You are on page 1of 2

Sinh viên thực hiện: XX

MSSV:XXX

Môn học: Tâm lí học giáo dục


BÀI THU HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG
(20/04/2022)
1. Tâm lý học đường
Định nghĩa: là 1 lĩnh vực nghiên cứu những vấn đề tâm lý về hoạt động dạy và giáo dục học
sinh nhằm sàng lọc, phòng ngừa sự phát triển sai lệch và chuẩn đoán tâm lý, điều chỉnh và
tham vấn tâm lý.
 Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh:
+ Gia đình ( Một gia đình mà cha mẹ dành nhiều tình yêu thương cho con cái, luôn bên cạnh
con để sẻ chia thì sẽ giúp trẻ có một tâm lí tốt hơn là khi bé bị quá nhiều áp lực)
+ Nhà trường ( Sự đối xử của giáo viên, những mối quan hệ bạn bè)
+ Xã hội ( Chịu ảnh hưởng của các phong tục tập quán tích cực hay tiêu cực)
2. Những vấn đề tâm lý thường gặp:
Một số các vấn đề tâm lý: stress, lo âu (rối loạn lo âu), trầm cảm, nghiện game, nghiện chất
kích thích,…Rối loạn thách thức chống đối (nóng giận với người lớn..), rối loạn tăng động
giảm chú ý ( thiếu chú ý, không thích tuân thủ ), rối loạn cư xử ( chủ động gây hấn ).
* Nhiệm vụ của nhà tâm lý học đường: sàng lọc, phòng ngừa, phát hiện, chuẩn đoán, can
thiệp, tìm kiếm nguồn lực.
3. Nguyên tắc của hoạt động tham vấn học đường:
 Nguyên tắc:
Tôn trọng thân chủ: + Tiếp cận thân chủ một cách vui vẻ
+ Tin vào khả năng thay đổi được của thân chủ (có niềm tin rằng các em
có thể sửa sai)
Chấp nhận, không phán xét: chấp nhận mỗi người đều có cá tính riêng, sở thích riêng, giữ
cảm xúc bình đẳng, độc lập với cảm xúc của thân chủ.
Giành quyền tự quyết cho thân chủ: không quyết định thay, gợi mở hướng dẫn, chỉ đưa ra
quyết định khi gặp tình huống khẩn cấp.
Đảm bảo tính bí mật: không tiết lộ nội dung tham vấn cho bên thứ 3 khi chưa có sự đồng ý
của chính chủ, tham vấn ở nơi kín đáo, lưu giữ hồ sơ ở nơi an toàn, thông tin đến thân chủ về
vấn đề bảo mật thông tin.
4. Vai trò của giáo viên:
Giáo viên giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, hỗ trợ nhận biết kịp thời.
 Cách thức hỗ trợ:
-Chú ý quan sát học sinh, tìm đến chuyên gia để hỗ trợ khi gặp những vấn đề phức tạp.
-Khen ngợi
-Không phớt lờ những hành vi nguy hiểm (đấm đá, bạo lực, lặp lại hành vi gây rối hoặc có
những hành vi gây khó chịu thật sự)
-Bố trí khu vực bình tĩnh (1 căn phòng yên tĩnh chứa 1 vài thứ như sách, bút chì… để các em
giữ được bình tĩnh, không cảm thấy tiêu cực)
5. Hỏi đáp, giải quyết tình huống
 Vấn đề nghiện điện thoại, laptop, các thiết bị thông minh:
Bản thân giáo viên và phụ huynh phải tự nghiêm khắc hơn với chính mình, muốn trẻ thay đổi
thì chúng ta cũng phải thay đổi. Không thể bắt trẻ thay đổi ngay lập tức mà phải có quá trình.
Buộc trẻ giảm dần tần suất tới một mức độ nhất định chứ không hoàn toàn phải bỏ hết vì các
thiết bị di động cũng có vai trò nhất định của nó đối với trẻ.
 Thiếu chú ý vào môn học
Nguyên nhân một phần do các em có tư tưởng về môn chính ( các môn bắt buộc và môn
trong khối thi ) và môn phụ ( các môn còn lại ). Cho học sinh hiểu về giá trị của từng môn
học để giúp tăng động lực học, tổ chức chơi nhỏ đầu giờ để đi vào bài học thay vì mỗi ngày
đều dò bài khiến các em sợ.
 Bạo lực học đường
Tìm hiểu lí do vì sao học sinh bị bắt nạt, tại sao học sinh đó lại sợ người bắt nạt mình. Lắng
nghe sự việc từ 2 phía, giải quyết sự việc vừa mềm dẻo vừa cứng rắn: chia sẻ, tâm sự cùng
các em và kiên quyết đanh thép xử lí kỉ luật, lấy sự việc để răn đe các học sinh còn lại trong
lớp.

Em xin cảm ơn buổi báo cáo cũng như những lời chia sẻ của thầy và cô đã giúp em có thêm
nhiều kiến thức để có thể áp dụng vào việc đi dạy của em sau này cũng như giúp em mở ra
thêm những góc nhìn mới về tâm lí học đường để hoàn thành bài thu hoạch này.

You might also like