You are on page 1of 27

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

Lớp học phần:

Họ và tên SV viết tiểu luận:

Họ và tên GVHD:

TP.HCM, ngày 9 tháng 1 năm 2023


MỞ ĐẦU

Dựa trên những di sản lý luận trước đó và những thành tựu khoa học tự nhiên của các nhà triết học,
nhà khoa học đại tài đi trước, Mác cùng Lênin đã cùng hợp tác tìm hiểu bằng cách kế thừa, tiếp thu có
chọn lọc. Từ đó đã giúp mở đường cho những phát hiện, những lý luận mới lạ, đặt nền móng cho sự
phát triển của Triết học sau này. Một trong những phát hiện vĩ đại không thể không kể đến đó chính là
những triết lý của Mác-Lênin về con người, xuất phát từ con người hiện thực và hoạt động thực tiễn để
từ đó xem xét bản chất con người.

I> Con người và bản chất con người:


1. Một số quan niệm trước Mác về bản chất con người:
 Triết học cổ đại phương Đông:
 Phật giáo:

* Quan niệm về con người: Con người gồm hai phần: tinh thần và thể xác. Thể xác được cấu tạo từ bốn
nguyên tố: đất, nước, lửa, gió. Sau chừng trăm năm, thể xác tan rã trở về nguyên trạng thái cũ, còn
phần nhận thức đầu thai vào kiếp khác. Còn cuộc sống con người khi đạt tới cõi Niết Bàn sẽ được coi
là vĩnh cửu, nơi linh hồn được siêu thoát, trở thành bất diệt và đầu thai vào kiếp khác.

* Bản chất con người: Cho rằng bản chất con người luôn có thể thay đổi, coi bản chất con người thuộc
ngã “vô thường”-không có gì tồn tại mãi mãi, có thể thay đổi. Chỉ cần tập trnng thực tập thiền định và
chánh niệm thì ta có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn.
 Nho gia:

* Quan niệm về con người : Con người và vạn vật được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa Trời với Đất trong
khoảng giữa âm – dương.

* Bản chất con người:

-Triết gia Nho giáo cho rằng bản tính con người vốn thiện, như Khổng Tử từng khẳng định: “Nhân chi
sơ, tính bản thiện.” Bản tính con người vốn thiện lành, do bị môi trường ảnh hưởng nên bị nhiễm thói
hư, tật xấu.

-Trái lại với Khổng Tử, Mạnh Tử lại cho rằng bản chất con người vốn ác, nhưng cái ác đó có thể bị loại
bỏ bằng những biện pháp hướng con người đến cái tốt, cái thiện.

-Bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời: “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao,
quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã”, tức là: “Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của
âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”.
Khổng Tử

 Phái Đạo gia:


* Quan niệm con người và bản chất con người:
- Đại diện tiêu biểu là Lão Tử, ông cho rằng con người được sinh ra từ “Đạo” (Trong quan niệm của
Lão Tử thì “Đạo” được dùng để chỉ thế giới quan “có một vật hỗn độn và thành trước cả trời đất. Nó
yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận
hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó
là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo” [3, tr.202]. Như vậy “Đạo” theo Lão Tử là bản thể của vũ trụ, là
nguyên lý của vũ trụ xuyên suốt vạn vật. Có thể xem Lão Tử là một trong những người đầu tiên đã
dùng chữ “Đạo” để giải thích vũ trụ) , nên phải sống “vô vi”. “Vô” là không, “vi” là làm,” vô vi”
không mang nghĩa là không làm gì, mà là “làm “nhưng cảm giác an yên và thư thái như thể đang rơi
vào trạng thái không suy nghĩ, thiền và tĩnh lặng. Đó không phải là thụ động hay bất động, mà là làm
theo bản tính của Đạo.

- Hay nói theo cách khác. Nó là một trạng thái của sự im lặng nội tâm, vào đúng thời điểm, hành động
đúng có thể xuất hiện mà không cần nỗ lực của ý chí.

*Ví dụ: như khi chứng kiến cảnh con hổ vồ con hươu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn chết con hổ để cứu
con hươu thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn của hổ mẹ.

Lão Tử
Thể hiện sự đa dạng, phong phú về bản chất con người
 Thiên về con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức
 Là sự pha trộn giữa yếu tố duy tâm và tính duy vật chất phác ngây thơ
 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính con người
- Qua đó ta có thể thấy, triết học phương Đông đã thể hiện sự đa dạng, phong phú về bản
chất con người, thiên về con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức. Đồng thời còn
là sự pha trộn giữa yếu tố duy tâm và tính duy vật chất phác ngây thơ. Tất cả những kết
luận trên đi đến khẳng định rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của chính con
người

 Hạn chế là các nhà triết gia Nho gia đều không nhìn nhận con người ở quan hệ kinh tế, quan
hệ xã hội mà chỉ nhìn nhận ở mối quan hệ chính trị, đạo đức.

 Cơ sở để đưa ra quan niệm và bản chất con người thời kì này: dựa trên chủ nghĩa duy
tâm.

 Triết học cổ đại phương Tây trước Mác:

 Thời xa xưa:

*Quan niệm về con người:

- Thường đưa ra những thần thoại huyền bí để giải thích sự ra đời của con người, cho rằng số phận con
người do Đấng cao sắp đặt, an bài như Chúa Giê-su ban phát sự sống cho con người từ bụi đất và hơi
thở, thần Zeus tạo ra con người...

- Con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn. Ví dụ như Đê-mô-crit, con người còn là một tổng hòa
của thể xác và linh hồn. Theo ông, linh hồn được cấu tạo từ nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử
của lửa, và vận động với tốc độ lớn. Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho toàn bộ cơ thể
hưng phấn và vận động. Tuy ông có quan điểm duy vật về con người nhưng còn tồn tại quan điểm siêu
hình do đồng nhất nguyên tử (vật chất) với linh hồn (ý thức).

* Bản chất con người: Theo Ki-tô giáo, về bản chất, con người là kẻ có tội. Linh hồn hay tinh thần là
phần cao quý trong con người, thể xác là phần thấp hèn, phần gần gũi với súc vật, là phần đáng kinh
nhất trong cuộc sống con người. Thân xác tồn tại tạm thời còn linh hồn thì còn mãi. Do vậy ta nên biết
cách cứu rỗi linh hồn mình.

