You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 9

I/ Chủ đề: LÀM VIỆC CÓ TỔ CHỨC KHOA HỌC


1. Khái niệm:
- Năng động: là chủ động, tích cực, dám nghĩ dám làm.
- Sáng tạo: say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về tinh thần, vật chất, hoặc tìm
tòi học hỏi, phát hiện ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có
sẵn.
- Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả:
+Là tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng về cả nội dung và hình thức trong một thời gian
ngắn.
+Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2.Ý nghĩa của làm việc có tổ chức, khoa học:
- Giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách.
- Đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống (biết cân bằng giữa việc học
tập, lao động và nghỉ ngơi).
- Góp phần nâng cao đời sống của cá nhân và xã hội (làm việc có năng suất hiệu quả  thu nhập
doanh nghiệp cao  thu nhập cá nhân cao  nâng cao chất lượng).
3, Làm việc có tổ chức, khoa học có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay?
- Phân bố, sử dụng quỹ thời gian hợp lí (vì lập ra kế hoạch nên biết làm việc gì trước, việc gì sau)
- Tiết kiệm được thời gian, công sức, của cải của mình.
- Tạo nhiều sản phẩm giúp nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của bản thân.
- Góp phần nâng cao thu nhập, cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì đã đóng góp những sản phẩm
cho cộng đồng và trở thành người sống có ích.
- Góp phần phát triển kinh tế của địa phương, của vùng.
- Tạo nên sự cạnh tranh giữa các thị trường trong kinh tế thị trường.
3, Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ?Nếu làm việc chỉ
chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ?
Cho ví dụ cụ thể
Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì:
- Hoàn thành công việc tốt nhất, tiết kiệm thời gian, học thêm nhiều kiến thức, đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá…
- Ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là
chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...).
Đó chính là hiệu quả của công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta
có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
- Ví dụ:
+Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải
đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời, một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt,
chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng...
+Nhuộm cà phê bằng lõi pin gây ảnh hưởng sức khoẻ của người dân.
+Sản xuất đồ ăn kém chất lượng (các món ở quán hàng rong, xe đẩy không rõ nguồn gốc: dù
nhiều về số lượng nhưng không uy tín).
+Mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn quốc tế mang lại sự an toàn cho người sử dụng.
4, Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm
việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không? Vì sao?
Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng
suất, chất lượng, hiệu quả vì cải tiến phương pháp học tập giúp ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu
bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kết quả học tập cao, có chất lượng, thành tích tốt.
- Thảo luận về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, có ý kiến cho
rằng: 4 yếu tố “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” có mâu thuẫn với nhau. Em có đồng tình với ý kiến
đó không? Tại sao?
5,Thảo luận về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, có ý kiến cho
rằng: 4 yếu tố “nhanh, nhiều, tốt, rẻ” có mâu thuẫn với nhau. Em có đồng tình với ý kiến
đó không? Tại sao?
Em không đồng tình với ý kiến đó. Vì 4 yếu tố đó sẽ bổ trợ cho nhau. Năng suất cao thì sẽ nhanh
và tạo ra nhiều sản phẩm, mà nhiều sản phẩm thì sẽ rẻ. Thời đại phát triển, công nghệ phát triển,
nhu cầu con người cũng tăng theo, nên sản phẩm phải tốt mới có cơ hội và tiềm năng để đạt chất
lượng, hiệu quả trong sản xuất. Nên khi đó nếu điều chỉnh phù hợp giữa 4 yếu tố, thì nó sẽ bổ trợ
cho nhau mà không mâu thuẫn với nhau, tạo ra sản phẩm tốt và vừa đem lại lợi nhuận

