You are on page 1of 2

2.2.1.

Do các tệ nạn xã hội


Là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực gia đình. Các tệ
nạn xã hội như ma túy, rượu bia, cờ bạc, mại dâm... khi bị lạm dụng sẽ
dẫn tới mất kiểm soát cảm xúc, lý trí, mất đi sự minh mẫn. Thậm chí, bị
hoang tưởng do sử dụng bia rượu và chất kích thích, từ đó không kiểm
soát được những hành động của bản thân, xuất hiện các hành vi bạo lực
đối với những thành viên trong gia đình gây ra những hậu quả sai lầm.
Cha mẹ là trụ cột nhưng lại sa đà vào tệ nạn sẽ khiến kinh tế gia đình trở
nên khó khăn, con cái dính vào tệ nạn sẽ vi phạm pháp luật và gây nên
bạo lực với gia đình.
2.2.2. Sự thiếu hiểu biết pháp luật của cả vợ chồng và các con
Vợ chồng và con cái thiếu hiểu biết về quyền và vai trò của mình đối với
gia đình. Người bạo hành ngang nhiên cho rằng mình có nhiều quyền lợi
hơn so với những thành viên khác. Nên có các hành vi gây tổn thương thể
xác, tinh thần của nạn nhân. Và nạn nhân không dám lên tiếng vì sợ
người đời cười chê; gia đình, người thân vì sợ “vạch áo cho người xem
lưng” không cho nạn nhân lên tiếng. Tuy nhiên, sự nhẫn nhịn ấy lại
không giữ cho gia đình êm ấm, hạnh phúc mà vô tình tạo điều kiện thuận
lợi để cho kẻ bạo hành tiếp tục các hành vi bạo lực.
Bên cạnh đó, không ít cha mẹ cho rằng mình có quyền đánh đập, chửi
rủa và “thương cho roi cho vọt” thì con cái mới ngoan ngoãn, nghe lời.
Tuy nhiên, con cái không thể thấu hiểu được những suy nghĩ của cha mẹ.
Nhưng khi bị đánh đập, chửi rủa điều duy nhất mà con cái có thể cảm
nhận được là sự tủi thân và đau khổ. Nếu không chia sẻ và dành những
lời nói động viên, hành động quan tâm, con cái sẽ không thể cảm nhận
được tình cảm từ gia đình.
Chính những nguyên nhân đó đã dẫn đến những trận bạo hành trong gia
đình, để rồi khi mọi người phát hiện ra thì cũng đã muộn. Thậm chí bạo
lực gia đình còn xảy ra ở những gia đình có học thức cao.
2.2.3. Đời sống vợ chồng không được thỏa mãn
Đời sống tình cảm vợ chồng không được thoả mãn về nhu cầu, mong
muốn, cảm xúc về mặt tình cảm, thể xác là một trong những nguyên nhân
sâu xa dẫn tới gia đình tan rã và bạo lực trong gia đình. Khi tình cảm vợ
chồng rạn nứt sẽ dần mất đi sự tin tưởng lẫn nhau, cảm thấy chán ghét đối
phương và trở thành nguyên nhân dẫn tới ngoại tình hoặc sa đà vào
những thú vui khác, tệ hơn là sa vào các tệ nạn xã hội. Để rồi, tất cả dẫn
tới hậu quả gia đình rạn nứt như đánh ghen hoặc đánh đập vợ con.
2.2.4. Hình phạt cho việc bạo lực gia đình còn nhẹ
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Sử dụng các công cụ, phương tiện
hoặc vật dụng gây thương tích cho thành viên gia đình; Không chăm sóc
trong thời hạn nạn nhân đang điều trị chấn thương do bạo lực gia đình;
Các hành vi như bắt nhịn ăn, uống, chịu lạnh, không cho hoặc bị hạn chế
vệ sinh cá nhân; Không chăm sóc cho thành viên trong gia đình, đối với
các hành vi trên chỉ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 trăm ngàn đồng đến 3 trăm ngàn đồng đối
với một trong những hành vi: cấm ra khỏi nhà hoặc gặp gỡ các mối quan
hệ hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, tạo áp lực; Không cho
làm việc; Buộc ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; Từ chối hoặc trốn tránh
cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa anh, chị, em, giữa ông bà
và cháu theo quy định của pháp luật.
Theo điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi đánh vợ của người
chồng thuộc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác. Tỉ lệ thương tật của người vợ từ 11% đến 30% hoặc dưới
11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì người chồng chỉ
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm. Với trường hợp người vợ bị đau đớn về thể xác và tinh thần, đã
bị xử phạt nhưng vẫn lặp lại thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, tùy vào mức độ
bạo lực và tỉ lệ gây thương tích mà hình phạt có thể lên đến 14 năm.
Có thể thấy pháp luật về phòng, chống bạo lực trong gia đình chưa thực
sự đi sâu vào cuộc sống người dân, hình phạt còn nhẹ, không tương xứng
với những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra trong tương lai và tính
phòng ngừa, răn đe vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó nên tình trạng bạo lực
trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, cũng như chưa có những chuyển
biến tích cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tác Giả: ThanhLongLS; “Đăng tải 15/06/2021”; Thư viện pháp luật;
Xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình [online]. Đọc từ:
https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/xu-phat-doi-voi-hanh-vi-
bao-luc-gia-dinh-195260.aspx. Truy cập ngày 01/12/2023.
2. Tác Giả: Trương Oanh; “Đăng tải 02/02/2023”; Tamly.com; Bạo lực
gia đình; Nguyên nhân và Các giải pháp phòng chống [online]. Đọc từ:
https://tamly.com.vn/bao-luc-gia-dinh-6374.html. Truy cập ngày
01/12/2023.

You might also like