You are on page 1of 7

“Nói chuyện” Tuyển sinh cùng báo Dân Trí

Xin chào tất cả mọi người. Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi được một quãng
đường dài của năm nhất đại học rồi đấy, chẳng mấy chốc mà Học viện lại đón
thêm một khóa sinh viên mới nhỉ. Có thể thấy vấn đề Tuyển sinh đang ngày càng
nóng lên khi mùa xuân dần qua đi, không chỉ bậc Đại học mà còn cả Cấp 1, Cấp 2
và Cấp 3 nữa. Bởi vậy nên ngày hôm nay, nhóm 3 chúng mình xin được trình bày
những tìm hiểu về vấn đề Tuyển sinh trên báo Dân trí trong 10 ngày từ 2/3 đến
12/3 năm 2022 trên cơ sở phân tích thông tin nội dung, nhóm công chúng tiếp nhận
và đánh giá giá trị của thông tin nhé! Mình là … - người may mắn được đồng hành
cùng các bạn ngày hôm nay.
1. Các bài báo về vấn đề Tuyển sinh trên báo Dân trí (2/3 - 12/3)
Trước hết, để có một cái nhìn tổng quát, hãy cùng nhau điểm qua các bài báo về
vấn đề Tuyển sinh được đăng tải trên báo Dân trí trong 10 ngày kể từ 2/3 đến 12/3
nhé.
- Đầu tiên, ngày 2/3, bài báo có tựa đề “Ngành học dưới 80% sinh viên có việc
làm, không được tăng chỉ tiêu”.
- Ngày 3/3, “Phương thức xét tuyển học bạ năm 2022 của 16 trường đại học”.
- Ngày 4/3 với 2 bài, “Thi tốt nghiệp THPT 2022: Dự kiến lùi sang tháng 7” và
“Tư vấn tuyển sinh 2022: Ngành học yêu thích nhất phải xếp ở vị trí cao nhất”.
- Ngày 5/3, “Thi vào 10 ở Hà Nội: Phụ huynh như ngồi trên "đống lửa" chờ môn
thi thứ tư”.
- Ngày 6/3, “Học sinh lớp 12 tranh luận: Chọn trường đại học "top" hay bình
thường?”
- Ngày 7/3, “Kết quả thi Đánh giá năng lực, thêm cơ hội cho thí sinh xét vào đại
học” và “Những trường dân lập "hot" của Hà Nội tuyển sinh lớp 6 ra sao?”
- Ngày 8/3, “Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi thử đợt 2 Bài thi Đánh
giá tư duy” và “Sở GD-ĐT Hà Nội bác thông tin "chốt" 4 môn thi lớp 10 gây xôn
xao dư luận”
- Ngày 9/3, “Ám ảnh" thi môn thứ 4 vào lớp 10 ở Hà Nội: Hiệu trưởng các trường
nói gì?”
- Ngày 10/3, “Lý do TPHCM đề xuất thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt” và “ĐH
Quốc gia Hà Nội nói gì về 6 máy tính đăng ký thi vẫn nghẽn mạng?”
- Ngày 11/3, “Tuyển sinh đại học 2022: Thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển "chỉ một
lần"” và “Hà Nội: "Chốt" phương án bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 công lập”
- Cuối cùng, ngày 12/3 với 2 bài “Phụ huynh xếp hàng từ 1h sáng mua hồ sơ vào
lớp 1, hiệu trưởng nói gì?” và “Nỗi niềm những phụ huynh trên "đường đua" vào
lớp đầu cấp”.
Có thể thấy, số lượng 17 bài trong 10 ngày liên tục cho thấy sức nóng của vấn đề
Tuyển sinh là rất lớn. Mỗi ngày đều phải lên 1 đến 2 bài, không biết càng đến gần
ngày Tuyển sinh thì số lượng sẽ tăng lên như thế nào nhỉ? Nhưng vấn đề chúng ta
cần quan tâm lúc này chính là nội dung và nhóm công chúng tiếp nhận những
thông tin của các bài báo này. Vậy thì trước khi đi sâu vào tìm hiểu đối tượng cụ
thể của vấn đề Tuyển sinh trên báo Dân trí, hãy cùng mình định nghĩa nhóm công
chúng báo chí là những ai nhé?
