You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Tài liệu ôn tập

Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


1. Có phải chính sự tò mò sinh ra triết học không?
Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người nhằm
phục vụ nhu cầu cuộc sống, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận
chung nhất, triết học không thể xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội
loài người mà chỉ xuất hiện khi có những điều kiện nhất định.
Sự tò mò là một trong động lực chính tạo nên triết học. Triết học
xuất hiện không ngẫu nhiên mà có nguồn gốc từ xã hội và sự phát triển
của văn minh, văn hóa, khoa học. Sự tò mò về thế giới xung quanh và
mong muốn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, vũ trụ đã thúc đẩy con người
đặt câu triết học và tìm kiếm câu trả lời cho đúng.

2. Triết học ra đời cùng với con người là đúng hay sai?
Sai. Triết học chỉ xuất hiện khi con người phát triển đến một trình
độ nhất định của tư duy, có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa và
hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến thế giới và bản thân con người.
Triết học không phải là một phần tự nhiên của sự xuất hiện loài người,
mà là kết quả của phát triển tư duy và nhận thức.

3. Con người sống mà không có, không cần thế giới quan được không?
Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan
điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của
con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó.
Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Thế giới quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người và xã hội loài người. Việc không có hoặc không cần thế giới quan
sẽ làm giảm khả năng của con người trong việc tương tác với thế giới,
cũng như trong việc xác định mục đích và ý nghĩa của cuộc sống của
mình.

4. Chứng minh triết học Mác - Lenin là hệ thống lí luận mang tính phát
triển?
Triết học Mác – Lenin là hệ thống lí luận mang tính phát triển. Vì
nó kế thừa và phát triển các học thuyết triết học, kinh tế và chính trị trước
đó.
Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ 19 là kết
quả của sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và sự xuất hiện của hai giai cấp đối lập: vô sản và tư sản. Triết học
Mác – Lenin tiếp thu và phát triển các thành tựu khoa học và thực tiễn
trong phong trào cách mạng công nhân, đồng thời khắc phục những thiếu
sót của chủ nghĩa duy vật thế kỷ 18 và phép biện chứng duy tâm của
Hegel. Nó cũng được coi là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư
tưởng loài người và lịch sử triết học, bởi nó không chỉ kế thừa mà còn
phát triển các nhân tố tiên tiến và tiến bộ của tư tưởng loài người.

5. Phân biệt đối tượng của triết học với các ngành khoa học cụ thể?
Triết học và các ngành khoa học cụ thể có những đối tượng nghiên
cứu khác biệt rõ ràng. Triết học tập trung vào việc nghiên cứu những vấn
đề chung nhất, những quy luật chung nhất của thế giới và sự tồn tại, bao
gồm các vấn đề liên quan đến chân lý, kiến thức, giá trị, ý thức và ngôn
ngữ. Nó phản ánh thế giới thông qua việc nghiên cứu những vấn đề có
tính trừu tượng cao và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý
luận.
Trong khi đó, các ngành khoa học cụ thể như vật lý, hóa học, sinh
học, toán học, lại tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu biết các hiện
tượng tự nhiên thông qua phương pháp thực nghiệm. Các ngành khoa học
này sử dụng các khái niệm và phương trình cụ thể, có thể được kiểm tra
và xác minh thông qua quá trình nghiên cứu thích hợp.

6. Trình bày chức năng thế giới quan của triết học từ đó liên hệ vai trò
triết học đối với sinh viên?
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và vị trí của
con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới
quan. Triết học Mác – Lenin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là
hạt nhân thế giới quan cộng sản.
Triết học giúp sinh viên hình thành thế giới quan khoa học, phương
pháp luận, nhân sinh quan, và hệ thống giá trị văn hóa nhân văn, đóng vai
trò như “la bàn” giúp sinh viên định hướng tính tích cực xã hội và chính
trị. Nó còn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các mối quan hệ xã hội, bản chất
và chức năng của nhà nước, pháp luật, tự do và trách nhiệm. Điều này
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, giúp sinh viên
trở thành công dân có ích cho xã hội và đất nước.

