You are on page 1of 10

1.

Khái niệm về tội hiếp dâm:


Hiếp dâm là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Đây là một tội danh thuộc
nhóm các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
con người được quy định trong BLHS 2015. Và hành vi này bị phạt tù từ 2 đến
7 năm.
Thời gian qua, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đòng Tháp có
chiều hướng gia tăng và phức tạp. Nhiều vụ án xảy ra khi bị hại chỉ mới 5 tuổi.
Đáng lên án, thủ phạm thực hiện hành vi này chính là những người mà ít ai đề
phòng cảnh giác như: hàng xóm thân thiết, thậm chí là những người ruột thịt
của nạn nhân.
Văn phòng cơ quan Công an tỉnh Đồng Tháp đánh giá tình chất xâm hại tình
dục ngày càng phức tạp, khó lường, gây ra những hậu quả đặc biệt ngày càng
nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân
phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ về tâm lí, giới tính cũng
như tương lai sau này.
Sau khi xâm hại, đối tượng thường dụ dỗ hoặc đe dọa để nạn nhân không dám
về kể sự việc với gia đình về việc đã xảy ra. Có những trường hợp trẻ bị xâm
hại xảy ra trong thời gian dài. Gia đình mới phát hiện trình báp lên cơ quan
công an cũng có những trường hợp về “ sĩ diện”, sợ mn biết chuyện, chê cười,
nên gia đình không trình báo.
Hình thức của nhóm đối tượng này, thông qua mạng xã hội Facebook và các
dịch vụ, ứng dụng hẹn hò các đối tượng xấu gởi lời mời kết bạn làm quen, dụ dỗ
bé gái rồi thực hiện hành vi xâm hại tình dục VD:
Theo quy định tại điều 141 BLHS 2015, hành vi giao cấu không còn là hành vi
duy nhất cấu thành tội hiếp dâm. Ngoài hành vi giao cấu còn quy định thêm
"hành vi quan hệ tình dục khác".
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3
Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội phạm hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 được
cấu thành thông qua các biểu hiện cụ thể sau:
3.2. Cấu thành tội hiếp dâm:
3.2.1. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện qua các hành vi sau đây:
- Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực. Việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực là nhằm uy hiếp vô hiệu hóa khả năng kháng cự của nạn nhân (làm
tê liệt sự kháng cự của nạn nhân) để giao cấu với họ nhưng không được sự chấp
thuận của họ (hành vi giao cấu trái ý muốn của họ).
+ Dùng vũ lực: Là dùng sức mạnh về thể chất tác động lên thân thể của nạn
nhân như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé
quần áo,… của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng chống trả, kháng
cự của nạn nhân.
+ Đe dọa dùng vũ lực: Là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động
vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu kẻ tấn công không
giao cấu được thì sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ như dọa giết, dọa gây
thương tích,…

Ví dụ: Anh A 28 tuổi, đầy đủ năng lực hành vi hình sự. Khi A đang đi trên
đường vắng vào buổi tối thì bắt gặp chị B ( 24 tuổi) đang đi làm về. A nổi lòng
ham muốn cưỡng đoạt chị B. Chị B đã chống cự quyết nhưng anh A đã giữ chặt
tay đồng thời đẩy mạnh chị vào tường làm cho chị B bị thương và mất khả năng
chống trả để tiếp tục hành vi tội ác.

Ví dụ 2 ý trên : Hành vi trói, bịt miệng làm nạn nhân không thể kháng cự
được để giao cấu. Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm uy hiếp vô hiệu hóa khả
năng kháng cự của nạn nhân để giao cấu trái ý muốn của họ.
- Có hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác để giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ:
+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân được hiểu là
tình trạng nạn nhân có những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần (như bị
què, tâm thần,…) không có khả năng kháng cự lại việc giao cấu của người
phạm tội. → Trong trường hợp này người phạm tội không nhất thiết phải sử
dụng vũ lực đe dọa hoặc dùng vũ lực vẫn có thể giao cấu được với nạn nhân
(trái ý muốn của nạn nhân).
Ví dụ: Tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân như bị què, cụt, bị
tâm thần...
Ví dụ: Anh C ( 30 tuổi, đủ năng lực hành vi hình sự) ở gần nhà chị D (20 tuổi,
bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ). Lợi dụng gia đình chị đi vắng anh C đã lén vào nhà
thực hiện hành vi giao cấu với chị D.

- Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân:
+ Là các thủ đoạn (ngoài các hành vi nêu trên) của chính người phạm tội
thực hiện làm cho nạn nhân không biết hoặc rơi vào tình trạng không có khả
năng nhận thức tạm thời (như cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc kích dục, cho
uống rượu say,…) để giao cấu với nạn nhân mà không được sự đồng ý của họ.
Ví dụ: Kẻ phạm tội lừa cho nạn nhân uống rượu say, thuốc mê, thuốc kích
dục... làm cho nạn nhân tạm thời rơi vào tình trạng không thể nhận thức và điều
khiển hành vi để giao cấu với nạn nhân.
Ví dụ: Anh H ( 24 tuổi, đủ năng lực hành vi hình sự) và chị E ( 24 tuổi) làm
việc trong một công ty may. Trong một buổi tiệc ở cơ quan, chị E uống say nên
đã nhờ anh H đưa về. Tuy nhiên, khi đến nhà chị E anh H đã nổi lòng ham
muốn. Lợi dụng chị E đang sau không có khả năng chống cự anh đã thực hiện
hành vi giao cấu mà không được chị E đồng ý.

Thứ hai: Mặt chủ quan: Hành vi phạm tội của người phạm lỗi là lỗi cố ý.
Thứ ba: Mặt khách thể: Tội hiếp dâm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự con người
Thứ tư: Chủ thể: của tội hiếp dâm là bất kì ai có đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự.
- Người trực tiếp thực hiện tội phạm này là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham
gia với vai trò là người đồng phạm như người tổ chức, người xúi giục hoặc
người giúp sức.

PHÂN TÍCH VÍ DỤ GỒM 4 DẤU HIỆU VỀ TỘI HIẾP


DÂM.

VD1: Anh A 22 tuổi, là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, anh
A có để ý chị B là sinh viên cùng khu trọ với mình. Biết khu trọ mình vắng và
chị B ở 1 mình và thường xuyên đi học về muộn, tối ngày 13/10/2023, anh A
mang theo 1 con dao làm bếp, trực chờ chị B đi học về, nhân lúc chị B lơ là anh
A đã lẽn vào phòng dùngcon dao mang theo để đe doạ, dùng tay tác động vật lý
vào mặt chị B sau đó thực hiện hành vi QHTD với chị B và dùng điện thoại
quay lại quá trình giao cấu với chị A, sau khi thực hiện xong hành vi của mình,
anh A đe doạ chị B nếu dám tố cáo sẽ tung tin và đăng tải đoạn clip lên mạng xã
hội. Sợ mọi người xa lánh và chê cười nên chị B đã không dám tố cáo anh A.
Do biết chị B không dám tố cáo mình nên anh A đã nhiều sang phòng chị B
để thực hiện hành vi QHTD của mình. Vì phải chịu áp lực từ việc học, xã hội và
việc bị anh A QHTD, vào ngày 25/10/2023 chị B đã tự tử. Sau khi biết chị A tự
tử, anh B đã đến đồn công an để đầu thú.
-MẶT KHÁCH QUAN: Anh A đã dùm con dao mang theo để đe, dùng tay tác
động vật lý vào mặt chị B.

-MẶT CHỦ QUAN: anh A có để ý chị B là sinh viên cùng khu trọ với mình.
Biết khu trọ mình vắng và chị B ở 1 mình và thường xuyên đi học về muộn, tối
ngày 13/10/2023, anh A mang theo 1 con dao làm bếp, trực chờ chị B đi học về,
nhân lúc chị B lơ là anh A đã lẽn vào phòng dùm con dao mang theo để đe doạ
chị B và thực hiện hành vi QHTD.

-MẶT KHÁCH THỂ: Anh A đe doạ chị B nếu dám tố cáo sẽ tung tin và đăng
tải đoạn clip lên mạng xã hội => dẫn đến việc chị B tự tử.