 Do sự thiếu thốn về tri thức khoa học tự nhiên nên khái niệm về con người chưa thể tách rời
khỏi thế giới tâm linh, duy tâm mà chỉ là một sản phẩm của thế giới ý thức.
Thần thoại
 Hy Lạp cổ đại:

*Quan niệm về con người:

-Cho rằng con người là điểm khởi nguồn của tư duy triết học. Con người là trung tâm của sự tác động,
tạo ra thay đổi của thế giới xung quanh. Thế giới tự nhiên và con người phản chiếu lẫn nhau thông qua
hành động con người. Như Prôtago, một nhà triết học nguỵ biện cho rằng “con người là thước đo của
vũ trụ”.

* Bản chất con người:

-Con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ, bởi với Arixtốt cho rằng, chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý
chí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, vượt trội hơn.

 Bằng tri thức khoa học được lĩnh hội, triết học đã ra đời một cách rõ ràng hơn để giải thích cho
mọi loại khoa học. Họ tách biệt nguồn gốc con người với thế giới thần thoại dựa trên chủ nghĩa
duy tâm siêu hình.
Py-ta-go
 Tây Âu trung cổ:
*Quan niệm con người: Con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo.
* Bản chất con người: Mọi cảm xúc vui buồn khổ, trí tuệ, nhận thức,…của con người đều do
Thượng đế quyết định, số phận con người do Đấng tối cao sắp đặt. Lý trí anh minh của sáng
suốt của thượng đế cao hơn trí tuệ nhỏ nhoi của con người. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc
sống, nhưng đành bằng lòng, cam phận với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì hạnh phúc vĩnh
cửu là ở thiên đường.
 Do sự ảnh hưởng của Thần học đối với Triết học, dựa trên quan niệm duy tâm để giải thích bản
chất con người.

Triết gia Trung cổ


 Phục hưng-cận đại:

- Đến thời kì này, nhiều nhà triết gia nổi tiếng đã đưa ra những quan điểm nhằm phủ nhận kịch liệt
sự duy tâm thần bí, siêu nhiên của quan niệm thời triết học Trung cổ, rằng con người hầu hết được
cấu tạo từ linh hồn và thể xác, và con người có những bản chất tự nhiên và xã hội riêng:

+ Francis Bacon: được C.Mác coi là ông tổ duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Đối với Bacon,
ông nhìn nhận con người được cấu thành từ “linh hồn động vật”, “linh hồn thực vật”, “linh hồn lý
tính”. Về bản chất, hai loại linh hồn đầu có tồn tại ở cả thực vật và động vật. Chỉ có “linh hồn lý
tính” là phần riêng của con người, nó vốn lỏng, pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các
dây thần kinh tựa như một đường ống, tác động lên các giác quan và điều khiển chức năng sống của
cơ thể. Các bộ phận của linh hồn có thể bị hủy hoại khi con người chết đi nhưng bản thân linh hồn
có thể xác, nên cơ thể con người chỉ là nơi tạm trú của linh hồn lý tính, và khi con người khác sinh
ra, nó lại tiếp tục vòng tuần hoàn.

 Theo ông, linh hồn lý tính có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kì diệu mà chúa đã
ban cho con người, mang tính thần thánh. Vì con người có cả hai dạng linh hồn nên con người
vừa rất gần với động vật lại vừa có cái gì đó siêu phàm, và do đó, bản chất con người không cho
phép con người theo lập trường hoàn toàn vô thần. Con người cần có tôn giáo để vượt qua
những lúc con người mềm yếu, bất lực. Tuy vây, tôn giao tuyệt nhiên không được chống lại các
nhà vô thần, không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người. Nhìn chung,
quan niệm trên của F.Bacon thể hiện sự thoả hiệp giai cấp tư sản Anh thời đó với các vấn đề tôn
giáo nên chưa thực sự thoát li khỏi những quan niệm duy tâm siêu hình (Thượng đế).

+ George Berkeley: đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ông cho rằng, con người
cũng gồm hai phần: linh hồn và thể xác. Về bản chất, thể xác thuộc về vật thể tự nhiên, tức các cảm
giác. Và linh hồn chính là thứ cảm nhận được thể xác, nên thể xác có thể tồn tại chính là nhờ có linh
hồn. Vì vaatyj, thể xác phải tuân theo cái gậy chỉ huy là linh hồn. Còn đối với linh hồn con người,
Beccoli cho rằng “tồn tại là cảm giác”, nghĩa là linh hồn chỉ tồn tại khi cảm nhận và trước hết là
cảm nhận được thể xác. Do đó ta có thể thấy, linh hồn và thế xác trong tư duy của ông là một cỗ
máy với hai bánh răng quay khớp nhau liên tục, song hành, cái này không có sẽ không dẫn đến cái
kia. Bên cạnh đó, ông khẳng định sự cảm nhận của linh hồn mới sản sinh ra bản chất, tri thức cho
con người.

+ Thomas Hopson:Ông là nhà triết gia tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật Anh. Đói với ông, trung tâm
triết học chính là vấn dề về con người. Theo ông, con người không còn là một tổ hợp của thế xác và
linh hồn hay những linh hồn lý tính nữa, mà theo quan điểm tiến bộ của mình, con người là một thể
thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Về bản chất, bản tính tự nhiên thì mọi người khi sinh ra
đều như nhau, ông viết: "Giới tự nhiên đã tạo ra mọi người như nhau cả về thể xác và tinh thần. Nhưng
sự khác nhau nhất định về thể xác và tinh thần giữa họ không lớn tới mức để cho bất kỳ người nào dựa
trên điều đó để có thể kỳ vọng kiếm lợi được điều gì cho bản thân mình mà những người khác lại không
thể làm được”. Nghĩa là con người nào sinh ra cũng dều có sức khỏe như nhau, có một số phi thường,
khỏe khoắn hơn nhưng không ai có thể vác cả tảng đá nặng vài tấn.

