You are on page 1of 4

Văn hoá ứng xử mạng ở Việt Nam : Thực trạng và giải pháp

Đi cùng với sự phát triển của xã hội cũng như những thành tựu trong công nghệ thông tin toàn
câu nói chung, internet và các trang mạng xã hội nói riêng, đã và đang ảnh hưởng một phần
không nhỏ tới đời sống xã hội và sinh hoạt của con người những năm gần đây. Theo thời gian,
con người đã dần coi mạng xã hội là một “môi trường”, là một “cộng đồng”; khi mạng xã hội
dần trở thành một phần tất yếu và nhanh chóng tạo ra những biến đổi về văn hoá – xã hội sâu
sắc ở mọi nơi thì văn hoá ứng xử của từng cá nhân ở đó lại là một vấn đề cần được quan tâm
và quản lý.
Theo một khảo sát mới nhất được công bố của Microsoft, Việt Nam đã nằm trong top 5 quốc
gia có chỉ số mức độ văn minh trên mạng xã hội thấp nhất thế giới. Mặc dù công bố được đưa
ra có phần thiệt thòi, nhưng lại không có quá nhiều người phản đối về vấn đề này. Vậy ta có
thật sự hiểu về thực trạng văn hoá mạng ở Việt Nam hiện nay ? Và phương hướng giải quyết
của vấn đề này là gì ?
1. Khái niệm về văn hoá mạng và mạng xã hội :
Khi văn hoá được sinh ra từ trong lòng đời sống xã hội qua nhiều năm, được gây dựng và
hình thành cùng với sự phát triển của xã hội, tương tự văn hoá mạng cũng được sinh ra và
phát triển từ trong lòng những chuyển biến của Internet. Có rất nhiều định nghĩa về văn
hoá mạng, nhưng cụ thể,đó là thái độ, hành vi ứng xử đúng mực trên mạng, văn hoá mạng
là một khái niệm khá rộng, khái quát tất cả những biểu hiện cũng như văn hoá của con
người tham gia vào cộng đồng mạng Internet.
Vậy còn mạng xã hội, có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều
tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu ; có thể truy cập dễ
dàng trên đa dạng phương tiện , thiết bị như : máy tính, điện thoại,..
2. Thực trạng văn hoá Mạng ở Việt Nam hiện nay và giải pháp
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của toàn xã hội nói chung, công nghệ thông
tin, internet và các trang mạng xã hội nói riêng đã tạo ra những sự thay đổi vô cùng quan
trọng đến mọi mặt trong đời sống. Có thể nói là một thành tựu khoa học kỹ thuật đánh dấu
một bước đệm quan trọng trong sự phát triển của con người. Nó đem mọi người đến gần
với nhau hơn, có thể dễ dàng nói lên những suy nghĩ, giao lưu, trao đổi được thuận tiện và
dễ dàng hơn. Hơn cả thế, Internet giúp cho những con người xa lạ, có thể được làm quen
với nhau, kết nối với nhau, làm cho cộng đồng thêm gần gũi ; Internet còn có thể giúp ta
tiếp cận với kiến thức nhanh hơn, dễ dàng hơn, không chỉ vậy còn truyền cảm hứng cho
ta, mang lại cho con người vô vàn lợi ích. Nhưng cũng có thể nói rằng, mạng xã hội là
một con dao hai lưỡi, phụ thuộc vào chính bản thân và mục đích của người sử dụng : nếu
như biết cách khai thác tận dụng tối đa kiến thức, hiểu biết, lan toả những yếu tổ tích cực
và lành mạnh trên mạng, nhằm góp phần nâng cao tri thức và xây dựng, hoàn thiện nhân
cách, đồng thời biết cách phòng tránh, phân biệt những mặt trái và tiêu cực từ Internet thì
đây hẳn sẽ là một công cụ hữu ích, và ngược lại cũng có thể chi phối con người, khiến cho
chúng ta hành xử thiếu văn hoá trên môi trường này.
a) Lịch sử của mạng internet – hình thành và phát triển
19/11/1997 – cột mốc đánh dấu ngày chính thức kết nối mạng toàn cầu tại Việt Nam, cho
tới ngày hôm nay, nó đã tác động đến xã hội hiện nay và cả trong lương lai với cuộc cách
mạng công nghệ 4.0.
