You are on page 1of 4

| Học là đứng TOP

VIẾT BÀI VĂN, ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2)

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC


1. Vấn đề nghị luận là gì?
- Vấn đề nghị luận là những vấn đề được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.
+ Là các vấn đề rất cụ thể, như: một hiện tượng đời sống, một tác phẩm văn học, một hiện tượng khoa học,...
+ Là các vấn đề mang tính khái quát, trừu tượng, như: một phẩm chất cao đẹp, một đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật, một quan
điểm khoa học,...
2. Phạm vi nghị luận
Phạm vi vấn đề nghị luận rất rộng, có thể là các vấn đề xã hội, nghệ thuật, khoa học, chính trị, đạo đức ...
3. Ý nghĩa của vấn đề nghị luận
- Vấn đề nghị luận phải quan trọng và thiết yếu đối với cá nhân và cộng đồng.
- Vấn đề phải thu hút sự quan tâm của nhiều người (đảm bảo tính xã hội và tính thời sự).
4. Các yếu tố của văn bản nghị luận
- Ý kiến: là những quan điểm, nhận định, đánh giá của người viết về vấn đề nghị luận. Ý kiến trong bài văn nghị luận cần chính xác,
mới mẻ, thấu đáo mới tạo được sức thuyết phục cho bài văn.
- Lí lẽ : là những điều được mọi người thừa nhận, được sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến của người viết. Lí lẽ cần phải phù hợp,
sắc bén,...
- Bằng chứng: là các sự việc, sự vật, hiện tượng, con người, ... gắn với vấn đề nghị luận. Bằng chứng trong bài văn nghị luận cần xác
thực, tiêu biểu.

HOCMAI - Nền tảng học trực tuyến số 1 Việt Nam Tổng đài: 1900 6933 -1-
| Học là đứng TOP

5. Dàn ý của viết bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội
* Mở bài/mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận và đánh giá chung về vấn đề đó
* Thân bài/thân đoạn:
- Giải thích vấn đề
- Các biểu hiện của vấn đề (kết hợp dẫn chứng xác đáng)
- Phản đề
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân em,
=> với phần thân đoạn, do giới hạn về dung lượng nên lựa chọn một biểu hiện để triển khai.
* Kết bài/ kết đoạn: Đánh giá chung về vấn đề
Lưu ý:
- Mỗi ý kiến cần được làm sáng tỏ và thuyết phục bằng các lí lẽ và bằng chứng.
- Mỗi lí lẽ được củng cố bởi những phân tích, giải thích hoặc những bằng chứng cụ thể.
- Cả ba yếu tố gắn kết chặt chẽ với nhau để tăng thêm tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Bài 1. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến dưới đây
“Gia đình luôn hiện về bên ta trên mọi nẻo đường, vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, góp một nụ cười khi ta thành công.”
Bài 2:
Nếu là sứ giả hòa bình, em sẽ gửi đến thế giới thông điệp gì để cuộc sống tốt đẹp hơn? Vì sao?

C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN

HOCMAI - Nền tảng học trực tuyến số 1 Việt Nam Tổng đài: 1900 6933 -2-
| Học là đứng TOP

Bài 1:
1. Giải thích vấn đề:

“Gia đình luôn hiện về bên ta trên mọi nẻo đường, vựa ta dậy mỗi khi vấp ngã, góp một nụ cười khi ta thành công”

=> Vai trò của gia đình đối với con người.

- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các
thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó
khăn, hay thất bại trong cuộc sống.

- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm
có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

2. Bàn luận vấn đề

* Vai trò của gia đình:

- Gia đình là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành.

- Gia đình là nơi đầu tiên giúp ta hình thành nhân cách.

- Gia đình là nơi bao bọc, che chở cho mỗi con người.

- Gia đình là cái nôi, là chốn bình yên cho ta trở về sau những giông bão của cuộc đời. Gia đình còn là nơi chia sẻ niềm vui khi ta
thành công.

HOCMAI - Nền tảng học trực tuyến số 1 Việt Nam Tổng đài: 1900 6933 -3-
| Học là đứng TOP

- Gia đình là nguồn động lực, nguồn cổ vũ động viên giúp ta không ngừng phấn đấu.

- Gia đình là nơi nâng đỡ, giúp ta vươn đến những ước mơ của cuộc đời.

=> Gia đình có ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

=> Gia đình còn là hạt nhân, tế bào của xã hội. Gia đình vững chắc và bình yên là nơi nuôi dưỡng những con người có ích cho xã hội.

* Mỗi người con phải có trách nhiệm đối với gia đình: luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Chăm sóc, phụng dưỡng khi ông
bà cha mẹ già yếu.

* Phản đề: Bên cạnh đó vẫn có những người chưa nhận ra được ý nghĩa và có ý thức trân trọng, gìn giữ gia đình, thậm chí là có hành
động đi ngược lại điều đó: bất hiếu, đánh đập ông bà, cha mẹ, đây là hành vi đáng lên án và loại bỏ.

* Liên hệ bản thân.

Bài 2

Học sinh lựa chọn thông điệp khiến cuộc sống tốt đẹp hơn và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Thông điệp em muốn đưa ra để có cuộc sống tốt đẹp hơn đó là thế giới không còn chiến tranh.
- Vì: Khi thế giới không còn chiến tranh con người, đặc biệt là trẻ em sẽ được quan tâm và phát triển mọi mặt về y tế, giáo dục. Những
trẻ em sẽ được sống trong cuộc sống yên bình, sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè. ….

HOCMAI - Nền tảng học trực tuyến số 1 Việt Nam Tổng đài: 1900 6933 -4-

You might also like