You are on page 1of 3

Dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác

I. Mở bài:
- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Đưa ra một câu nói hay một câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề tôn
trọng người khác.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói trên nhằm khuyên bảo con người phải biết tôn trọng người
khác.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
- Tôn trọng người khác là: sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi
người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người.
- Tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc.
=> Điều đó thể hiện một lối sống văn minh của con người hiện đại.
2. Nguyên nhân phải biết tôn trọng người khác:
- Đầu tiên, nếu biết tôn trọng người khác thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ.
- Tôn trọng người khác thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn.
- Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã hội trở
nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống.
- Những người biết tôn trọng người khác luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý.
3. Biểu hiện
* Biết tôn trọng người khác:
- Trong thái độ, lời nói
 Tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt độ tuổi, trình độ hay giàu nghèo. Mỗi
người trong xã hội đều đáng được tôn trọng.
 Lời nói luôn giữ đúng chuẩn mực: lễ phép chào hỏi những người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng
lịch sử nơi công cộng…
* Trong cử chỉ, hành động:
 Cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung: xếp hàng khi thanh toán hay mua đồ, nhường ghế
trên xe buýt cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai, vứt rác đúng nơi quy định…
 Chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung…
* Không biết tôn trọng: Con cái đánh đập, chửi bới cha mẹ; Chồng đánh đập vợ; Đồng nghiệp nói xấu
nhau...
4. Mở rộng:
- Đặc biệt, với học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có ý thức tôn trọng người
khác.
 Với gia đình: chào hỏi bố mẹ trước và sau khi đi học, nói chuyện với người lớn trong gia đình
thưa hỏi lễ phép không được cãi lại, với các em nhỏ thì đối xử nhẹ nhàng không nên đánh
mắng…
 Với nhà trường: lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học tập, không coi thường hoàn cảnh
gia đình bạn…
- Tuy nhiên, có một số học sinh vẫn chưa có ý thức tôn trọng mọi người xung quanh: nói xấu thầy cô,
cãi lại bố mẹ, nói tục chửi bậy...
III. Kết bài
- Ý thức tôn trọng người khác có được phần lớn dựa vào sự giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội.
- Mỗi người cũng cần tự ý thức phải tôn trọng người khác.
Bài làm
Mỗi cá nhân không chỉ là một cá thể riêng biệt mà còn nằm trong những mối quan hệ của cộng
đồng, xã hội. Lẽ đương nhiên, những mối quan hệ ấy được xây dựng, phát triển dựa trên thái độ cầu thị
và ý thức tôn trọng người khác. Có thể nói, tôn trọng người khác là điều kiện tiên quyết, cần thiết để
duy trì bất cứ tình cảm nào.
Trước hết, ta cần hiểu rõ về sự tôn trọng. Tôn trọng người khác chính là đưa ra sự đánh giá
đúng mực về danh dự và phẩm giá của họ. Khi thấy được những khiếm khuyết, sai lầm của người khác,
thay vì chỉ trích, đay nghiến, ta có thể giúp đỡ, góp ý cho họ một cách nhẹ nhàng, tích cực. Sự tôn trọng
đối với người khác còn được thể hiện qua việc sẵn sàng chấp nhận, lắng nghe những ý kiến đóng góp
về bản thân. Đó cũng là một cách để ta nhìn nhận và hoàn thiện mình.
Có rất nhiều lí do để ta phải tôn trọng người khác. Đầu tiên, sự tôn trọng sẽ đem đến niềm vui,
tích cực cho những người xung quanh. Ai cũng có cái tôi cá nhân, đều muốn ý kiến, quan điểm của
mình được ủng hộ và chấp nhận. Khi chúng ta tôn trọng đối phương, ta sẽ lắng nghe, nhận xét, góp ý
nhẹ nhàng để đối phương có thể hiểu và thay đổi. Nhờ đó, những người xung quanh cũng nhìn nhận và
đánh giá ta theo một cách tích cực. Vậy nên, tôn trọng người khác chính là tự tôn trọng bản thân mình,
nâng giá trị của mình lên cao hơn. Không chỉ vậy, những hành động tích cực mà ta làm cũng sẽ góp
phần tạo nên một cộng đồng văn minh, tốt đẹp, thịnh vượng.
Vậy làm cách nào để ta có thể rèn luyện thái độ tôn trọng người khác? Đó là cả một quá trình
rèn luyện, cần nhiều thời gian và công sức. Hãy bắt đầu bằng những hành động hết sức đơn giản như lễ
phép với người lớn, biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" khi cần thiết, tập lắng nghe những góp ý của mọi
người,... Chỉ khi ta dành thời gian để rèn luyện, ta mới đạt được thứ mà mình mong muốn. Ngoài ra,
con người còn cần phải học cách yêu thương và tôn trọng bản thân. Mỗi người đều là một cá thể riêng
biệt với những đặc điểm khác nhau. Việc chấp nhận sự khác biệt, không ngừng nâng cao và hoàn thiện
bản thân chính là chìa khóa để ta học cách tôn trọng chính mình.
Tóm lại tôn trọng là thái độ đáng quý. Nó mang đến rất nhiều lợi ích cũng như sự tích cực đến
cho xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng những người
xung quanh mình.

Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay


I. Dàn ý về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay:
1. Mở bài:
- Khám phá và đề cập đến vấn đề cần thảo luận: Xu hướng bắt nạt trong học đường hiện nay.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Bắt nạt trong môi trường học đường:
+ Là hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của một cá nhân, đặc biệt là
học sinh.
+ Có thể gây tổn thương cho nạn nhân, tạo ra những vết thương và vết sẹo trong tâm hồn của họ.
+ Không ai là miễn phí khỏi nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.
* Lí do cho sự phổ biến của vấn nạn này:
- Một số cá nhân mang tính cách nổi loạn, tự coi mình là trên hết, mong muốn thể hiện sức mạnh,...
- Nỗi sợ hãi trong tâm trí của nạn nhân, họ không dám phản kháng.
- Thái độ lạnh lùng, thậm chí ủng hộ các hành vi bắt nạt từ bạn bè trong trường, lớp học.
* Liên kết với thực tế/ Thực trạng:
- Hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường tồn tại ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức: trêu chọc,
cô lập, hành vi bạo lực,...
- Được phản ánh trên nhiều phương tiện truyền thông: báo chí, tin tức, phim ảnh,...
- Gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
* Giải pháp đề xuất:
- Tự ý thức, tự bảo vệ của mỗi cá nhân.
- Sự rèn luyện, giáo dục từ gia đình là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tính cách của một đứa
trẻ.
- Sự quan tâm, giám sát từ giáo viên và nhà trường.
- Tinh thần đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau của các học sinh trong cùng một cộng đồng.
3. Kết luận:
- Tổng hợp lại quan điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề đã được nêu trên.
Bài làm
Trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ, những câu chuyện đau
lòng về bạo lực học đường đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, buộc các nhà quản lí giáo dục phải xem
xét và quan tâm sâu hơn về vấn đề này. Do đó, hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đã trở
thành một hiện thực xấu, đáng bị chỉ trích.
Chúng ta thường nghe đến cụm từ 'bạo lực' hoặc 'bắt nạt' trong môi trường học đường. Nhưng
bắt nạt trong học đường là gì? Đó là những hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, ảnh hưởng đến cả thể chất
và tinh thần của nạn nhân. Dù có gây ra tổn thương về thể chất hay không, nhưng chắc chắn nó sẽ để lại
dấu ấn khó phai trong tâm trí của người bị hại. Điều này làm cho ai trong chúng ta cũng có nguy cơ trở
thành mục tiêu của sự bắt nạt, sự chế giễu một cách vô tình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bắt nạt, ví dụ như tâm lý không ổn định. Những người này
thường bị ảnh hưởng từ gia đình hoặc xã hội, dẫn đến việc bắt nạt như một hình thức giải tỏa cảm xúc.
Còn nạn nhân, họ sống trong nỗi sợ hãi, không dám đứng lên bảo vệ bản thân vì lo sợ bị đe dọa hoặc bị
chế nhạo. Họ thường chọn cách im lặng để giải quyết vấn đề. Nhưng quan trọng nhất, sự thờ ơ và vô
tâm của những người xung quanh lại càng khiến tình trạng bắt nạt trở nên tồi tệ hơn. Tất cả những điều
này đã khiến cho vấn nạn này tồn tại suốt nhiều năm.
Thực tế cho thấy, nhiều sự kiện đau lòng đã xảy ra do bắt nạt. Không chỉ là hành động bạo lực
mà còn là lời nói ác ý, sự trêu chọc, chỉ trích quá mức. Tất cả điều này khiến nạn nhân cảm thấy tự ti,
tủi thân và cô đơn.
Vậy làm thế nào để chấm dứt vấn đề này? Đầu tiên, chúng ta cần cố gắng phát triển và hoàn
thiện bản thân. Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi
người. Sau đó, nhà trường cũng cần chăm sóc học sinh và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời để tránh
những sự việc không mong muốn. Cuối cùng, mỗi người trong lớp học và trong trường cần hỗ trợ lẫn
nhau và lan tỏa tình yêu thương.
Trường học là nơi để học hành và vui chơi. Vì vậy, chúng ta cùng nhau xây dựng một môi
trường lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ khi vấn đề này được giải quyết, học sinh mới có thể học
hành một cách yên tâm và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

You might also like