You are on page 1of 12

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN HỌC: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU Á

VẤN NẠN BẠO LỰC, XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM QUA GÓC
NHÌN TỪ BỘ PHIM SILENCED (HÀN QUỐC) – HỒI CHUÔNG
CẢNH BÁO CẦN ĐƯỢC LẮNG NGHE

Thái Lê Quỳnh Trang – Mã số SV: 20040501


Điện thoại: 0946385131
Email: tlqtrang2208@gmail.com
Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt: Bạo hành và xâm hại trẻ em từ trước đến nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi và
phẫn nộ tại các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, tại Hàn Quốc, vấn nạn này càng ngày càng
trở nên đáng báo động. Nhận thức được vấn đề này, bài báo cáo sẽ tập trung khai thác
những dấu hiệu vi phạm Luật hình sự do hành vi bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em trong
xã hội thông qua bộ phim Silenced được công chiếu vào năm 2011 tại Hàn Quốc. Báo cáo
được thực hiện sau khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới chủ đề, tổng hợp - thống kê -
đánh giá số liệu. Từ đó, đánh giá khách quan tình hình tội phạm xâm hại trẻ em hiện nay và
đề xuất một số giải pháp xử lý vấn đề với mong muốn thúc đẩy sự quan tâm của xã hội đối
với vấn đề này cũng như giảm thiểu số tội phạm liên quan tới bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ
được trong tương lai.

Từ khóa: bạo hành, xâm hại tình dục, xâm hại trẻ em.

1
1. Đặt vấn đề
Vấn đề bạo lực, xâm hại tình dục hiện là một vấn đề gây nhiều trang cãi và bức xúc
trong xã hội hiện nay. Những năm gần đây, số lượng và cấp độ nghiêm trọng của các vụ
việc trẻ em phải hứng chịu đòn roi, tấn công tâm lý và vật lý từ những đối tượng khác nhau
đang có chiều hướng tăng đột biến. Đây chính là một báo động đỏ cho toàn xã hội về sự
cấp thiết trong nhận thức sự nguy hại của bạo lực, xâm hại, đặc biệt là với đối tượng trẻ
em. Vì vậy, thông qua lăng kính từ bộ phim Silenced (2011) với bối cảnh tại một trường
học với vỏ bọc là mái nhà dành cho các trẻ em không may mắn bị khiếm thính nhưng thật
ra lại chính là nơi các em bị ngược đãi, đối xử bất công, tôi sẽ ….. và đề xuất một số giải
pháp để giảm thiểu tối đa những câu chuyện đau lòng liên quan đến bạo hành, xâm hại trẻ.
Các phương pháp chính trong quá trình thực hiện nghiên cứu này sẽ bao gồm: …

2. Một số khái niệm

Bạo lực: là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy
hoại mình, chống lại một người khác hay một nhóm người, một tập thể cộng đồng và làm
họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh
hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác. 1
Xâm phạm tình dục trẻ em: là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi
kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm,
cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu
dâm dưới mọi hình thức.2

3. Khái quát về nạn bạo lực, xâm hại trẻ em ở Hàn Quốc
3.1 Số liệu về nạn bạo lực và xâm hại trẻ em tại Hàn Quốc

1
World Health Organiztation (2002). Violence - a global public health problem. World report on violence and health.
Chap 1 (2002).
2
Khoản 8, Điều 4 Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
2
Hiện nay, tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em tại Hàn Quốc có thể được đánh giá là
một trong những vấn đề gây tranh cãi và phẫn nộ nhiều nhất tại đất nước này. Cụ thể hơn,
khi nhắc tới vấn đề bạo lực, Hàn Quốc vẫn luôn phải đối mặt với hiện tượng số lượng báo
cáo lạm dụng trẻ em đang tăng lên hàng năm: tăng gần gấp ba lần từ 11.700 vào năm 2015
lên 30.000 vào năm 2019. Trong số này, 7,8% liên quan đến trẻ sơ sinh. 3 Bên cạnh đó,
trong một nghiên cứu do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình phối hợp với Học viện Tội phạm
Hàn Quốc tiến hành nhằm so sánh số vụ xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn 2005-2008
ở Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc, kết quả đã chỉ ra: tội phạm hiếp dâm trẻ em ở
Hàn Quốc cao gấp 3 lần so với Nhật và gấp tận 9 lần so với Đức. 4 Với những con số thống
kê đáng báo động như vậy, có thể khẳng định rằng, xã hội Hàn Quốc đang chịu một áp lực
rất lớn trong việc xử lý, ngăn chặn tội phạm bạo lực và xâm hại trẻ em. 

