You are on page 1of 3

Bạo lực gia đình không chỉ là một biểu hiện của bạo lực xã hội mà còn là hành

vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn thương hoặc đe dọa đối với các thành
viên khác trong gia đình. Nói một cách đơn giản, đó là khi các thành viên gia đình sử
dụng sức mạnh, vũ lực để giải quyết các vấn đề trong gia đình. Gia đình được coi là tế
bào cơ bản của xã hội, là một bản sao thu nhỏ của xã hội, vì vậy bạo lực gia đình có
thể được xem xét là một dạng thu nhỏ của bạo lực xã hội, với nhiều biến thể khác
nhau.

Hiện nay, bạo lực gia đình đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, tồn tại ở mọi
tầng lớp xã hội, vượt qua mọi giới hạn về vùng miền, văn hóa, thu nhập, độ tuổi, địa vị
xã hội, và gây ra nhiều hậu quả đáng lo ngại, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em.

Qua kết quả thu thập được, hầu như bạo lực gia đình trong mối quan hệ vợ chồng
chiếm tỉ lệ lớn nhất. Dạng bạo lực phổ biến nhất có lẽ là bạo lực giữa người chồng đối
với chính người vợ của mình. Trong bối cảnh thế giới hiện đại ngày nay, bạo lực về thể
xác từ phía người chồng thường được nhận diện và lên án mạnh mẽ nhất vì phụ nữ là
người chân yếu tay mềm thì làm sao có thể đọ lại, chống cự lại sức mạnh của một người
đàn ông vạm vỡ. Tuy nhiên, cũng xuất hiện không ít những trường hợp người vợ sử dụng
bạo lực đối với chồng, không chỉ dừng lại ở lời lẽ chửi bới cay độc mà còn có thể gây ra
tổn thương tinh thần hoặc thể chất trực tiếp.

Ngoài ra, tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái cũng là một vấn đề đáng quan
ngại. Trong xã hội Việt Nam, việc sử dụng những lời mắng chửi, lời lẽ cay độc hay
những hành động vũ phu của cha mẹ đối với con cái thường xuất phát từ quan niệm cổ
hữu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” và cần phải nghiêm khắc trong việc
giáo dục con cái thành người mà đâu có ai hiểu được chính những lời nói ấy đã tự giết
chết tâm hồn của đứa con của mình. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ luôn đinh ninh rằng
việc sử dụng hình phạt vật lý sẽ là phương pháp hiệu quả để giáo dục và thúc đẩy con cái
nhận biết lỗi lầm và tiến bộ. Mặc dù cách làm này có thể phản ánh tâm lý và văn hóa
truyền thống của người Việt và mang lại một số kết quả ngắn hạn, nhưng trong bối
cảnh quốc tế, các chuẩn mực về quyền con người đã thay đổi và phát triển. Do đó, cần
phải loại bỏ những tư duy và hành vi này, đặc biệt là khi bạo lực với con cái vượt ra
ngoài phạm vi giáo dục, điều này ngày càng trở nên phổ biến và cần được xử lý
nghiêm ngặt.
Bên cạnh hành vi từ phía cha mẹ, bạo lực gia đình từ phía người con đối với cha
mẹ cũng đang tăng lên. Một số trường hợp, người trẻ tuổi gây ra tổn thương tinh thần
hoặc vật chất cho cha mẹ do sự thiếu kiểm soát hoặc bất đồng quan điểm. Tuy nhiên,
không thể giải thích hoặc bào chữa cho những hành động này, đặc biệt là khi cha mẹ
đã dành tình yêu và nuôi dưỡng con cái. Việc này không chỉ là một dấu hiệu của sự suy
giảm đạo đức mà còn phản ánh sự mất đi nhận thức về truyền thống gia đình Việt
Nam, nơi tôn trọng lòng hiếu thảo là điều cốt lõi.

Từ năm 2009 đến năm 2017, đã ghi nhận tổng cộng 292,268 vụ bạo lực gia
đình. Điều này cho thấy mỗi năm có trung bình 36,534 vụ bạo lực gia đình, mà không
kể đến những trường hợp không được báo cáo. Mặc dù có sự cải thiện qua các năm,
nhưng bạo lực gia đình vẫn cần được hạn chế ở mức thấp nhất có thể. Bạo lực gia đình
không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn để lại vết thương tinh thần sâu sắc đối với
những nạn nhân. Vì vậy, mọi hành vi bạo lực gia đình đều cần phải bị lên án và xử lý
trừng phạt.

Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang là một vấn đề nhức nhối cần được xóa bỏ
trong xã hội hiện đại, chính bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng cho con người đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Có những đứa trẻ sống trong
một gia đình tan vỡ, thứ chờ đợi của chúng mỗi khi trở về nhà chỉ là những tiếng chửi
rủa và ăn sâu vào trong tâm trí của nó là sự sợ hải về gia đình, tình cảm và hôn nhân.
Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc và địa vị của nạn nhân
mà còn để lại những vết cắt, những nổi ám ảnh sâu sắc. Bạo lực gia đình cũng là nguyên
nhân chính của các vấn đề xã hội khác như tội phạm, nghèo đói, bất bình đẳng giới, ly
hôn,… Do đó, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã giành nhiều sự quan tâm
trong việc đưa ra các biện pháp để cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn bạo lực gia đình chẳng
hạn như ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp; Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật hôn nhân gia đình,…Cụ thể, Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007 1, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2008. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ tư thông qua
ngày 14/11/20222; Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình năm 2007.

1
Quốc Hội khóa XII, Kỳ họp thứ 2, số 02/2007/QH12 (21/11/2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Truy
cập từ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-2007-02-2007-
QH12-59647.aspx
2
Quốc Hội khóa XV, số 13/2022/QH15 (14/11/2022), Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022. Truy cập từ:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-Phong-chong-bao-luc-gia-dinh-2022-490095.aspx

You might also like