7. Vai trò triết học trong đời sống xã hội và sự nghiệp đổi mới ở VN?
Triết học Mác – Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa
học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
Triết học Mác – Lenin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận
khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong
điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển
mạnh mẽ.
Triết học Mác – Lenin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Hãy phân biệt vật chất với tư cách 1 phạm trù triết học với các hình
thức tồn tại cụ thể của vật chất?
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù
này là sản phẩm của trừu tượng hóa, không có sự tồn tại cảm tính. Phạm
trù triết học này dùng để chỉ đặc tính duy nhất của vật chất là đặc tính tồn
tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta.
Nói cách khác, tính trừu tượng cảu phạm trù vật chất bắt nguồn từ cơ sở
hiện thực, do đó, không tách rời tính hiện thực cụ thể của nó. Nói đến vật
chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý
thức của con người.

9. Hãy giải thích quan điểm sự vật, nó là nó nhưng không phải là nó?
Vận động là cách thức tồn tại, đồng thời là hình thức tồn tại của vật
chất, không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.
Một là, vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, không ở đâu và
ở nơi nào lại có thể có vật chất không vận động
Hai là, sự tồn tại của vật chất là tồn tại bằng cách vận động, tức là
vật chất dưới các dạng thức của nó luôn luôn trong quá trình biến đổi
không ngừng.
Ba là, vận động của vật chất là tự thân vận động và mang tính phổ
biến.
Bốn là, vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua
vận động mà biểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú.
Năm là, vận động tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và không bị
tiêu diệt.
Câu “nó là nó nhưng không phải là nó” thể hiện quan điểm biện
chứng về sự vận động và phát triển của sự vật. Theo quan điểm này, một
sự vật luôn giữ nguyên bản chất của mình (nó là nó), nhưng cũng luôn
trong trạng thái biến đổi không ngừng thông qua các mối quan hệ và
tương tác với các yếu tố khác (nó không phải là nó). Điều này ám chỉ
rằng mặc dù sự vật có bản chất ổn định, nhưng nó cũng không ngừng
thay đổi và phát triển.

10. Con người chúng ta trốn ra khỏi không gian và thời gian được
không? Giải thích?
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính,
sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau.
Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ
dài diễn biến, sự tiếp diễn của các quá trình.
Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất vận
động, được con người khái quát khi nhận thức thế giới. không có không
gian và thời gian thuần túy tách rời vật chất vận động.
Con người không thể trốn ra khỏi không gian và thời gian vì chúng
ta tồn tại trong một thực tại mà không gian và thời gian là những thành
phần cơ bản không thể tách rời.

11.Ý thức có phải là thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất?
Theo triết học Mác – Lenin, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất
khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức là
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức
năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Nói
cách khác, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp,
bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí, trong đó tri thức là quan
trọng nhất. Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, nhưng
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tương ứng với quá trình
tiến hóa của vật chất.

