You are on page 1of 7

CỤM THI LIÊN TRƯỜNG THPT

QUỲNH LƯU- HOÀNG MAI HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM


NGUYỄN XUÂN ÔN - DIỄN CHÂU 2 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN
D. CHÂU 4 -THÁI HÒA - LÊ LỢI - TÂN KÌ HỌC SINH GIỎI LỚP 12
ĐÔ LƯƠNG 1 - ĐÔ LƯƠNG 2 – ĐÔ LƯƠNG 3
ĐỢT 2 - NĂM HỌC 2023 - 2024
(Đáp án có 07 trang) Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề

A. YÊU CẦU CHUNG


1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ
ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá phẩm chất năng lực học sinh,
hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần
hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng
mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết, cẩn trọng và tinh tế đánh giá
bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể. Giám khảo cần khuyến khích những tìm tòi, sáng
tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả
không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. Điểm toàn bài lấy đến một
chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 Trong cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can (NXB Hội Nhà văn, 8,0
2015, tr.35), tác giả Đặng Hoàng Giang có viết: “Người ta đánh đổi mọi
riêng tư thầm kín để chạy theo một quá trình tự trình diễn vô tận, không
có thời điểm hạ màn, với mục tiêu tạo tối đa sự chú ý của người khác. Sự
chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt
nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn
chìm. Mỗi lần ngoi lên là một lần chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm
ngoài cuộc. Ý nghĩa và sự thành công của một ngày nghỉ, của một chuyến
đi, rộng hơn là của cả cuộc đời, được đo bởi số lượng like”.
Tiếp đó, trong cuốn Thiện, Ác và Smartphone (NXB Hội Nhà văn,
2018, tr.31), Đặng Hoàng Giang lại tiếp tục chia sẻ: “Chúng ta đang sống
trong một thế giới như thế nào? Đây là cuộc cách mạng công nghệ số mà
chúng ta vẫn mong đợi? Ở nơi công cộng, bất cứ hành vi nào của bạn
cũng có thể được ghi lại rồi tái xuất hiện trên Youtube. Tôi không tránh
khỏi cảm giác là chúng ta đã trở thành con sâu cái kiến trong cuộc bể dâu
mang tên internet mà chính chúng ta đã tạo nên. Cái công lý lãng mạn
trên mạng mà tôi từng hy vọng và hình dung ra, ngày càng mang hình
dạng của một thứ công lý của sự cuồng nộ và sự trả thù của đám đông.”

1
Còn theo em, chỉ vì để “chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài
cuộc” mà con người sẽ trở thành tội nhân - nạn nhân của “một thứ công lý
của sự cuồng nộ và sự trả thù của đám đông” liệu có xứng đáng? Hãy trả
lời câu hỏi trên bằng một bài văn.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận


Mở bài nêu vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề, Kết bài khẳng định lại 0,5
vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận


Trả lời câu hỏi: chỉ vì để “chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài 0,5
cuộc” mà con người sẽ trở thành tội nhân - nạn nhân của “một thứ công
lý của sự cuồng nộ và sự trả thù của đám đông” liệu có xứng đáng?

c. Triển khai vấn đề nghị luận 5.5


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải trả lời được câu hỏi
đặt ra ở đề bài theo hướng tích cực, phù hợp với chuẩn mực pháp luật, đạo
đức và thuần phong mỹ tục, định hướng đúng đắn cho cách sử dụng mạng
xã hội của con người trong thực tiễn đời sống hiện nay. Dưới đây là một
hướng triển khai nội dung để tham khảo.

