You are on page 1of 9

ĐÁP ÁN CÁC ĐOẠN VĂN NLXH

Đề 1:
Câu 5 : Từ nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày
suy nghĩ của em về lòng khoan dung.
Gợi ý: a. Yêu cầu kĩ năng:
- Đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, viết câu,
chính tả, …
b. Yêu cầu kiến thức:
*HS trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống. Có thể là:
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau
khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người.
- Biểu hiện của người có lòng khoan dung:
/ Biết tha thứ cho sai phạm của người khác….
/ Sẵn sàng cho người khác cơ hội sửa sai….
/ Bình tĩnh xử lí những xung đột, va chạm….
- Ý nghĩa của khoan dung:
+ Lòng khoan dung sẽ cảm hóa được những người lầm lỗi, khuyến khích họ, tạo
cho họ niềm tin, động lực để sửa chữa sai lầm và cố gắng vươn lên. Khoan dung
giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp, cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn
với mọi người xung quanh.
+ Có lòng khoan dung, con người sẽ biết sống nhân ái, cảm thông và thấu hiểu cho
nhau.
+ Khi biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác chính là ta đang giải phóng tâm hồn
mình khỏi những đau khổ và thù hận, làm cho tâm hồn mình được thanh thản, nhẹ
nhõm, an yên.
+ Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, trân trọng, nể phục…
*Phản biện, bàn luận:
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến….
- Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái….
* Rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Cần phải sống khoan dung nhân ái.
- Sống khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình.
Đề 2: (Đề này rộng, các con tham khảo các bài viết mẫu để lựa chọn kiến thức
phù hợp trên dàn ý sau, có thể tham khảo các ngữ liệu ở đv đề số 3)
Câu 5: Từ nội dung văn bản trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nêu suy
nghĩ của em về tình mẫu tử.
* Yêu cầu kĩ năng:
- Đúng hình thức đoạn văn, vận dụng phương thức nghị luận, văn phong chôi trảy,
không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
* Yêu cầu kiến thức: Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau.
*Từ tinh thần đoạn văn => nêu được vấn đề nghị luận.
* Giải thích “ Tình mẫu tử ” là gì?
+ “ mẫu” là mẹ, “ tử” là con, “ tình mẫu tử” là tình mẹ dành cho con…
*Biểu hiện của Tình mẫu tử
+ Khi con chưa chào đời:….
+Khi con còn nhỏ: mẹ luôn chở che, nâng đỡ, dìu dắt…..
. + Khi con trưởng thành: mẹ luôn sát cánh cùng con……
+ Suốt cả cuộc đời: mẹ luôn lo lắng, hi sinh cho con mà không mong một sự đền
đáp…..
*Vai trò, ý nghĩa của Tình mẫu tử
- Là tình cảm đầu tiên mà mỗi con người khi sinh ra đều cảm nhận được và cũng là
tình cảm bền vững nhất theo ta mỗi cuộc đời…
- Lf ngọn đèn soi sáng mỗi khi con lầm đường, lạc lối….
- Là động lực, sức mạnh… để con vượt qua mọi khó khăn….
*Bài học nhận thức
-Trân trọng tình cảm thiêng liêng, bền vững này
- Cố gắng học tập… để trở thành con ngoan trò giỏi đền đáp công sinh thành và
dưỡng dục…
- Đặc biệt, không có những hành động trái với đạo làm con…
Đề 3:
5. Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói: ''Trong vũ trụ có
lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.
Gợi ý: “Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Lời ru hay chính tình yêu thương, sự hi sinh của người mẹ là những đại dương sâu
thẳm mà cuộc đời con người không thể đo đạc cũng không thể thấu hiểu hết. Đứng
trước những công lao của người mẹ đối với cuộc đời mỗi con người, Bersot cất lời
ca ngợi: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người
mẹ”.
a) Giải thích
– Giải thích từ ngữ:
Kỳ quan: là công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ, hiếm thấy. Đây
thường là những vẻ đẹp phi thường, khiến con người phải ngưỡng mộ, ngợi ca.