3.2 Sự quan tâm của các cơ quan quản lý: 


Tuy vậy, trong thực tế, dù xã hội Hàn Quốc đã thay đổi rất nhiều, lạm dụng trẻ em
vẫn được coi là một vấn đề gia đình chứ không phải là một tội ác mà chính phủ hoặc xã hội
nên can thiệp (để ngăn chặn). Cũng vì lý do này mà hiện tại vẫn chưa có sự quyết tâm phản
đối bạo lực trẻ em từ Chính phủ. Luật phúc lợi trẻ em của quốc gia cũng chỉ sửa đổi phần
nào khi có một vụ lạm dụng lớn (Vụ án Gwangju Inhwa) được đưa lên báo chí. 5 Có thể
thấy rằng đây chính là một vấn đề nhức nối về việc xử lý cũng như ngăn chặn bạo lực, xâm
hại trẻ em. Tội ác này vẫn còn có khả năng tiếp diễn, thậm chí rơi vào tình trạng tồi tệ hơn
nếu Chính phủ cũng như các Cơ quan quản lý tiếp tục có những phản ứng không cứng rắn. 

4.Vấn nạn bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em qua bộ phim Silenced

3
Shin, J. (2021). Child abuse is still a family matter, not a crime, in Korea. Retrived 03 21 2022 from
http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20210120000841
4
Thông tin của báo Korea Times được tổng hợp tại: Thanh Trúc (2020). Tội phạm ấu dâm ngày càng nghiêm trọng ở
Hàn Quốc. Truy cập lúc 8:06 ngày 21/03/2022 tại https://baocantho.com.vn/toi-pham-au-dam-ngay-cang-nghiem-
trong-o-han-quoc-a79437.html 
5
Nội dung phát biểu của giáo sư phúc lợi xã hội tại Đại học Phụ nữ Seoul - Jung Jae-hoon.

3
4.1 Giới thiệu chung về phim
Bộ phim Silenced của đạo diễn Hwang Dong-hyuck đã được xây dựng dựa trên sự
kiện gây phẫn nộ có thật mang tên “Vụ án Gwangju Inhwa” tại một trường học dành cho
người khiếm thính ở Hàn Quốc vào năm 2000: một hiệu trưởng và một số giảng viên đã bắt
đầu quấy rối tình dục và lạm dụng một số học sinh khiếm thính tại trường của họ trong gần
4 năm liên tiếp. 
Kang In-ho (Gong Yoo) - nhân vật chính của bộ phim, là giáo viên nghệ thuật được
bổ nhiệm tại một trường học dành cho trẻ khiếm thính ở thành phố Mujin, tỉnh Bắc Jeolla.
Tại đây, In-ho vừa háo hức khi được gặp gỡ các em học sinh đặc biệt chưa được bao lâu thì
phải đối mặt với sự thật kinh hoàng về ngôi trường và những gì các học sinh đã phải chịu
đựng bấy lâu. Những đứa trẻ ấy đã bị lạm dụng tình dục và bạo hành thể chất bởi hiệu
trưởng cùng đồng phạm là trưởng phòng hành chính, quản lý ký túc xá, bảo vệ, thanh tra…
Không thể dung tha cho tội lỗi này, In-ho đã quyết định đấu tranh cho quyền trẻ em và
vạch trần những tội ác đang gây ra tại trường học cùng với nhà hoạt động nhân quyền Seo
Yoo-jin (Jung Yu-mi). Nhưng In-ho và Yoo-jin sớm nhận ra không chỉ những tội phạm mà
thậm chí cả cảnh sát, công tố viên và nhà thờ lại đang cùng nhau cố gắng che đậy sự thật
tàn khốc ấy vì sức ép của quyền lực và đồng tiền. Đó cũng là cao trào, là lý do dẫn đến cái
kết đầy đau thương của bộ phim khi cậu học sinh Min-soo đã tự mình vùng lên trả thù và ra
đi. 

