You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH SINH HOẠT CÔNG DÂN


ĐẦU NĂM

Họ và Tên: Lê Gia Uyên


Lớp: 23706
Mã số sinh viên: 2357060129
Số điện thoại: 0904318942

HỒ CHÍ MINH - 2023


Câu 1: Bạn đã học được những gì trong suốt học phần này, hãy chỉ
ra 3 điểm bạn tâm đắc nhất?
Trải qua hơn ba tuần sinh hoạt công dân đồng hành với các thầy cô
giảng viên cùng với nhiều nội dung sinh hoạt thú vị, bổ ích, bản thân em
đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức, sự hiểu biết qua từng chuyên đề.

Chuyên đề 1: Trân trọng quá khứ kiến tạo tương lai


Chuyên đề đã giúp em hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của
trường. Bên cạnh đó, chuyên đề còn cung cấp thêm thông tin về tầm
nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi nhằm giúp em hiểu
thêm về mục đích giáo dục và những giá trị, phẩm chất mà trường đang
hướng đến cho các bạn sinh viên. Đó chính là trở thành những con người
tiên phong, sáng tạo, đi đầu trong mọi lĩnh vực nhằm cống hiến những
giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Ngoài ra, chuyên đề còn chỉ ra các cách cụ thể nhằm xây dựng văn hoá
Người Nhân văn, những người mang trong mình ba phẩm chất là Tâm –
Tài – Tính nhằm định hình bản thân, trở thành một cá nhân có đủ năng
lực, trí tuệ, sự nhiệt thành và phong cách ứng xử văn minh trong xã hội.

Chuyên đề 2: KHXHHV phục vụ cộng đồng


Em đã có cơ hội tìm hiểu sâu về khái niệm và vai trò của khoa học xã
hội và nhân văn trong sự phát triển của xã hội. Đặc biệt trong thời đại
mới, vai trò của các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ngày càng
được nhấn mạnh nhằm phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở mỗi quốc
gia.

Đồng thời, chuyên đề còn đưa ra các hình thức phục vụ cộng đồng tại
USSH bao gồm: dạy học thông qua dịch vụ cộng đồng, các hoạt động vì
cộng đồng, các hoạt động tình nguyện. Và cung cấp các kiến thức cũng
như kỹ năng cho sinh viên đối với các hoạt động trên. Thông qua đó, gắn
nhà trường với cộng đồng nhằm đóng góp giá trị hiện có của mình để tạo
ra các tác động bền vững đối với sự phát triển của xã hội.

Chuyên đề 3.1: Kỹ năng học đại học hiệu quả


Thông qua chuyên đề này, em đã được cung cấp nhiều giải pháp hiệu
quả, bổ ích trong việc sắp xếp, lập kế hoạch cụ thể cho công việc và học
tập một cách tối ưu nhất nhằm tận dụng triệt để thời gian. Song song đó,
chuyên đề còn đưa ra cách thức học tập hiệu quả tại môi trường đại học
và các kĩ năng cần thiết cho sinh viên. Qua những kiến thức đó, em đã
có thêm những kĩ năng trong việc học và phân bố thời gian nhằm hoàn
thành chương trình học đại học đúng hạn.

Chuyên đề 3.2: Kỹ năng nhận diện và phòng chống thông tin sai
lệch trên không gian mạng
Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như hiện nay, việc sử
dụng các ứng dụng mạng xã hội là vô cùng phổ biến đối với mọi người
và đặc biệt là các bạn sinh viên như em. Do đó, chuyên đề đã cung cấp
thông tin về cách phát hiện các nguồn thông tin sai lệch, nguồn tin mang
tư tưởng chống phá nhà nước và cách thức nhận biết tin thật, cách nhận
diện tên miền internet. Đồng thời, còn nêu lên vai trò của thanh niên
trong việc phòng chống tin giả mạo và phương thức đấu tranh, phản bác
các quan điểm sai trái.