2. Nhóm công chúng tiếp nhận
- Khái niệm nhóm công chúng báo chí: “Công chúng báo chí là đối tượng mà báo
chí (bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo chí di động) hướng
vào để tác động, nhằm lôi kéo, thu phục vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng
thời, công chúng còn tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm –
phát tán thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí
– truyền thông.” Đây là khái niệm nhóm công chúng báo chí, có thể thấy đối tượng
này hết sức đông đảo và đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực truyền
thông. Vậy quay trở lại với chủ đề chính của chúng ta, nhóm công chúng tiếp nhận
thông tin về lĩnh vực giáo dục – chuyên mục Tuyển sinh trên báo Dân trí là những
ai?
- Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng xác định được, đó có thể là giáo viên, phụ
huynh, học sinh chuẩn bị bước vào kì thi.
- Hoặc là những người quan tâm đến vấn đề giáo dục, tuyển sinh các cấp (như
những công ty/tổ chức liên quan đến ngành giáo dục, cung cấp thông tin tuyển
sinh).
Vậy tại sao chúng mình có thể xác định được như thế? Lí do xác định là vì:
+ Các em học sinh chuẩn bị bước vào kì thi chuyển cấp cần phải tìm hiểu rõ
phương thức tuyển sinh của ngồi trường mà các em muốn theo học. Và đặc biệt với
học sinh lớp 12 đang đứng trước ngưỡng cửa kì thi THPTQG – một trong những kì
thi quan trọng nhất của cuộc đời học sinh, thì các em phải nắm chắc những phương
thức tuyển sinh, để đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp với mong muốn theo
đuổi đam mê, tìm ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
+ Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nắm bắt thông tin đúng, đầy đủ và nhanh chóng
để phổ biến cho phụ huynh và học sinh, đồng thời có những phương pháp giảng
dạy phù hợp với xu thế.
+ Không thể không nhắc đến sự quan trọng của bậc phụ huynh – họ phải tìm hiểu
thông tin để chia sẻ, giúp đỡ các con trong quá trình bước vào kì thi.
+ Còn những người quan tâm đến vấn đề giáo dục, tuyển sinh các cấp (như những
công ty/tổ chức liên quan đến ngành giáo dục, cung cấp thông tin tuyển sinh) thì họ
phải thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác để đưa ra nhiều phương hướng phát
triển nội dung, bắt kịp xu thế.
Vậy thì lật ngược lại vấn đề, giá trị thông tin của các bài báo Tuyển sinh trên Dân
trí có vai trò tác động như thế nào đối với nhóm công chúng tiếp nhận mà chúng ta
đã xác định ở phía trên? Chúng có đáp ứng được nhu cầu của những người quan
tâm hay không? Ưu điểm và hạn chế của chúng là gì? Có cách nào để nâng cao
chất lượng của các bài báo này không? Hãy cùng mình đi tìm lời giải đáp cho
những thắc mắc này nhé!
3. Vai trò, tác động của giá trị thông tin. Ưu điểm và hạn chế. Giải
pháp nâng cao chất lượng.
🌸Đầu tiên là vai trò, tác động của giá trị thông tin trong những bài Tuyển sinh trên
báo Dân trí đối với học sinh. Trong thời điểm chuẩn bị chuyển cấp, học sinh có
thể:
- Biết được phương thức xét tuyển của các trường, cụ thể như tổ hợp môn, hình
thức xét tuyển, ti lệ “chọi” để từ đó xác định được lộ trình ôn thi và học tập của
bản thân mình.
- Giá trị thông tin của những bài báo còn cung cấp điểm chuẩn của từng ngành và
từng trường những năm gần đây để học sinh có những đánh giá khách quan về
năng lực của bản thân, từ đó đưa ra những nguyện vọng xét tuyển phù hợp.
