You are on page 1of 11

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin.

Ngày xưa,
con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là
lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc
cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng
những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội. Mạng xã hội đã kết
nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời
gian nhờ tốc độ nhanh chóng , sự tiện lợi.Vậy mạng xã hội là gì? Tổng quan về
cách giới trẻ sử dụng mạng xã hội? Lợi ích và hạn chế của việc đấy là như nào? Để
trả lời những câu hỏi trên thì sau đâu xin mời thầy và các bạn lắng nghe bài thuyết
trình về vấn đề:”Mạng xã hội ở giới trẻ” dưới sự trình bày của nhóm 8 ạ.
Khái niệm:
-MXH là các trang web và ứng dụng cho phép người dùng và các tổ chức kết nối,
giao tiếp, chia sẻ thông tin và hình thành các mối quan hệ. Ở đó, mọi người có thể
kết nối với những người khác trong cùng 1 khu vực hoặc ở những khu vực khác;
kết nối với gia đình, bạn bè, những người có cùng sở thích hay đơn giản chỉ là
những người đang sử dụng MXH.
-MXH đc coi là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của internet ngày nay
-Theo thống kê sử dụng MXH của VN năm 2023 thì có tới gần 70tr người dùng
MXH, trong đó phần lớn là giới trẻ.
Những đặc điểm chung cơ bản của MXH:
-MXH sẽ tập trung vào những nội dung mà người dùng sáng tạo ra. Người dùng
chủ yếu xem và tương tác với những nội dung do những người dùng khác đăng tải.
Sau đó họ cũng đăng những bài viết, cập nhật trạng thái hoặc hình ảnh, video,…để
chia sẻ với mọi người.
-Xây dựng mối quan hệ và kết nối lâu dài với những người dùng khác. MXH dễ
dàng kết nối những người có cùng sở thích, cùng chí hướng lại với nhau dù họ có ở
gần đó hoặc ở những nơi khác xa hơn, thậm chí là ở 1 đất nước khác.
-Ngoài ra, MXH còn cho phép người dùng tự tạo hồ sơ về chính mình.
Mục đích của MXH
-Kết nối và chia sẻ: gia đình, bạn bè có thể kết nối từ xa và chia sẻ những thông tin,
hình ảnh, video,… cho nhau. MXH cũng cho phép những người có cùng sở thích
gặp gỡ và kết nối với nhau.
-Học tập và giáo dục: MXH đóng vai trò là nên tảng học tập & giáo dục vô cùng
tốt đối với các học sinh, sinh viên. Những người sử dụng MXH có thể tìm hiểu đc
những thông tin về những bài học, bài giảng chỉ với vài thao tác.
-Tương tác: MXH cho phép người dùng tương tác với nhau cho dù là bất kì ai, ở
bất cứ đâu trên thế giới. Họ có tương tác qua những bình luận, những dòng tin
nhắn, hoặc là video call với nhau.
-Marketing( quảng cáo, tiếp thị sản phẩm ): các công ty có thể thông qua các trang
MXH để nâng cao độ nhận diện về thương hiệu, quảng cáo những sản phẩm của
mình cho mọi người.
Các MXH phố biến và tính năng của chúng:
-Facebook- MXH lớn nhất toàn cầu: những người sd Facebook đc tự tạo hồ sơ của
mình và đăng tải lên trang cá nhân của họ. FB cho phép người dùng có thể làm
quen, giao lưu, kết bạn với những người có cùng sở thích, niềm đam mê, cùng chí
hướng. Ngoài ra, MXH còn là nơi để bạn của thể chia sẻ những tâm sự, những cảm
xúc, trạng thái của mình thông qua những hình ảnh, video, stories,..v.v..
-Instagram-MXH đăng tải những hình ảnh và video: Instagram cho phép người
dùng đăng tải và chia sẻ những hình ảnh, video dài, ngắn cho những người theo dõi
hoặc cho những người đang dùng Instagram, họ có thể thích hoặc bình luận vào
những bài viết của bạn. Instagram đã dần trở thành 1 ứng dụng MXH phổ biến đối
với giới trẻ ngày nay.
-Tiktok-MXH chia sẻ những video ngắn: Tiktok cho phép người dùng đăng tải và
chí sẻ video có thời luoựng khoảng 15s. Đồng thời, bạn còn có thể ghép nhạc và
chỉnh sửa các hiệu ứng độc đáo vào clip của mình. Tiktok hiện đang đc xem là 1
trong những MXH phổ biến ở VN cũng như trên thế giới.
-Twitter- MXH miễn phí phổ biến trên toàn cầu: Twitter đc nhiều người biết đến là
nột trong các MXH phổ biến, miễn phí cho phép người dùng nhắn, đọc, cập nhật
các tweets. Khác với các trang MXH khác, Twitter không có kết bạn mà chỉ cho
phép người dùng theo dõi qua lại lẫn nhau.
-Pinterest-MXH định dạng hình ảnh: Pinterest là một dạng website cho phép người
dùng chia sẻ hình ảnh dưới hình thức MXH. Khi sd MxH này bạn có thể post và
phân loại hình ảnh dưới dạng các tấm bảng hoặc được đính bằng các ghim. Tùy
theo chủ đề và sở thích khác nhau mà người dùng có thể đăng tải, sáng tạo cũng
như quản lý các bộ sưu tập ảnh của riêng mình.
-Zalo- 1 trong những MXH phổ biến đc người dùng VN tin chọn. Zalo là một ứng
dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí đc nhiều người sử dụng. Nó giúp liên lạc và trao
đổi thông tin 1 cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, Zalo còn có
thể chia sẻ trạng thái và khoảnh khắc trên trang các nhân với tính năng nhật ký.
-Youtube: Youtube đc coi là 1 trang web lưu trữ, chia sẻ video trực tuyến lớn nhất
trên thế giới. YT cho phép nguời dùng đăng tải những video lên trên kênh của
mình, bạn có thể tìm đc các chủ đề khác nhau đc đăng tải: từ những video giải trí,
ca nhạc đến những video về học tập, truyền cảm hứng,..v.v..
-Ngoài ra, còn có những trang MXH khác như: WhatsApp, Snapchat, Wechat,
Tumblr, Linkedin,..v.v..

+ Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều
các nền tảng mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống
sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói
chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, nó đã
và đang ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động và sinh hoạt
của con người, nhất là giới trẻ.
+ Mạng xã hội đem lại những mặt tích cực như sau
Giải trí
 kết nối và giao tiếp, chia sẻ cảm xúc
 Giải trí
 thúc đẩy sáng tạo, tạo ra cộng đồng
 học tập và tìm kiếm thông tin, cập nhật kiến thức và xu thế
 Kinh doanh, quảng cáo

  1:Đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc
điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và
tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter…
trong đó, phổ biến nhất là Facebook. Mục tiêu chính của đặc điểm này nhằm
giải trí và chúng mang đến cho người dùng cảm giác được tương tác với bất
kỳ ai từ gia đình, bạn bè và thần tượng trong hay ngoài nước.

2: Đối với thế hệ GenZ (những đứa trẻ sinh ra từ năm 1997, thời kỳ Internet bắt
đầu vào Việt Nam đến nay), Internet, mạng xã hội, game… là cuộc sống “thực”
tương tự như cuộc sống vật lý đối với con người. Các bạn trẻ có thể tự tạo sân chơi
cho riêng mình và có thể giao lưu và tạo ra một cộng đồng nằm được thể hiện bản
thân trên cơ sở cùng tầm nhìn và cùng sở thích và có thể được sự động viên và chia
sẻ của cộng đồng mạng qua đó có thể tạo thêm nhiều nguồn thu nhập.Chẳng hạn
như, hàng loạt các “nghề” hot được ra đời trên nền tảng số, mạng xã hội như KOL,
gamer, streamer (những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, được nhiều
người biết đến)…

