You are on page 1of 10

Đề tài nghiên cứu của nhóm: “NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẠO LỰC GIA

ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình có tác động trực tiếp đến hạnh phúc gia đình,
gây ra sự bất ổn cho xã hội, nó xảy ra ngày càng nhiều với những hệ quả xấu ảnh hưởng
đến thể chất và tâm lý của nạn nhân bị bạo hành nên tình trạng này đang được chú trọng
hơn.Các cấp, các ngành đã có sự để tâm đến việc phòng ngừa bạo lực gia đình trên địa bàn
tỉnh trong thời gian gần đây. Bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra ở các địa phương trong tỉnh
mặc dù các cơ quan đã đưa ra không ít biện pháp cải thiện, đặc biệt là bạo hành về thể chất,
bạo hành về tinh thần, kinh tế, tình dục vẫn diễn ra với tín hiệu xấu nhưng việc phân tích,
đánh giá, tổng hợp là chưa thể vì không có căn cứ.Người bị bạo hành thường là phụ nữ và
trẻ em, tình trạng này vẫn không ngừng tăng và để lại các hậu quả khôn lường.
(NTHT,2016)
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Đề tài nguyên cứu với mục tiêu: Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
ở Việt Nam hiện nay
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để làm rõ, công trình đã tìm ra 3 nguyên nhân phổ biến dẫn đến bạo lực gia đình bao
gồm:
1. Bất bình đẳng giới
2. Tệ nạn xã hội
3. Ý thức, nhận thức
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Bất bình đẳng giới có ảnh hưởng như thế nào đến BLGĐ?
2. Tệ nạn xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến BLGĐ?
3. Ý thức, nhận thức có ảnh hưởng như thế nào đến BLGĐ?

1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là tìm hiểu các nguyên nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện
nay. Đối tượng khảo sát là những nạn nhân từng và đang bị bạo hành gia đình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu là các tỉnh ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng núi. Thời gian
nghiên cứu là khoảng 5 năm trở lại đây. Vấn đề được đề cần nghiên cứu là các nguyên
nhân dẫn đến việc nạn nhân đã từng bị bạo hành gia đình. Với thời gian này sẽ giúp công
trình nghiên cứu cho kết quả tốt nhất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Các ngành khoa học xã hội, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ ở các
quốc gia trên thế giới đang chú tâm nghiên cứu về chủ đề bạo lực gia đình trong thời gian
trở lại đây. Bạo lực gia đình vẫn xảy ra và không có xu hướng giảm việc này sẽ tác động
đến nhận thức của mỗi người về việc tự bảo vệ mình trong việc bạo hành củng cố bền vững
cho gia đình, xã hội tiên tiến hơn, bên cạnh đó cũng đóng góp cho lý luận của các ngành
khoa học xã hội ngày càng đa dạng. (OSB,2016)
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc bạo lực gia đình vẫn xảy ra thường xuyên ở Việt Nam. Mỗi ngày người phụ nữ
đều bị động chạm đến danh dự, nhân phẩm, kể cả tính mạng đáng nói nhất là hệ quả của
việc này vẫn không thuyên giảm. Bạo lực gia đình là một loại tội phạm. Tìm hiểu về hiện
thực của bạo lực gia đình rất cấp thiết và thực tế. Vấn đề trên là một vấn đề về xã hội đang
phổ biến, phải được nghiên cứu đồng thời cần đưa ra những biện pháp. (OSB,2016)
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về gia đình:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau qua quan hệ hôn nhân, quan hệ
quyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau.
1.1.2. Khái niệm về bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của các thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình.

