You are on page 1of 7

Tên chủ đề: Bạo lực gia đình

Tên hoạt động: Phòng, chống bạo lực gia đình (Tiết 1) – Môn
GDCD 8 (Sách Chân Trời Sáng Tạo)
Lứa tuổi: Học sinh THCS
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Huỳnh Như - 121125046
I. MỤC TIÊU
- Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ
năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám
phá tri thức mới.
- HS kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến; phân tích
được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình
và xã hội.
1. Kiến thức
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.
- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá
nhân, gia đình và xã hội.
2. Kỹ năng
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với
bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong
học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự
hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm
việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công
dân.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm,
ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Ngoài ra, biết cách phòng,
chống bạo lực gia đình.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội:
Tìm hiểu, phân tích được một số hiện tượng bạo lực gia đình trong
thực tiễn cuộc sống.
3. Thái độ
Trung thực, trách nhiệm, dũng cảm đấu tranh phòng, chống
các hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học của giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8 (Sách Chân trời sáng
tạo).
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến
việc phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Các phiếu học tập phục vụ cho trò chơi khởi động.
2. Đồ dùng học tập của học sinh
- SHS, SBT Giáo dục công dân 8 (Sách Chân trời sáng tạo).
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và
dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. NỘI DUNG
1. Khởi động (10 phút)
a. Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” (5 phút)
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 đội và phổ biến luật chơi: “HS nhìn vào
hình ảnh chứa những biểu tượng gợi ý trên máy chiếu để suy nghĩ
mối liên quan và tìm ra các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm
gia đình. Trong thời gian 3 phút, HS sẽ vừa suy nghĩ vừa điền đáp
án vào phiếu học tập mà GV đã phát trước đó. Đội nào thực hiện
nhanh nhất và có tất cả các câu trả lời đúng nhất sẽ là đội chiến
thắng”.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV triển khai cho HS tham gia trò chơi.
+ GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS tích cực tham gia trò chơi.
+ Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.
b. Nhiệm vụ 2: Đọc câu ca dao, tục ngữ và rút ra ý nghĩa (5 phút)
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: “Em hãy đọc các câu ca
dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa
các thành viên trong gia đình”:
+ “Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê".
+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
+ "Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư”.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc câu ca dao, tục ngữ, vận dụng kiến thức, hiểu biết
của bản thân để rút ra ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.
+ GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:
Các câu dao, tục ngữ nói về mối quan hệ, ứng xử giữa các
thành viên trong gia đình là:
+ Các thành viên trong gia đình cần luôn quan tâm, chia sẻ,
yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau.
+ Mỗi thành viên cần thực hiện đúng quyền, trách nhiệm và
nghĩa vụ của bản thân; đồng thời cần có trách nhiệm chung tay
đẩy lùi bạo lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ an vui và hạnh
phúc.
Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
+ GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: “Gia đình là cội nguồn
của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách của mỗi
người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Các
thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm, chia sẻ, yêu
thương, tôn trọng và gắn bó với nhau. Đặc biệt, mỗi thành viên
cần phải có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình để gia
đình luôn là bến bờ của an vui và hạnh phúc.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
trong bài học ngày hôm nay – Bài 7 – Phòng, chống bạo lực gia
đình”.
2. Tìm hiểu bài (25 phút)
Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh, đọc trường hợp, thông tin và
thực hiện yêu cầu
a. Hướng dẫn của giáo viên
- GV mời 2 HS đọc trường hợp 1, 2 trong SHS tr.42.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS đọc thông tin và quan
sát hình ảnh SHS trong 3 phút và thực hiện nhiệm vụ: “Quan sát
các hình ảnh, đọc trường hợp và chỉ ra những hình thức bạo lực
gia đình được thể hiện trong các thông tin trên”.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, các hình thức
bạo lực gia đình và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi.
b. Học sinh thực hiện lại yêu cầu của giáo viên
- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.41, 42 và trả lời câu
hỏi.
- HS rút ra kết luận về khái niệm, các hình thức bạo lực gia đình
và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội theo hướng dẫn của
GV.
+ Khái niệm bạo lực gia đình: là hành vi cố ý của thành viên
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
+ Các hình thức bạo lực gia đình:
 Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn
thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.
 Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm
tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...
 Bạo lực kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế
của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự
do lao động,...).
 Bạo lực tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép
thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, cưỡng ép
mang thai, sinh con.
+ Tác hại của bạo lực gia đình:
 Đối với cá nhân: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất,
có thể bị hoảng loạn về tinh thần, mắc chứng trầm cảm
và các dạng tiêu cực khác, gây thương tích về thân thể,
thậm chí gây tử vong.
 Đối với gia đình: làm tổn thương về tinh thần đối với
những người bị bạo lực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em;
ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em khi phải chứng kiến
bạo lực và làm giảm tiêu chuẩn chất lượng sống.
 Đối với xã hội: gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia
đình và trật tự xã hội, giá trị đạo đức, phong tục tập
quán, truyền thống tốt đẹp và đạo đức lối sống trong gia
đình.
- Học sinh trả lời câu hỏi tr.42:
+ Hình ảnh 1: bạo lực về thể chất
+ Hình ảnh 2: bạo lực về tình dục
+ Hình ảnh 3: bạo lực về tinh thần
+ Hình ảnh 4: bạo lực về kinh tế
+ Trường hợp 1: bạo lực về thể chất (thể hiện qua chi tiết:
chồng chị H dùng vũ lực để đuổi chị và các con ra khỏi nhà).
- Học sinh đặt thêm câu hỏi (nếu có).
3. Kết luận, nhận xét (5 phút)
- GV rút ra kết luận các hình thức bạo lực gia đình và tác hại đối
với cá nhân, gia đình, xã hội.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm trong tiết học này:
+ Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.
+ Tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia
đình và xã hội.
- GV cho HS chơi trò chơi trả lời câu hỏi trắc nghiệm để củng cố
kiến thức vừa học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị tiết học tiếp theo, đọc và tìm hiểu
“Hoạt động 2: Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu
hỏi” trong SHS tr.43, 44.

You might also like