- Tuy vậy, mỗi người về bản tính tự nhiên đều có nguyện vọng, nhu cầu riêng của mình. Và đây là
tiền đề để con người làm điều ác. Mỗi người đều ích kỷ vì quyền lợi riêng của mình mà có thể
chà đạp tất cả. Hopson khẳng định: "con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó
sói, gấu và rắn". Dây cũng là điều đẩy xã hội loài người tới các cuộc chiến tranh liên miên gây
bao đau khổ, chết choc,... Mỗi người hành động trước tiên vì tính ích kỷ yêu bản thân mình chứ
không phải vì xã hội, không phải vì lợi ích của người khác. Theo nhận xét của Hopson, “ngay cả
một chân lý khẳng định là tổng ba góc của một tam giác bằng hai vuông mà mâu thuẫn với lợi
ích của một ai đó đang nắm chính quyền, thì... tất cả các cuốn sách về hình học cũng sẽ bị đem
đốt. Tóm lại, bản tính tự nhiên của con người đó là ích kỷ. Trạng thái xã hội mà con người sống
là "một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả".

 Nhưng, theo Hopson, "trạng thái tự nhiên" trên đây của con người hiện nay không còn nữa.
Nó tồn tại một cách trọn vẹn ở một thời kỳ lịch sử xa xưa, khi mà con người còn ở thời kỳ
mông muội. Nhà duy vật Anh, như C.Mác vạch rõ, đã sai lầm coi tính ích kỷ củng như
nhiều tính cách khác nhau mang tính xã hội của con người là những tính cách thuộc về bẩm
sinh của tạo hoá. Tư tưởng này về sau được Đácuyn áp dụng vào thế giới động vật, phát hiện
ra quy luật đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên của các loài sinh vật. Sau đó, những người
theo chủ nghĩa Đácuyn xã hội lại truyền bá tư tưởng đó trở lại xã hội.
 Quan niệm trên đây mặc dù chưa đánh giá đúng mức đặc trưng riêng của loài người so với
loài vật, thể hiện lập trường duy danh của Hopson chưa thấy được bản tính xã hội, tính nhân
loại của con người, nhưng nó cũng mang yếu tố hợp lý nhất định: Một mặt, nó cho thấy sự
tương đồng nào đó giữa loài người và loài vật. Mặt khác, chính lợi ích cá nhân là một trong
những động lực cơ bản trực tiếp của hoạt động con người và phát triển xã hội. Mọi sự kiện
lịch sử đều được tiến hành không thể thiếu lợi ích của một vài cá nhân hay tầng lớp xã hội
nhất định.
 Ở trên là một vài triết gia tiêu biểu cho hai chủ nghĩa duy tâm và duy vật trong thời kì Phục
hung, tuy vậy, tất cả những triết gia trên dù theo chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật đều
mang lại những quan điểm vô cùng giá trị, dóng góp rất lớn và củng cố cho chủ nghĩa triết học
Mác-Lênin sau này. Những quan điểm trên là những yếu tố quan trọng nhằm giải thoát con
người khỏi thế lực thần học thời Trung Cổ áp đặt cho con người, tiến tới giải phóng con người
khỏi sự thống trị của cường quyền và thần quyền. Thượng đế không còn là thế lực chi phối con
người như Thần học áp đặt. Tuy nhiên, chưa có một trường phái nào nhận thức đầy đủ cả về mặt
sinh học và mặt xã hội, thống nhất trong con người, họ chỉ nhấn mạnh mặt cá thể mà xem nhẹ
mặt xã hội của con người. Họ cho rằng phương diện xã hội không tác động vào con người quá
nhiều để hình thành nên bản chất con người, mà bản chất con người là vốn có, là tự nhiên có
sẵn. Họ chưa thực sự nhận thức được mặt xã hội thực sự gồm những gì và có ảnh hưởng thế nào
đến con người.

 Cổ điển Đức:

*Quan niệm về con người:


-Với những nhà triết học nổi tiếng như Can-tơ và Hê ghen đã khẳng định con người là một chủ thể, là
kết quả của một quá trình hoạt động, Đồng thời còn là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định do
chính mình tạo ra. Riêng Heghen xem thế giới vật chất là con người vô cơ, ở giai đoạn chưa hình
thành; còn con người bằng xương, bằng thịt là con người đã phát triển đầy đủ, là con người đã trở về
với bản thân mình với tất cả những đặc tính vốn có.

- Phơ-bách phân tích con người dựa trên chủ nghĩa duy vật, con người không do Chúa tạo ra mà Chúa
là hình ảnh do con người tạo ra.

*Bản chất con người:

- Cantơ: ông xem bản chất con người là một quá trình phát triển thông qua bốn bước:

1) Chuyển từ trạng thái động vật sang trạng thái có tính người; từ lệ thuộc vào bản năng sang sự chỉ
đạo của lý trí.

2) Khi lý trí đã đóng vai trò chủ yếu- mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội đã do lý trí chỉ đạo; ở
con người đã xuất hiện nhu cầu giáo dục.

3) Hãy sống cho thế hệ mai sau, tức là sự phát triển hướng tới tương lai.

4) Bước phát triển được thực hiện bằng lý trí và từ đây, con người vượt lên con vật. Bản chất hoạt động
của con người được thể hiện trong triết học thực tiễn, theo đó con người trong triết học thực tiễn chính
là con người đã được bàn tới trong triết học lý luận, bây giờ được nghiên cứu trong hoạt động thực tiễn
(nghĩa hẹp là hoạt động đạo đức, nghĩa rộng là hoạt động chính trị, lịch sử, pháp luật, văn hoá v.v).

- Hêghen: Con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình; tư duy, trí
tuệ con người được hình thành và phát triển khi con người nhận thức và cải biến thế giới đối lập với
mình thành thế giới của mình; hoạt động càng phát triển thì ý thức càng mang bản chất xã hội.

- Phơ-bách: Con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên và nhận thức, con người là nền tảng để
nhận thức thế giới và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Con người là sự thống nhất giữa vật chất
và tinh thần; con người sáng tạo ra Thượng Đế; thần thánh là bản chất con người được tinh chế, khách
quan hoá, tách rời con người hiện thực, tôn giáo là bản chất con người đã bị tha hoá.

+ Ông cho rằng bản chất tự nhiên của con người là hướng tới cái chân, cái thiện, hướng tới cái gì đẹp
nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, vì vậy, những điều kiện, môi trường và hoàn cảnh
sống có tác động to lớn đối với tư duy và ý thức con người. Ta có thể dễ dàng thấy được sự tác động đó
thông qua việc một người ở trong cung điện suy nghĩ khác trong túp lều tranh; các thời đại khác nhau là
do sự khác nhau của các tôn giáo, muốn thay đổi xã hội cũ bằng một xã hội mới chỉ cần thay đổi tôn
giáo cũ bằng tôn giáo mới.
+ Tuy nhiên, Hạn chế của Phơ-bách ở chỗ, ông mới chỉ đề cập bản chất con người ở mặt tự nhiên của
nó mà chưa đề cập bản chất xã hội của con người.