12.Trí tuệ nhân tạo là gì? Trong tương lai AI có thay thế được con
người không?
Trí tuệ nhân tạo, hay AI (Artificial Intelligence), là một ngành của
khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông
minh. Nó bao gồm việc mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của
con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. AI có thể
được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm AI phản ứng, AI với bộ
nhớ hạn chế, và AI có khả năng tự nhận thức.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang phát triển mạnh mẽ, mang lại
nhiều lợi ích như năng suất cao hơn và cải thiện hiệu suất trong nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên, dù AI có thể thực hiện một số công việc cụ thể tốt hơn
con người, nó vẫn chỉ là công cụ thông minh do con người tạo ra và khó
có thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Con người là một thực
thể xã hội năng động được hình thành trong tiến trình lịch sử tiến hóa lâu
dài của giới tự nhiên và thực tiễn xã hội.
13. Từ mối quan hệ vật chất và ý thức giải thích vì sao bố mẹ và con cái
có những mâu thuẫn quan điểm trong cuộc sống?
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức,
nhưng ý thức cũng có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái thường xuất phát từ sự khác biệt
trong điều kiện sống vật chất và những trải nghiệm xã hội mà mỗi thế hệ
trải qua. Bố mẹ có thể đã lớn lên trong một môi trường với những giá trị,
quan niệm và kỳ vọng nhất định, trong khi con cái lại phát triển ý thức và
quan điểm dưới ảnh hưởng của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng,
với công nghệ mới và các vấn đề xã hội hiện đại.
Để giảm thiểu mâu thuẫn, cả hai bên cần có sự hiểu biết và tôn
trọng lẫn nhau, cũng như sẵn lòng thảo luận và tìm kiếm điểm chung.
Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích ứng với sự thay đổi của
cả bố mẹ và con cái, cũng như khả năng nhìn nhận và đánh giá các quan
điểm khác biệt một cách khách quan và cởi mở.( mở rộng)
14. Vai trò của ý thức tác động ngược lại với vật chất?
Theo quan điểm triết học Mác – Lenin, vật chất và ý thức có mối
quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác
động tích cực trở lại vật chất thể hiện qua việc con người sử dụng tri thức
và ý chí để biến đổi thế giới xung quanh.
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý thức không chỉ đơn
thuần là sản phẩm của vật chất mà còn có khả năng phản ánh và tác động
trở lại vật chất. Điều này được thể hiện qua việc con người dựa trên hiểu
biết về thế giới khách quan để đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp
và quyết tâm thực hiện, từ đó tạo ra những thay đổi trong hiện thực khách
quan.
15. Lấy ví dụ lượng chất?
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo
nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là
sự vật, hiện tượng khác.
Lượng là khái niệm dùng để chỉ qui định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng
các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu
vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ thống nhất và qui định
lẫn nhau giữa chất với lượng, là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà
trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật,
hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới
chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển
thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản
về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây
ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc
một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động
liên tục của sự vật hiện tượng.
Vd: điển hình nhất đó là quá trình học tập. Việc chuyển từ học phổ
thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng
ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần (lượng), ngày này
qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương
trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại
học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ
vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học (điểm nút). Đối với những
người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa
sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời
gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không
thi nữa.
16. Chỉ ra vị trí của các phép quy luật trong PBC duy vật?
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại.
Vị trí: chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Vị trí: là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, quy luật đề cập tới vấn đề
cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề nguyên
nhân, động lực của sự vận động, phát triển
Quy luật phủ định của phủ định
Vị trí: là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật
phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc),
kết quả (sự vật hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự
phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính
kế thừa trong sự phát triển

17. Khi phát triển mâu thuẫn có nên độc lập hay không?
phụ thuộc vào bản chất và hoàn cảnh cụ thể của mâu thuẫn đó.
Trong một số trường hợp, việc giữ cho các mâu thuẫn phát triển độc lập
có thể là cần thiết để hiểu rõ hơn về chúng và tìm ra giải pháp phù hợp.
Trong các trường hợp khác, việc tìm cách hòa giải và hợp nhất các mâu
thuẫn có thể là cách tiếp cận tốt hơn. Điều quan trọng là phải xem xét kỹ
lưỡng các yếu tố liên quan và đưa ra quyết định dựa trên lý luận và phân
tích cẩn thận.
18. Hãy giải thích lý luận không có thực tiễn là lý luận suông?
Theo quan điểm triết học Mác – Lenin, thực tiễn là toàn bộ những
hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Câu nói “lý luận không có thực tiễn là lý luận suông” phản ánh
quan điểm rằng lý luận phải gắn liền với thực tiễn, tức là phải dựa trên và
phản ánh những hoạt động thực tế, có mục đích của con người trong việc
cải biến tự nhiên và xã hội. Nếu lý luận không được kiểm chứng hoặc
không liên quan đến thực tiễn, nó sẽ trở thành vô nghĩa và không thể áp
dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề cụ thể.