4.2 Các biểu hiện của bạo lực và xâm hại trong phim
Dựa vào định nghĩa của bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em đã nêu ở mục 2, có thể
nhận định rằng dấu hiệu đầu tiên của tội ác bạo hành và xâm hại trẻ em được hé lộ qua
phân cảnh nhà giáo In-ho lắng nghe được những âm thanh la hát, khóc lớn phát ra từ phòng
vệ sinh nữ. Tiếp theo đó, là những chuỗi cảnh tượng đáng sợ, kinh hoàng về vấn nạn bạo
lực và xâm hại do các tội phạm gây ra. 
4.2.1 Bạo lực trẻ em 
Khung cảnh tiếp theo mà nhân vật In-ho chứng kiến chính là cảnh thầy giáo đánh
đập học sinh nam như kẻ thù đến thâm tím mặt và chảy máu, vợ thầy hiệu trưởng dìm đầu
4
của một học sinh nữ tên Yeon Doo vào máy giặt đang hoạt động vì nghi ngờ đứa trẻ đấy đã
quyến rũ chồng mình trong khi người chồng lại chính là thủ phạm đã nhiều lần thực hiện
xâm hại tình dục bất thành với cô bé. Ở những phân đoạn cao trào của bộ phim, khi các nạn
nhân lần lượt mở lòng mình, dũng cảm làm nân chứng kể lại toàn bộ tội ác đã vạch trần cụ
thể hơn các hành động bạo lực: dùng tay trực tiếp đánh đập học sinh đến chết “Ông ta đánh
và tụt quần chúng cháu bất kể lúc nào", uy hiếp bằng ký hiệu với nội dung tương tự “Nếu
mày khai ra, tao sẽ giết mày”, trói cơ thể của các nạn nhân bằng băng keo lên mặt bàn để
thực hiện các tội ác khác liên quan tới xâm hại tình dục. 
4.2.2 Xâm hại tình dục 
Lồng ghép song song với những ký ức đau đớn về giây phút bị đối xử bất công, bị
bạo hành mỗi ngày là những ký ức đầy ám ảnh của các nạn nhân về việc bị xâm hại bởi
chính những giáo viên trong trường. 
Sinh ra vốn không thể lắng nghe và dần mất đi khả năng nói, nữ sinh bị thiểu năng
Yoo Ri đã trở thành mục tiêu xâm hại dễ dàng tấn công. Yoo Ri đã bị xâm hại rất nhiều
lần, ngay tại phòng học, phòng làm việc và ngay cả lúc nạn nhân bỏ trốn vào nhà vệ sinh để
trốn thoát, tội nhân vẫn đuổi theo và vượt ngăn cách buồng vệ sinh để thực hiện hành vi sai
trái. 
Không chỉ là những bé gái mà cặp anh em trai Min-soo cũng đã là nạn nhân của tội
ác này. Sự lệch lạc trong tư tưởng và nhân cách của thầy giáo đã gây ra tổn thương về tinh
thần và tổn thất về về tính mạng cho hai đứa trẻ. Bị đánh đập đến ngất đi mỗi ngày, bị bắt
xem những nội dung khiêu dâm, bị lạm dụng tình dục qua các hành động cởi bỏ đồ áo, ép
buộc nạn nhân tắm rồi sờ soạng, xâm hại để thoả mãn sự biến thái của tội phạm. Hơn ai cả,
Min-soo còn phải chứng kiến cảnh em trai mình bị bỏ mặc đến chết sau khi kẻ ác thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật. 