Tuyệt vời: đạt đến mức lí tưởng, không gì sánh được.
Trái tim người mẹ: tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất
không gì có thể sánh được.
– Nội dung câu nói: So sánh kì quan vũ trụ với trái tim người mẹ, Bersot nhấn
mạnh sự tuyệt vời, kì vĩ của tình mẹ. Câu nói là lời khẳng định tấm lòng của người
mẹ là vĩ đại hơn, tuyệt vời hơn tất cả mọi kỳ quan mà thiên nhiên hay con người
tạo ra.
b) Bàn luận
(1) Trái tim người mẹ là kỳ quan tuyệt vời nhất, vì:
Trong suốt cuộc đời mình, người mẹ đã phải hi sinh rất nhiều để mang đến cho
con những điều tốt đẹp nhất: mang nặng đẻ đau, chăm nuôi con khôn lớn, gần gũi
chia sẻ những buồn vui với con, lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời…
Người mẹ đã hi sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…
Nhờ có mẹ, chúng ta được sống trong sự đùm bọc yêu thương vô bờ bến. Mẹ là
bến đỗ bình yên trong tâm hồn của mỗi người con. Được sống trong tình yêu
thương của mẹ là điều tuyệt vời nhất, là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho
con người.
Tình mẹ không phải cái gì vô hình mà được thể hiện từ những điều giản dị nhất.
Đó là những cử chỉ ân cần vô cùng nhỏ bé nhưng đều xuất phát từ lòng yêu
thương vô bờ bến. Con cái dù mắc phải sai lầm, dù khổ đau, lầm đường lạc lối…
vòng tay của mẹ vẫn mãi vỗ về, che chở cho con, vẫn trọn vẹn yêu thương và hi
sinh tất cả. Đằng sau thành công của những đứa con đều có bóng hình hi sinh của
người mẹ.
(2) Tình cảm, trách nhiệm của mỗi người đối với mẹ
Bên cạnh ca ngợi tình mẹ, Bersot cũng gián tiếp nhắc nhở mỗi con người phải biết
trân trọng, yêu thương và hiếu thảo với người mẹ. Kỳ quan càng tuyệt vời, con
người càng cần có những hành động trân trọng và bảo vệ. Trước những hi sinh của
người mẹ, con người càng phải học cách yêu thương và hiếu thảo. Có như thế mới
trọn đạo nghĩa làm người.
(3) Mở rộng, phản đề
Tuy nhiên, không phải ai trong cuộc đời cũng may mắn được sống trong tình yêu
thương của mẹ. Có những đứa trẻ sinh ra đã không còn mẹ, có những đứa con suốt
đời không biết mẹ mình là ai… Những con người ấy khi không tìm được điểm tựa
tinh thần, không có nơi vỗ về an ủi linh hồn từ trái tim người mẹ càng cần tự lực
vươn lên, tự động viên bản thân để vượt qua những khó khăn cũng như là cám dỗ
của cuộc đời.
Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những câu chuyện đau lòng về những bà mẹ bỏ rơi
con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém
nào đó mà lợi dụng con cái của mình, hay đánh đập hành hạ chính đứa con họ dứt
ruột sinh ra. Những con người đó, những hành động đó cần lên án, phê phán.
c) Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp
của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh
thành ra mình…
– Hành động:
Cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng từ chính cuộc sống riêng của mình từ đó
biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc gia đình, định hướng một lối sống đúng đắn,
hợp đạo lí.
Hãy là những đứa con hiếu đạo, hãy góp phần vun đắp để góp phần giữ lửa cho
mái ấm gia đình, để làm an yên trái tim, tấm lòng người mẹ.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ – lời Đức Phật răn dạy đó sẽ luôn là chân lí.
Tình mẫu tử là tình cảm vô giá, là kỳ quan bậc nhất của nhân loại. Được sống, biết
trân trọng và nâng niu tình cảm thiêng liêng ấy, cuộc sống của con người mới bền
vững và có ý nghĩa.
Đề 4:
Câu nói của M. Go-ro-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì? Viết đoạn văn trình bày quan
điểm của em.
Câu Đáp án
Mở – Giới thiệu: Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu
bài tri thức của nhân loại.
– Dẫn dắt câu nói cùa M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi
cỏ kiến thức mới là con đường sống"