* Giải thích, khái quát thực trạng sử dụng, ứng xử trên mạng xã hội
qua 2 đoạn văn bản 1,0
- Đoạn 1: Sử dụng mạng xã hội, tìm cách thu hút sự chú ý của người khác
qua các bài đăng là cách nhiều mà nhiều người chống lại cảm giác cô đơn,
bị bỏ rơi, bị coi là người ngoài cuộc. Bởi thế, sự buồn vui của họ nằm ở
lượng quan tâm của mọi người trên thế giới ảo.
- Đoạn 2: Trong thế giới đa dạng của thông tin, con người trở nên nhỏ bé;
hành xử nhiều lúc không trong khả năng kiểm soát, có lúc trở thành tội
nhân – nạn nhân của một đám đông hỗn loạn, xô bồ.
=> Hai đoạn văn bản đã chỉ ra thực trạng đáng lo ngại của người dùng trên
internet, trên mạng xã hội hiện nay.
Từ thực trạng đó, chỉ có thể có một câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở đề
bài: Chỉ vì để “chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài cuộc” mà con
người sẽ trở thành tội nhân - nạn nhân của “một thứ công lý của sự cuồng
nộ và sự trả thù của đám đông” là điều không xứng đáng.

* Thí sinh đưa ra câu trả lời thông qua việc bàn luận thực trạng, hậu 3,5
quả, nguyên nhân để khẳng định cách hành xử đó là không xứng đáng:
Bởi vì:
- Cuộc cách mạng công nghệ số đã khiến cho đời sống của tất cả mọi
người không thể thiếu internet, trong đó có việc sử dụng các trang mạng
xã hội. Với nhiều người, xem việc săn sóc, trang trí cho tài khoản của

2
mình là một phần của cuộc sống.
- Rất nhiều người mong muốn mình luôn được chú ý, được theo dõi, quan
tâm. Với họ, được người khác like, share, follow là một niềm hạnh phúc,
là cách để khẳng định mình không cô đơn, không bị bỏ rơi. Thú vui của
họ đôi khi đơn giản ngồi đếm xem bài mình đăng có bao nhiêu like, ai like
mà không quan lắm điều mình chia sẻ có ý nghĩa gì không. Nếu không
được như kì vọng, họ trở nên chán nản. Dần dần, họ bị lệ thuộc vào thế
giới ảo.
- Cũng bởi sự quan tâm và phụ thuộc thái quá nên có những thời điểm
chúng ta trở thành tội nhân – nạn nhân của cuộc sống trên intetnet:
+ Có lúc chúng ta trở thành tội nhân khi hùa theo đám đông hỗn loạn để
phán xét, phỉ báng, đẩy người khác vào con đường cùng. Nhiều người
thành anh hùng bàn phím, buông những lời phán xét mà không thực sự
hiểu mình đang làm gì, nói gì và mình làm vậy có đúng không? Nhiều
người nhân danh tự do ngôn luận, tự cho mình cầm cân công lý, cho phép
mình cái quyền làm nhục người khác bằng ngôn ngữ trên thế giới mạng và
cả bạo lực vật lý trong đời thực. Và thấy hả hê bởi những điều đó. Thực
chất điều đó là không thể chấp nhận bởi hậu quả để lại vô cùng lớn.
++ Cuốn vào những việc đó, nhiều người đánh mất một phần đạo đức của
mình và quay ra vi phạm một cách tầm trọng nhất các chuẩn mực và quy
ước xã hội lẫn pháp luật.
+ + Chúng ta có quyền lên tiếng trước cái xấu, cái ác nhưng không có
quyền chà đạp, làm nhục người khác. Hơn nữa, ai cũng có thể mắc sai
lầm.
+ Có lúc cũng trở thành nạn nhân, bị mọi người dồn đuổi. Giữa thế giới
đa dạng thông tin như hiện nay, mọi lúc mọi nơi chúng ta đều có thể trở
thành tâm điểm trên thế giới mạng. Đôi khi thấy mình trở nên nổi tiếng
một cách bất đắc dĩ hoặc có lúc mình cũng trở thành tâm điểm của sự phỉ
báng vì những điều không đáng. Trạng thái trầm cảm, cảm xúc tiêu cực
ngay tức khắc sẽ xuất hiện. Tệ hại hơn, cái chết có thể đến.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự thờ ơ của nhiều người và
đôi lúc của cả luật pháp; nhiều giá trị bền vững, giá trị thực của đời sống
bị lãng quên; sự im lặng của những người tử tế; sự tác động của đời sống
kinh tế; sự yếu kém về văn hóa ứng xử của nhiều người; sự dồn nén
những bức xúc về các vấn đề trong đời sống
- Chia sẻ, kết nối, thấu hiểu, tha thứ là điều cần cho cuộc sống trở nên tốt
đẹp hơn. Khi chúng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, ta tha thứ
cho sai lầm của người khác thì chúng ta bớt cô đơn, chúng ta tìm thấy
niềm vui, tâm tính thiện hơn. Khi nhìn bằng con mắt khác, mỗi người sẽ
tự chữa lành những tổn thương hoặc giúp người khác chữa lành, không
còn cuồng nộ theo đám đông nữa.
- Tuy nhiên, có những hiện tượng, những sự việc sẽ chuyển theo chiều
hướng tích cực khi đám đông – là những người tử tế lên tiếng một cách

