You are on page 1of 11

Thích bình phẩm, soi mói người khác

Thói quen xấu xí của người Việt hay chỉ là sản phẩm
của những cái nhìn chứa đầy thành kiến?
Lí do chọn đề tài
Đề tài “Thích bình phẩm, soi mói người khác: Thói quen xấu xí
của người Việt hay chỉ là sản phẩm của những cái nhìn chứa đầy
thành kiến?” được truyền cảm hứng từ chính vấn đề mà hiện nay
cả bốn thành viên trong nhóm nói riêng và người Việt Nam nói
chung hiện nay mắc phải. Đại diện cho một thế hệ mới, thế hệ với
những tư tưởng tiến bộ hơn nhưng chính chúng tôi cũng mắc
phải thói xấu của những thế hệ đi trước. Những người xung
quanh ta, người thân, bạn bè và cả chính ta vừa là nạn nhân vừa
chính là kẻ gây tổn thương người khác. Chính vì mối quan hệ mật
thiết đó, cả bốn thành viên đã quyết định lựa chọn nghiên cứu về
đề tài này hy vọng lan rộng thông điệp ý nghĩa trong cách sống và
mong muốn thay đổi đến tất cả mọi người.
NỘI DUNG
Giải thích

- Bình phẩm là bày tỏ ý khen chê, đánh giá tốt hay xấu về một sự việc, con
người nào đó, nó là bản năng tự nhiên của mỗi con người chúng ta. Bản chất
của việc bình phẩm không hề xấu nếu chúng ta không làm việc ấy bằng cái
nhìn chứa đầy thành kiến.
- Soi mói là một biến tướng của việc bình phẩm. Đó là hành động để ý, moi
móc những sai sót, kể cả sai sót nhỏ nhất của người khác, với dụng ý xấu. Sự
lặp đi lặp lại của hành vi này đã dần hình thành thói quen trong một bộ phận
người Việt.
Bàn luận
Thực trạng

Thực tế đã cho thấy, xã hội ngày càng phát triển, đòi


hỏi mỗi người cần phải thay đổi để thích nghi, song
vẫn có những kiểu người không bao giờ thay đổi
hoặc không muốn thay đổi. Dù ở đâu trên đất nước
Việt Nam này, chúng ta cũng sẽ luôn gặp phải những
thành phần thích “sống hộ” cuộc sống người khác,
nghĩa là những kẻ thích săm soi để rồi bình phẩm,
phán xét những người xung quanh mình. Dường
như, hành động đó đã trở thành thói quen ăn sâu
bám rễ của người Việt.
Bàn luận
Thực trạng

Không đâu xa lạ, mạng xã hội Facebook chính là một ví dụ điển hình.
Facebook - một trang mạng xã hội thịnh hành nhất hiện nay - thay vì
là nơi để trò chuyện, kết bạn, chia sẻ buồn vui như trước kia thì
Facebook giờ chẳng khác nào cái “chợ” thị phi để người Việt săm
soi, bới móc, bình phẩm cuộc sống người khác. Mark Zuckerberg
không tạo ra Facebook với mục đích xấu nhưng chính chúng ta lại
khiến nó bị “nhem nhuốc” bởi những trò tẩy chay, công kích, bêu
xấu người khác trên mạng xã hội. Cứ thử dạo một vòng quanh
Facebook ta có thể thấy vô vàn những bình luận khiếm nhã, thể
hiện thái độ hạnh phúc trên nỗi bất hạnh của người khác. Facebook
dường như đang trở thành địa điểm thứ hai phổ biến sau cuộc sống
đời thực để cho chúng ta “rình rập” và thỏa mãn thú vui rẻ tiền của
mình.
Bàn luận
Nguyên nhân

- Sự khác biệt trong cách sống, lối nghĩ, lối quan niệm khác nhau ở
mỗi người  Chúng ta có xu hướng nhìn nhận vấn đề theo chiều
hướng khác nhau.
- Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng chính là xúc
tác khiến cho thói xấu này trở nên biến tướng và diễn ra ngày càng
mạnh mẽ. Song song với đó, văn hóa nông nghiệp, tư tưởng cộng
đồng còn ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến tư tưởng, tâm lý, phong
tục và nếp sống của người Việt Nam.
- Trên phương diện cá nhân: ở mỗi con người đều tồn tại một cá vị
tính và xã hội tính, ai cũng muốn được khẳng định cái tôi của mình
trước người khác. Đó dường như là một bản năng vốn có ở mỗi con
người  Sự ham muốn khẳng định bản thân, khẳng định cái tôi cá
nhân trỗi dậy khi chúng ta đứng trước một vấn đề cần bàn luận.
- Sự ganh ghét, lòng đố kỵ, không muốn chấp nhận người khác hay
không muốn người khác hơn mình.
Bàn luận
Hậu quả

