You are on page 1of 4

SCRIPT GDCD

Trước khi bắt đầu bài thuyết trình:


“Chào các bạn, thầy cô, nhóm con là… Khi chúng ta nói về gia đình, thứ mà xuất hiện
trong tâm trí đầu tiên là hình ảnh của một không gian an toàn, nơi chứa đựng tình
yêu, sự ấm áp và sự hạnh phúc. Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ bề ngoài này, thực tế
không phải gia đình nào cũng như vậy. Gia đình cũng có thể là nơi mà nhiều người
trải qua sự đau khổ và bất hạnh đó là do bạo lực gia đình. Vậy, để tìm hiểu thêm về
vấn đề nan giải này, chúng ta hãy sơ qua 4 mục đề sau: (nói 4 mục đề ra)”
Nội Dung:
1. Bạo lực gia đình là gì?
2. Nguyên nhân và hậu quả của BLGĐ
3. Giải pháp đối với BLGĐ
4. Kết luận

1.Bạo lực gia đình là gì?


- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình.
- Các hành vi đó có thể như là:
+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của thành viên gia đình
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên
khác trong gia đình
+ Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật
+ Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
2. Nguyên nhân và hậu quả dẫn tới BLGĐ
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc BLGĐ
- Nguyên nhân:
+ Do nhận thức của mỗi người
Từ thời xa xưa, Việt Nam ta đã có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Đây chính là nguyên
nhân cơ bản và chủ yếu gây ra bạo hành gia đình. Ngày nay, nhận thức về vấn đề
bình đằng giới có cải thiện hơn so với thời kì phong kiến, tuy nhiên vẫn còn rất hạn
chế, bất bình đằng giới chính là gốc rễ của bạo hành gia đình.
+ Do yếu tố kinh tế
Điều dẫn đến yếu tố kinh tế là khi người chồng nghiện rượu, say rượu. Những gia
đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết về pháp luật, công
việc không ổn định. Do sự mệt mỏi vì kiếm tiền dễ dẫn đến những mâu thuẫn gia
đình, tranh cãi và dễ động tay động chân với nhau
+ Do tệ nạn xã hội
Vấn đề này chiếm khá nhiều trong các vụ bạo lực gia đình. Điển hình là những tể nạn
như nghiện hút, cờ bạc và rượu chè. Khi sử dụng các chất kích thích như rượu bia và
ma túy, hoặc chơi cờ bạc, nhiều người thường lấy cớ say rượu hoặc thua bạc để về
nhà trút giận lên vợ con, hành hạ vợ con.
-Hậu quả:
Hậu quả của việc BLGĐ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
+ Đối với nạn nhân:
Phụ nữ là nạn nhân chính trong BLGĐ. Họ sẽ bị tổn thương:
+ Về sức khỏe thể chất: sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích và đau đớn, có thể
gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong.
+ Về sức khỏe tinh thần: luôn bị ám ảnh bởi bao lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ
hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng.
+ Đối với người gây ra thương tích:
– Phá hỏng mối quan hệ gia đình, mất đi sự hỗ trợ từ họ; bị người khác khinh bỉ, ghét
bỏ.
– Bị nhắc nhở, phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có thể phải đối mặt
với hậu quả pháp lý nghiêm trọng, bao gồm bị bắt giữ, phạt tiền hoặc án tù.
+ Đối với con cái:
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là lứa tuổi chưa nhận thức đúng đắn
được hành vi đúng sai cũng như chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh lý. Khi chúng
chứng kiến hay hứng chịu BLGĐ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự hình thành nhân
cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học, rồi chơi với bạn xấu, rồi nhiều các thứ khác …
và nguy cơ dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn.
+ Đối với gia đình
– Gây thiệt hại về kinh tế GĐ, hạnh phúc GĐ tan vỡ, ảnh hưởng cuộc sống GĐ và
tương lai của con cái sau này. Thống kê cho biết gần 80% số vụ ly hôn hàng năm đều
là nguyên nhân từ BLGĐ.
+ Đối với cộng đồng xã hội
– Gây mất trật tự xã hội, là mầm mống phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút
nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội.
3. Giải pháp đối với BLGĐ
- Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên GĐ
- Chủ động tìm sự giúp đỡ từ hàng xóm và chính quyền khi bạo hành thường xuyên:
Khi đối phương nóng giận, cách tốt nhất là im lặng để tránh mâu thuẫn xảy ra. Ghi lại
tất cả bằng chứng bạo hành của đối phương để sử dụng khi cần thiết.
- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.
4. Kết luận:
- Bạo lực gia đình vẫn đang hiện diện trong cuộc sống mặc cho những nỗ lực của nhà
nước và các ban ngành. Gốc rễ của vấn nạn này vẫn là nhận thức sai lệch và thiếu
đúng đắn. Do đó, để chấm dứt nạn bạo lực gia đình, cần sự nỗ lực của các tổ chức xã
hội và chính bản thân mỗi người.
- Bằng sự đoàn kết, quyết tâm và hành động, chúng ta có thể xây dựng một thế giới
mà mỗi gia đình đều là nơi an toàn và hạnh phúc!!!
🌸~ THE END ~🌸

You might also like