- Từ đó rút ra, những nhà triết học thời kì này cho rằng con người bước đầu mang trong mình bản chất
xã hội.

 Dựa trên chủ nghĩa duy vật để giải thích khái niệm và bản chất con người, là tiền đề lý luận
để chủ nghĩa Mác-Lênin kê thừa và phát triển. Tuy nhiên, những nhà triết học thời kỳ này
vẫn chưa nhìn nhận con người trong mối quan hệ xã hội mà chỉ dừng ở mối quan hệ tự
nhiên, chỉ bước đầu manh nha nhìn nhận con người ở phương diện xã hội.

Can-tơ
Hê-ghen

Phơ-bách

 Qua đó ta có thể thấy, trước khi triết học Mác ra đời và đặt ra những câu trả lời chính xác cho
câu hỏi “con người là gì”, những nhà triết gia cổ đại tuy đã có những nhận định đúng đắn về con
người, tuy nhiên vẫn mang nặng yếu tố duy tâm, duy vật siêu hình, do vậy dễ gây ra những tranh
cãi, những mâu thuẫn giữa những niên đại. Những quan niệm trước Mác, trước khi những phát
minh lớn của khoa học tự nhiên ra đời, phần nào đã xác định rằng con người vốn là một chủ thể
hữu hình, có trí tuệ, có cảm xúc, là người thống lĩnh tự nhiên, bên cạnh đó con người còn sở hữu
linh hồn bên trong thể xác. Tuy nhiên, những quan niệm trên còn nhiều thiếu sót vì luôn coi con
người là trung tâm, là chủ thể độc lập riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi thế giới tự nhiên, và
trên hết là chưa làm rõ mối quan hệ xã hội-điều tạo nên sự xác nhận danh tính độc nhất của con
người.

2. Quan niệm triết học Mác-Lênin về bản chất con người:

a) Khái niệm thế nào là con người:

Mỗi một bộ môn khoa học lại định nghĩa con người theo một cách diễn giải khác nhau, như từ điển
Tiếng Việt định nghĩa: “Con người là động vật tiến hoá nhất, có khả năng nói, tư duy, sáng tạo và sử
dụng công cụ trong quá trình lao động”. Hay từ điển Bách khoa Việt Nam: “Con người là sinh vật
thuộc giống người, đánh giá trình độ phát triển cao của cơ thể sống trên trái đất.” Nhìn chung mọi
cách định nghĩa đều quy về một ý nghĩa rằng con người là một chủ thế tiến hóa bậc nhất trong tự nhiên
và là chủ thể của xã hội.

Nhưng để định nghĩa con người theo một nghĩa phổ quát nhất, chính xác nhất, C.Mác đã đưa ra khái
niệm: “Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của
lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.”
Chưa dừng lại đó, bằng sự quan sát, kế thừa, tiếp thu những tri thức tinh hoa từ những thập kỉ trước đó
được lưu truyền lại, C.Mác đã đưa ra nhiều lập luận triết học trên nhiều phương diện chứng minh cho
khái niệm ông đã đưa ra.

 Con người là thực thể sinh học-xã hội:

* Con người, như cách gọi của nó, là sự tổng hòa giữa từ “con” và từ “người”, giữa thể xác và
tâm hồn, hay theo cách nói của Triết học, con người là một thực thể sinh học-xã hội.

 Về phương diện sinh học:

- Mặt thực thể sinh học:

+ “Thuyết tiến hóa” của Đác-uyn đã khẳng định con người tiến hóa từ loài vượn cổ, dựa trên lý
thuyết đó, theo Triết học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là
một động vật xã hội. Vậy nên, con người là một thực thể đang tồn tại như một vật chất, sinh ra
từ tự nhiên và là một loài động vật xã hội bậc cao. Quả thực như Mác-Leenin từng nói trong
“Toàn tập, Sdd, t.20, tr.146”: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã
quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con
vật.”

+ Chính câu nói này đã là một sự kế thừa tri thức khoa học vô cùng xuất sắc từ phát minh lớn
“Thuyết tiến hóa”, rằng con ngưởi vốn thành hình từ loài vật, nên những cơ chế sinh lý cơ bản
nhất của động vật vẫn tồn tại cố hữu trong cơ thể con người, như việc con người phải duy trì tìm
kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển.

 Tuy nhiên, không được tuyệt đối hóa bản năng sinh học, đặc tính sinh học của một loài vật
không có tri giác, tránh con người bị sa đà, thoái hóa vào những mặt tiêu cực do bản tính sơ
khai của chủ thể sinh học. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, không thể tách rời
phương tiện sinh học và xã hội của con người thành hai phương diện biệt lập khi xem xét
con người, hai phương diện luôn song hành, bổ trợ lẫn nhau, không biệt lập quyết định
phương diện còn lại.

- Con người là bộ phận của giới tự nhiên:

+ Không chỉ là một thực thể sinh học tồn tại độc lập, con người còn là một bộ phận gắn kết mật
thiết với giới tự nhiên. “ Giới tự nhiên…là than thể vô cơ của con người…đời sống thể xác và
con người gắn liền với giới tự nhiên.”. Giới tự nhiên có những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến
sự phát triển và tồn tại của loài người trên nhiều phương diện.

+ Về mặt thực thể sinh học: Con người phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh
học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học. Tuy con người là một bộ phận đặc biệt
gắn liền với giới tự nhiên, nhưng con người khác với những loài sinh vật khác phải phụ thuộc vào sự
tồn vong của giới tự nhiên, con người có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình theo chiều
hướng có lợi, dựa trên các quy luật khách quan.

+ Về mặt thể xác: Con người là một bộ phận của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên thông qua
các hành động thực tiễn, thống nhất với giới tự nhiên, bởi vì con người phải sống bằng những sản phẩm
tự nhiên như ánh sáng, không khí, nước,…hay dù dưới dạng thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở,…
Nói cách khác, “giới tự nhiên” chính là “thân thể vô cơ của con người.” Vì vậy con người phải dựa
vào, gắn bó, hòa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

 Mối quan hệ mật thiết của con người và giới tự nhiên là nền tảng lý luận và phương pháp
luận rất quan trọng, có tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái hiện nay, khi thiên
nhiên môi trường đang nằm trong mức báo động đỏ do sự tàn phá khủng khiếp của con
người, từ đó cấp thiết đặt ra một biện pháp cải tạo giới tự nhiên và ngăn chặn hành vi độc hại
của con người.

