You are on page 1of 3

[1P-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm

Lớp: PD1 – B13 Số thứ tự nhóm: ___6____ Tên thành viên: Nguyễn Bá Quang

Phiếu này được sử dụng để thu thập thông tin về vấn đề mỗi cá nhân đã chọn.
Dựa vào các thông tin thu thập được, hãy đề xuất đề tài nhóm nghiên cứu tạm thời.

Chủ đề lớp: Vấn đề cá nhân đã chọn:


Giải pháp gia tăng sự tham gia của sinh viên UEF vào các lớp Giái pháp cho sinh viên UEF khi bị vướng vào tệ
học phần nạn xã hội

Minh họa: Sử dụng số liệu, bảng, biểu đồ hoặc hình ảnh để thể hiện kết quả tìm kiếm của bạn. Nêu tên từng hình
ảnh, biểu đồ được sử dụng.

1. Kết quả tìm kiếm trên Google về “Tệ nạn xã hội”

2-3. Sinh viên là đối tượng rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, 4. Phạm Thanh Tùng - đối tượng gây ra vụ án
tham gia các tệ nạn xã hội (Ảnh mang tính chất mạng tại chung cư Royal City vào đầu tháng
minh họa). Ảnh: Hồng Vĩnh. 11. Ảnh: Q.S

5. Nhà nữ sinh N ở Bình Định bị tạt sơn do cô vay tiền, vướng bẫy “tín dụng đen”.
Mô tả: Giải thích chi tiết những thông tin bạn đã điều tra, tìm hiểu được về vấn đề cá nhân đã chọn ở phần minh
họa trên.
1. Với từ khóa “ tệ nạn xã hội” tìm kiếm trên nền tảng ứng dụng Google đã có hẳn 7.020.000 kết quả trong
0.47 giây. Đó là những vấn đề ảnh hưởng đến nhiều cá nhân trong xã hội. Đồng thời, cũng là một vấn đề
xã hội có nhiều phạm trù về chiều sâu cũng như vẻ ngoài và là một vấn đề rất phổ biến chúng ta thấy xảy
ra trong xã hội.
2. Theo báo Dân Trí có bài viết đã có đề cập đến nguyên nhân vì sao sinh viên vướng vào các tệ nạn xã hội:
Một số sinh viên bị lôi kéo, rủ rê tham gia vào quan hệ không lành mạnh, vi phạm pháp luật. Đó là
những sinh viên thụ động nên đã mắc những sai lầm, tự đánh mất mình và ngày càng sa lầy vào các quan
hệ bất lợi cho tư cách đạo đức xã hội của sinh viên. Theo đó, một số sinh viên đã có những hành vi vi
phạm pháp luật như: đánh nhau, nghiện hút, đánh bạc, làm môi giới cho các tệ nạn xã hội…
3. Theo báo Dân Trí, bài viết được phát hành với chuyên mục Giáo dục – Hướng nghiệp đã đề cập đến vấn
đề và cũng đã có sự trao đổi với PGS.TS Phùng Trung Tập về mặt tâm lý và tuổi đời của giới trẻ hiện
nay: Sinh viên là lớp người thực sự trẻ về tuổi đời và chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Là những người
ham tìm hiểu những điều mới lạ, thậm chí chịu mạo hiểm để khám phá những điều mới. Tuy nhiên, họ
lại chưa đủ vốn sống, kinh nghiệm để trải nghiệm. Vì vậy, đã vô hình chung phạm tội, hành xử trái
nguyên tắc trật tự công cộng, an toàn xã hội, trái pháp luật và đạo đức xã hội. Có những hậu quả mà sinh
viên tạo ra trái đạo đức xã hội, trái pháp luật mà chỉ khi bị kết án mới nhận thức được đầy đủ tính chất
nguy hiểm từ hành vi của mình.
4. Dưới hệ lụy từ việc ham chơi, mê cờ bạc, lô đề hay cá độ bóng đá của nhiều sinh viên không chỉ dừng lại
ở việc thôi học mà còn có những vụ án mạng nghiêm trọng đã xãy ra. Báo Lao Động đã có bài viết đề
cập vấn đề liên quan như sau: Còn vào đầu tháng 11, Công an Q.Thanh Xuân phối hợp cùng Phòng cảnh
sát hình sự Công an TP.Hà Nội bắt Phạm Thanh Tùng - nguyên là sinh viên năm thứ 3 trường Sư phạm
TDTT ở Hà Nội. Theo cơ quan công an, qua mạng xã hội, Phạm Thanh Tùng (21 tuổi, quê Ninh Bình)
quen người phụ nữ tên Hằng (36 tuổi, ở tầng 6 chung cư R4B Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội). Ngày
31.10, Tùng đến khu chung cư cao cấp gặp nữ chủ nhà. Sau khi “quan hệ” và được chị Hằng cho 1 triệu
đồng, Tùng bất ngờ siết cổ và dùng dao, kéo có sẵn trong phòng đâm nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong.
Trước khi bỏ đi, Tùng vào phòng ngủ lục túi xách của chị Hằng lấy 15 triệu đồng cùng 2 chiếc điện thoại
Vertu và iPhone 7.
5. “Tín dụng đen” là hoạt động cho vay tài sản trong giao dịch dân sự giữa các tổ chức, cá nhân và cho vay
với mức lãi suất cao vượt mức lãi suất tối đa theo quy định của Bộ luật Dân sự và bị pháp luật nghiêm
cấm. Với việc giải ngân theo kiểu không cần tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp nhưng điều kiện
đơn giản. Tuy nhiên, hệ lụy nghiêm trọng khi sinh viên vướng vào “tín dụng đen” thì đó là những rủi ro
khủng bố tinh thần như một sự việc dư luận xôn xao dưới tin tức đã được phát hành bài viết của báo
Công An Nhân Dân như sau: đầu tháng 12, lại xảy ra vụ nữ sinh P.L.K.N (20 tuổi) đã gửi đơn đến Công
an TP. Quy Nhơn tố cáo nam sinh viên N.H.A (đều 20 tuổi) có hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch
dân sự. Theo lời kể của N, học tại TP.Hồ Chí Minh, đến giữa tháng 3 năm nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19, N không thể làm thêm được nữa nên không có tiền sinh hoạt, trả tiền thuê nhà… nên đã vay
của bạn là N.H.A 12 triệu đồng. Đến tháng 9, vì không có tiền trả, N và gia đình liên tục bị A dẫn theo
nhiều người đến hăm dọa, đòi nợ với số tiền 120 triệu đồng đã viết giấy vay. A còn đưa hình ảnh của N
lên mạng xã hội Facebook nhằm bôi nhọ, gây áp lực để trả nợ. Cũng trong thời gian này, gia đình N liên
tục bị tạt sơn, mắm thối, chất bẩn…