4.3 Hướng giải quyết của đạo diễn


Giữ nguyên những tình tiết có thật của vụ án Gwangju Inhwa, bộ phim Silenced
không thể tránh được cái kết đáng buồn: những kẻ phạm tội được bao che, nhận bản án

5
phạt quá nhẹ đến mức không phải đi tù; trái lại, những đứa trẻ đáng thương vẫn mãi phải
ám ảnh với quá khứ. Đặc biệt, trong số những nạn nhân đó, cậu học sinh Min-soo đã đưa ra
quyết định liều mạng với người gây ra tội ác bao lâu nay - thầy hiệu trưởng của trường, và
ra đi ở đường ray tàu. 
Tuy nhiên, xuyên suốt bộ phim, ta có thể thấy được những nỗ lực hết mình của
người trưởng thành: nhân vật In-ho cũng như Yoo-jin trong việc mang tội ác ra ánh sáng và
đòi lại công bằng cho những em học sinh đã phải chịu đựng bạo hành và xâm hại trong cả
một quãng thời gian dài như: trực tiếp ngăn cản các hành động bạo lực, xâm hại trẻ em của
các tội phạm, bảo vệ những đứa trẻ bị bạo hành, dành thời gian, tâm sức để mang các phạm
nhân ra trước vành móng ngựa dù gặp bao khó khăn, ...
Bên cạnh hai nhân vật trên, chính các em học sinh của ngôi trường khiếm thính này
cũng đã trở thành những nhân chứng, sẵn sàng vượt qua ám ảnh để đứng lên bảo vệ mình
và các bạn khác. Những phân cảnh khi cô bé Yeon Doo phải thực hiện đối chất và hồi
tưởng những ký ức đau đớn lúc trước hay Min-soo một người anh trai đã dũng cảm vùng
dậy vì đứa em đã bị bạo hành đến mức qua đời đã phần nào thể hiện hi vọng của một xã
hội, nơi những nạn nhân sẽ có tiếng nói và sức mạnh để chống lại những tội ác mà bản thân
họ phải chịu đựng. 
Đặc biệt, chi tiết những nụ cười của những đứa trẻ trong không khí Giáng Sinh ấm
áp xuất hiện lên lồng ghép vào câu thoại “Chúng ta luôn tranh đấu không phải vì để thay
đổi thế giới, mà là vì không để thế giới thay đổi chúng ta” ở cuối phim đã trực tiếp gửi gắm
thông điệp, cổ vũ mọi người cùng đập tan sự im lặng lạnh lùng, đáng sợ của xã hội bấy lâu
nay để những tiếng khóc, tiếng nức nở được lắng nghe và thấu cảm. 

4.4 Đánh giá chung


Thông qua việc chỉ ra hàng loạt dấu hiệu, bóc trần sự thật về những hành động vi
phạm pháp luật đối với đối tượng nạn nhân là trẻ em, bộ phim Silenced đã tạo ra được một
hồi chuông vang rộng thức tỉnh xã hội và Chính phủ về vấn đề bảo vệ trẻ em. Cụ thể, sau
khi làn sóng đấu tranh để sửa đổi luật pháp nổ ra, tháng 10/2011 khi quốc hội Hàn Quốc

6
nhất trí thông qua dự luật sửa đổi về tội phạm tình dục hay còn gọi là "Luật Dogani". Luật
Dogani ra đời nhằm bảo vệ các nạn nhân là trẻ em và người khuyết tật. Theo đó, tội phạm
hiếp dâm người khuyết tật bị kết án 7 - 10 năm thì giờ lên đến mức án "tù chung thân" và
một số sự thay đổi điều luật khác để những nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em hay
người khuyết tật.6 Không thể phủ nhận rằng sau khi những đổi mới trong bộ Luật này được
phê duyệt, không ít những tội phạm đã phải trả giá đắt cho tội ác của mình. Tuy nhiên, dưới
sức ép nặng nề của quyền lực và đồng tiền như trong bộ phim Silenced đã khắc hoạ, hiện
nay những vụ án cáo buộc tội bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em ở Hàn Quốc vẫn đang còn
là một dấu chấm hỏi lớn khi những gì tội phạm phải trả giá vẫn còn nhẹ nhàng hơn là
những gì nạn nhân phải chịu đựng.
Ngoài ra, ta cũng có thể nhận thấy được vấn đề khi xã hội bị quyền lực và đồng tiền
kiểm soát quá nhiều. Trong xã hội như thế, người đứng ngoài cuộc cũng có thể trở thành
đồng phạm một cách gián tiếp khi lựa chọn sự im lặng. “Khi những kẻ săn mồi là người
lớn, những người trưởng thành thờ ơ đứng ngoài cuộc cũng đã góp phần tạo nên một môi
trường không an toàn”7. Vì vậy, ngay từ bây giờ, xã hội cần thật sự quan tâm lắng nghe
những tiếng chuông cảnh báo của những vấn đề như bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em,
đặc biệt là với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như mồi côi hay khuyết tật.