2
1.1.3. Khái niệm về bạo lực thể chất:
Là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe,
tính mạng của họ. Loại hành vi này dễ nhận biết nhất bởi nó để lại dấu vết trên cơ thể.
Một số hành vi bạo lực thân thể như:
- Đánh, đấm, đá, tát…
- Xô đẩy, giật kéo, quăng ném, bóp cổ.
- Sử dụng hung khí gây hủy hoại làm biến dạng cơ thể.
- Không cho ăn uống, nghỉ ngơi, không cho mặc quần áo, để rét.
1.1.4. Khái niệm bạo lực về tinh thần:
Là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của
thành viên gia đình. Loại bạo lực này rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực
thể chất.
Một số hành vi bạo lực tinh thần như:
- Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết.
- Xúc phạm nhân phẩm, uy tín (như tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng đến
danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác…).
- Cấm đoán (quyền được chăm sóc con cái, người thân, được làm việc, được tham gia
các hoạt động xã hội, quyền giao tiếp với người khác, quyền được quyết định…).
- Cô lập không cho tiếp xúc với người khác.
- Đe dọa, gây áp lực tâm lý.
- Nhốt.
- Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng.
- Buộc tội nghi ngờ, theo dõi
1.1.5. Khái niệm bạo lực về kinh tế:
Là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở
hữu tài sản, quyền tự do lao động…). Loại bạo lực này thường xảy ra với phụ nữ/người vợ
trong gia đình.
Hành vi bạo lực kinh tế thường bao gồm:
- Tịch thu tiền, của cải và khi cần phải cầu xin.
- Kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc tư nhân.

3
- Không cho sử dụng tài khoản chung.
- Kiểm soát thu nhập tạo ra sự phụ thuộc.
- Chiếm đoạt hoặc phá hủy tài sản.
1.1.6. Khái niệm bạo lực về tình dục:
Là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các
thành viên gia đình, kể cả cưỡng ép sinh con.
Một số hành vi bạo lực tình dục như:
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn.
- Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý.
- Bắt phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, bộ phận sinh dục.
- Buộc ở một nhà hay ngủ một giường với người tình.
- Cưỡng ép kết hôn, ly hôn.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái
niệm
Nguyễn Thị Hồng Thủy (N.T.H.Thủy, 2015) đã công bố bài báo bạo lực gia đình và
những hệ quả của nó trên tạp chí khoa học đại học văn hiến năm 2015. Cuộc nghiên cứu
này đã tiến hành phỏng vấn 4.838 phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi, đại diện cho nữ giới thuộc độ
tuổi này ở Việt Nam. 90 cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cũng đã
được tiến hành tại Hà Nội, Huế và Bến Tre. Trong bài báo tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay như: nguyên nhân về ý thức và thói quen
bạo lực của người chồng, nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ,
nguyên nhân về mặt xã hội(“trọng nam khinh nữ’), nguyên nhân về mặt quản lý nhà nước.
Kết quả thu được chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam
khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình, những nguyên
nhân còn lại cũng ảnh hưởng không ít đến bạo lực gia đình.
Nguyễn Thị Vân (N.T.V 2017) đã công bố công trình nghiên cứu bạo lực gia đình-
một số nguyên nhân và hậu quả trên tạp chí giáo dục- Bộ giáo dục và đào tạo vào năm
2017, tác giả thực hiện điều tra qua các cuộc khảo sát trên một hoặc một số địa phương
nhất định, thường là trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố nhất định cùng với việc khảo sát ở
một huyện hoặc một xã. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu tác giả đã tìm ra được năm