Chuyên đề 3.3: Khả năng vượt qua áp lực, khủng hoảng


Chuyên đề trên đã giúp em hiểu được tầm quan trọng của sức khoẻ tinh
thần trong học tập và sinh hoạt. Ngoài ra, những kiến thức giảng viên
cung cấp đã giúp em nhận diện được các dấu hiệu của sự căng thẳng và
các tác hại của chúng. Qua đó đưa ra các giải pháp, liệu pháp và bài tập
nhằm đối phó với căng thẳng và xoa dịu chúng.

Chuyên đề 3.4: Khả năng định vị bản thân


Từ những kiến thức em đã thu thập qua chuyên đề trên, em đã được
trang bị các kiến thức về tầm quan trọng trong việc xác định rõ đam mê,
mục tiêu và định hướng cá nhân trong cuộc sống. Việc tìm hiểu bản thân
là vô cùng cần thiết, nó giúp em nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm
của mình để sửa chữa và phát huy. Thông qua những kiến thức mà giảng
viên đã đưa ra trong chuyên đề bao gồm bối cảnh xã hội và những kĩ
năng cần thiết của một công dân trong thế kỉ 21. Bên cạnh đó là các lí
thuyết về cách tìm hiểu bản thân, xác định nghề nghiệp tương lai và
những kĩ năng, phẩm chất cần có để chinh phục được đam mê và có sự
chuẩn bị tốt về nghề nghiệp tương lai. Từ đó, em đã có được cái nhìn
tương đối về yêu cầu của xã hội và điều bản thân cần phải làm để định vị
bản thân, thiết lập mục tiêu cá nhân và cách để thực hiện chúng.

Chuyên đề 4: Giáo dục vì sự phát triển bền vững


Qua chuyên đề này, em đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về khái niệm phát
triển bền vững và tầm quan trọng của giáo dục phát triển bền vững. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, nhân loại đã chứng kiến sự tiến
bộ vượt bậc về các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, kinh tế thế giới phát
triển nhanh chóng. Đi cùng với những thành tựu đó là những hệ quả,
thách thức to lớn về các vấn đề như môi trường, khí hậu, dân số,... cần
phải được tiến hành giải quyết. Do đó, khái niệm phát triển bền vững vì
thế mà ra đời nhằm giải quyết những vấn đề trên. Phát triển bền vững
được hiểu là “Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không
ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”.

Giáo dục vì sự phát triển bền vững có vai trò to lớn trong việc hình
thành hành vi và thái độ cần thiết cho phát triển bền vững. Mục đích của
giáo dục vì phát triển bền vững là nhằm thay đổi hành vi tạo nên xã hội
bền vững cho tất cả mọi người trên cơ sở kết nối kinh tế xã hội, môi
trường, văn hoá thông qua sự tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội
với mục tiêu tích hợp các giá trị phát triển bền vững vào trong tất cả các
lĩnh vực học tập.

Do đó, giáo dục giúp người học hiểu bản thân mình và người khác, hiểu
được sự liên kết giữa con người - tự nhiên nhằm thúc đẩy nhận thức,
nâng cao khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến sự phát triển bền
vững. Xây dựng nếp sống lành mạnh, bền vững biết cách sử dụng nguồn
tài nguyên một cách lâu bền và công bằng. Bên cạnh đó còn xây dựng
cộng đồng, nhà trường, xã hội bền vững và quản lý sự phát triển bền
vững.

