You are on page 1of 14

Mục lục

Mở đầu
Nội dung
I.Khái niệm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
1.Tồn tại xã hội:
2.Ý thức xã hội:
II.Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1.Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
III. Nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở
nước ta hiện nay.
1.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
3. Các giải Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
Kết luận
Mở đầu
Chủ nghĩa duy vật lịch sử (CNDVLS) là một bộ phận hợp thành
nên Triết học Mác- Lênin. Đây là khoa học triết học về xã hội và giải
quyết một cách duy vật các vấn đề cơ bản của triết học khi vận dụng nó
vào lịch sử. Trên cơ sở đó nghiên cứu các quy luật chung về sự phát triển
lịch sử và hình thức thực hiện những quy luật đó trong hoạt động của con
người. Hay nói cách khác, CNDVLS là hệ thống quan điểm duy vật biện
chứng về xã hội, là kết quả của sự vận dụng các phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng vào các hiện tượng của đời sống xã hội,
vào nghiên cứu xã hội, nghiên cứu lịch sử xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch
sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà
nghiên cứu toàn bộ xã hội như một thể thống nhất với tất cả các mặt, các
quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của
xã hội. Khác với những khoa học xã hội cụ thể, chủ nghĩa duy vật lịch sử
không nghiên cứu những quy luật cục bộ, riêng biệt, chi phối sự phát
triển của các quá trình về kinh tế, chính trị hay tư tưởng, mà nghiên cứu
những quy luật chung nhất phổ biến nhất của sự phát triển xã hội.Chủ
nghĩa duy vật lịch sử vạch ra những quy luật chung nhất của sự vận động
và phát triển xã hội, chỉ ra vị trí và vai trò của mỗi mặt của đời sống xã
hội, trong hệ thống xã hội nói chung, vạch ranhững nét cơ bản của các
giai đoạn phát triển của xã hội loài người.Trong đó không thể không
nhắc đến hai vấn đề cơ bản là tồn tại xã hội và ý thức xã hội.Mặt khác,
xã hội loài người tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan
vốn có của nó, những quy luật đó được thực hiện thông qua hoạt động
của con người, bị chi phối bởi ý thức xã hội của họ. Vì thế nhận thức
đúng đán bản chất của ý thức xã hội là điều kiện ý nghĩa quan trọng
trong quá trình tìm hiểu lịch sử nhân loại.Chính vì thế, em đã quyết định
chọn đề tài về “Vận dụng quan điểm duy vật lịch sử để tìm hiểu nguyên
nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta
hiện nay.”

Nội dung
I.Khái niệm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
1.Tồn tại xã hội:
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội.V.I.Lênin khi nghiên cứu tồn tại xã hội với tính cách
vừa là đời sống vật chất vừalà những quan hệ vật chất giữa người và
người đã cho rằng: việc anh sống, anh hoạt động kinh tế, anh sinh đẻ con
cái và anh chế tạo ra các sản phẩm, anh trao đổi sản phẩm, làm nảy sinh
ra một chuỗi tất yếu khách quan gồm những biến cố, những sự phát triển,
không phụ thuộc vào ý thức xã hội của anh và ý thức này không bao giờ
bao quát được toàn vẹn cái chuỗi đó. Các yếu tố chính tạo thành tồn tại
xã hội là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh
địa lý, dân số và mật độ dân số... trong đó phương thức sản xuất vật chất
là yếu tố cơ bản nhất.
2.Ý thức xã hội:
a)Khái niệm:
Ý thức xã hội là một phạm trù chỉ mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao
gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm
trạng,... của nhữngcộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
b)Kết cấu:
Kết cấu ý thức xã hội bao gồm nhiều yếu tố có cấu trúc phức tạp,
chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau.Cũng cần thấy rõ sự khác nhau
tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Ýthức của cá nhân đều
phản ánh tồn tại xã hội với mức độ khác nhau. Do đó, nó không thể
không mang tính xã hội. Song ý thức cá nhân không phải bao giờ
cũngthể hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng,
một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định.Ý thức xã hội và ý
thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm
nhập vào nhau và làm phong phú nhau. Lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã
hội từ những phương diện khác nhau. Theo nội dung và lĩnh vực phản
ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau: ý
thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức
thẩm mỹ, triết học,... Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã
hội thông thường và ý thức lý luận.Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ
những tri thức, những quan niệm... của những con người trong một cộng
đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động
thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý
luận. Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận rất
quan trọng. Ý thức xã hội thông thường, thường phản ánh sinh động, trực
tiếp nhiều mặt cuộcsống hàng ngày của con người, thường xuyên chi
phối cuộc sống đó. Ý thức thông thường tuy là trình độ thấp so với ý
thức lý luận, nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú đó có thể trở
thành tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết xã hội.Ý thức lý
luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm,
phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản
ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch
ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. ý thức lý luận
đạt trình độ cao và mangtính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.

