You are on page 1of 6

GIÁO ÁN DẠY HỌC LỚP 8

I/ NLXH:
Dạng 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ:
1. Khái niệm:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư
tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm
hồn nhân cách, về các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con
người trong xã hội…).
- Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi,
tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn
đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những vấn đề đạo đức, tư tưởng, tình cảm
gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, bạn bè, ý thức
trách nhiệm, tinh thần học tập…
Những vấn đề này có thể được đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thông
thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn, châm ngôn, ngạn ngữ, ca dao
hay câu nói của một nhà văn hóa, nhà khoa học, người nổi tiếng…
2. Phân loại: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường tồn tại ở các dạng:
a. Dạng luận bàn về một tính cách hoặc một trạng thái tâm lý
VD:
+ Tự trọng và tự kiêu
+ Luận về sự bình yên.
b. Dạng đề đưa ra một hoặc hai nhận định, nhận định ấy có thể xuất hiện qua
một câu nói, một câu thơ/ một lời hát, một châm ngôn, một tục ngữ, ca dao…
VD:
+ Anh/chị nghĩ gì về câu nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen
ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta
vậy”. (Tuân Tử)
+ Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm
lòng. Để làm gì, em biết không?. Để gió cuốn đi…”. Suy nghĩ của anh/chị về lời
bài hát.
+ Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào,
hỡi bạn?”.
+ Có ý kiến cho rằng: “Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh
bằng đại bác”. Nhưng Tổng Giám độc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng
định: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mãi đắm chìm trong quá
khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng
khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình” Anh/chị
suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy?
+ Có người nói: “Hãy làm theo sự mách bảo của con tim”. Suy nghĩ của anh/chị
như thế nào về câu nói đó. ( Vũ Lân tự ra)
3. Cách làm:
a. Trước hết, phần mở bài phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị
luận. Nêu ý chính (vấn đề) hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
b. Phần thân bài, có nhiều luận điểm. Tuy nhiên cần đảm bảo:
- Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.
+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen/nghĩa bóng (nếu có)
+ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý
=> Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi LÀ GÌ?
- Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Từ
đó, chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã
hội.
=> Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO?
- Luận điểm 3: Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có
liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời
đại này nhưng hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng
chưa đúng trong hoàn cảnh khác.
=> Thực chất của luận điểm này là trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn
đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp
đặt khiên cưỡng
(VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong
những hoàn cảnh khác nhau như thế nào?...)
- Luận điểm 4: Rút ra bài học nhận thức (đúng hay sai?) và hành động (cần làm
gì?). Đây là một luận điểm nhỏ nhưng là vấn đề cơ bản của nghị luận xã hội bởi
mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục
người đọc.
c. Phần kết bài, liên hệ bản thân, đánh giá chung về vấn đề.
Dạng 2 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm:
- Là bàn về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang
tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi
trường, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, bệnh vô cảm…). Đó có thể là
hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
2. Cách làm:
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống,làm rõ những từ ngữ,
hình ảnh, khái niệm có trong đề bài (nếu có).
- Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời
sống
+ Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào?
+ Có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống?
+ Thái độ của xã hội đối với vấn đề như thế nào?
- Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
+ Nguyên nhân chủ quan
+ Nguyên nhân khách quan
- Luận điểm 4: Chỉ ra kết quả hoặc hậu quả
- Luận điểm 5: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng
+ Nguyên nhân nào thì giải pháp đó.
+ Cần chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi phải phối hợp với
những lực lượng nào?
- Luận điểm 6: Rút ra bài học: nhận thức và hành động
+ Nhận thức về vấn đề như thế nào? Đúng hay sai?
+ Cần phải làm gì?
c. Kết bài: Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân
về hiên tượng đời sống.
3. Đề minh họa:
Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:
"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước
lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy
chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện
người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn".
(Đặng Anh, Sống đúng là chính mình, tuoitre.vn, ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho
biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Gợi ý làm bài:
I. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu hiện tượng cần bàn.
II. Thân bài:
1. Nêu bản chất của hiện tượng
- Giải thích hiện tượng
- Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những
người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá
nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của
cộng đồng xã hội.
- Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái
độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ
của mình trước đám đông
2. Thực trạng.
- Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của
Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh
của nước ta khá thụ động trong học tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một
chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với điều
được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của mình thì
lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận.
- Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi
thường bị nhìn nhận là "trẻ người non dạ", "ngựa non háu đá", "trứng khôn
hơn vịt". Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động,
sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng,
ít dám bộc lộ bản thân.
3. Nguyên nhân:
- Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải
luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống.
- Do sự ích kỉ, bảo thủ của người lớn.
- Trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người có
khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc
phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí
ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi….
4. Hậu quả:
- Những người trẻ có tâm huyết trở nên bất mãn, thờ ơ, thiếu tự tin…
- Người trẻ không có điều kiện thể hiện tài năng và sự cống hiến cho xã hội.
- Thiếu công bằng khi bình xét, đánh giá khen thưởng.
5. Giải pháp:
- Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người
trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình:
thẳng thắn và khiêm tốn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng
không được kiêu căng, thất lễ với người khác.
- Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có
cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến
với họ; đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ
chứ không nên có thái độ "dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến
tinh thần và tâm lí của thế hệ trẻ.
- Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo
và bộc lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực.
6. Bình luận, mở rộng vấn đề:
- Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc chính
kiến của những người trẻ tuổi hơn
- Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo...-> dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng
thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình.
- Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh
luận với người khác với thái độ chống đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược,
hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ.
III. Kết bài:
- Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có
giá trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

You might also like