You are on page 1of 5

1, Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn

Mở đoạn: Là 1 áng thiên cổ hùng văn, HTS của TQT hấp dẫn người đọc không chỉ bởi lập luận chặt chẽ , lí lẽ
đanh thép, hùng hồn mà còn bởi đó là cây văn tràn đầy tình yêu đất nước
- HCST của HTS
- Lòng căm thù giặc sâu sắc:
+ Vạch trần bản chất xấu xa, độc ác qua các hành động: đi lại nghênh ngang ngoài đường, sỉ mắng triều đình,
uốn lưỡi cú diều,….
+ Biện pháp ẩn dụ  sự căm phẫn, khinh bỉ lũ người hống hách, có bộ mặt xấu xa và sự căm giận của Trần
Quốc Tuấn
+ Lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi  vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu
toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.
- Nỗi lo nghĩ tột cùng cho nước nhà
+ Quên ăn, mất ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
+ Sự căm uất: Nuốt gan, uống máu quân thù, xả thịt lột da  diễn tả cảm xúc mạnh mẽ tuôn trào hết nấc này
đến nấc khác  đau đớn, xót xa, vừa nghẹn ngào, vừa căm hờn
 lời tâm sự sâu kín nhất  nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để rửa hận cho nước, rửa nhục
cho dân, bảo vệ chủ quyền dân tộc, lấy lại danh dự cho triều đình
+ “ dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”  nêu cao ý
chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi si sinh giành lại độc lập chủ quyền
- Thái độ chăm sóc với các tướng lĩnh
+ Dẫn chứng  quan tâm về nhiều mặt, sống có thủy có chung, đồng cam cộng khổ, sẻ chia
+ Nêu gương những trung thần  khích lệ lòng trung thành với chủ tướng, tố cáo tội ác của giặc  khơi lên
ngọn lửa căm hờn
+ Phê phán thái độ bàng quan, hưởng lạc, vô trách nhiệm  TQT lo lắng cho vận mệnh dân tộc  chiến đấu là
bảo vệ cho chính bản thân họ
Từng con chữ trong Hịch tướng sĩ là dòng máu nóng được chắt ra từ trái tim sụng sôi, sự nhiệt huyết  khơi
lên ngọn lửa yêu nước trong người các tướng sĩ  thắng lợi cho cuộc chiến
2, Nghị luận xã hội lòng yêu nước:
* Lòng yêu nước là gì ?  tình cảm thiêng liêng, sự tôn trọng, tôn thờ, khắc cốt ghi tâm trong tim, trách nhiệm
xây dựng và phát triển với Tổ quốc
* Biểu hiện của lòng yêu nước:
- Trong quá khứ:
+ Bao nhiêu cuộc chiến tranh đã nổ ra thoát khỏi ách đô hộ của phương Bắc
+ Ta có thể kể đến những chiến thắng tiêu biểu như: Ba lần đại thắng quân Mông- Nguyên, chiến thắng quân
Thanh, Tống, Minh,….)
+ Hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ trường kì của dân tộc  tinh thần yêu nước  sự hi sinh của đồng bào
không phân biệt giới tính, địa vị, vùng miền
 Tình yêu nước mạnh mẽ  con đường chung nhất: đấu tranh giành độc lập
- Hiện tại:
+ Sự khẳng định, mở rộng tiếng nói của Việt Nam trên bản đồ thế giới
+ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
* Vai trò của tinh thần yêu nước:
+ Đưa đất nước vượt qua mọi gian nan, thử thách, đóng góp to lớn cho thành công sau này của thế hệ người
Việt
+ Gắn kết mối quan hệ giữa người với người, tạo nên sự đoàn kết và sức mạnh tập thể vô cùng to lớn  mọi
người sống trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước
+ Là nguồn cảm hứng của các nhà văn, nhà thơ, nơi bày tỏ lòng yêu nước nồng nàn tha thiết như: Nam quốc
sơn hà, Theo Chân Bác, Tổ quốc gọi tên
* Bàn luận mở rộng
- Thế giới hiện đại ngày nay  bán rẻ linh hồn cho lũ phản quốc, bạo động, tuyên truyền, nói xâu, làm xấu đi
hình ảnh của Đảng hay sống vô cảm chỉ biết nghĩ đến bản thân mình  đáng bị khinh bỉ, lên án
* Liên hệ bản thân: Là một học sinh, em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để phát huy truyền thống yêu nước của
nhân dân ta.