*Ví dụ: con người từ thời xa xưa đã phải sống dựa vào tự nhiên, như lấy đá làm vũ khí, sống trong
hang động, săn bắt động vật để no bụng, lấy nước từ suối, hồ để uống. Nhưng dần theo thời gian, con
người đã biết tạo ra lửa, khai thác đồng nhằm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Về phương diện xã hội:

- Lao động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của con người:

+ “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động thoát khỏi trạng thái thuần túy nhất là loài vật.”
[C.Mác và Angwghen: Toàn tập, sdd, t.20, tr.673]

+ Không như những loài vật khác phải sống dựa vào thiên nhiên, con người có thể thông qua lao động
sản xuất để cải biến tự nhiên, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mong muốn của mình. Nhờ có
lao động sản xuất con người mới trở thành chủ thể tự nhiên, về mặt sinh học trở thành thực thể xã hội,
thành chủ thể của “ lịch sử có tính tự nhiên”-làm chủ thế giới tự nhiên thông qua tác động thực tiễn qua
từng thời kỳ; có lý tính; có “bản năng xã hội”-bản năng khao khát gắn kết, kết nối xã hội thông qua
những giao tiếp, cử chỉ, hành động, lời nói,..được truyền đạt xuyên suốt thông qua quá trình lao động
sản xuất.

+ Lao động giúp cải tạo bản năng sinh học vốn có của con người, làm cho con người trở thành con
người đúng nghĩa của nó: khiến cho dáng đi con người thẳng, hoàn thiện giác quan và phát triển não
bộ. Chính lao động đã phát triển tư duy, ý thức, ngôn ngữ, chữ viết; chính lao động giúp con người xây
dựng nền văn minh vật chất và tinh thần.
 Qua đó, lao động chính là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt loài người với loài vật, là thành
phần khiến con người trở nên ưu việt hơn so với tất cả những giống loài khác. Không có lao
động, con người sẽ không thể tồn tại bền vững trong thế giới tự nhiên. Con người sẽ bị bản
năng sinh học nguyên sơ lấn át và không thể trở thành con người đúng nghĩa của nó.
 Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển
của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội.
b) Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình:

- Để phân biệt giữa con người và con vật có thể bằng nhiều hoạt động khác nhau: tôn giáo, ý thức, nghệ
thuật,… Nhưng hoạt động đầu tiên làm cho con người tách ra khỏi đời sống động vật chính là hoạt
động lao động sản xuất hay là hoạt động sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình. Và bằng cách
đó, con người gián tiếp tạo ra chính đời sống vật chất của mình.
 Con vật chỉ sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên, còn con người biết cách khai thác tự
nhiên để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình, tạo ra của cải vật chất góp phần
làm phong phú, phát triển đời sống vật chất và tinh thần con người.
- Nếu như những nhà tư tưởng trước Mác như Aristoteles cho rằng con người chỉ là một động vật chính
trị, thì chủ nghĩa Mác-Leenin quan niệm cần phân biệt con người với động vật dựa trên tính chất duy
vật nhất quán: sản xuất vật chất. “Điểm khác biệt cản bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật ở
chỗ: loài vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất…” [ C.Mác và Angwghen:
Toàn tập, Sdd, t.34, tr.241]. Quan niệm trên Ăngghen đã làm rõ trong tác phẩm “Tác dụng của lao
động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”.
* Ví dụ: Thời tiền sử, con người biết cách để chế tạo ra rìu đá, giáo đá để săn bắt thú vật nhờ vào sự
phát triển tư duy, tích lũy kinh nghiệm của bộ óc con người. còn thú vật không thể sang tạo ra bất kì
một cái giáo, cái mác nào để đi săn mồi.
 Đây là điểm khác biệt rất căn bản -> chi phối các đặc điểm khác biệt khác giữa con người và con
vật.
 Đây chính là hoạt động mang tính bản chất, đặc trưng của con người, làm cho con người
khác biệt rất xa với con vật. Như C. Mác viết: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn
con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” [C. Mác và Ăngghen toàn tập, tập 3, tr.
10].

c) Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân mình
- Triết học Mác khẳng định, con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa
là sản phẩm của lịch sử xã hội và vừa là sản phẩm của chính bản thân mình.
 Khẳng định này nhằm phê phán quan niệm của Feuerbach đã xem xét con người tách khỏi
điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn, cho rằng họ chỉ là đối tượng cảm tính, không
tạo ra hoạt động thực tiễn-là cá thể tách biệt với dòng chảy của lịch sử, không tạo ra lịch sử-
xã hội-hoàn cảnh và không kiến tạo nên chính mình một cách có chủ đích.
+ Một mặt, sự hình thành nhân cách con người vừa bị quy định bởi điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch
sử - xã hội; mặt khác bản chất, nhân cách của con người còn là sản phẩm do chính nó tạo ra. Con người
không thụ động để hoàn cảnh nhào nặn mình mà nó còn chủ động để sáng tạo ra chính nó.
 Vì vậy, nhân cách, nội hàm của con người vừa được hoàn cảnh-lịch sử tác động, vừa chủ
động kiến tạo nên nhân cách chính mình.
*Ví dụ: khi thời dại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển đòi hỏi bản thân mỗi người, đặc biệt là
lớp trẻ hiện nay cần chủ động rèn luyện sự thích nghi, năng động, sáng tạo để đáp ứng được
những nhu cầu hiện thời. Vì vậy, những lớp thanh niên tài giỏi vừa là sản phẩm của lịch sử,
nhưng chính bản thân họ cũng lựa chọn trở nên tốt hơn-họ cũng chính là sản phẩm của chính
mình.