Thân 1. Giải thích: 


bài –  Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu
của nhân loại.
– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức,
sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này
2. Đưa ra các biểu hiện: 
a. Tại sao sách là con đường sống?
– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.
– Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền
đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin
mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.
– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của
cộng đồng.
b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?
– Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại
sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài,
ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y
học;… sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người
nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích.
– Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua
nhiều loại sách khác nhau.
– Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế
giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay
công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,…
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không
hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu
như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã
hội ngày một tăng.
– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho
mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ
vì tính tò mò của bản thân.
4. Liên hệ bản thân
- Mỗi chúng ta cần trau dồi bản thân nhiều hơn bằng cách đọc sách.
Khẳng định lại vấn đề.
Kết - Câu nói của M. Go-rơ-ki hoàn toàn đúng đắn.
bài – Khẳng định vai trò lớn lao của sách.

Đề 5: Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết của em về xã hội, em hãy viết một đoạn
văn nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc
sống.
* Hình thức: Đoạn văn ngắn theo đúng phương thức nghị luận. Các nội dung trình
bày rõ ràng, mạch lạc. Cảm xúc, suy nghĩ xuất phát từ hiểu biết và ý thức đúng đắn.
Thể hiện sự chân thành trong suy nghĩ khi liên hệ với bản thân.
* Nội dung:
Gợi ý:
- Nêu vấn đề: Vai trò của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống.
- Giải thích thế nào là tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống….(tự tìm khái
niệm)
- Nêu các biểu hiện của những con người luôn biết yêu thương, giúp đỡ những người
xung quanh. (Liên hệ thực tiễn cuộc sống)
- Vai trò, ý nghĩa của sự giúp đỡ, yêu thương (niềm vui trong tâm hồn, giúp đỡ được
những hoàn cảnh khó khăn, làm cuộc sống thêm tốt đẹp)
- Bàn luận mở rộng vấn đề (phản đề, nguyên nhân, đáng giá, …)
- Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.
* Gợi ý một phần bài làm:
Có nhà văn đã từng nói "Nơi lạnh nhất Trái Đất không phải là bắc cực, mà là nơi
không có tình thương". Tình thương là giá trị cao quý tốt đẹp ở đời, có thể nâng niu
cuộc sống con người. Có rất nhiều biểu hiện của tình thương, trong đó có sẻ chia.
Cuộc sống thay đổi, sự sẻ chia trong xã hội hiện nay cũng khiến mọi người có nhiều
suy nghĩ. Vậy sẻ chia là gì? Có thể hiểu sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui,
nỗi buồn. Nó hoàn toàn trái ngược với thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người
khác. Người biết sẻ chia là người có tấm lòng nhân ái thấu tình đạt lí và tinh tế, biết
lắng nghe biết thấu cảm. Tại sao cuộc sống lại cần có sự đồng cảm, sự sẻ chia?
Chúng ta cần hiểu rằng cuộc sống luôn có những thăng trầm, khó khăn, không có ai
mãi mãi vui vẻ, hạnh phúc, không có ai không gặp phải những nỗi buồn đau trong
cuộc đời. Để có thể vượt qua những thử thách đó, ai cũng cần có sự san sẻ, động viên.
Một cái ôm, một cái vỗ vai hay đơn giản chỉ là một phút im lặng lắng nghe cũng có
thể khiến cho một người trở nên nhẹ nhõm hơn. Có những người bởi vì cất giấu tâm
sự một mình mà u uất trầm cảm dẫn đến những hậu quả thương tâm. Cuộc sống sẽ trở
nên ra sao nếu một người lạnh lùng vô cảm thờ ơ với khó khăn đau khổ của người
khác?.........
*Yêu cầu chung:
- Làm đúng kiểu bài thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…