3, Từ bài “ Bàn luận về phép học”, rút ra bài học cho bản thân
- Lên kế hoạch học tập, đề ra mục tiêu cụ thể, phù hợp
+ Dành thời gian ưu tiên hơn cho những môn học mình còn thiếu sót
+ Sắp xếp học chúng vào những khung giờ học dễ tiếp thu đối với bản thân
+ Có động lực  hoàn thành việc học tốt hơn
- Học tuần tự từ thấp đến cao  lĩnh hội đầy đủ kiến thức ở tất cả các cấp bậc, không chủ quan, bỏ qua những
kiến thức cơ bản ở các cấp độ thấp hơn
- Học rộng, phải biết tóm lược những điều cơ bản  nắm được tất cả các kiến thức dưới dạng hệ thống, ghi nhớ
lâu dài những điều đó
- Học phải đi đôi với hành.
+ Học mà không hành chỉ nắm lí thuyết, không vận dụng vào thực tiễn  vô ích, mất thời gian, tiền của, công
sức không mang lại lợi ích hay giá trị thiết thức nào.
+ Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí
thuyết soi sáng  năng suất và chất lượng thấp
+ Càng phải học không ngừng với các môn yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật cao.
4, Vai trò của việc tự học
* Tự học là gì ?  Tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập và tích cực 
Tinh thần đáng học hỏi và cần được phát huy
- Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ,
ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
* Vai trò của việc tự học
- Chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn
hiểu và nắm chắc bài học
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin  để học hiệu quả  có cái nhìn sâu rộng về 1
lĩnh vực dưới dạng hệ thống  tìm kiếm, tóm tắt thông tin là vô cùng quan trọng
- Từ lí thuyết, chúng ta cũng biết chủ động luyện tập thực hành  ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,
củng cố và nâng cao kiến thức đã học
- Giúp ta tìm được phương pháp học tập tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình
* Dẫn chứng: Danh nhân nổi tiếng thế giới thành đạt trong sự nghiệp, có được lượng kiến thức uyên thâm cũng
nhỡ tự học:
+ Thần đồng Lương Thế Vinh  cố học tập thật tốt cùng với trí thông minh mà đã đỗ trạng, chế ra bảng cửu
chương còn dùng đến ngày nay
* Bàn luận mở rộng
- Học sinh ngày nay quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như nào thì hiểu và học
như ấy  thụ động, thiếu suy nghĩ, sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sau bài giảng
của cô
- Có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn, đáp án,  lười suy nghĩ
* Liên hệ bản thân: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ ngày đêm trao dồi, rèn luyện bản
thân học tập thật tốt để trở thành người có ích cho xã hội  tạo đc niềm vui riêng cho bản thân nhờ việc học
5, Học phải đi đôi với hành
- Giải thích thuật ngữ:
+ Học:quá trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động từ nhiều nguồn khác nhau như sách vở,
người hướng dẫn, bạn bè, cha mẹ,...
+ Hành: đưa lý thuyết vào với thực tiễn, là hành động cụ thể có chủ đích, nhằm kiểm tra, xác nhận và tạo ra kết
quả từ những lý thuyết đã học
+ Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho
nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy,
dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.
- Vì sao học phải đi đôi với hành
+ Học mà không hành chỉ nắm lí thuyết, không vận dụng vào thực tiễn  vô ích, mất thời gian, tiền của, công
sức không mang lại lợi ích hay giá trị thiết thức nào. Một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành
tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại
+ Trên thực tế dù bạn có học lí thuyết cao siêu đến đây mà không vận dụng được vào thực tế thì mớ lí thuyết đó
cũng chỉ là mớ lí thuyết suông mà thôi
+ Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí
thuyết soi sáng  năng suất và chất lượng thấp
- Lợi ích:
+ Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
+ Người học sẽ thông qua việc thực hành để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức đó kiểm nghiệm trong thực
tế. Và để cho nó hiệu quả thì bạn nên tìm cách cân bằng giữa lí thuyết và thực tế 
+ Việc học không bị nhàm chán
+ Nguồn nhân lực hiệu quả
+ Có nhiều cơ hội trong cuộc sống hơn
- Dẫn chứng:
+ “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả, UNESCO (Tổ chức
Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để tự khẳng định mình”.
