You are on page 1of 9

I.

Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
a. Khái niệm tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội.
- Kết cấu của tồn tại xã hội: bao gồm các yếu tố chính là:
+ Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý: Vị trí địa lý, đất đai, sông ngòi, khí
hậu…;
+ Dân số: số lượng dân số, tỷ lệ dân số, mật độ dân cư,…;
+ Phương thức sản xuất vật chất. Trong đó phương thức sản xuất vật chất là
yếu tố quyết định nhất, vì nó có khả năng chi phối các yếu tố khác.
b. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất,
điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số, v.v., trong đó
phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn
quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội
có thể được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ khác
nhau theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, đến lượt mình, các hình thái ý
thức này cũng sẽ tác động, ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính
độc lập tương đối của ý thức xã hội.
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
a. Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan
điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống..., nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển xã hội
nhất định.
b. Kết cấu của ý thức xã hội
- Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
+ Trong hệ tư tưởng xã hội thì quan trọng nhất là các quan điểm, các học
thuyết và các tư tưởng.
+ Trong tâm lý xã hội có tình cảm, tâm trạng, truyền thống, v.v. nảy sinh từ
tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định.
- Về mặt hình thức thì ý thức xã hội phản ánh tồn tại dưới nhiều hình thức
khác nhau. Sự đa dạng các hình thái ý thức xã hội là do tính nhiều mặt, nhiều vẻ và
đa dạng của đời sống xã hội quy định; chúng phản ánh xã hội theo những cách thức
khác nhau. Tùy thuộc vào góc độ xem xét, người ta thường chia ý thức xã hội
thành ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã
hội.
+ Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức,
những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động
trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa được tổng hợp và khái
quát hóa, phản ánh một cách sinh động và trực tiếp các mặt khác nhau của cuộc
sống hằng ngày của con người
+ Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểm
được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội
dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật; có khả năng phản ánh hiện
thực khách quan một cách sâu sắc, chính xác, bao quát và vạch ra được những mối
liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và các quá
trình xã hội. Đồng thời, ý thức khoa học có khả năng phản ánh vượt trước hiện
thực.
+ Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân. Tâm lý xã hội
bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ,
phong tục, tập quán, ước muốn, v.v. của một người, một tập đoàn người, một bộ
phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc
sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó.
Tâm lý xã hội cũng phản ánh một cách trực tiếp và tự phát những điều kiện
sinh hoạt hằng ngày của con người cho nên nó chỉ ghi lại những gì dễ thấy, những
gì nằm trên bề mặt của tồn tại xã hội. Do vậy, khác với ý thức lý luận, tâm lý xã
hội chưa đủ khả năng để vạch ra những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu
mang tính quy luật của các sự vật và các quá trình xã hội. Mặc dù vậy, cần coi
trọng vai trò của tâm lý xã hội trong việc phát triển ý thức xã hội, nhất là việc sớm
nắm bắt những dư luận xã hội thể hiện trạng thái tâm lý và nhu cầu xã hội đa dạng
của nhân dân trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.
+ Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận
thức lý luận về tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi
mối quan hệ xã hội; là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm
xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật,
triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, v.v..
c. Tính giai cấp của ý thức xã hội
Trong những xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau có điều kiện vật
chất khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của các giai
cấp đó cũng khác nhau.
Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng.
d. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội nảy sinh từ tồn tại
xã hội.

- Ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn
tại xã hội.

- Mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì những
tư tưởng và lí luận xã hội, những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, văn hóa, nghệ thuật v.v…tất yếu sẽ biến đổi theo.

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn
trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian.