5. Đề xuất một số giải pháp


Để xử lý tình hình căng thẳng của vấn nạn bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, sau
đây là một số những giải pháp mà xã hội nói chung và Chính phủ, các cơ quan quản lý
cũng như từng cá nhân trong chúng ta nói riêng cần cân nhắc thực hiện.
5.1 Quản lý văn hoá mạng

6
 Kim, B.K. (2021). Social Significance of Recent Korean Courtroom Films: A Case Study of Silenced, Unbowed,
The Attorney and New Trial. Journal of Internet of Things and Convergence, 7(3), 55–61.
https://doi.org/10.20465/KIOTS.2021.7.3.055
7
Shakeshaft, C. (2013). Know the warning signs of educator sexual misconduct. Retrieved 02 15,
2022, from: https://filestore.scouting.org/filestore/nyps/2013/pdf/Shakeshaft-Kappan20138.full.pdf 

7
Các tội phạm thường có vấn đề với tư tưởng hoặc tâm lý từ nhỏ hoặc bị biến đổi vì
môi trường văn hoá xung quanh. Với sự phát triển của Internet và du nhập văn hoá nhanh
tới chóng mặt, những nội dung tiêu cực xuất hiện tràn lan ở trên các trang mạng. Điều này
vô hình thúc đẩy những mầm mống vi phạm pháp luật. Vì thế, quản lý văn hoá mạng là
một điều hết sức cần thiết. Những nội dung phản cảm, tiêu cực ở trên mạng cần được ngăn
cấm hoặc yêu cầu các thông tin chứng minh người truy cập đủ tuổi, đủ nhận thức hành vi
của mình.
5.2 Giáo dục tâm sinh lý
Ngay cả khi ở trong một môi trường được đảm bảo về mặt pháp lý, nếu các cá nhân
không có các kiến thức cơ bản về quyền và trách nhiệm của mình thì sẽ rất khó để đảm bảo
những tội ác sẽ được giảm thiểu. Bên cạnh những buổi giáo dục về cơ thể, tình dục và cách
bảo vệ bản thân như các quốc gia và cơ quan tổ chức đang thực hiện hiện nay, những khoá
cải tạo tâm lý cũng nên được phát triển hơn. Những khoá học này không chỉ dành cho
những người có nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em mà tất cả mọi người có
thể tham gia để nâng cao nhận thức về lý do thực hiện tội ác, những biểu hiện của bạo lực,
xâm hại và cách để bảo vệ những người xung quanh mình.
5.3 Tận dụng sức mạnh truyền thông
Chính phủ, các Cơ quan có thẩm quyền quản lý cũng như xử lý các vụ án liên quan
trực tiếp tới đối tượng trẻ em đã có rất nhiều cố gắng trong việc ngăn chặn tội phạm tình
dục, bạo hành bằng cách cải tiến bộ Luật hình sự, tạo ra các hotline hỗ trợ nạn nhân, …
Tuy vậy, đa số các trẻ em không được tiếp cận với những thông tin này đầy đủ vì các
hotline chưa được phổ biến trên các phương tiện truyền thông cho thế hệ trẻ như mạng xã
hội Facebook, Twitter, Instagram, … Bằng việc thành lập các fanpage chính thức, cập nhật
thông tin mỗi ngày và đồng thời tiếp nhận báo cáo hành vi sai phạm qua kênh thông tin đó,
mọi người có thể dễ dàng cập nhật ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào chỉ với vài thao tác với thiết
bị điện tử cá nhân. Đây có thể sẽ là một bước tiến lớn trong việc đẩy lùi tệ nạn bạo lực,
xâm hại tình dục trẻ em.