3
chừng mực, đúng đắn, khách quan.
* Bài học nhận thức, hành động 1,0
- Cần sự điềm tĩnh, không giận dữ thái quá, không cho mình quyền xúc
phạm nhân phẩm người khác, không a dua theo đám đông; không được
lấy việc làm nhục người khác để mua vui.
- Cần ứng xử văn minh trên mạng xã hội, bày tỏ quan điểm rõ ràng, chân
thực, khách quan, tôn trọng người khác.
- Tôn trọng sự riêng tư của người khác và của chính mình. Không phải
điều gì cũng đưa phơi bày trên mạng xã hội.
- Tìm kiếm sự chia sẻ ở những người xung quanh trong cuộc sống hàng
ngày. Xem mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ trong đời sống chứ không
phải là tất cả.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù
hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng (4,5 – 5,5 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (2,75 – 4.0 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không
liên quan đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng
không phù hợp (0,5 – 2,5 điểm).
- Thí sinh không trình bày được: 0 điểm.

d. Chính tả ngữ pháp 0,5


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Chấm 0 điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo 1,0


Thí sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn
luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo
trong viết câu, dựng đoạn; lời văn có giọng điệu, hình ảnh...
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.
- Không đáp ứng được yêu cầu nào: 0 điểm

Câu 2 Trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định: “Làm thơ, ấy 12,0
là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện
một trạng thái tâm lý đang rung chuyển khác thường”
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 56)
Bằng trải nghiệm về thơ ca, anh/chị hãy bàn luận ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5

4
Mở bài nêu vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề, Kết bài khẳng định lại
vấn đề.

a. Xác định đúng vấn đề nghị luận


0,5
Bằng những trải nghiệm của bản thân về thơ ca, bàn luận ý kiến nhận xét
của Nguyễn Đình Thi
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm.
- Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
- Thí sinh không xác định được vấn đề nghị luận: 0 điểm.

b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:
* Giải thích về ý kiến 1,0
- Làm thơ: Hoạt động sáng tạo nghệ thuật, cụ thể là quá trình sáng tác của
nhà thơ để tạo ra thi phẩm.
- Dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ: sử dụng lời nói,
chữ viết (dấu hiệu thay cho lời) làm phương tiện sáng tác. Chất liệu tạo ra
tác phẩm là ngôn ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Để thể hiện một trạng thái tâm lý đang rung chuyển khác thường: Mục
đích của sáng tạo thơ ca là bộc lộ, giãi bày rung cảm mãnh liệt và mới mẻ
nhất trong tâm hồn nhà thơ
=> Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định đặc trưng của thơ ca nói
riêng, nghệ thuật nói chung và bản chất quá trình sáng tạo của nhà thơ:
Thơ ca lấy ngôn ngữ làm hình thức thể hiện nhằm chuyển tải nội dung cốt
lõi là những thông điệp tư tưởng, cảm xúc nội tâm của người nghệ sĩ.

Hướng dẫn chấm:


- Giải thích đầy đủ, sâu sắc: 1,0 điểm
- Giải thích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 0,75 điểm
- Giải thích chung chung, chưa rõ vấn đề: 0,25 – 0,5 điểm
- Không giải thích: không cho điểm
* Bàn luận 2,0
- Thơ ca nói riêng, nghệ thuật nói chung đều sử dụng ngôn từ làm chất
liệu sáng tác. Đây là chất liệu đặc thù, là yếu tố thứ nhất của bất cứ một
tác phẩm văn học nào.
- Với đặc trưng của thơ ca, ngôn ngữ được nhà thơ chọn lựa càng phải lựa
chọn, gọt giũa đến độ tinh luyện, hàm súc, độc đáo.
- Thơ ca là nơi ký thác những tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời
- Là gốc rễ, cội nguồn của sáng tạo. Nó vừa mang tính riêng biệt, cá thể,
vừa mang có khả năng khái quát hóa cao độ, khơi gợi được tiếng nói đồng
5
ý, đồng tình của người nghe người đọc.
- Để bộc lộ những tâm tư tình cảm của cá nhân, người nghệ sỹ cần sử
dụng ngôn ngữ (Lời- nói và chữ- viết) làm phương tiện. Ngôn ngữ càng
tinh tế, sắc sảo bao nhiêu càng thể hiện sâu sắc, chính xác được nội tâm
thi sỹ bấy nhiêu.
- Việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo cũng là một cách để
người nghệ sĩ khẳng định cá tính sáng tạo của mình đồng thời đó cũng là
cách để họ góp sức vào việc làm giàu ngôn ngữ dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh bàn luận đầy đủ, sâu sắc: 1,75 - 2,0 điểm.
- Thí sinh bàn luận không đầy đủ, sâu sắc: 1,0 – 1,5 điểm.
- Thí sinh bàn luận chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 0,25 – 0,75 điểm.
- Thí sinh không bàn luận: 0 điểm
* Hướng phân tích, chứng minh 5,5
Thí sinh có thể chọn lựa, phân tích một vài bài thơ đã học/ đã biết
trong/ngoài chương trình Ngữ văn THPT để làm sáng tỏ vấn đề. Thí sinh
có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần làm rõ nội dung sau:
+ Chọn lọc phân tích những chi tiết/nội dung làm sáng tỏ vẻ đẹp ngôn ngữ
của thơ ca.
+ Từ đó thể hiện những trạng thái tâm lí rung chuyển khác thường của nhà
thơ được thể hiện trong thi phẩm.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 5,0 – 5,5 điểm.
- Thí sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 3,0 – 4.75 điểm.
- Thí sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,5 - 2,75 điểm.
- Thí sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 – 1,25 điểm.
- Thí sinh không phân tích: 0 điểm.
* Bàn luận mở rộng 1,0
- Khẳng định lại giá trị sâu sắc từ ý kiến của NĐT khi đã nêu bật được đặc
trưng của thơ ca nói riêng, văn học nói chung
- Đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: Cần nâng cao năng lực ngôn ngữ
văn chương, không ngừng bồi dưỡng những rung cảm thẩm mỹ, phải gắn
bó và sống “sâu” với cuộc đời; phải dày công sáng tạo, lựa chọn, trau chốt
ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu để tác phẩm thơ thật sự sâu sắc về nội dung,
tư tưởng và đặc sắc về nghệ thuật. Có như vậy mới tạo nên những thi
phẩm có giá trị và sức sống trong lòng bạn đọc
- Định hướng đối với người tiếp nhận: chiếm lĩnh vẻ đẹp thơ ca với mục
đích cuối cùng là phát hiện những thông điệp, tư tưởng mà tác giả muốn
gửi gắm. Tuy nhiên, cần cảm nhận điều đó qua việc phân tích vẻ đẹp ngôn
từ mới có căn cứ và khách quan nhất.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh bàn luận đầy đủ, sâu sắc: 1,0 điểm.
6
- Thí sinh bàn luận không đầy đủ, sâu sắc: 0,5 – 0,75 điểm.
- Thí sinh bàn luận chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 0,25 điểm.
- Thí sinh không bàn luận: 0 điểm.
d. Chính tả ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Chấm 0 điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 1,0
Hướng dẫn chấm: Thí sinh biết vận dụng kiến thức lý luận về lao động
sáng tạo của nhà văn, về đặc trưng, bản chất của quá trình sáng tạo của
thơ ca, kiến thức văn học sử… Thí sinh biết lấy các tác phẩm tiêu biểu để
làm rõ vấn đề;để bàn luận vấn đề; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc…
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.
- Không đáp ứng yêu cầu: 0 điểm.

TỔNG ĐIỂM 20,0

-------------------HẾT------------------

You might also like