-MẶT CHỦ THỂ: Anh A 22 tuổi, là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự.
(Không chiếu lên PPT từ đây nha)
Chúng ta có thể thấy, các tình trạng tệ nạn đó bắt nguồn từ những nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những luồng văn hóa không
chính thống, lối sống thực dụng, việc tiếp xúc với phim ảnh bạo lực khiêu dâm
và văn hóa phẩm đồi trụy phần nào đã tác động tiêu cực đến tâm lý của các đối
tượng phạm tội.
Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật hiện hành còn tồn tại nhiều hạn chế,
thiếu xót, nhất là những quy định về chế tài xử phạt đối với các tội phạm xâm
hại tình dục còn chưa tương xứng và chưa đủ sức răn đe đối với người phạm tội.
Nguyên nhân chủ quan:
Trước hết là nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân. Đa phần nạn nhân của
tội phạm xâm hại tình dục là phụ nữ và trẻ em gái - những đối tượng có khả
năng chống cự, phòng vệ và tự vệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, nạn nhân chưa
nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, đặc
biệt là những mối quan hệ quen biết, tình yêu qua mạng Internet. Từ đó, những
đối tượng phạm tội lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ, lôi kéo và
thực hiện hành vi phạm tội đối với nạn nhân.
Một nguyên nhân khác từ phía gia đình, đó là sự thiếu chăm lo, giáo dục của
cha, mẹ đối với con cái, vì mải mê làm ăn nên không quan tâm, quản lý con cái
mà chỉ thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu vật chất cho các em, đã tạo cho các
em tâm lý ỷ nại, chỉ biết hưởng thụ và phần nào vì cảm thấy thiếu thốn tình
cảm, không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ gia đình nên các em dễ rơi vào
cạm bẫy của các đối tượng phạm tội.

Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức cho các em về những vấn đề liên quan đến giới tính,
tâm sinh lý lứa tuổi cũng như những kỹ năng để phòng tránh xâm hại tình dục,
nên khi gặp phải những tình huống phát sinh trên thực tế, bản thân các em
không biết cách xử lý và giải quyết phù hợp, từ đó dẫn đến những hệ quả không
mong muốn.
Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội: Đối tượng phạm tội
tiếp xúc nhiều với các văn hóa phẩm không chính thống, phim ảnh bạo lực,
khiêu dâm, các đối tượng có tâm lý muốn “bắt chước” hoặc là để thỏa mãn nhu
cầu cá nhân nên đã lôi kéo, dụ dỗ hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với
nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Có thể thấy, hậu quả của những tội phạm xâm hại tình dục là rất lớn, không chỉ
là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần. Bản thân các nạn nhân
thường có tâm lý bất an, lo sợ, thậm chí bị suy sụp, ngại giao tiếp với xã hội, bị
sang chấn tinh thần.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG


NẠN HIẾP DÂM.
- Đối với trẻ em:
+ Một là, tiếp tục triển khai, thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin,
tuyên truyền Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 “Về việc tiếp tục
tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng,
chống xâm hại trẻ em”.
+ Hai là, nâng cao năng lực và trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân người tham gia
phòng, chống bạo lực tình dục các cấp.
+Ba là, đưa vào khung chương trình học của nhà trường, từ cấp tiểu học để học
sinh được trang bị vốn kiến thức cơ bản tự bảo vệ mình; đồng thời có định
hướng, kiến nghị phân công, tuyển dụng cán bộ phụ trách để tư vấn tâm lý cho
các em khi có nhu cầu…
+Bốn là, gia đình cần giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm.
- Đối với mọi người:

+ Một là, tránh việc đi chơi về đêm 1 mình, trang bị những vật dụng, khả năng,
kiến thức để tự vệ cho chính bản thân. (Ví dụ: bình xịt hơi cay, giữ bình tỉnh
để giải quyết vấn đề, tấn công vào công cụ gây án,...)
+ Hai là, tránh xa những tệ nạn về tình dục và những địa điểm có thể bị xâm hại.
(Ví dụ: wed phim, truyện tranh 18+, quán cà phê, quán karaoke đèn mờ và
những con đường vắng vẻ,…)
+ Ba là, luôn đề cao cảnh giác khoá của cẩn thuận khi ở nhà, trọ 1 mình.
+Bốn là, mạnh dạng tố cáo tội phạm tình dục, tránh việc bị uy hiếp tâm lý dẫn
đến sự lộng hành của tội phạm.

TẠI SAO TỘI HIẾP DÂM LẠI KHÔNG BỊ TỬ HÌNH,


TRONG KHI ĐÓ CÓ THỂ GIÁN TIẾP GIẾT NẠN NHÂN
-Vì nhà nước muốn tăng tỉ lệ sống sót của các nạn nhân khi bị xâm hại tình dục,
và thể hiện sự nhất quán trong chính sách xử lý đối với các tội xâm phạm sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
-Trong trường hợp hiếp dâm mà cố ý làm nạn nhân chết hoặc vừa có hành vi
hiếp dâm, vừa có hành vi giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng
thời về 2 tội: giết người và hiếp dâm, trong đó có thể áp dụng hình phạt cao nhất
là tử hình.