Xuyên suốt những nội dung em đã được học trong học phần đều vô cùng
bổ ích và góp phần định hình tư duy, suy nghĩ của em trong việc quá
trình học tập, làm việc và thái độ, kỹ năng sống. Trong đó, 3 điều khiến
em tâm đắc phải kể đến là:
1. Kỹ năng học đại học hiệu quả
Bước vào một môi trường mới với những cách tiếp cận trong việc
giảng dạy khác với những gì em đã học ở cấp 3, do đó em cảm thấy
bối rối trước những điều mới và không biết nên làm như thế nào để có
một phương pháp học tập đúng đắn tại môi trường đại học. Tuy nhiên,
thông qua những nội dung em đã được học tại học phần sinh hoạt
định hướng đầu khoá đã giúp có một cái nhìn mới về việc học.
Khác với cách thức học tập tại trình độ trung học phổ thông, nơi mà
mọi kiến thức đều được thầy cô ghi chép và giảng rất chi tiết, bên
cạnh đó học sinh còn được thầy cô cung cấp thêm các bài tập, kiến
thức bổ sung. Ở bậc đại học, giảng viên không chỉ giảng giải ở trong
giáo trình mà còn mở rộng, đưa ra nhiều kiến thức ngoài lề khác để
sinh viên có thể nắm bài rõ hơn, và thông thường lượng kiến thức tiếp
thu trong một buổi thường rất nhiều có thể lên đến một chương trong
một buổi. Do đó những bước thực hiện trong việc chuẩn bị trước,
trong và sau mỗi buổi học được đưa ra tại chuyên đề 3.1 đã phần nào
giúp em lập ra những kế hoạch cần làm trước khi học đã giúp em tự
tin hơn trong việc học và cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức tại
giảng đường và cũng như là cách ghi chép, ôn luyện để củng cố kiến
thức.

Ngoài ra những điều em đã kể trên, em còn tâm đắc với những cách
học tại môi trường đại học. Không giống như cấp 3, em chỉ học mọi
thứ đơn thuần qua sự giảng dạy của thầy cô và trong sách vở. Lên đại
học còn có rất nhiều phương pháp để học, không chỉ qua sách vở mà
còn qua các hoạt động khác như: tự học, làm việc nhóm, tham gia các
hoạt động ngoại khoá. Thông qua các cách trên, em không chỉ thu
thập được các kiến thức lý thuyết được học trên giảng đường, mà còn
tiếp nhận thêm các kiến thức từ các nguồn tài liệu khác nhằm mở
rộng sự hiểu biết, phát triển các kĩ năng mềm phục vụ cho công việc
tương lai và đồng thời tiếp thu thêm nhiều ý tưởng mới từ những
người xung quanh, qua đó mở rộng thêm vòng tròn quan hệ.

2. Các dấu hiệu nhận biết căng thẳng, khủng hoảng và liệu pháp đối
phó, xoa dịu chúng.
Bên cạnh sức khoẻ về mặt thể chất, sức khoẻ tâm lí cũng đóng góp một
phần to lớn trong lối sống con người. Song, những dấu hiệu để nhận biết
rằng tình trạng sức khoẻ tinh thần của bản thân như thế nào thường ít
được chú ý và các yếu tố thể hiện ra thường không đáng kể. Cá nhân em
đã có một vài dấu hiệu về việc suy giảm sức khoẻ tinh thần và ít nhiều
có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và học tập. Tuy nhiên, do bản
thân không được trang bị những kiến thức nhằm nhận diện những dấu
hiệu của việc xuống dốc trong sức khoẻ tâm lí nên các cơn căng thẳng,
kiệt quệ về tâm lí lẫn thể xác xuất hiện với tần suất thường xuyên. Vì
vậy, thông qua những kiến thức em thu thập trong chuyên đề 3.3 về các
cách nhận biết căng thẳng qua nhiều khía cạnh như cơ thể, suy nghĩ, cảm
xúc, hành vi và hệ quả của chúng trong việc học tập như thế nào. Qua đó
giúp em có thêm kiến thức về cách nhận diện chúng cũng như là thay
đổi thái độ và hành vi nhằm đối mặt với căng thẳng và đưa ra các biện
pháp giải quyết chúng.
Bên cạnh những cách nhận biết căng thẳng, khủng hoảng tâm lí, em còn
được trang bị những chiến lược đối phó với chúng bao gồm chiến lược,
liệu pháp nhằm xoa dịu sự căng thẳng đó. Trong nhiều liệu pháp, bài tập
thực hành lòng biết ơn là liệu pháp có hiệu quả đối với cá nhân em. Mỗi
khi cảm thấy bản thân lạc lõng, tê liệt cảm xúc thì em lại thực hành liệu
pháp trên như một cách đưa bản thân em quay lại thực tại và học cách
trân trọng những gì đang xảy ra trong cuộc sống và vực lại tinh thần em,
tìm kiếm động lực để phấn đấu mỗi ngày trở nên tốt hơn.