 Kết luận:
Sinh viên khi bị vướng vào tệ nạn xã hội hiện đang là một vấn đề vẫn luôn tồn tại ở trong các trường
đại học. Thông qua những thông tin tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy, đa số các bạn sinh viên vẫn đang trong
tình trạng chưa nhận thức thức được hành vi bản thân và khả năng tìm hiểu thông tin một cách chính xác
nhất. Sinh viên là lớp thanh niên tri thức đại diện và quyết định tương lai của đất nước sẽ ra sau nếu thế hệ sẽ
là những người có hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây
hậu quả xấu cho đời sống xã hội. Qua đó, ta có thể thấy được rằng sinh viên hiện nay khi vướng vào các tệ
nạn xã hội là một vấn đề cấp thiết nhất vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các sinh viên mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Đề xuất đề tài nhóm: Sau khi thu thập thông tin cần thiết, kết luận lại đề tài nghiên cứu, đồng thời chỉ rõ 3 thành
phần cơ bản trong đề tài đề xuất: ‘Đối tượng’, ‘Vấn đề hiện tại của đối tượng’ và nơi vấn đề đang diễn ra

Đề xuất đề tài nhóm: (vấn đề bạn quan tâm giải quyết):

GIẢI PHÁP CHO SINH VIÊN UEF KHI BỊ VƯỚNG VÀO TỆ NẠN XÃ HỘI

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả các nguồn sử dụng để thu thập thông tin.
[Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <link đường dẫn tài liệu>, thời gian trích dẫn].
[Tên tác giả, năm xuất bản. Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.]
1. Đường link trích dẫn (thông tin, hình ảnh…)
1.1. https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/de-sinh-vien-tranh-cac-cam-bay-te-nan-
2016050907591311.htm
1.2. https://laodong.vn/phap-luat/thuc-trang-sinh-vien-nghien-co-bac-ca-do-bong-da-577911.ldo
1.3. https://cand.com.vn/tai-chinh-40/sinh-vien-vuong-tin-dung-den-lam-the-nao-de-han-che--i637819/
2. Tên bài viết trong báo đã trích dẫn
2.1. Báo Dân Trí: Để sinh viên tránh các cạm bẫy tệ nạn
2.2. Báo Lao Động: Thực trạng sinh viên nghiện cờ bạc, cá độ bóng đá
2.3. Báo Công An Nhân Dân: Sinh viên vướng "tín dụng đen", làm thế nào để hạn chế?
3. Tên tác giả và ngày/ tháng/ năm phát hành
3.1. Báo Dân Trí: Theo Nguyễn Hoan – Thứ hai, 09/05/2016
3.2. Báo Lao Động: Theo Cao Nguyên - Thứ sáu, 24/11/2017
3.3. Báo Công An Nhân Dân: Theo N. Châu - 13/12/2021
4. Ngày truy cập hay thời gian trích dẫn
4.1. Báo Dân Trí: 12h05 – 20/05/2022
4.2. Báo Lao Động: 13h16p – 20/05/2022
4.3. Báo Công An Nhân Dân: 13h45 – 20/05/2022

You might also like