Vào khoảng những năm 2005-2006, mạng xã hội ở nước ta phát triển mạnh mẽ, với sự
thâm nhập và phát triển của các mạng xã hội từ nước ngoài như Youtube, Facebook,
Google và nội địa do người Việt tạo ra, có thể kể đến như ZingMe, Clip.vn,.. một số trong
số đó đã dần bị lãng quên do không thể đáp ưng nhu cầu ngày một tăng cao của người sử
dụng.
Nhờ sự tiện lợi, Internet nhanh chóng phủ sóng toàn cầu, số lượng người tham gia tăng
cao một cách mạnh mẽ, dần ăn sâu , trở thành một phần tất yếu trong đời sống, chiếm một
vị trí quan trọng qua các kênh thông tin, giải trí, với 96% dân số Mỹ sử dụng mạng xã hội,
tính đến năm 2021, có 4,2 tỉ người dùng các trang mạng xã hội trên toàn thế giới, tăng 490
triệu người trong 12 tháng và 13% so sánh với cùng kì năm ngoái.
Việt Nam cũng là quốc gia có lượng tăng trưởng người dùng Internet nhanh thứ 2 tại khu
vực. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm đến
14%. Quốc gia có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet tại khu vực là Philippines, với
lượng tăng trưởng 22%, nhưng hiện đảo quốc này cũng chỉ có lượng người dùng Internet
ở mức “khiêm tốn” chỉ 8 triệu người.
b) Thực trạng văn hoá mạng ở Việt Nam
Thực tế thời gian qua cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà
nước, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông nên đã hạn chế được nhiều tài liệu xấu
độc từng được lưu truyền trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội
như Facebook, Google, Twitter hay YouTube cũng đã thể hiện thái độ đồng tình, ủng
hộ khi chấp hành đầy đủ việc gỡ bỏ những thông tin bịa đặt, xấu độc.
*Quyền riêng tư :
- Sự việc rất nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm của gần 10.000 người dùng Việt Nam
như chứng minh nhân dân, hình ảnh selfie… được rao bán công khai trên các trang
mạng xã hội, website với tổng cộng lượng dữ liệu lên đến 5 file đang gây xôn xao dư
luận vào cùng thời điểm năm ngoái, Các dữ liệu này đang được hacker nói trên rao
bán với giá 9.000 USD, khoảng 207 triệu đồng. Số tiền này phải được thanh toán bằng
1 trong 2 loại tiền ảo là Bitcoin (tương đương 0,2 BTC) hoặc Litecoin (LTC). Hacker
thường không nhắm cụ thể vào dữ liệu của một người nào vì mỗi lần xâm nhập thành
công có thể lấy hàng triệu dữ liệu cá nhân, thậm chí còn nhiều hơn. Ví dụ trong năm
2021, dữ liệu cá nhân của hơn 500 nghìn tài khoản người dùng Facebook đã bị phát
tán miễn phí trên DarkWeb.
*Game online :
- Cách đây khoảng chục năm, sự bùng nổ với nhiều hệ lụy của game online, các nhà
chức trách ở nhiều nước đã quản lý tài khoản game qua số công dân. Việc này được
cho là đã giảm tải, hạn chế rất nhiều tác động tiêu cực do game online gây ra. Tuy
nhiên, mạng xã hội khác game online ở chỗ, người ta biết rõ con người sử dụng tài
khoản nhưng lại không thể kiểm soát được những điều họ bình luận, tương tác với
cộng đồng mạng. Do đó rất cần sự vào cuộc của cư dân mạng để xây dựng một nền
văn hóa mạng trong sạch, lành mạnh.
*Bài trừ, nói xấu bạn bè / giáo viên trên mạng xã hội
- Xuất phát từ sự ganh ghét, đố kị không đáng có giữa các bạn học sinh, một số bạn đã
lập nên các hội nhóm trên mạng xã hội nhằm bóc phốt, lăng mạ, bôi nhọ và nói xấu
một cá nhân, hay thậm chí là giáo viên, điều này vô tình gây ra ảnh hưởng tâm lý
nghiêm trọng đến các bạn học sinh, mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm từ những hành
động vô văn hoá và thiếu suy nghĩ đó. Một số thành phần có ngôn từ thiếu tôn trọng
giáo viên, bạn bè, ảnh hưởng danh dự và tâm lý .