Phản đề:
Thực tế nhiều học sinh hiện nay sai lầm trong cách học dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Không chịu thực
hành mà chỉ học trên sách vở dẫn đến học vẹt, học suông…, trong quan điểm của Nguyễn Thiếp, ông phê phán
lối học chuộng hình thức, chuộng danh lợi.
Liên hệ bản thân
6, Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc
Mở đoạn: Bình Ngô đại cáo là áng văn chính luận mẫu mực ra đời sau cuộc kháng chiến chống quân Minh,
Bình Ngô đại cáo nói chung và nước Đại việt ta nói riêng xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của
dân tộc.
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân …. quân”  khắng định mạnh mẽ lời tuyên bố của một dân tộc giàu truyền
thống và ý nghĩa – vì dân mà đánh giặc
- Ra đời sau SNNN, NĐVT kế thừa xuất sắc bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của LTK trong việc khẳng
định chủ quyền dân tộc ở nhiều khía cạnh
 Niềm tự hào về một dân tộc có nên văn hiến lâu đời, phong tục riêng với hào kiệt vang danh khắp lịch sử
- “ Đã chia”,” Đã lâu”, “ vốn”  niềm tự hào về một dân tộc có lịch sử riêng, sánh ngang với các nước Trung
Quốc  điều hiển nhiên , tất yếu
- NQSH  nền độc lập được ghi ở sách trời, NĐVT  được ghi trong suốt chiều dài lịch sử: dựng nước và
giữa nước với những anh hào kiệt đời nào cũng có, được ghi trên bản đồ sông núi
- Của Hàm Tử bắt sống Ta….. : Phép liệt kê  kể tên những kẻ thù xâm lược đất nước ta ( khác nhau về vị thế,
thời đại)  đều tham công, thích lớn, đi ngựa nhân nghĩa  thất bại, tiêu vong
- Nghệ thuật tăng tiến  tô đậm sự thất bại của kẻ thù, khẳng định chiến thắng của ta và vang lên như một lời
cảnh báo
 Xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc: tuyên bố nền độc lập dân tộc, làm sáng vẻ đẹp của dân tộc
Việt
- Các bptt liệt kê, đx, tăng tiến, NĐVT đã thể hiện rõ nét tài năng và tình yêu nước thiết tha của…..
7, Chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân trong thời đại ngày nay
- Chủ quyền đất nước là gì ? Chủ quyền quốc gia là Quyền làm chủ đối với quốc gia, mỗi nước có quyền làm
chủ kinh tế , chính trị…., bảo vệ chủ quyền đất nước là hành động không để các quốc gia khác xâm phạm, can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
- Sống trong độc lập luôn là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau là một nguyên tắc
cơ bản, một điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
 niềm tự hào về lịch sử dân tộc, cũng như là mong muốn xây dựng một nền hòa bình vĩnh viễn về sự thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ.
- Mỗi công dân đều phải ý thức trách nhiệm gìn giữ chủ quyền dân tộc giống như một điều tất yếu phải làm
- Trong lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay, chúng ta đã phải đấu tranh chống lại biết bao kẻ thù xâm lược.
- Hơn bốn nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta chưa kịp chuyển mình đã rơi vào vòng nô lệ của thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ. Trong những năm tháng hào hùng ấy, từ người già người trẻ người đàn ông đàn bà đều có thể trở
thành một chiến sĩ trên mặt trận. Mọi công cụ như cuốc, thuổng, gậy, gộc… đều có thể trở thành vũ khí chiến
đấu chống lại kẻ thù
- Qua đó, ta có thể thấy sự hóa bình, độc lập mà chúng ta có ngày nay là nhờ máu và mồ hôi của các người đi
trước, chính vì vậy, tinh thần bảo vệ chủ quyền càng được nêu cao
- Tuy nhiên, có một số thành phần vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng bán rẻ linh hồn cho bọn phản động, phản quốc
hay nói và tuyên truyền xấu về Đảng. Nếu không xử lí kịp, nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường
- Là một học sinh, em cần phải tự ý thức trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước bằng việc cố gắng học tập và rèn luyện tốt để trở thành một chủ nhân giàu tiềm năng kiến thiết đất nước
cường thịnh.

You might also like