3. Khả năng định vị bản thân, xác định mục tiêu và đạt được đam

Bước vào ngưỡng cửa đại học, bản thân em sẽ phải tiếp xúc với
những môn học, kiến thức phục vụ cho công việc tương lai. Điều đó
yêu cầu bản thân em cần phải có trách nhiệm và có sự hoạch định
những mục tiêu cá nhân nhằm chuẩn bị tốt cho cơ hội việc rộng mở
về sau. Song, do sự thiếu kiến thức về tình hình xã hội và thế giới
cũng như các kĩ năng cần thiết nên em vẫn còn mù mờ về việc tìm
hiểu bản thân, đam mê cá nhân và các cơ hội nghề nghiệp phù hợp
với năng lực của mình. Do đó, những nội dung trong chuyên đề 3.4
đã đưa ra những kiến thức về bối cảnh xã hội hiện nay, xu hướng
tuyển dụng và kĩ năng cần có ở mỗi người lao động nhằm đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Thông qua đó giúp em có
cái nhìn toàn cảnh về thế giới hiện nay và dựa trên các yếu tố đó em
có thể tự tìm hiểu về các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các kỹ năng
của bản thân có thể đáp ứng các trên. Sau khi đã có sự định hình về
bản thân và xã hội, em có thể tìm hiểu các công việc phù hợp, hoặc
các công việc phù hợp với đam mê và lên kế hoạch phát triển bản
thân bao gồm trí thức, kỹ năng và thái độ nhằm đạt được mục tiêu đề
ra.

Câu 2: Trong các nội dung đã học được, bạn có thể áp dụng được
điều gì trong học tập và cuộc sống hằng ngày.
Từ các nội dung đã học được, em cho rằng khả năng phân biệt được
tin thật và tin giả là vô cùng cần thiết trong học tập lẫn cuộc sống. Đặt
trong bối cảnh của thời đại công nghệ thông tin phát triển một cách
nhanh chóng, mọi người đều có khả năng truy cập các nguồn tin tức
một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, mọi người cũng có
thể chia sẻ tin tức qua các nền tảng xã hội. Tuy nhiên, việc có thể truy
cập một lượng lớn thông tin một cách dễ dàng như vậy cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong trường hợp bị những những tin tức, thông tin giả
mạo, bịa đặt dắt mũi. Do đó, em cho rằng cần phải có kĩ năng nhận
diện được các nguồn thông tin không chính xác, thiếu tính xác thực
trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là các tin tức mang tư tưởng
chống phá, bạo động. Và nếu như không có đầy đủ kiến thức trong
cách tiếp nhận thông tin sẽ dễ dàng bị kéo theo những luồng tư tưởng
độc hại đó, bị những nguồn tin tức giả mạo làm lu mờ nhận thức.
Vì vậy trong cuộc sống hằng ngày, để có thể trở thành một người sử
dụng mạng xã hội trong việc tiếp cận thông tin về tình hình xã hội,
em thường lựa chọn các kênh thông tin uy tín, chất lượng được công
nhận rộng rãi bởi công chúng như báo tuổi trẻ, vnexpress, cổng thông
tin quốc gia,...Đặc biệt khi lướt web, em đã vận dụng những cách
nhận biết thông qua tên miền Internet nhằm đảm bảo tin tức mình tiếp
nhận có phải là sự thật hay không. Ví dụ: đuôi gov.vn dành cho các cơ
quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, com.vn dành cho tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại, edu.vn dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Ngoài những kiến thức được áp dụng trong cuộc sống, kĩ năng trên
còn có hiệu quả đối với việc học đặc biệt là trong tra cứu thông tin,
tham khảo tài liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, làm bài tập.
Trong quá trình học tập sẽ không tránh khỏi việc sử dụng mạng
Internet nhằm tìm kiếm các nguồn thông tin bên ngoài nhằm mở rộng
kiến thức, do đó việc tiếp xúc với một lượng lớn các bài nghiên cứu,
báo chí, sách tham khảo yêu cầu em cần có kĩ năng phân biệt được
đâu là nguồn tin uy tín, xác thực, đáng tin cậy. Đặt trong trường hợp
em phải tiến hành làm một bài luận về một vấn đề cụ thể nào đó, tuy
nhiên trong quá trình tham khảo em có sử dụng thông tin từ một
nguồn dẫn không xác thực và tin cậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bài làm
và gây ra sự mất thiện cảm đối với người đọc bài viết của em. Do đó,
dựa vào những kiến thức mà em đã học được, em đã có thể trang bị
những cách để nhận diện mức độ chính xác của tài liệu em đang tham
khảo bằng cách xem tên tác giả có phải là người hoặc tổ chức đáng
tin cậy, được công chúng công nhận hay có các yếu tố thể hiện mức
độ tin tưởng như: chức vụ, học hàm, mức độ phản hồi của người
dùng, tính xác thực của địa chỉ hoặc hỏi thăm những người có thẩm
quyền, kinh nghiệm để xác thực nguồn thông tin mình đang tiếp nhận
là thật hay giả.