*Sử dụng từ ngữ không chuẩn mực, không kiểm soát, hành vi lệnh lạc
- Nhiều người nổi tiếng trên các trang mạng xã hội đã có những phát ngôn thiếu suy
nghĩ, không kiểm soát và những hành vi sai lệch
- Một số thành phần do quá hâm mộ thần tượng nên đã có những hành vi không chuẩn
mực, gây ra nhiều hệ luỵ liên quan đến tài sản, danh dự của người khác
c) Nguyên nhân : Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử
dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân
mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên
nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội
nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh
hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…
d) Hậu quả :
Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú
ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta
như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội
quá mức –tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với
cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí
còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ.
Chúng ta cần có thêm bằng chứng trước khi có thể kết luận về những phát hiện này.
Tuy nhiên, với tình trạng bệnh trầm cảm gia tăng trên thế giới và một nửa số bệnh về
tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề tiềm ẩn liên quan.
Nhiều chính phủ, nhà xã hội học và nhà tâm lý học cũng bày tỏ sự lo ngại khi trẻ em
ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại và bỏ lỡ những trải nghiệm
xã hội quan trọng khác.
e) Giải pháp :
Một là, nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức, làm cơ sở cho xác định thái độ,
hành vi ứng xử văn hóa trên MXH
- Ứng xử trên MXH luôn cần có thái độ tôn trọng người khác, biết quan tâm, lắng
nghe, chia sẻ, thông cảm. Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách quan và tế nhị, tỏ
thái độ, cảm xúc phù hợp, không nói xấu, kéo bè cánh nhằm hạ thấp danh dự, nhân
phẩm của người khác. Biết cách chọn bạn và quản lý danh sách bạn bè, không nên
quá nhiều bạn khiến cho việc kiểm soát thông tin khó khăn. Trước khi kết bạn với
những người mới, cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng.
- Suy nghĩ kỹ về những gì nói và đăng trên mạng, có trách nhiệm với lời nói, hành
vi. Tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin để kiểm chứng, không nên “tay nhanh hơn
não” đưa ra những nhận xét, bình luận vội vàng, không đúng hoặc ác ý. Đưa hình
ảnh phù hợp lên mạng, không đưa những hình ảnh hở hang, mang tính khiêu dâm
hoặc bạo lực, ảnh selfie diễn ra ở những nơi không phù hợp (đám tang, tai nạn
giao thông…). Đề phòng kẻ xấu có thể sử dụng những bức ảnh cho những mục
đích không tốt đẹp. Trước khi đăng tải những bức ảnh và các câu chuyện của bạn
bè cần có lời xin phép và được sự đồng ý của họ.
- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt khi giao tiếp trên MXH. Không nên dùng từ ngữ tục tĩu hoặc từ lạ
không có trong từ điển tiếng Việt, không nên dùng tiếng lóng, từ viết tắt hoặc ngôn
ngữ pha tạp. Phản ứng thận trọng trước các vấn đề nảy sinh trên MXH.
Hai là, tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng, giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá
trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến
văn hóa ứng xử khi tham gia MXH
- Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng;
phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm
phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại
nội bộ, kích động biểu tình, phá rối của các thế lực phản động. Phòng ngừa, ngăn
chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và
phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng.
- Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng
xử như: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; hoạt động
mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác;
phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng…
- Những quy định của Luật không xâm phạm đến quyền con người, không cản trở tự
do ngôn luận, không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của cá nhân, tổ chức
như những thông tin trên mạng xã hội, blog, web phản động tuyên truyền, xuyên
tạc. Thực hiện đúng Luật nghĩa là bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng
thời, góp phần bảo vệ an ninh mạng quốc gia.
- Nhà nước sớm nghiên cứu ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên MXH, hướng tới xây
dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn
Mặc dù việc điều chỉnh hành vi và xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân trên
không gian mạng đã được quy định cụ thể trong Luật An ninh mạng 2018. Tuy nhiên,
vẫn cần thiết ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên MXH, bởi quy tắc ứng xử không đưa ra
chế tài xử lý như luật, chỉ đưa ra những chuẩn mực thái độ, hành vi ứng xử, có tác
dụng định hướng, điều chỉnh, khuyến khích hoặc khuyến cáo, cảnh báo, nhằm phát
huy những mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao văn hóa ứng xử cho
người dùng MXH.

You might also like