II.Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1.Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
Công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen là phát triển chủ nghĩa duy
vật đến đỉnh cao, xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử và lần đầu tiên
giải quyết một cách khoa học vấn đề sự hình thành và phát triển của ý
thức xã hội. Các ông đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội
hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, rằng không thể
tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là
không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật
chất. Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích
được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. C.Mác viết: "... không
thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời
đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời
sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã
hội và những quanhệ sản xuất xã hội".Những luận điểm trên đây đã bác
bỏ quan niệm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm muốn đi tìm nguồn gốc của
ý thức tư tưởng trong bản thân ý thức tư tưởng, xem tinh thần, tư tưởng
là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển xã hội
và trình bày lịch sử các hình thái ý thức xã hội tách rời cơ sở kinh tế-xã
hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc
vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất
biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểmvề chính
trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật,... sớm muộn sẽ
biến đổi theo. Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta
thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do
những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định. Quan điểm
duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải dừng lại ởchỗ
xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội, mà còn chỉ ra
rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản
đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất
cứ tư tưởng, quanniệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh
rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào
xét đến cùng thì chúng ta mớithấy rõ những mối quan hệ kinh tế được
phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.Như vậy,
triết học Mác - Lênin đòi hỏi phải có thái độ biện chứng khi xem xét
sựphản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội.
2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã
hội, và ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn
tại xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một
yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã
hội đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tính độc lập
tương đối đó biểu hiện ở những điểm sau đây:
-Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:
Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã
mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng.
Tính độc lập tươngđối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã
hội (trong truyền thống, tậpquán, thói quen,...). V.I.Lênin cho rằng, sức
mạnh của tập quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm
nhất.Khuynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội cũng biểu hiện rõ trong
điều kiện của chủ nghĩa xã hội. Nhiều hiện tượng ý thức có nguồn gốc
sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại trong xã hội mới như lối sống ăn bám,
lười lao động, tệ tham nhũng, ... Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với
tồn tại xã hội là do những nguyên nhân sau đây:
+ Thứ nhất, sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường
xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường
diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và
trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên
nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.
+ Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như
do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
+ Thứ ba, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những
tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư
tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ
và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. Những ý thức
lạc hậu, tiêu cực không mất đi mộtcách dễ dàng. Vì vậy, trong sự nghiệp
xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng,
đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực
lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ,
đồng thời ra sức phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp.
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những
quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống
không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các
thời đại trước. Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không
thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ
kinh tế hiện có, không chú ý đếncác giai đoạn phát triển tư tưởng trước
đó. Lịch sử phát triển của tư tưởng cho thấy những giai đoạn hưng thịnh
hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật, ... nhiều khi không phù
hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế.
Tính chất kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng là một trong những
nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém
về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao. Thí dụ, nước
Pháp thế kỷ XVIII có nền kinh tế phát triển kém nước Anh, nhưng tư
tưởng thì lại tiên tiến hơn nước Anh; so với Anh, Pháp thì nước Đức ở
nửa đầu thế kỷ XIX lạc hậu về kinh tế, nhưng đã đứng ở trình độ cao hơn
về triết học.Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội
gắn với tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa
những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp
tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hộicũ để lại. Thí
dụ, khi làm cách mạng tư sản chống phongkiến, các nhà tư tưởng tiên
tiến của giai cấp tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và nhân bản
của thời cổ đại. Ngược lại, những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng
của nó thì tiếp thu, khôi phục những tư tưởng, những lý thuyết xã hội
phản tiến bộ của những thời kỳ lịch sử trước. Giai cấp phong kiến các
nước Tây Âu trung cổ ở thời kỳ suy thoái đã ra sức khai thác triết học
của Platôn và những yếu tố duy tâm trong hệ thống triết học của Arixtốt
thời kỳ cổ đại Hy Lạp,biến chúng thành cơ sở triết học của các giáo lý
đạo Thiên chúa; hoặc vào nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX các thế
lực tư sản phản động đã phục hồi và phát triển những trào lưu triết học
duy tâm, tôn giáo dưới những cái tên mới như chủ nghĩa Cantơ mới, chủ
nghĩa Tômát mới, v.v. để chống lại phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân và hệ tư tưởng của nó là chủ nghĩa Mác.Quan điểm của triết
học Mác - Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩato lớn đối
với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tinh thần của xã hội xã hội chủ
nghĩa. V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, văn hoá xã hội chủ nghĩa cần phải
phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn hoá
nhân loại từ cổ chíkim trên cơ sở thế giới quan mácxít. Người viết: "Văn
hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức
mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã
hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu". Nắm vững quan điểm
trên đây của triết học Mác - Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội có ý
nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên lĩnh
vực văn hoá, tư tưởng, Đảng ta khẳng định, trong điều kiện kinh tế thị
trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và
nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo
đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa các dân
tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát
triển của chúng.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi
hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được
một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời
đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức
nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác.
ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn; còn
ở Tây Âu trung cổ thì tôn giáoảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh
thần xã hội như triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền. ở
giai đoạn lịch sử sau này thì ý thức chính trị lại đóng vai trò to lớn tác
động đến các hình thái ý thức xã hội khác. ở Pháp nửa sauthế kỷ XVIII
và ở Đức cuối thế kỷ XIX, triết học vàvăn học là công cụ quan trọng
nhất để tuyên truyền những tư tưởng chính trị, là vũ đài của cuộc đấu
tranhchính trị của các lực lượng xã hội tiên tiến. Trong sự tác động lẫn
nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan
trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát
triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác. Trong điều
kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết học, văn
học nghệ thuật, v.v. mà tách rời đường lối chínhtrị đúng đắn của Đảng sẽ
không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, không thể đóng góp
tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
-Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm
tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật
tầm thường, hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực
của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Ph.Ăngghen viết: "Sự phát triển
của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v. đều
dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưngtất cả chúng cũng có ảnh
hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế".Mức độ ảnh hưởng của
tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch
sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trênđó tư tưởng
nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ
phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội;
vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Cũng do đó, ở đây
cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ và ý thức tư tưởng phản
tiến bộ đối với sự phát triển xã hội. Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ýthức xã hội chỉ ra bức
tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã hội và của đời sống
tinh thần xã hội nói chung; nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy
móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
III. Nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng ô nhiễm môi
trường ở nước ta hiện nay.
1.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta
Không phải hiển nhiên mà nó được là vấn đề toàn cầu, báo động
nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường gây hủy hoại không gian sống của
toàn sinh vật, mọi người trên Trái Đất. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi
người. Và cái tình trạng này từng ngày vẫn đang tăng lên một cách đáng
kể. Theo thống kê, chỉ tính riêng Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 10.000 tấn
hóa chất chỉ trong một năm. Loại hóa chất này dùng để bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, chúng ta còn có 2.3 tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải
rắn công nghiệp, và còn hàng tá chất thải từ các vấn đề khác. Hơn 250
khu công nghiệp đã thải ra môi trường 550.000m3 nước thải từng ngày.
Điều đáng nói không phải bất cứ khu công nghiệp nào cũng thải chất thải
ra ngoài khi đã xử lí đúng quy trình. Hầu hết, ở Việt Nam, khoảng 615
cụm công nghiệp thì chỉ có 5% trong số đó có hệ thống xử lý nước thải
đúng quy chuẩn, quy trình mà bên Môi Trường đề ra. Còn lại đều xả thải
trực tiếp hoặc không xử lí đúng tiêu chuẩn. Đây còn chưa tính hàng ngàn
các cơ sở ý tế đều thải ra chất thải hằng ngày
Dù đưa ra hàng loạt thống kê để mọi người nắm được mức báo động ô
nhiễm môi trường. Tuy vậy, các tình trạng này không có dấu hiệu dừng
lại và vẫn đang tăng cao. Điều đó tạo ra mối nguy hiểm nghiêm trọng
đến môi trường sống và sức khỏe con người.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
Hàng loạt vấn đề liên qua đến ô nhiễm môi trường vẫn là cấn đề báo
động, được quan tâm nhất hiện nay. Hậu quả của nó để rất trầm trọng,
hủy hoại môi trường sống của con người và động vật, hao hụt lượng lớn
tài nguyên quý giá trên Trái Đất, ngoài ra còn gây các vấn đề về bệnh tật:
bệnh ngoài da, ung thư,… Vậy nguyên nhân của nó là gì?