Giới trẻ và công nghệ tương lai

d) Con người vừa là chủ thể của lịch sử, cũng là sản phẩm của lịch sử:

 Con người là chủ thể lịch sử:


- Con vật không sáng tạo ra lịch sử: Con người và con vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử của
động vật là quá trình phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay. Lịch sử ấy không phải do
chúng làm ra mà chúng tham dự vào, nhưng ngay cả khi chúng tham dự vào thì chúng cũng không ý
thức được điều ấy. Và như vậy, con vật không phải là chủ thể của quá trình lịch sử của chúng.
- Con người sáng tạo ra lịch sử: Con người có lịch sử của mình và con người chính là chủ thể của quá
trình lịch sử đó.
+ Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách ra khỏi đời sống con vật chính là hoạt động chế tạo
ra công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất. Chính thời điểm đó con người bắt đầu sáng tạo ra
lịch sử của mình (ví dụ như thời kì đồ đá con người biết chế tạo đá để àm vũ khí săn bắt thú hoang để
làm thịt, cung cấp thực phẩm và da thú đáp ứng nhu cầu no bụng và ấm áp vào mùa đông). Nhưng con
người không “sáng tạo ra lịch sử” một cách ngẫu nhiên, tùy tiện mà một mặt, phải tiếp tục dựa vào
những điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại; mặt khác, tiến hành hoạt động mới của mình để cải
biến những điều kiện cũ.
+ Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã tạo ra toàn bộ nền văn minh vật chất để phục vụ
nhu cầu của mình. Từ trên cơ sở hoạt động sản xuất vật chất, con người đã sáng tạo ra toàn bộ đời sống
tinh thần: chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, triết học,...Đồng thời, con người
đã làm cho lịch sử vận động và phát triển từ trình độ này sang trình độ khác, từ thấp lên cao (ví dụ: từ
cách mạng công nghiệp 1.0, nhờ sự cải tiến trong khoa học công nghiệp nên hiện tại toàn cầu đã tiến
đến cách mạng trí tuệ nhân tạo 4.0)
*Ví dụ: nhân dân Việt Nam ta luôn kiên cường đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm, viết nên lịch
sử độc lập-tự do-hạnh phúc cho quốc gia như ngày hôm nay.
 Con người là sản phẩm của lịch sử
-Không thể có con người trừu tượng, thoát ly khỏi mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành
và phát triển con người luôn chịu sự quy định của điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và thời đại mà
nó đang sống.
+ Sự hình thành và phát triển con người bị quy định bởi giới tự nhiên: Con người là một thực thể sinh
học, là một bộ phận của giới tự nhiên. Để tồn tại và phát triển, con người phải tuân theo các quy luật
của giới tự nhiên, phải biến đổi mình để thích nghi, thích ứng, hòa nhịp với giới tự nhiên.
+ Sự hình thành và phát triển con người còn bị quy định bởi môi trường xã hội: Con người không chỉ bị
quy định bởi môi trường tự nhiên mà còn bị quy định bởi môi trường xã hội. So với môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến con người hơn. Dù về thực chất,
môi trường xã hội cũng là một bộ phận của giới tự nhiên với những đặc thù riêng. Môi trường tự nhiên
khi ảnh hưởng đến con người thường phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc của
nhân tố xã hội.
*Ví dụ: khi vụ mùa thất thu, người làm nông sẽ không bán được trái cây cho đầu mối khiến nguồn thu
nhập của họ gặp khó khăn.
 Chính môi trường xã hội ấy đã nhào nặn nên con người, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định
đến sự hình thành và phát triển bản chất con người.
-Do sự phát triển của công nghiệp, của cách mạng khoa học công nghệ, nhiều loại môi trường mới
được hình thành như môi trường thông tin, kiến thức, môi trường từ tính, môi trường điện,…Nhưng tựu
chung lại những môi trường đó đều thuộc một hoặc cả hai loại môi trường: tự nhiên và xã hội. Nhưng
tính chất, phạm vi, vai trò và tác động của chung đến con người là khác nhau, không giống hoàn toàn
hai môi trường lớn kể trên. Mỗi môi trường nhỏ trên cùng nhau, cùng với môi trường tự nhiên và xã
hội tạo nên bản chất con người thông qua những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội: gia đình, nhà
trường, giai cấp, dân tộc, thời đại, truyền thống đạo đức, văn hóa,…mà con người sinh sống. Bởi vậy,
con người trong xã hội phong kiến khác với con người trong xã hội tư bản, con người ngày xưa khác
với con người thời nay. Phương Đông và phương Tây khác nhau về nhiều đặc điểm văn hóa, chính trị,
kinh tế,…là vậy.
*Ví dụ: Chứng kiến cảnh đất nước lầm than, lâm vào khùng hoảng là động lực khiến nhân dân ta, ông
cha ta cầm sung đứng lên bảo vệ cuộc sống mình, giữ lấy biên cương đất nước.

e) Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội:

-Trong luận cương về Phoiơbắc, Mác viết: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” [M-A, tập, tr. 11].
-Ta có thể thấy, hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là trừu tượng hóa, tuyệt
đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện
lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người.
-Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người, sự hình thành và phát triển của
con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được phân tích, lý giải từ sự hình
thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử xã hội.
+ Con người hiện thực: Trước Mác, người ta cũng nhận thức về con người nhưng là con người cá
nhân, trừu tượng: con người thoát ra khỏi mọi điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. Trong khi đó, triết
học Mác - Lênin, không xem xét con người với tư cách những cá nhân trừu tượng mà xem xét con
người với tư cách là con người cụ thể, đang sống trong một thời đại nhất định, trong điều kiện lịch sử
cụ thể.
*Ví dụ: vua Gia Long là vị vua đặt ra sự khởi đầu của thời nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1802.
+ Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội: Khi con người tồn tại, nó tham gia vào rất nhiều
những mối quan hệ xã hội: vật chất, tinh thần, gia đình, giai cấp, dân tộc, chính trị, pháp luật, tôn giáo,
khoa học,… Các mối quan hệ ấy không đơn giản kết họp với nhau mà là sự tổng hòa, mỗi quan hệ có
mỗi vị trí, vai trò khác nhau; chúng tác động qua lại với nhau, không tách rời. Thông qua những mối
quan hệ ấy, bản chất con người được hình thành và phát triển; cũng thông qua những mối quan hệ ấy
mà bản chất con người sẽ được bộc lộ ra.
* Ví dụ: một học sinh có mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, bố mẹ,…Nhân cách của học sinh đó sẽ được
thể hiện thông qua cách bạn đó đối xử với bạn bè, thầy cô, bố mẹ,…
-Những mối quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện
khác của đời sống con người, khiến con người trở thành động vật xã hội, thoát lí khỏi động vật đơn
thuần về mặt sinh học.
III> Ý nghĩa phương pháp luận:
- Làm sáng tỏ khái niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về khái niệm con người và bản chất con người qua
hai phương diện sinh học và xã hội, rằng con người tuy vẫn là bộ phận của tự nhiên nhưng vẫn có thể
thay đổi tự nhiên thông qua tính xã hội của mình-hoạt động nổi bật nhất chính là lao động. Với những
căn cứ cơ bản trên, C.Mác đã đưa ra những lý luận phổ quát nhất cho quan niệm về loài người.
-Giải thích một cách khoa học các vấn đề của con người từ cả hai phương
diện tự nhiên và xã hội, trong đó phương diện xã hội có vai trò quyết định
tới bản chất của con người, từ đó tách biệt con người với động vật.
- Động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con
người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn
động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Vì vậy con người cần học hỏi, kế thừa những điều kiện, tiền đề cũ để phát triển nên những nền văn
minh- xã hội mới.
-Sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng sự sáng tạo lịch sử của con người chính sự phát triển tiềm
năng của con người đối với kinh tế-xã hội. Một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột ràng
buộc khả năng sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân – những chủ thể sáng tạo đích thực ra lịch sử
tiến bộ của nhân loại; thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng có thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn
nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế – xã hội xã hội chủ nhằm xác lập và phát
triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người
khác.
 Phương pháp luận trong triết học Mác – Lênin giữ vai trò định hướng cho
con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đồng thời phát triển
thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.

