hệ với nhau. Muốn thực hiện hoạt động lao động sản xuất để sinh tồn
và phát triển thì buộc con người phải quan hệ với nhau. Trên cơ sở quan hệ
lao động, và chính từ lao động, mới hình thành bản chất xã hội của con
người. Bản thân quá trình lao động, do không chỉ đạt tới những nhu cầu tồn
tại, mà còn là phương thức phát triển nhu cầu sáng tạo của con người.
Những quá trình lao động sáng tạo, con người đã tạo nên những giá trị văn
hoá, mặt khác chính những giá trị này tác động trở lại, hình thành bản chất
con người xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất, con người không chỉ
tác động vào tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau giữa người với người, nhờ
vậy mà hình thành nên các mối quan hệ xã hội
- Bằng hoạt động thực tiễn là lao động sản xuất ra “thế giới vật thể”; cải tạo
giới tự nhiên, con người đã tỏ ra là một sinh vật có tính loài, có ý thức. Với
tư cách là một cá thể, một chỉnh thể có ý thức con người không tách khỏi
môi trường xã hội - lịch sử. Khác với những sinh vật thuần tuý bản năng,
con người thực sự là một sinh vật xã hội. Nó đứng trên đỉnh cao của sự tiến
hoá giống loài. Là một sinh vật, con người củng cố bản năng như mọi sinh
vật khác. Song là một sinh vật - xã hội, con người có ý 15 Tiểu luận học
phần thức, có năng lực hoạt động tự giác và sáng tạo sức mạnh ấy chỉ riêng
con người mới có. Đó là một hành vi lịch sử - xã hội, là kết quả được tạo ra
trong hoạt động thực tiễn và nhờ thực tiễn - xã hội. Và chính qua những hoạt
động đó nền văn hoá cộng đồng người – nhân loại được hình thành.
- Từ luận điểm về bản chất xã hội của con người, Mác cho chúng ta thấy rằng
bản chất đó chỉ hình thành và phát triển trong các quan hệ xã hội và tất cả
các quan hệ xã hội được tổng hoà lại thành bản chất con người. Như vậy,
Mác đã vạch rõ yếu tố cấu thành bản chất con người là các quan hệ xã hội,
hơn nữa lại là bản chất xã hội trong tính hiện thực trực tiếp của nó.
- Trong khi khẳng định bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ
xã hội, Mác đã chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Cá nhân là cá thể
mỗi con người, cá nhân là một phần tử đơn nhất của cộng đồng, cá nhân là
chủ thể mang nhân cách. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ
biện chứng, con người là sản phẩm của xã hội nên sự phát triển của mỗi cá
nhân phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội. Sự phát triển xã hội là điều kiện
để phát triển cá nhân, sự phát triển các nhân với phát triển xã hội là thống
nhất biện chứng với nhau.
- Khi đặt con người trong mối quan hệ với xã hội, con người hành động, Triết
học Mác đã thể hiện rõ là Triết học con người mang tính hiện thực trong cải
biến cách mạng, trong sáng tạo, giải phóng, tự do của nó. Bản chất và sự thể
hiện bản chất của con người hoàn thành không đồng nhất. Bản chất của con
người không phải là bất biến. Nó không ngừng thay đổi bởi vì các quan hệ
xã hội đã tạo ra nó luôn biến đổi không ngừng tuỳ theo các thời kì lịch sử

3. Ý nghĩa phương pháp luận với cá nhân

- Một là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Quan điểm toàn diện đòi hỏi sinh viên nhận thức và xử lý các tình
huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt trong mối liên hệ biện
chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật,
hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện
tượng khác. Trong hoạt động thực tế, sinh viên phải sử dụng đồng bộ các biện
pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào đối tượng nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất. Mặt khác, chúng ta cần giúp cho sinh viên có thể nhận diện và phê phán
quan điểm phiến diện, quan điểm chiết trung, ngụy biện.

- Hai là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và
hành động. Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi sinh viên trong nhận thức và xử lý
các tình huống, giải thích các hiện tượng cần phải xét đến tính đặc thù của đối
tượng nhận thức. Khi nhận thức sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể mà trong đó sự vật sinh ra, tồn tại,
phát triển. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể,
trong tình huống cụ thể.

- Ba là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm phát triển trong nhận thức và trong
hoạt động thực tiễn. Quan điểm phát triển đòi hỏi sinh viên không chỉ nắm bắt cái
hiện đang tồn tại của sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong
tương lai của chúng; phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến
đổi có tính chất thụt lùi, khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải thấy
được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của
nó.

- Bốn là, rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu phương pháp
luận rút ra từ các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: cái riêng và
cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức,
bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.

You might also like