- Gây tổn thương đến những người bị soi mói, khiến cho nhiều
người trong số họ giảm đi sự tự tin, sợ bị bình phẩm và sống khép
mình hơn, sống để làm hài lòng người khác, sống một lối sống thụ
động vừa đáng thương lại đáng trách.
- Nhiều hệ lụy đáng tiếc đã xảy ra:
+ Vụ việc nữ sinh lớp 11 ở Nghệ An tự tử sau khi clip đùa hôn nhau
trong lớp bị phát tán trên mạng xã hội chỉ là một trong nhiều trường
hợp học sinh tìm đến cái chết do những bình luận ác ý, những lời
phê phán của người sử dụng mạng xã hội.
+ Một vị bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao (Phú Thọ) bị
rất nhiều người lao vào chỉ trích, bình phẩm vị bác sĩ này “không có
đạo đức người làm ngành y” chỉ vì giẫm chân lên giường bệnh, mặc
dù họ chưa biết “đầu cua tai nheo” thế nào.
Những bình luận tưởng như bâng quơ ấy đã đẩy sự việc đi quá xa,
để lại hậu quả quá nghiêm trọng.
Bàn luận
Giải pháp

- Tích cực nuôi dưỡng, chăm sóc tâm hồn. Tự trang bị cho mình kĩ
năng sống, cách nhìn nhận mỗi vấn đề thật khách quan, đa chiều.
- “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, phải để ý lời ăn tiếng nói của
mình cho phù hợp hoàn cảnh và mang cái nhìn tích cực. Hãy suy
nghĩ thật kĩ trước khi nói, vì từng câu chữ bạn nói ra sẽ có tầm ảnh
hưởng to lớn đến người khác. Nó có thể quyết định sự thành công
hay bại trong tâm trí người khác.
- Nên biết hạ thấp, kiềm chế cái tôi của mình xuống khi xem xét một
vấn đề, bởi lẽ mọi bất ổn đều khởi sinh từ khuynh hướng vị kỷ và cái
tôi quá lớn  điều khôn ngoan đối với mỗi chúng ta là phải nỗ lực
trừ bỏ khuynh hướng ấy.
- Ở vị trí là một học sinh, chúng ta phải học cách biết lắng nghe, tôn
trọng và đón nhận câu chuyện của người khác theo cách tích cực
nhất trước khi đưa ra những góp ý, phản hồi tới họ. Hơn nữa,
chúng ta cần tán dương khi họ đáng được khen, thay vì cứ mãi soi
xét, đào bới ra lỗi sai, lỗ hổng ở họ.
Bàn luận
Giải pháp

 “Không bình phẩm người khác là một loại tu dưỡng nhưng


không để ý đến những bình phẩm của người khác lại là một loại tu
hành”. Vậy nên, song song với việc không bình phẩm, soi mói người
khác, chúng ta hãy đi con đường của mình, sống cuộc sống của
mình, làm những gì mình cho là hạnh phúc. Đừng mãi bị quan niệm
của người khác dẫn dắt, rốt cục chỉ làm cho chính mình thêm phiền
lòng mà thôi. (nói miệng)
Chúng ta đang cố chấp đeo lên những cặp kính đầy sự phiền não,
những cặp kính sai lầm ấy đã ngăn cách chúng ta khỏi những hạnh
phúc trước mắt. Chỉ khi nào chúng ta dũng cảm gỡ bỏ cặp kính ấy đi
thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới hơn, sẽ là nơi tràn đầy hạnh phúc
đề khám phá và trải nghiệm. Bạn và tôi cần có một cái nhìn thức
thời trước sự chuyển biến dần trở nên tiêu cực của vấn đề để làm
sao thay đổi, loại bỏ thói quen xấu xí ấy. Hãy hành động ngay bây
giờ!!
Kết luận

“Thích bình phẩm, soi mói người khác: Thói quen xấu xí của
người Việt hay chỉ là sản phẩm của những cái nhìn chứa đầy
thành kiến?” là đề tài bàn về một vấn đề nhức nhối của con
người trong xã hội hiện nay. Đến đây, chúng tôi - những người
thực hiện đề tài - xin mạnh dạn gửi gắm đền tất cả mọi người
một thông điệp: “ Nếu có thể, hãy thay thế vào tiềm thức các
bạn một tâm thức rộng lượng, vị tha, nhân hậu cho những cái
xấu xa, thành kiến trước kia.” với một mong muốn lớn lao
rằng chúng tôi, các bạn và tất cả chúng ta có thể ngày càng
hoàn thiện mình, tránh phạm phải nhiều sai lầm để không
phải hối hận.

You might also like