IV> Liên hệ với con người thời kì xã hội chủ nghĩa:


 Đối với xã hội:

1. Trên lĩnh vực kinh tế:


-Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường là
thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà tồn tại khách
quan trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế này phải đảm bảo được sự tăng trưởng
kinh tế với sự tăng lên của GDP bình quân đầu người hàng năm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho con người.
- Dấu hiệu trực quan cho ta thấy thể chế kinh tế thị trường nước ta theo đuổi là đúng đắn là GDP bình
quân năm 2023 đạt khoảng 424,45 tỷ USD, tăng 32,53 tỷ USD so với năm 2022, GDP của Việt Nam
được dự báo đạt 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
2. Trên lĩnh vực xã hội: Với nền tảng xã hội chủ nghĩa luôn đặt sự phồn vinh của nhân dân làm
thước đo cho sự phát triển đất nước lên hàng đầu, chính sách nhà nước ta đã có nhiều tiến bộ
nhằm cải thiện cuộc sống nhân dân. Tuy nhiên, cần đảm bảo ba điều sau trong công cuộc cải
thiện chính sách xã hội trong bối cảnh mới:
Một là: phát triển hệ thống chính sách xã hội góp phần đảm bảo mục tiêu định hướng xã hội
chủ nghĩa. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, đảm
bảo định hướng chủ nghĩa xã hội. Do đó, một trong những định hướng hàng đầu trong phát
triển hệ thống CSXH phù hợp với mô hình mục tiêu phát triển của đất nước trong giai đoạn
mới.
Hai là: phát triển hệ thống chính sách xã hội linh hoạt, bền vững, hiện đại, hội nhập và hiệu
quả. Thống nhất nhận thức và hành động nhằm hướng đến phát triển hệ thống CSXH Việt
Nam linh hoạt, bền vững, hiện đại, hội nhập và hiệu quả.
Ba là: phát triển hệ thống chính sách xã hội có khả năng phó với tình huống bất thường. Cần
nghiên cứu xây dựng phát triển cơ quan, tổ chức chuyên trách và chuyên nghiệp có chức năng
ứng phó với tình huống bất thường; đầu tư thỏa đáng nguồn lực, thiết bị công nghệ cho hoạt
động ứng phó với tình huống bất thường.
Ví dụ trực quan cho chính sách xã hội theo xu hướng xã hội chủ nghĩa đúng đắn là chỉ số
HDI (chỉ số phát triển con người dựa trên kết quả đạt được về thu nhập, giáo dục và y tế) của
Việt Nam những năm gần đây cũng cho thấy, dù còn khó khăn, song Việt Nam đã có những cố
gắng lớn trong thực hiện mục tiêu “Thiên niên kỷ”, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; nhất
là vấn đề giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện nhiều chính sách để ổn
định, từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Mặc dù còn không ít hạn chế,
song những thành tựu của Việt Nam về phát triển con người đã được thực tiễn chứng minh và
không thể phủ nhận. HDI của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 2000, HDI của
Việt Nam đạt 0,683 điểm (thuộc nhóm trung bình), thì năm 2010 là 0,733 điểm (xếp trong
nhóm trung bình cao của thế giới). Năm 2014, Việt Nam được xếp thứ 116/188 nước (ở thứ
hạng trên của nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình). Năm 2016, chỉ số HDI
tổng quát của Việt Nam tăng 1%, lên 0,683, xếp hạng 115 trên tổng số 188 quốc gia, tăng 2
bậc so với năm trước. Chỉ số này được cải thiện nhờ tăng trưởng GDP, chỉ số y tế ở mức cao
trong khi chỉ số giáo dục tăng chậm hơn.

3/ Trên lĩnh vực giáo dục:


-Nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển nguồn nhân lực. Nhiệm vụ của giáo dục là “giáo dục cái mà
đất nước cần chứ không giáo dục cái mà ta có”. Mục tiêu của giáo dục phải hướng tới phát triển con
người toàn diện: đức - trí - thể - mỹ. Cần tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, lý tưởng
sống trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
- Chính vì vậy, giáo dục không chỉ là quốc sách mà còn là sinh mệnh chính trị của dân tộc. Do đó,
trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”
với ngân sách mỗi năm chi cho giáo dục khoảng 20% chưa tính đến những nguồn kinh phí xã hội chi
trả cho các dịch vụ giáo dục. Đảng và Nhà nước cũng đã triển khai nhiều nghiên cứu để xây dựng bộ
tiêu chí con người Việt Nam trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng:

+ Xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh
thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”, coi đó là “một mục tiêu của chiến lược phát triển”.
+ Tuy chính sách Đảng ta đã làm rất tốt trong việc hướng đến giáo dục toàn diện, tuy nhiên, nền giáo
dục chúng ta đôi lúc có “xu hướng” dạy về kiến thức chuyên môn, chú trọng các môn học “thời
thượng”, các môn học khoa học tự nhiên,... mà chưa coi trọng đúng mức các môn học về xã hội - con
người, như giáo dục công dân, đạo đức... Vì vậy mà ý thức, kỹ năng lao động của học sinh Việt Nam
nói chung còn chưa tốt, nhiều em học rất giỏi ở trường nhưng không biết tự làm những công việc nhà.
Ngành giáo dục chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng,
giữa việc dạy chữ và dạy người.
+ Kế thừa những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài học quốc tế, có thể xác định một
số tiêu chí con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay phải
bao gồm:
1- Có sức khỏe tốt (gồm cả sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội);
2- Có tinh thần yêu nước;
3- Có đạo đức tốt (gồm cả đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp);
4- Có kỹ năng sống tốt;
5- Có trách nhiệm công dân;
6- Có phẩm chất “công dân toàn cầu”.