19. Trong lực lượng sản xuất yếu tố nào là quan trọng nhất? và KHCN
có phải là 1 yếu tố của LLSX không?
Trong lực lượng sản xuất người lao động là nhân tố hàng đầu giữ
vai trò quyết định, bởi vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng
công cụ lao động. Suy đến cùng, các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao
động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu
sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động.
KHCN là một yếu tố của LLSX. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lenin, LLSX bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất, và khoa học
công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong nền kinh tế hiện
đại. Khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất
hiện đại và có vai trò quyết định đối với phương thức sản xuất. Sự phát
triển của khoa học công nghệ đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển
nhanh chóng cả về chất lẫn về lượng.
20. Em hãy trình bày nguồn gốc của nhà nước?
Nhà nước là một phạm trù lịch sử, ra đời là một tất yếu khách quan
- Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện nhà nước là do sự phát triển của
lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cải.
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự xuất hiện nhà nước là do mâu thuẫn
giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được.

21. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX? Vd?


Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một
khái niệm quan trọng trong lý thuyết kinh tế xã hội. Lực lượng sản xuất
bao gồm các yếu tố như người lao động, công cụ lao động, và đối tượng
lao động, trong khi quan hệ sản xuất liên quan đến cách thức tổ chức lao
động và phân phối của cải trong xã hội. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này
phản ánh sự tương tác và ảnh hưởng qua lại, nơi lực lượng sản xuất tạo ra
tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, và quan hệ sản
xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đảm
bảo sự tiến bộ xã hội.
VD: trong một xã hội nông nghiệp truyền thống, lực lượng sản xuất
có thể bao gồm đất đai, công cụ canh tác như cày và cuốc, và lao động
của nông dân. Quan hệ sản xuất trong trường hợp này có thể dựa trên
quyền sở hữu đất đai và mối quan hệ phụ thuộc giữa chủ đất và nông dân.
Khi lực lượng sản xuất phát triển, như việc áp dụng công nghệ mới
hoặc cải tiến trong sản xuất, quan hệ sản xuất cũng cần phải thay đổi để
phản ánh và hỗ trợ sự phát triển đó. Nếu quan hệ sản xuất không thích
ứng với lực lượng sản xuất, có thể xảy ra xung đột và căng thẳng xã hội,
dẫn đến sự thay đổi xã hội.
22.Tại sao nói con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử?
Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng
tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.
Con người là thực thể sinh học – xã hội, là sản phẩm của giới tự
nhiên, là một động vật xã hội.
Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con
người.
Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.

23. Từ việc nghiên cứu bản chất xã hội con người, anh chị rút ra ý nghĩa
như thế nào để rèn luyện lối sống và đạo đức?
Ý nghĩa của việc nghiên cứu này trong việc rèn luyện lối sống và
đạo đức là giúp chúng ta nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản
thân đối với cộng đồng. Khi hiểu rõ mình là một phần của cộng đồng,
chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực, phát
triển nhân cách và thực hành các giá trị đạo đức như lòng trung thực, sự
tôn trọng và lòng nhân ái. Điều này không chỉ giúp cá nhân phát triển
toàn diện mà còn góp phần tạo nên một xã hội hài hòa và phát triển bền
vững. Đạo đức được xem là hình thái ý thức xã hội phản ánh lĩnh vực
riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người, và việc rèn luyện đạo đức là
quá trình không ngừng nâng cao nhận thức và hành vi của cá nhân theo
hướng tích cực.
24. Tại sao triết học là hạt nhân lí luận của thế giới quan?
Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị
trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan
điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và vị trí con người
(bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan
quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và
hoạt động thực tiễn con người.
Vai trò của thế giới quan: đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
cuộc sống của con người và xã hội loài người
+ Thứ nhất, những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp
trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan
+ Thứ hai, thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập
phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực trong khám phá và
chinh phục thế giới.
- Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, bởi:
+ Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan.
+ Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các
khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại... triết học
bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
+ Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh
nghiệm hay thế giới quan thông thường..., triết học bao giờ cũng có ảnh
hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác.
+ Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế
giới quan và các quan niệm khác như thế.

You might also like