- Bên cạnh đó, nhờ giá trị thông tin kia mà học sinh có thể tìm hiểu sâu về ngành
nghề (dựa trên đam mê, sở thích, điều kiện của bản thân và gia đình), về trường
(như cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm trong tương lại). Hay có
thể là xu hướng và nhu cầu xã hội (như là ngành đang hot, ngành có cơ hội việc
làm cao,...)
- Không những thế, giá trị thông tin còn “nói hộ” học sinh những cảm nhận, suy
nghĩ của bản thân, phản ánh tâm lý lo lắng, mong muốn của mình khi Bộ giáo dục/
các trường đưa ra những chính sách mới trong thi cử (VD: HN bỏ môn thi thứ tư
trong kì thi lên cấp 3: Nhiều trường đại học thay đổi chỉ tiêu và phương tuyển sinh,
…)
🌸Còn đối với phụ huynh (những người có con em, người thân là học sinh đang
chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp) thì giá trị thông tin còn giúp họ:
- Tìm hiểu phương thức xét tuyển, điểm chuẩn, điểm sàn của các trường để giúp
con em mình đưa ra những định hướng đúng đắn.
- Nó cũng phản ánh tình hình, suy nghĩ đánh giá, ý kiến của phụ huynh về việc học
của con em (như tâm lí lo lắng, mong muốn con em mình sẽ được học tập tại
những môi trường tốt).
🌸Giá trị thông tin của những bài Tuyển sinh trên báo Dân trí cũng không kém
phần quan trọng với giáo viên, bởi cũng như phụ huynh, họ có thể:
- Tìm hiểu phương thức xét tuyển, điểm chuẩn, điểm sàn của các trường để từ đó
đưa ra lộ trình ôn luyện hiệu quả cho các em.
- Bên cạnh đó nó còn cung cấp xu hướng, nhu cầu xã hội về lực lượng lao động để
định hướng chọn trường, chọn ngành phù hợp với năng lực học tập của từng học
sinh.
🌸Các cơ sở đào tạo, những người quan tâm đến vấn đề giáo dục, tuyển sinh các
cấp (như những công ty/tổ chức liên quan đến ngành giáo dục, cung cấp thông tin
tuyển sinh) thì giá trị thông tin cũng rất ý nghĩa, nó có thể:
- Tiếp nhận ý kiến của phụ huynh, học sinh về những chính sách được đưa ra để có
những quyết định đúng đắn, những thay đổi phù hợp với thực tế.
- Bên cạnh đó, đây còn là phương thức phổ biến và lan rộng những thông tin, quyết
định của cơ sở đào tạo đến với phụ huynh, học sinh.
🌸Đó là vai trò, tác động của giá trị thông tin đối với nhóm công chúng tiếp nhận.
Vậy còn ưu điểm và hạn chế, giải pháp nâng cao chất lượng của những bài tuyển
sinh trên báo Dân trí là gì? Hãy cùng mình tiếp tục khám phá nhé!
🌸Về ưu điểm thì thứ nhất là:
- Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác cho công chúng.
- Chúng còn đại diện công chúng để phản ánh lại ý kiến, mong muốn đến với cơ
quan, chính quyền, các cơ sở đào tạo.
- Đồng thời, chúng cũng có thể định hướng dư luận, giúp công chúng hiểu rõ lý do,
vai trò, lợi ích của những chính sách được đưa ra.
- Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, được kiểm duyệt kĩ càng, chống lại lý lẽ,
thông tin sai trái, xuyên tạc của những người không thực sự hiểu rõ, người có tư
tưởng phản động,…
- Về hình thức thì trang báo có giao diện đa dạng, đẹp, rõ ràng. Kết hợp nhiều hình
thức truyền tải thông tin (có hình ảnh, video sinh động, …) với bố cục gọn gàng,
mạch lạc.
