You are on page 1of 3

-------------------------------------------------Công Dân--------------------------------------------------

Bài 2: tự chủ
1.Tự chủ là gì? Cho ví dụ?
- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình
huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình.
-Ví du:.....
2.Biểu hiện của người có tính tự chủ và không có tính tự chủ
Có tự chủ:
+ Không nóng nảy, vội vàng trong hành động
+ Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân
+Bình tỉnh nói chuyện lịch sự trước đám đông
+ Không bị rủ rê lôi cuốn vào những việc làm không đúng
Thiếu tự chủ:
+ Run sợ trước những bài làm khó
+ Bị lối cuốn vào những trò rủ rê của bạn bè
+ Không nghiêm túc trong học tập
+ Không qua tâm đến hoàn cảnh của người giao tiếp
3.Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ có tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức,
có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách cảm dỗ.
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
1.Thế nào là dân chủ?
Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng
tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi
người, đến cộng đồng đất nước
2.Mối quan hệ giữ dân chủ và kỉ luật.
Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào cồng việc chung.Kỉ luật là điều
kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
3.Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động
- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công
việc, tổ chức tất cả các hoạt động xã hội.
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
1. Nêu ý nghĩa của các hoạt động bảo vê hòa bình, chống chiến tranh đang xảy ra ở việt nam và thế giới
+Ý nghĩa hoạt động bảo về hòa bình:
Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc… Hòa bình đem lại cho con người
những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn
đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến
tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.
+Chống chiến tranh đang diễn ra ở VN và trên TG:
– Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình;
tránh để xảy ra chiến tranh.
– Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những
âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.
– Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.
– Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.
2.. Nêu các biểu hiện của sống hòa bình trong hằng ngày.
- Lắng nghe ý kiến của mọi người, giúp đỡ ủng hộ cac sgia đình khó khăn, thừa nhận khuyết điểm và sửa
chửa.
- ......
3.Vì sao cần phải bào vệ hòa bình?
Vì hòa bình đem lại cuộc sống âm no, binh yên, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại.
+ Hiện nay chiến tranh vẫn còn xảy ra ở nhiều nước, ngoài ra chiến tranh vẫn còn ầm ỉ trên hành tinh
 Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, của toàn nhân loại.
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
1.Việc làm thể hiện tình hữ nghị giữa các dân tộc trên thế giới:
+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài; sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn khi họ gặp khó khăn.
+ Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
2.Những việc làm thể hiện tình hữu nghị trong cuộc sống hằng ngày.
+ Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên;
+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài;
+ Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu;
+ Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
1.Việc làm thể hiện sự hợp tác cùng phát triển
- Trao đổi, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, cùng nhau học tập, hợp tác
- Giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh lúc họ gặp khó khăn.
- Biết lắng nghe, tôn trong ý kiến của nhau.
2. Nêu nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đẳng và Nhà nước ta.
- Coi trọng, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tôn trọng độc tập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực.
- Bình đẳng cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình
- Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
1.Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng
xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
2.Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Yêu nước, bất khuất, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trong đạo, hiếu thảo,...
– Các truyền thông về văn hoá (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam)
– Các truyền thông về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..)
3.Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
-Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gìn giữ và nối tiếp những giá trị tinh thần (những tư
tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
4.Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyên thống tốt đẹp của dân tộc?
 - Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình
phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
- Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam 
Bài 8: Năng động sáng tạo
1.Thế nào là năng động, sáng tạo?
 -Năng động là tích cực chủ động, giám nghĩ, giám làm,
-Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách
giải quyết mới.
2.Nêu những biểu hiện của việc năng động sáng tạo.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan,
trò giỏi, người công dân tố tề.
- Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.
- Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.
- Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.
- Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.
- Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó,
sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động...
3.Vì sao học sinh cần phải rèn luyện tính năng động và sáng tạo?
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động,
dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi
công việc.
4.Cần phải làm gì thể trờ thành người năng động sáng tạo?
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương
pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
5. Nêu những việc làm thể hiện tích cực, tự chủ, năng động, sáng tạo trong học tập lao động và sinh
hoạt
- Tự giác học tập, làm bài tập.
- Luôn siêng năng trong các hoạt động tập thể.
- Tham gia các hoạt động chung một cách hăng say.
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả
1.Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả nội dung và
hình thức trong một thời gian nhất định.
2.Vì sao phải làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả?
Làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả là bởi vì: ngày nay, đời sống con người
ngày càng tăng cao, bên cạnh đòi hỏi vể số lượng, con người còn đòi hỏi thêm cả chất lượng. Do đó, đảm
bảo chất lượng của nó ngày càng cao. Điều đó yêu cầu mỗi người cần phải có tinh thần làm việc năng suất
và hiệu quả
3.Biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Trong học tập:
 Biết sắp xếp tài liệu học tập khoa học,
 Biết sắp xếp thời gian học tập hợp lí để có thể học đều các môn,
 Biết kiến thức trọng tâm để chắt lọc và luyện tập,
 Biết lựa chọn phương pháp học hiệu quả,...
 Biết học hỏi những cách học của người khác
 Có kết quả học tập tốt
Trong cuộc sống:
 Biết sắp xếp đồ đạc trong phòng một cách khoa học;
 Biết sắp xếp công việc cần làm trước và công việc nào cần làm sau;
 Biết sắp xếp thời gian làm những công việc nhà;
 Biết lựa chọn cách làm nhanh và hiệu quả;...
Trong công việc: Công việc cũng cần như những việc làm hằng ngày hay học tập.
 Người đó biết sắp xếp công việc của bản thân;
 Họ biết được cách làm những công việc đó nhanh nhất và kết quả tốt;
 Họ biết học hỏi và sáng tạo những cách làm việc hiệu quả;
 Họ biết sắp xếp thời gian trong khi làm việc để có kết quả tốt nhất.
4.Yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
+ Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt.
+ Tìm tòi và sáng tạo.
+ Vượt qua mọi khó khăn.
+ Tích cực nâng cao tay nghề.
+ Lao động tự giác.

You might also like