6, Để học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả học sinh cần phải rèn luyện như thế nào?
- Học sinh cũng đang lao động, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức trong học tập.
- Góp phần nâng cao, cải thiện được điểm số và chất lượng học tập.
- Tạo ra nhiều phương pháp học giúp thay đổi được cách học hiệu quả.
- Xử lý tình huống.
1. Gia đình ông A chuyên sản xuất và cung cấp rau xanh cho một số cửa hàng trong thành
phố. Gần đây, có một người bạn của ông A ở địa phương khác đến chơi và khuyên ông
nên tìm mua và sử dụng một loại thuốc kích thích (không rõ nguồn gốc) có thể giúp rau
phát triển rất nhanh, xanh tốt đồng thời diệt được các loại sâu bệnh. Người bạn đó bảo
đảm với ông A rằng, nếu dùng loại thuốc kích thích đó thì vườn rau nhà ông sẽ đạt năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
a. Theo em, ông A có nên nghe theo lời khuyên của người bạn đó hay không? Tại sao?
b. Em và gia đình có sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích
thích sinh trưởng hay không? Tại sao?
- Bài tập 1,2,5 trang 29, 30.
II/ Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
1. Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức
tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2, Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: Truyền thống
của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử
thách và nỗ lực vươn lên để thành công. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình, dòng họ có ý nghĩa tích cực, quan trọng đối với gia đình và xã hội, góp phần làm phong
phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam
3, Một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc:
- Truyền thống yêu nước
- Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm
- Truyền thống đoàn kết
- Truyền thông nhân nghĩa
- Truyền thống cần cù lao động
- Truyền thống hiếu học
- Truyền thống tôn sư trọng đạo
- Truyền thống hiếu thảo
4, Phân biệt phong tục và hủ tục?
- Phong tục là thói quen, là nề nếp được được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, từ
hoạt động đời sống của con người và truyền từ đời này sang đời khác được xã hội công
nhân. Phong tục được gọi là bắt buộc như nghi thức, nghi lễ thì cũng khác với các hoạt động
thường ngày thường xuyên của chúng ta.
- Hủ tục là những thói quen,nghi thức cổ về những điều linh thiêng nhưng có thể dẫn đến những
việc làm không tốt khiến xã hội lên án.
5, Nêu những việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.
- Tự hào và tự ý thức.
- Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, nâng cao hiểu biết.
- Phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an
ninh xã hội.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện 5 đều Bác hồ dạy, lời của Bác Hồ dạy: “Ở đâu cần thanh
niên có. Ở đâu khó có thanh niên."
- Xử lý tình huống.
3/ Chủ đề: HỮU NGHỊ, HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
1, Biểu hiện
- Biểu hiện:
+ Hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
+ Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng hợp tác, lịch sự, hòa đồng, tôn trọng
2. Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị, hợp tác/ Quan hệ hữu nghị, hợp tác mang lại lợi ích gì?
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế,
văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật...
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- Bảo đảm về sự hòa bình
3. Vì sao phải các dân tộc trên thế giới cần phải hợp tác quốc tế với nhau?
= Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác quốc tế là điều quan trọng và tất yếu?
= Chúng ta cần phải thiết lập hữu nghị, hợp tác giữa các nước để làm gì?
- Thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của nhân loại như: ô
nhiễm môi trường, thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu toàn cầu, khắc phục tình trạng đói nghèo, an
ninh lương thực, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh....
- Một quốc gia riêng lẻ không thể nào giải quyết được những vấn đề nói trên, do đó, cần hợp tác
quốc tế để cùng nhau giải quyết.
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó
vì mục đích chung, hướng đến mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi”, trong đó, cụ thể với Việt Nam
là nguồn nhân công lao động dồi dào, còn các nước khác khi hợp tác với Việt Nam là nguồn vốn
đầu tư  giúp cho các nước cùng nhau phát triển về kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, giáo
dục…
-Hợp tác quốc tế còn tạo nên mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, không còn tình trạng
nước lớn nước bé, không được thôn tính và bành trướng các nước khác.
4, Liên hệ thực tiễn việc làm thể hiện tình hữu nghị, hợp tác với bạn bè và người nước ngoài.
+ Luôn quan tâm, chia sẻ, động viên và giúp đỡ bạn bè khi họ gặp khó khăn, bất hạnh.
+ Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, những vấn đề liên quan tới cuộc sống con người tại các
quốc gia trên thế giới.
+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài; sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn khi họ gặp khó khăn.
+ Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh, động viên các bạn ở những vùng chiến sự.
5, Nêu một số công trình Hữu nghị, hợp tác ở Thừa Thiên Huế và ý nghĩa của nó.
- Hầm Hải Vân là kết quả cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, được khởi công vào năm
2000 và khánh thành vào năm 2005.
- Với chiều dài 6,28km, hầm Hải Vân trở thành hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á và nhờ có
“cánh cổng thần kỳ” này mà việc di chuyển từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến TP Đà Nẵng trở nên
nhanh chóng, an toàn và dễ dàng hơn.
6, Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào? Sự hợp tác đó
đã mang lại kết quả gì?Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn?
- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung thông qua:
+ Sự quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt
+ Tôn trọng và học hỏi những điều tốt lẫn nhau
+ Trao đổi phương pháp học tập
+ Không ghen ghét, đố kị lẫn nhau
- Sự hợp tác đó đã giúp cho tình bạn thêm ngày càng gắn bó thân thiết hơn, học tập ngày càng tiến
bộ hơn.
- Dự kiến, để hợp tác bới bạn bè và mọi người được tốt hơn, em sẽ cố gắng mở lòng mình để mọi
người đểu cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc, tìm hiểu tính cách của mỗi người để có thể hợp tác tốt
hơn…
Bài 2: TỰ CHỦ
1,Khái niệm
- Tự chủ là làm chủ bản thân
- Làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi tình huống, luôn có
thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình
2, Biểu hiện
- Biết bình tĩnh, kiềm chế
- Tự đưa ra quyết định cho mình
- Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi
3, Ý nghĩa
- Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ
- Giải quyết được tình huống trong thực tiễn về tính tự chủ mà em có thể gặp.
- Biết sống 1 cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức

You might also like