4.Trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật:


Văn hóa nghệ thuật là sự sáng tạo theo yêu cầu của cái đẹp, là động lực thúc đẩy con người
vươn tới sự hoàn thiện toàn mĩ. Văn hóa nghệ thuật góp phần xây dựng tình cảm tốt đẹp, tác
động tới nếp nghĩ, lối sống, phong cách làm việc của con người Việt Nam. Giữ gìn bản sắc dân
tộc trong văn hóa nghệ thuật luôn là ưu tiên hàng đầu của nước ta trong thời kì hội nhập nhanh
chóng này.Việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ có tác dụng
tích cực góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời đại toàn cầu
hóa

3. .
https://thanhnien.vn/nguoi-tre-co-that-su-xa-roi-cai-luong-nhu-loi-don-185230722214024929.htm
 Đối với bản thân:
Triết học Mác- Lênin và quan điểm về con người, bản chất con người không chỉ đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển vai trò của Đảng ta đối với đất nước, giúp đất nước ta phát triển
mà còn có vị trí rất đặc biệt trong việc đào tạo nên một thế hệ trẻ mới ưu tú hơn, phát triển hơn.
Bản thân chúng ta- đặc biệt là thế hệ sinh viên, là những cô cậu học sinh đã trưởng thành và có
sự hiểu biết nhất định về Triết học có thể áp dụng những quan niệm đúng đắn của môn học này
để phát triển bản thân như sau:
+ Vì sự phồn vinh của đất nước đến từ sự tiến bộ của mỗi cá thể, và chính sách nhà nước ta
luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện cá nhân, nên chúng ta hãy biết tận dụng những điều
kiện có lợi để thay đổi bản thân tích cực hơn. + Sự khác biệt lớn nhất dẫn đến sự khác biệt giữa
người và vật chính là sự lao động và các mối quan hệ xã hội, vì vậy sinh viên chúng ta không
nên chây ì, lười biếng, thay vào đó nên học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những vấn đề thực tiễn;
tham gia vào những mối quan hệ, hoạt động xã hội để giao lưu vốn sống, có thêm nhiều bạn bè,
đối tác,…
+ Bên cạnh đó, xét về phương diện tuy con người có thể thay đổi giới tự nhiên, nhưng con người
chúng ta không nên vì vậy mà tàn phá thiên nhiên, thay đổi “thân thể vô cơ” của con người một
cách quá đáng, thay vào đó nên biết khai thác một cách vừa phải, đủ để đáp ứng nhu cầu về tinh
thần và vật chất. * Ví dụ: gần đây, ở Vịnh Hạ Long đã diễn ra một dự án xây dựng khu số thị lấn
biển và xảy ra vấn đề lắm vùng vịnh Hạ Long, có thể khiến cảnh quan thiên nhiên gặp thay đổi
tiêu cực, hiện dự án này vẫn đang được tiến hành dù vấp nhiều ý kiến trái chiều.
+ Xét về phương diện lịch sử, bản thân chúng ta nên biết cách để tự rèn luyện bản thân, tiếp xúc
và phát triển trong môi trường tốt, tránh xa những môi trường xấu, không lành mạnh. * Ví dụ:
bản thân chúng ta không nên sa đà vào những thứ tệ hại như ma túy, những cám dỗ mê hoặc;
hoặc tiếp xúc với những người có tư tưởng xấu, luôn làm những điều không tốt cho bản thân và
xã hội như lười học, ăn chơi sa đoạ,…
+ Xã hội được hình thành từ con người, vì vậy con người không nên ích kỷ nghĩ cho bản thân,
song song với việc phát triển bản thân, chúng ta cũng nên phát triển cộng đồng, xã hội thông qua
những hành động tốt của mình.
 Kết luận: mỗi con người chúng ta đều có vai trò quan trọng trong việc cấu thành một xã hội, đất
nước hưng thịnh. Đổi lại một đắt nước phồn vinh sẽ mang lại cuộc sống vật chất tinh thần đầy
đủ cho công dân. Vì vậy mỗi người chúng ta hãy luôn cố gắng phát triển bản thân, noi theo tư
tưởng Hồ Chí Minh đồng thời dựa trên chủ nghĩa Mác -Lênin là nền tảng vững chắc cho cơ sở
lý luận “ trung tâm vũ trụ là con người”
V> Danh mục tham khảo:
 https://tgpsaigon.net/bai-viet/tuan-le-giao-ly-bai-1-con-nguoi-la-gila-ai-55952
 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-luat-ha-noi/triet/khai-quat-dac-diem-
triet-hoc-co-dien-duc/23837508
 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-dai-nam/kinh-te-chinh-tri-mac-lennin/tu-
tuong-triet-hoc-hy-lap-co-dai-nhom-1-full/32271785
 https://luatduonggia.vn/con-nguoi-la-gi-mot-so-quan-diem-triet-hoc-ve-con-nguoi/
#4_Quan_niem_trong_triet_hoc_phuong_Tay_truoc_Mac
 https://tgpsaigon.net/bai-viet/tuan-le-giao-ly-bai-1-con-nguoi-la-gila-ai-55952
 https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/triet-hoc/ban-chat-con-nguoi-va-
y-nghia-phuong-phap-luan/20921729
 http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-cua-triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-
va-su-van-dung-cua-dang-ta-trong-giai-doan-hien-nay-246.html
 https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/gia-tri-ben-vung-cua-tu-tuong-cmac-ve-nghe-thuat-
p25649.html

You might also like