7. Kết luận
8
Tình trạng của vấn nạn bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong xã hội Hàn Quốc
đang trở nên đáng bạo động hơn bao giờ hết. Thông qua những thuớc phim và kịch bản
chân thực dựa trên sự kiện gây rúng động có thật năm 2005 mang tên Vụ án Gwangju
Inhwa tại Hàn Quốc, bộ phim Silenced đã tạo ra được sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với
nhận thức của người dân và Chính phủ của quốc gia này. Điển hình, những hành động vi
phạm quyền trẻ em đã được chỉ ra như một lời cảnh báo đến từng cá nhân trong xã hội,
điều này khiến cho ý thức bảo vệ bản thân, bảo vệ những người xung quanh được nâng cao
hơn. Bên cạnh đó, sự đối lập giữa những tác động nặng nề đến cuộc sống, tâm lý, thể chất
của nạn nhân với bản án phạt nhẹ đối với những tội phạm sau khi tội ác đã xảy ra cũng
được nhấn mạnh. Đây có thể xem là một lời cảnh tỉnh, một hồi chuông cảnh báo vang dội
đến toàn bộ xã hội, đặc biệt là những Cơ quan tiếp nhận, xử lý các vụ án liên quan đến bạo
hành, xâm hại trẻ em nói riêng và Chính phủ Hàn Quốc nói chung. Để một tồn động lớn đã
tồn tại lâu trong xã hội như vậy biến mất, những đề xuất mới cần được cân nhắc để nâng
cao hiệu quả. Bên cạnh những phương pháp đã được áp dụng, Chính phủ, Cơ quan có thẩm
quyền cần thắt chặt hơn việc quản lý văn hoá mạng, tập trung đầu tư hơn vào giáo dục tâm
sinh lý không chỉ cho trẻ em mà còn là bất kỳ lứa tuổi nào có nhu cầu học và có biểu hiện
cần học, đồng thời tận dụng sức mạnh của truyền thông trong thời kỳ 4.0 để hiện thực hoá
việc giảm thiểu, xoá bỏ những tội phạm bạo lực, xâm hại, nhất là đối với đối tượng trẻ em.

9
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt (Viết theo đúng quy cách)
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2016). Luật Trẻ em
số 102/2016/QH13. Hà Nội, Bộ luật hình sự.
2. Thanh Trúc (2020). Tội phạm ấu dâm ngày càng nghiêm trọng ở Hàn Quốc. Truy
cập lúc 8:06 ngày 21/03/2022 tại https://baocantho.com.vn/toi-pham-au-dam-ngay-
cang-nghiem-trong-o-han-quoc-a79437.html 

Tiếng Anh (Viết theo đúng quy cách)


1.  Kim, B.K. (2021). Social Significance of Recent Korean Courtroom Films: A Case
Study of Silenced, Unbowed, The Attorney and New Trial. Journal of Internet of
Things and Convergence, 7(3), 55–61.
https://doi.org/10.20465/KIOTS.2021.7.3.055
2. Shakeshaft, C. (2013). Know the warning signs of educator sexual misconduct.
Retrieved 02 15, 2022
from https://filestore.scouting.org/filestore/nyps/2013/pdf/Shakeshaft-
Kappan20138.full.pdf 
3. Shin, J. (2021). Child abuse is still a family matter, not a crime, in Korea. Retrieved
03 21 2022 from http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20210120000841
4. World Health Organization (2002). Violence - a global public health problem.
World report on violence and health. Chap 1 (4-2002).

10
FINAL REPORT
SUBJECT: UNDERSTANDING OF ASIAN COMMUNITY

VIOLENCE AND CHILD SEXUAL ABUSE FROM THE


PERSOECTIVE OF THE MOVIE SILENCED (SOUTH KOREA) –
THE ALARM THAT NEEDS TO BE HEARD

Thai Le Quynh Trang


Faculty of English Language Teacher Education, VNU University of Languages and
International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

Abstract: Violence and child sexual abuse has always been a controversial and outraged
issue in many countries around the world. Especially, in Korea, this problem is becoming
more and more alarming. Regarding this issue, the report will focus on indicating signs of
violation of the Criminal Law due to acts of violence and child sexual abuse in society
through the film Silenced premiered in 2011 in South Korea. The report is done after the
process of studying documents related to the topic, synthesizing - statistics - evaluating
data. Base on that, the report will point out objectively assess the current situation of child
abuse crimes and propose some solutions to deal with the problem with the desire to
enhance society's awareness as well as bring down the number of crimes related to violence
and abuse of children in the future.

Keywords: Violence, sexual abuse, child abuse.

11
12

You might also like