TẠI SAO KHÁCH THỂ HAY BỊ CÁO LUÔN LÀ NAM


GIỚI MÀ KHÔNG LÀ NỮ GIỚI ?
Trong tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự thì đối tượng
tác động của tội phạm chính là con người. Theo định kiến cho rằng: trong hành
vi giao cấu giữa nam và nữ vai trò chủ động và chi phối thuộc về nam giới với
cấu tạo sinh học riêng mới có thể thực hiện được hành vi giao cấu với nữ giới
mà không cần sự tự nguyện của nữ giới. Về lí luận cũng như thực tiễn, trong
một số trường hợp đặc biệt, nữ giới vẫn có thể thực hiện hành vi giao cấu trái ý
muốn của nam giới. Ví như trường hợp nữ giới lợi dụng đối tượng (nam giới)
đang ở trong tình trạng không có khả năng biểu lộ ý muốn đúng đắn (như chịu
tác động ở mức độ cao của thuốc kích dục…) và thực hiện hành vi giao cấu với
họ. Hành vi này có thể được xem là hành vi giao cấu trái ý muốn của đối tượng
(là bản chất của hiếp dâm). Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận về mức độ phổ biến
của hành vi do nam giới và nữ giới thực hiện và yêu cầu xử lí bằng các biện
pháp hình sự, thực tiễn xét xử cho thấy những trường hợp nữ giới thực hiện là
rất cá biệt hầu như chưa từng xảy ra với nữ giới ở nước ta vốn chịu ảnh hưởng
bởi các truyền thống đạo đức và lễ nghi nho giáo. Vì hành vi chỉ ở mức độ cá
biệt nên cũng chưa đến mức đặt ra yêu cầu hình sự hóa. Vì vậy, thực tiễn xét xử
hình sự từ trước đến nay chỉ thừa nhận nam giới là chủ thể đặc biệt của tội hiếp
dâm. Đồng nghĩa với việc khẳng định đối tượng tác động của tội hiếp dâm chỉ
có thể là nữ giới.
II. Những điểm lưu ý về độ tuổi của kẻ phạm tội (A), người bị hại (B) ta xét
các trường hợp phạm tội cụ thể như sau:

1. A phạm tội Hiếp dâm theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự
nếu có các tình tiết sau:

- B đủ 18 tuổi trở lên,

- A có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của B hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn của B,

- A đủ 16 tuổi trở lên (Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 8 Bộ luật Hình sự
thì tội Hiếp dâm theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự là tội
nghiêm trọng do mức cao nhất là của khung hình phạt đến bảy năm tù. Theo
điều 12 Bộ luật Hình sự, A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu A
đủ 16 tuổi trở lên).
Người phạm tội Hiếp dâm theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự có thể bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.

2. A phạm tội Hiếp dâm theo quy định tại khoản 4 Điều 111 Bộ luật Hình sự
nếu có các tình tiết sau:

- B là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi,

- A có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của B hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn của B,

- A đủ 16 tuổi trở lên.

Người phạm tội Hiếp dâm theo khoản 4 Điều 111 Bộ luật Hình sự có thể bị phạt
tù từ từ năm năm đến mười năm

3. A phạm tội Hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật
Hình sự nếu có các tình tiết sau:

- B là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,

- A có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của B hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn của B,

- A đủ 14 tuổi trở lên (Vì căn cứ khoản 3 điều 8 Bộ luật Hình sự thì tội Hiếp
dâm trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Hình sự là tội rất
nghiêm trọng do mức cao nhất là của khung hình phạt đến 15 năm tù. Theo điều
12 Bộ luật Hình sự, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu A đủ 14
tuổi trở lên).
Người phạm tội Hiếp dâm trẻ em theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Hình sự có thể
bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. A phạm tội Hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ luật
Hình sự nếu có các tình tiết sau:

- B là trẻ em dưới 13 tuổi,

- A có hành vi giao cấu với B,

- A đủ 14 tuổi trở lên (Vì căn cứ khoản 3 điều 8 Bộ luật Hình sự thì tội Hiếp
dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ luật Hình sự là tội đặc biệt
nghiêm trọng. Theo điều 12 Bộ luật Hình sự, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội này nếu A đủ 14 tuổi trở lên).

Người phạm tội Hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 Bộ luật Hình sự có thể
bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

You might also like