4
nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình là: Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; sự tác động của
tệ nạn xã hội và việc lạm dụng chất gây nghiện (ma túy, rượu bia); nhận thức sai lệch và
không đầy đủ về bạo lực gia đình; thiếu trách nhiệm của cộng đồng đối với bạo lực gia
đình; cơ chế, biện pháp xử lý, giải quyết BLGĐ thiếu nghiêm minh, thấu đáo. Kết quả thu
được cho thấy tình hình bạo lực gia đình diễn ra khá phổ biến và chưa có biện pháp khắc
phục hiện tượng trên.
1.3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu
Vấn đề còn chưa nghiên cứu là tình trạng, hậu quả, các giải pháp chưa được đề cập
đến.
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nội dung
1. Bất bình đẳng giới
2. Tệ nạn xã hội
3. Ý thức, nhận thức
2.2. Phương pháp
Tất cả nội dụng trên sử dụng phương thu thập số liệu từ khảo sát bằng bảng câu hỏi
việc sử dụng phương pháp trên nhằm giúp cho việc nghiên cứu về số liệu chính xác, cụ thể
hơn.
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Tình hình bạo lực gia đình Việt Nam
Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến bạo lực gia đình ở Việt Nam
Chương 3: Kết luận, bảng khảo sát
Chương 1: Tình hình bạo lực gia đình Việt Nam
Theo nghiên cứu, cứ 3 phụ nữ đã có gia đình hoặc từng có gia đình thì có một phụ nữ
(34%) cho biết họ từng bị chồng đánh đạp hành hạ về thể xác và tình dục. Số phụ nữ có
hoặc từng có gia đình hiện đang gánh một trong hai bạo lực trên là 9%, có hơn 56% phụ
nữ nói rằng mình là nạn nhân một trong số bạo hành về thể chất, tinh thần và tình dục.
Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến bạo lực gia đình ở Việt Nam
1. Bất bình đẵng giới
Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là
nguyên nhân sâu xa, cơ bản nhất và là yếu tố “cố hữu” ăn sâu vào nhận thức và trở thành

5
“điều kiện” trực tiếp dẫn đến thái độ và hành vi BLGĐ. Người vợ, người mẹ thường không
có được sự tôn trọng xứng đáng trong gia đình, không có quyền quyết định và tiếng nói
trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất và tinh thần và thường
xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh đập, bị xúc phạm danh dự, bị cưỡng ép tình
dục...Ngay cả với trẻ em, nhiều bé gái cũng chịu thiệt thòi 40 hơn bé trai.
2. Tệ nạn xã hội
Sống trong môi trường thiếu lành mạnh nhất là những nơi có sự phức tạp, biểu hiện
của sự gia tăng của tệ nạn xã hội và những vấn đề về băng hoại đạo đức sẽ tác động đến
đời sống xã hội và hôn nhân gia đình. Nhiều người đàn ông, người chồng, người cha thậm
chí người phụ nữ, người vợ, người mẹ sa vào tệ nạn dẫn đến thái độ, hành vi đánh đập,
hành hạ, bỏ mặc người khác trong gia đình. Nguyên nhân làm nảy sinh bạo lực gia đình do
người chồng nghiện rượu, say rượu chiếm tới 60%.
3. Nhận thức
Nhận thức sai lệch và không đầy đủ về bạo lực gia đình xuất phát từ nhận thức sai
lệch mang tính truyền thống của chủ thể cá nhân về BLGĐ và nạn nhân BLGĐ. Sự ảnh
hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới
thể hiện trong đời sống xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, tính
gia trưởng của người đàn ông. Nhận thức của chính bản thân người vợ bị chồng bạo hành
còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu. Do nhận thức của người chồng còn kém nên
họ thường xuyên bạo hành vợ dẫn đến các cảnh bạo lực gia đình thường xuyên gây ảnh
hưởng đến xã hội. Phỏng vấn sâu đối với thôn trưởng, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng
khu dân cư, chi Hội trưởng các đoàn thể tại 14 thôn/14 xã của 14 huyện, thành phố trong
tỉnh: Có 62,1% trả lời do chồng thường xuyên uống rượu; 32,8% trả lời do trình độ dân trí
thấp, chưa hiểu biết các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Chương 3: Kết luận, bảng khảo sát và kết quả khảo sát
1. Kết luận
Bạo lực trong gia đình đang trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu và ở Việt
Nam cũng vậy. Bạo lực gia đình đã và đang để lại những hậu quả hết sức nặng nề và
nghiêm trọng không chỉ đối với nạn nhân bị bạo lực mà còn ảnh hưởng không nhỏ
đến trật tự và sự yên bình của toàn xã hội. Nạn BLGĐ diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến tinh thần,tâm lý và cũng kéo theo hàng loạt

