You are on page 1of 3

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN

THÔNG TIN SINH VIÊN


Họ và tên: Trần Ngọc Khánh Vy
MSSV: 2356150102
Di động: 0934808721
Email: 2356150102@hcmussh.edu.vn
Câu hỏi: Bạn đã học được những gì trong suốt học phần này, hãy
chỉ ra 3 điểm bạn tâm đắc nhất?
Em đã học được rất nhiều điều qua học phần, từ những phẩm chất một sinh viên
Nhân văn nên có cho tới những cách và thói quen xây dựng, tổ chức cuộc sống
hằng ngày, an ninh an toàn. Ba điểm mà em tâm đắc nhất trong học phần này đó
là:
-Bài học về kỹ năng phòng chống sai lệch thông tin. Chủ đề này giúp em có cái
nhìn đúng hơn về các thông tin mình thấy hằng ngày, nhất là trong thời đại số
với các trang mạng xã hội và web, cần giữ cho mình một cái đầu lạnh trước các
luồng thông tin chưa được kiểm chứng. Đặt ra các câu hỏi ngược lại cho bản
thân: “Thông tin này đã được kiểm chứng chưa?”, “Số liệu này có phải thật
không hay chỉ là bịa ra?”, “Ai chịu trách nhiệm cho các số liệu này?”,….
-Khả năng định vị bản thân. Chủ đề này giúp em khám phá được các kỹ năng,
phẩm chất con người cần có trong thời đại máy cũng như để hội nhập. Phát triển
điểm mạnh của bản thân, khắc phục những điểm yếu, tạo nên nét cá tính riêng
cho mình. Em biết mình còn cần phải khắc phục sự trì hoãn của bản thân và tiếp
tục phát huy sự năng động trong các hoạt động của mình. Áp dụng mô hình
SMART vào học tập và cuộc sống.
-Chuyên đề phục vụ cộng đồng. Giúp em biết mình không chỉ được tiếp thu kiến
thức cho riêng mình mà còn để áp dụng và phục vụ cho cộng đồng. Một số các
mô hình phục vụ cộng đồng như “học và dạy”, “tình nguyện”. Một số các
chương trình có thể kể đến như “Xuân tình nguyện”, “Dự án cầu Hàn”,… Tất cả
nhằm phổ biến, lan tỏa sứ mạng, tri thức cho cộng đồng những người yếu thế,
cần được giúp đỡ. Với một số kỹ năng cần thiết cần có như: Kỹ năng thực hành
xã hội, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Câu hỏi: Trong các nội dung đã học được, bạn có thể áp dụng
được điều gì trong học tập và cuộc sống hàng ngày?
-Trong các nội dung đã học được, em áp dụng “Sự phát triển bền vững” vào
trong học tập và cuộc sống hằng ngày. Phát triển bền vững được hiểu theo cách
là phát triển một cách lâu dài và vẫn tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Để xây
một căn nhà tốt cần có một nền móng thật vững chắc để chống chọi qua các cơn
giông lớn, giống như con người muốn sống và học tập cần có một sức khỏe tốt
về cả thể chất lẫn tinh thần để vượt qua các khó khăn thử thách.
-Trong cuộc sống hằng ngày, em không ngừng nâng cao sức khỏe qua các buổi
tập thể dục, ăn uống sinh hoạt phù hợp và giữ các thói quen lành mạnh. Dùng
các thực phẩm rõ nguồn gốc, các đồ dùng bảo vệ môi trường, tái chế được. Đồng
thời tham gia các buổi talkshow, workshop để nâng cao hiểu biết về stress, bệnh
tâm lí nói chung không chỉ để giúp mình mà còn là người thân xung quanh để
nâng cao nhận thức và trợ giúp kịp thời.
-Trong học tập, bản thân em luôn không ngừng học hỏi điều mới để hiểu mình,
hiểu người và từ những điều mới đó sẽ áp dụng và cũng như truyền đạt lại cho
mọi người xung quanh, lan tỏa tri thức cùng nhau phát triển. Có kiến thức để bảo
vệ được chính bản thân mình, tiếp đến là bảo vệ quyền lợi cho người yếu thế, các
tập thể, cộng đồng cần được giúp đỡ, không để ai bị bỏ rơi lại phía sau. Tham gia
các buổi tình nguyện, thiện nguyện, làm các bài tuyên truyền, những hoạt động
có đóng góp, cống hiến cho cộng đồng.
Câu hỏi: Hãy phác thảo kế hoạch của bạn để ứng dụng những gì
đã học vào thực tế học tập và cuộc sống hàng ngày?
-Em ứng dụng mô hình SMART vào học tập, lập ra các mục tiêu ngắn và dại hạn
một cách cụ thể dựa trên năng lực thật của bản thân. Phát triển sở trường và đam
mê lành mạnh, tham gia các hoạt động sinh viên, ngoại khóa, thái độ cởi mở,
luôn không ngừng học hỏi.
-Thực hiện phát triển bền vững. Nâng cao sức khỏe làm bước đệm cho mọi việc,
tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, sử dụng nguyên
liệu sạch, tái chế được. Cân bằng được sức khỏe vật lí và tinh thần, qua các bài
tập yoga, thiền, ăn uống và chế độ ngủ nghỉ lành mạnh.
-Đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Luôn kiểm chứng lại các thông tin mình tiếp
thu bằng cách tự đưa ra các câu hỏi phản biện. Không lan truyền các thông tin sai
lệch sự thật, chưa xác minh, mang tính ngược lại với chuẩn mực xã hội, vi phạm
pháp luật.

You might also like