Thông qua đó, các kiến thức cung cấp về khả năng phòng chống tin
giả không chỉ giúp em trong cuộc sống hoặc học tập mà còn hình
thành tư duy phản biện và cách trở thành một người sử dụng mạng xã
hội, Internet thông minh.

Câu 3: Hãy phác thảo kế hoạch của bạn để ứng dụng những gì đã
học vào thực tế học tập và cuộc sống hằng ngày.
Em đã học cách ứng dụng mô hình SMART trong việc thiết lập các kế
hoạch một cách cụ thể trong học tập và cuộc sống.
- Trong học tập, em đã đề ra cho bản thân mục tiêu là sẽ thi chứng
chỉ N5 tiếng Nhật (tính cụ thể) vào tháng 3 năm sau (tính đo
lường). Em đăng kí khoá học tiếng Nhật, hoặc tự mua giáo trình về
tự học trong vòng 5 tháng (tính khả thi). Trong quá trình học tập,
em muốn mỗi ngày học được một chương sách và 5 từ tiếng Nhật
nhằm mở rộng vốn từ và ngữ pháp nhằm đạt kết quả cao trong kì
thi (tính thực tế). Với khả năng và quyết tâm học được 800 từ vựng
trong 5 tháng và mỗi ngày học được 5 từ. Mục tiêu cần thực hiện
vào đầu tháng 10 này (tính thời điểm).

- Trong cuộc sống, em đã đề ra mục tiêu là dành nhiều thời gian gọi
về cho gia đình (tính cụ thể). Em muốn dành ra ít nhất 15 phút mỗi
ngày để nói chuyện cùng gia đình (tính đo lường), có thể mỗi lần
em sẽ gọi cho gia đình tầm 3-4 lần trong một tuần vào buổi tối sau
khi hoàn thành xong công việc (tính khả thi). Việc gọi về cho gia
đình thường xuyên sẽ giúp em gắn kết với gia đình và giúp em và
gia đình nắm bắt tình hình lẫn nhau rõ hơn (tính thực tế). Em sẽ
gọi cho gia đình vào tối nay trong vòng 30 phút (tính thời điểm).

You might also like