- Phía dưới còn có mục tương tác, bình luận để công chúng để lại ý kiến cùng
nhiều phương thức liên hệ phản ánh thông tin.
🌸Bên cạnh đó, chúng ta có một số nhược điểm như sau:
- Cập nhật thông tin còn chưa nhanh bởi công đoạn thu thập và kiểm duyệt tốn
nhiều thời gian
=> Biện pháp: tăng cường nhân lực, thúc đẩy quá trình thu thập và kiểm duyệt
thông tin
- Tập trung vào cập nhật thông tin tuyển sinh trong nước mà chưa chú trọng quá
đến những cơ hội học tập ở nước ngoài, cơ hội đi du học
Sau khi tìm hiểu ưu điểm, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng của những bài
Tuyển sinh trên báo Dân trí, hãy cũng chúng mình phân tích một bài minh chứng
để xem xem những điều bọn mình xác định ở phía trên có đúng không nhé!
Trong số 17 bài lên sóng trong 10 ngày liên tiếp, chúng mình đã chọn bài “Học
sinh lớp 12 tranh luận: Chọn trường đại học "top" hay bình thường?” ngày 6/3, bởi
đây không chỉ là vấn đề tranh luận của những em 2004, mà nó còn có thể là của
chính chúng ta năm ngoái đúng không ạ?
1. Vậy vai trò, giá trị của thông tin bài báo này đối với nhóm công chúng mà nội
dung hướng vào để tác động là gì?
- Đầu tiên, nó cung cấp những chia sẻ, tranh luận của các sĩ tử lớp 12 trước ngưỡng
cửa đại học.
- Đồng thời, nó giúp học sinh có thể đồng cảm với những bối rối, tranh luận trong
nội dung bài báo, hiểu được tâm lý của các bạn đồng trang lứa.
- Đối với giáo viên, phụ huynh và những người quan tâm thì có thể nắm bắt được
tâm lý của học sinh, những khó khăn mà học sinh gặp phải, từ đó đưa ra lời
khuyên, giải pháp cho học sinh trong việc chọn trường, chọn ngành.
2. Và để đánh giá ưu điểm, hạn chế; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của bài
báo này, thì chúng mình đã chia ra ưu điểm về hình thức và nội dung. Đầu tiên, về
hình thức thì bài báo có:
- Ưu điểm:
+ Về hình thức:
- Tiêu đề thu hút, hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, kích thích người đọc tiếp tục tìm hiểu
sâu hơn về nội dung tranh luận.
- Nó còn có hình thức thể hiện đa dạng, phong phú (chúng ta có thể đọc hoặc nghe
bài báo với các giọng như nam miền Bắc, nữ miền Bắc, nữ miền Nam).
- Hình thức trình bày thì đúng quy chuẩn của một bài báo, với đề mục rõ ràng, thu
hút.
+ Về nội dung thì bài báo:
- Cung cấp được một trong những vấn đề nóng, có tính thời sự trong mùa tuyển
sinh, đây cũng là bối rối chung của rất nhiều học sinh.
- Phóng viên tìm hiểu được chia sẻ của nhiều đối tượng, để từ đó giúp người đọc
có được cái nhìn bao quát, đa chiều và nắm bắt được tâm lý học sinh.
- Bài báo còn có phần tương tác trực tiếp, có thể thu thập ý kiến và tranh luận của
độc giả.
- Còn hạn chế của nó là:
- Chưa có giải pháp, nhận định chung cho vấn đề tranh luận, mới chỉ đơn thuần là
thu thập và nêu ra vấn đề.
- Thứ hai là thời gian xét duyệt bình luận tương đối lâu, độc giả không thể trò
chuyện một cách liên tục và nhanh chóng.
- Để nâng cao chất lượng của bài báo thì nó:
- Cần phải cung cấp giải pháp cho vấn đề tranh luận, như chỉ tiêu/phương thức
tuyển sinh của các trường Đại học để học sinh dễ dàng đưa ra lựa chọn đúng đắn.

You might also like