Nguyên nhân chủ yếu hầu hết các vấn đề ô nhiễm môi trường chính là
đến từ con người. Bên cạnh các nguyên nhân tự nhiên như bão, gió, lũ,…
Tuy vậy nhưng vấn đề đó chỉ là nguyên nhân rất nhỏ, Chủ yếu vẫn là do
con người
Ý thức của người dân rất thấp trong vấn đề này. Họ thường xuyên xả thải
xuống dưới nước, đất vô tội vạ, chôn rác một cách không theo quy trình,
quy chuẩn. Họ luôn cho rằng chuyện dọn dẹp chất thải nơi công cộng
không phải là việc của mình, nên họ không quan tâm. Chỉ không phải là
nhà của mình, thì nơi nào họ cũng xả thải được, không quan tâm đến
cộng đồng. Chính vì những cái suy nghĩ như vậy, đã trở thành một tấm
gương không tốt cho mọi người về sau, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn do các nguyên nhân sau:
Việc hàng loạt rác ở ngoài đường, bãi biển, ao hồ,… không được xử lí
triệt để. Khi gặp thiên tai như lũ, hay bão lớn, chúng sẽ trôi và gây tắc
nghẽn ống cống. Làm cho đường tắc nghẽn trầm trọng hơn. Khó mà giải
quyết hết từng ống cống trên đường phố.
Ngoài ra, còn có sự thiếu trách nhiệm của các khu công nghiệp, nhà
máy. Vì lợi nhuận cá nhân, họ bất chấp hủy hoại môi trường sống, hủy
hoại sức khỏe cộng đồng, hay chính bản thân mình. Xả thải hàng loạt
nước hóa chất, khí độc ra bên ngoài mà không thèm xử lí đúng quy trình,
đạt chuẩn theo Môi Trường.
Từ sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp, còn kéo theo sự thiếu
khắt khe, nghiêm chỉnh trong công tác bảo vệ môi trường. Vì đồng tiền,
một số người còn giúp sức làm hủy hoại môi trường nặng nề. Không có
một sự răn đe, phạt, xử lí nghiêm chỉnh.
3. Các giải Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

Hiện nay, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Thì cần triển
khai Một số giải pháp được đề ra như:
 Tuyên truyền, truyền tải những thông tin, kiến thức và tầm quan
trọng về các vấn đề ô nhiễm môi trường với mọi người. Để mọi
người có thể hiểu rõ hơn
 Tích cực mở các phong trào, trò chơi liên quan đến dọn rác thải ở
khu bãi biển, ao, hồ, sông,…
 Hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc dùng để trồng cây. Tránh
trường hợp chúng ngấm vào đất làm hư đất hay làm hư nguồn nước
ngầm
 Cần có nhiều biện pháp răn đe, xử lí nghiêm minh các doanh
nghiệp vi phạm, không được tiếp tay cho bọn chúng
 Cần bổ sung thêm thùng rác. Đồng thời có thể để người dân tự ý
thức trong việc phân loại rác
 Tăng cường kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có hệ thống xử lí
đúng quy trình hay chưa. Nếu chưa phải xử lí kịp thời
Kết luận
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện
chứng của đờisống xã hội. Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội
và ý thức xã hội. Cần thấy rằng,thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản
nhất để thay đổi ý thức xã hội; mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ
những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to
lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của
đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo
ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
Môi trường sống xung quanh có tác động rất lớn đến cuộc sống của con
người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và làm việc của
chúng ta. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc
sống của chính bản thân mình. Một khi môi trường sống xung quanh có
dấu hiệu suy giảm, bản thân mỗi người cần có ý thức cải thiện và nâng
cấp nó. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của mỗi người.
Là những công dân của đất nước Việt Nam, chứng kiến môi trường xung
quanh chúng ta ngày càng bị hủy hoại, bản thân mỗi người cũng cần thay
đổi cách nhận thức, hành động của bản thân. Từ những hành động, nhận
thức bảo vệ môi trường này, tuy nhỏ nhưng sẽ có tác động rất lớn, giúp
phần nào cải thiện được tình trạng nghiêm trọng hiện nay. Đối với các cơ
quan chức năng, hy vọng rằng trong tương lai, sẽ đưa ra những chính
sách, biện pháp cải thiện, nâng cấp mội trường sống, để nước ta luôn là
một đất nước xanh – sạch – đẹp, văn minh và hiện đại, không chỉ hiện tại
mà còn trong tương lai.

You might also like