6
những vấn đề khác nữa. Vì những lẽ đó, bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước nạn BLGĐ là một vấn
đề hết sức bức thiết. Đây không phải là trách nhiệm của riêng một ai, một ban ngành, đoàn
thể nào mà là trách
2. Bảng khảo sát và kết quả khảo sát
STT Nội dung Đồng ý Không đồng ý
1 Bạo lực về thể chất
2 Bạo lực về tinh thần
3 Bạo lực về kinh tế
4 Bạo lực về tình dục

STT Các nguyên nhân Hoàn toàn Đồng ý Phân vân Không đồng
dẫn đến BLGĐ đồng ý ý
1 Trọng nam khinh
nữ
2 Tệ nạn
3 Kinh tế
4 Ý thức
5 Học thức
6 Không có can thiệp
của chính quyền

7
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO


4. Nguyễn Thị Vân-Nguyễn Thị Thắm, 5/2017, Bạo lực gia đình-một số nguyên nhân
và hậu quả, Tạp chí giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (ISSN: 2354-0753), số đặc biệt
tháng 5-37, 126-128 Tạp chí giáo dục SỐ ĐẶC BIỆT
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-dac-biet-thang-5-277/37-bao-luc-gia-
dinh-mot-so-nguyen-nhan-va-hau-qua-4221.html
2. Oh Soo Bong, 2016, bạo lực gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam-tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (đối tượng nghiên cứu là phụ nữ), Luận văn Thạc sĩ
luật học, NXB: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
3. Nguyễn Thị Hồng Thủy, 11/2015, Bạo lực gia đình và những hệ quả của nó, Tạp
chí khoa học Đại học Văn Hiến (ISSN:1859-2961), số 09, 72-76
https://www.vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/bao%20luc.pdf
4. Phạm Thị Thu Trang, 2017, Nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng
Ngãi, Tạp chí kỷ yếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020, 267-272
https://admin.quangngai.gov.vn/documents/321194/350005/20210125161101.065.pdf/f5d
e7da2-70f6-4dc3-a0c7-a3e75e895d2a
5. Nguyễn Thị Huyền Trang, 2015, Công tác hổ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại huyện
Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà nội, Đại học khoa
học xã hội và nhân văn
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4184/1/LU%E1%BA%ACN%20V%C
4%82N%20R.pdf

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài ..................................................................1

8
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................1
2.1. Mục tiêu chính ..............................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
4.1. Đối tượng ......................................................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .....................................................................2
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..........................................................................................2
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..........................................................................................2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................2
1.1. Các khái niệm ...........................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm về gia đình: ...............................................................................................2
1.1.2. Khái niệm về bạo lực gia đình: ..................................................................................2
1.1.3. Khái niệm về bạo lực thể chất: ..................................................................................3
1.1.4. Khái niệm bạo lực về tinh thần: .................................................................................3
1.1.5. Khái niệm bạo lực về kinh tế: ....................................................................................3
1.1.6. Khái niệm bạo lực về tình dục: ..................................................................................4
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái
niệm 4
1.3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu .......................................................5
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP .......................................................................................5
2.1. Nội dung .......................................................................................................................5
2.2. Phương pháp ...............................................................................................................5
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ......................................................................5
Chương 1: Tình hình bạo lực gia đình Việt Nam ...........................................................5
Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến bạo lực gia đình ở Việt Nam ..................5
1. Bất bình đẵng giới ................................................................................................5
2. Tệ nạn xã hội .........................................................................................................6
3. Nhận thức ..............................................................................................................6
Chương 3: Kết luận, bảng khảo sát và kết quả khảo sát ...............................................6

9
1. Kết luận .................................................................................................................6
2. Bảng khảo sát và kết quả khảo sát......................................................................7
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................8

10

You might also like