Đề 6: Viết đoạn văn bàn về: ước mơ, hoài bão trong cuộc đời mỗi con người.
1. Mở đoạn: Dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Ước mơ và hoài bão
2. Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Ước mơ: là những điều mình mong muốn, những khát khao mà con người muốn
đạt được….
+ Hoài bão là ấp ủ những dự định, ước mơ lớn lao, có ý nghĩa….
- Vai trò của ước mơ và hoài bão:
+ Là kim chỉ nam cho mọi dự định, kế hoạch….
+ Thôi thúc con người hành động, củng cố thêm niềm tin và sự kiên định….
+ Giúp con người huy động tối đa những năng lực, sở trường cũng như sự cố gắng,
nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đặt ra…..
+ Làm cho cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Khi biết ước mơ nghĩa
là con người biết được mình muốn gì, cần phải làm gì và làm như nào…..
- Liên hệ thực tiễn:
+ Đưa ra những tấm gương về những con người có ước mơ, hoài bão: Chủ tịch Hồ
Chí Minh, NicVujic,…(Con phải kể chi tiết dẫn chứng từ 2-3 câu văn)
+ Ước mơ, hoài bão của học sinh =>  thành công
- Mở rộng:
+ Trong xã hội ngày nay bên cạnh những người có ước mơ, hoài bão cũng có
những con người không có ước mơ, sống mơ hồ, không có mục đích sống.
+ Để cuộc sống trở nên ý nghĩa, để khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc
sống, mỗi người cần có ước mơ, dám ước mơ và dám biến ước mơ ấy thành hiện
thực.
3. Kết đoạn:
Khẳng định giá trị của ước mơ, hoài bão.
ĐỀ 7: Viết đoạn văn về chủ đề: “Đứng lên sau thất bại”.
Câu 1: Hãy viết bài văn ngắn với chủ đề: “Đứng lên sau thất bại”
Yêu cầu về kĩ năng
-Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình
luận,…
- Biết nêu và phân tích, bình luận dẫn chứng.
- Dung lượng là một bài văn ngắn (Tập trung vào các luận điểm: giải thích, bàn luận,
bài học…)
Yêu cầu về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiểu cách khác nhau nhưng cần làm rõ những yêu cẩu cơ
bản sau:
-Dẫn dắt vấn đề
– Giải thích vấn đề:
+“Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những
công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
Nghĩa chung câu nói: Nhằm khuyên nhủ con người biết đứng lên, biết rút ra những
bài học kinh nghiệm sau những vấp ngã, sai lầm để thành công trong tương lai. Đó là
một bài học bổ ích cho con người trong cuộc sống.
– Vì sao con người phải biết “Đứng lên sau thất bại” ?
+ Trong cuộc đời con người, không phải lúc nào cũng gặp những thuận lợi, may
mắn, có những lúc đường đời cũng gập gềnh, sóng gió…Đó là quy luật tất yếu của
cuộc sống….
+ “Thất bại” là “lửa thử vàng”là phép thử ý chí, nghị lực con người trong cuộc
sống.
+ “Thất bại là mẹ thành công”, sau mỗi thất bại, va vấp, nếu chúng ta biết “đứng
lên”, nhìn nhận lại để rút ra được bài học kinh nghiệm…thì thành công trong tương lai
là điều không còn xa vời… (Dẫn chứng)
+ Ngược lại, nếu sau những vấp váp, sai lầm con người cứ lún sâu vào hố sâu của sự
thất vọng, đổ lỗi cho hoàn cảnh …. Thì thành công sẽ chẳng bao giờ đến và cuộc sống
của người đó sẽ chẳng còn ý nghĩa.
(Dẫn chứng)
– Nêu bài học về nhận thức và hành động:
+ Nhận thức được khó khăn, thất bại là điều tất yếu của cuộc sống
+ Biết rút ra những bài học quý sau thất bại để vươn lên thành công
+ Có ý chí vươn lên, không nản lòng, buông xuôi, không đánh mất mình khi gặp thất
bạt…..
-Khẳng định vấn đề; Liên hệ…
ĐỀ KT SỐ 1
Câu 5: Từ nội dung ở phần Đọc, hiểu và những hiểu biết của bản thân, em hãy viết
một đoạn văn triển khai luận điểm: “Điều bản thân cần làm là trở thành một người
chính trực và biết yêu thương”.
Viết đoạn văn
Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn
- Biết cách triển khai luận điểm đã cho với kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc
chắn, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh triển khai luận điểm một cách sáng tạo nhưng đảm bảo hướng tới các ý
cơ bản sau:
* Nêu luận điểm: Dẫn dắt, nếu đuợc luận điểm trong mở bài: Điều bản thân cần
làm để trở thành người chính trực và biết yêu thương
Thân đoạn* Giải thích ý nghĩa của luận điểm:
- Người chính trực là người sống ngay thẳng, trung thực, biết tôn trọng lẽ phải,
công lý…
- Người biết yêu thương là người có hành động, suy nghĩ thể hiện sự quan tâm đến
người khác, quý mến, lo lắng, hi sinh, luôn mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi
người…
* Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực và biết yêu thương:
(Học sinh có thể triển khai ý về “điều bản thân cần làm” theo hướng song song
hai ý “Người chính trực” và “biết yêu thương” hoặc tách riêng từng ý; nhưng
phải đảm bảo với mỗi ý có ít nhất 3 điều thực hiện trên mới cho điểm tối đa)
- Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực:
+ Tôn trọng lẽ phải, công lý, sống ngay thẳng, trung thực…
+ Luôn bảo vệ, đấu tranh cho lẽ phải, cho cái đúng không bị lay chuyển bởi những
tác động bên ngoài…
Sống có ước mơ, lý tưởng cao đẹp, luôn hướng tới những điều tốt đẹp vì cộng
đồng…
(Học sinh đưa ra dẫn chứng để làm rõ các ý trên)
- Điều cần làm để trở thành người biết yêu thương:
+ Luôn sống theo các chuẩn mực đạo đức, yêu thương, quan tâm, sẻ chia…
+ Tình yêu thương không chỉ dành cho người thân mà còn dành cho mọi người
trong cộng đồng…
+ Tình yêu thương không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn thể hiện ở hành động cụ
thể, chân thành.
+ Biết phê phán lối sống thiếu tình thương…
(Học sinh đưa ra các dẫn chứng để làm rõ các ý trên)
* Rút ra bài học cho bản thân:
Mỗi người luôn có ý thức rèn luyện để trở thành người chính trực và biết yêu
thương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

You might also like