e. Các hình thái ý thức xã hội

 Ý thức chính trị


Xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có giai cấp và nhà nước.
- Phản ánh lợi ích của giai cấp mà nó đại diện.
- Hình thành một cách tự giác.
- Có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội.
 Ý thức pháp quyền
- Phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội.
- Ý chí của giai cấp thống trị được biểu hiện thông qua luật.
- Hiệu lực phụ thuộc vào sức mạnh cưỡng chế và trình độ hiểu biết pháp luật.
 Ý thức đạo đức
Là những quan niệm, những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, trên cơ sở
đó để điều chỉnh hành vi của các cá nhân.
- Là hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm nhất.
- Những giá trị đạo đức mang tính toàn nhân loại.
- Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội phản ánh quan hệ giai cấp và mang
tính giai cấp.
 Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ.
Là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người thông qua hoạt động sáng tạo
và thưởng thức nghệ thuật.
- Phản ánh tồn tại xã hội.
- Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật mang tính giai cấp.
 Ý thức khoa học
Là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng logic trừu tượng và đã
được kiểm nghiệm trong thực tiễn
YTKH thâm nhập vào các hình thái YTXH khác và hình thành các khoa học
tương ứng..
 Ý thức tôn giáo
- Tâm lý tôn giáo: là những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng, thói quen của
nhân dân về tín ngưỡng tôn giáo.
- Tư tưởng tôn giáo: thực hiện chức năng bù đắp, bổ sung tâm lý hay tư tưởng
cho hiện thực mà con người bất lực trước tự nhiên và xã hội.
f. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Song, ý thức xã hội không phải là yếu tố thụ động mà nó có tác động tích cực đối
với đời sống kinh tế – xã hội. Và, trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, ý thức xã
hội mang tính độc lập tương đối. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu
hiện ở những khía cạnh sau.
 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử xã hội cho thấy nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu, nhưng ý thức xã
hội do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc
biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội như trong truyền thống, tập quán, thói
quen....
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên
nhân sau đây.
Một là, tồn tại xã hội là cái có trước, ý thức xã hội là cái có sau, phản ánh tồn
tại xã hội. Tồn tại xã hội là cái biến đổi trước, và thường xuyên diễn ra với tốc
độ nhanh cho nên ý thức xã hội không thể phản ánh kịp vì thế trở nên lạc hậu
hơn.
Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính
lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội (nhất là những tư tưởng tôn
giáo, những quy tắc về đạo đức). Theo Lênin: “Sức mạnh của tập quán ở hàng triệu
và hàng chục triệu người, đó là sức mạnh ghê gớm nhất”1.
Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn
người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu
thường được các lực lượng phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các
lực lượng xã hội tiến bộ.
 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Triết học Mác khẳng định rằng, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của
con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học, tiên tiến có thể vượt trước sự phát
triển của tồn tại xã hội, dự báo trước được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người.
Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá
trình phát triển khách quan của sự phát triển xã hội thì không có nghĩa là trong
trường hợp này ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa. Trái lại,
tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội, mà phản ánh chính xác,
sâu sắc lôgíc vận động của tồn tại xã hội, đem lại khả năng, sức mạnh cải tạo tồn
tại xã hội cho con người khi vận dụng những tư tưởng xã hội tiên tiến.
 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình

1
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1969, t.31, tr.46.
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan
điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được
tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước.
Thừa nhận tính kế thừa, trong sự phát triển của tư tưởng giúp chúng ta giải
thích được hiện tượng vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về
kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển rất cao. Nước Pháp thế kỷ XVIII có
nền kinh tế phát triển kém nước Anh, nhưng tư tưởng thì lại tiên tiến hơn nước
Anh (với các nhà Khai sáng tên tuổi như Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô, Mettri, Điđrô,
Hônbách); so với Anh, Pháp thì Đức ở nửa đầu thế kỷ XIX lạc hậu về kinh tế,
nhưng đã đứng ở trình độ cao hơn về triết học (với các tên tuổi như Cantơ,
Phoiơbắc, Hêghen).
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính giai
cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau
của các thời đại trước. Cụ thể là: Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư
tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại. Ngược lại, những giai cấp lỗi thời thường tiếp
thu, khôi phục những lý thuyết, tư tưởng xã hội phản tiến bộ của những thời kỳ lịch
sử trước. Vì vậy, khi tiến hành đấu tranh trong lĩnh vực ý thức, một mặt phải vạch ra
tính chất phản khoa học, mặt khác phải thấy được nguồn gốc lý luận của nó trong lịch
sử.
 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng
Ý thức xã hội biểu hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: Triết học, chính trị,
pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học.... Mỗi hình thái ý thức xã hội
phản ánh một đối tượng nhất định của tồn tại xã hội. Nhưng giữa chúng có mối
quan hệ với nhau. Sự liên hệ, tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có
những tính chất, những mặt không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn
tại xã hội hay các điều kiện vật chất.
Ở mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể mà thường có
những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu, ở chúng biểu hiện tập
trung ý thức của thời đại đó và có tác động mạnh đến những hình thái ý thức
khác.
Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị
có vai trò đặc biệt quan trọng, nó tác động và chi phối một cách trực tiếp hay gián
tiếp đến tất cả các hình thái ý thức xã hội khác.
Như vậy, khi phân tích một hình thái ý thức nào đó thì không nên chỉ chú ý
đến các điều kiện kinh tế– xã hội sinh ra nó và những yếu tố mà nó kế thừa được
trong ý thức của các thời đại trước, mà còn phải chú ý tới sự tác động của nó với
các hình thái ý thức khác.
 Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là một biểu hiện
quan trọng trong tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
Sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể diễn ra theo hai
chiều hướng đối lập nhau: nếu ý thức xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội, khoa học
và tiến bộ thì sẽ góp phần thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Còn ý thức xã hội lạc
hậu, phản động thì sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.
Mức độ tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ thuộc vào nhiều
yếu tố sau: Phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của ý thức xã hội đó đối với
hiện thực. Phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng. Phụ
thuộc vào mức độ triển khai thực hiện tư tưởng đó trong quần chúng. Phụ thuộc vào
những điều kiện lịch sử – cụ thể như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội,
truyền thống cụ thể v.v.
Tóm lại, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội và
của đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó bác bỏ quan niệm sai lầm về mối quan
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội (quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của
ý thức xã hội hay quan điểm của chủ nghĩa duy vật duy kinh tế phủ nhận tác dụng
tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội).

You might also like