3: Giới trẻ có thể sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về nhiều chủ đề
khác nhau, từ lịch sử đến khoa học và công nghệ. Ngoài ra, nhiều mạng xã hội
cũng cung cấp các nguồn tài liệu học tập và đào tạo trực tuyến, giúp giới trẻ nâng
cao kiến thức và kỹ năng của mình.Với việc sử dụng mạng xã hội free tận dụng cơ
hội đó các bn có thể học tập qua apps free trên mạng xã hội có thể kể đến như app
học tiếng anh doulingo hay google dịch…, điển hình như đại dịch covid vừa qua
mọi học sinh, sinh viên đều phải trao đổi và học tập qua các apps như zoom hay
teams. Gần đây nhất xuất hiện phần mềm chat GPT là một chatbot do công ty
OpenAI của Mỹ phát triển, một trong những mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện
nay với khả năng tự động học và làm việc với các loại dữ liệu lớn. Nó được trang
bị các tính năng nổi bật như tự động hóa hội thoại, trả lời câu hỏi, tạo câu trả lời tự
động và cải thiện khả năng tự học của mô hình, nhằm hỗ trợ việc học dễ dàng hơn
trong quá trình nghiên cứu của sinh viên.
4: Mạng xã hội cũng là nơi giới trẻ có thể tìm hiểu và chia sẻ thông tin về các
vấn đề xã hội, từ chính trị đến văn hóa và nhân quyền. Điều này có thể giúp giới trẻ
có được một cái nhìn toàn diện về thế giới xung quanh họ và phát triển cảm giác
trách nhiệm xã hội, . Nó cũng cho phép các tổ chức giáo dục và truyền thông tiếp
cận với một đối tượng khán giả rộng lớn. cách thức sử dụng tuyên truyền chính trị
hiện nay là phương pháp tiếp cận người dân được cập nhật theo xu hướng phát
triển của thời đại số như thông qua các ứng dụng của mạng xã hội. Mangj xã hội
dần giúp cho giới trẻ ngày càng gần và tiếp thu một cách hiệu quả đối với tình
hình chính trị, văn hoá của đất nước.Ngoài ra còn giúp giới trẻ bắt kịp thôg tin
cũng như các vấn đề liên quan đến xã hội.

5: Mạng xã hội cũng giúp giới trẻ phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, tương
tác xã hội, và giải quyết xung đột. Họ có thể học cách đàm phán, thể hiện quan
điểm của mình một cách lịch sự và thể hiện sự tôn trọng với người khác.Dễ thấy
rằng, mạng xã hội cũng được coi là một sân khấu ảo thu nhỏ nơi mà các bn trẻ có
quyền được nói lên tiếng nói của mình, tuy nhiên có những cuộc xung đột về các
vấn đề trong xã hội, mặc dù không trực tiếp nhưng bằng các hành động gián tiếp
mạng xã hội giúp cho các bạn kiềm chế cơn tức giận cũng như hành động về từ
ngữ nhằm thể hiện mình là những người sử dụng mạng xã hội văn minh.
KOL video….
Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì
tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng
hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời
sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Đặc
điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn
lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư
tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng.  
 
 
Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm
chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm,
lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân
tộc, tôn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm
cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không
hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần
uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát
triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ. 
 
 -Ảnh hưởng đến sức khỏe: 
+ Mất ngủ: Sự hiện diện của xã hội trên mạng xã hội có thể để lại dấu ấn về sức
khỏe thể chất của chúng ta - đặc biệt là bằng cách thay đổi thói quen ngủ. Ánh
sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn, gây rối loạn
nhịp sinh học. Từ đó dẫn đến tình trạng hiếu ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng cho
sức khỏe và tinh thần. Các nghiên cứu đăng trên tạp chí Acta Paediatrica xem
xét những người dùng trẻ, tuổi từ 11 đến 20. Trong số 5.242 người tham gia
nghiên cứu, 73,4% cho biết họ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ít
nhất 1 giờ mỗi ngày, và 63,6% cho biết ngủ không đủ. 
+ Trầm cảm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng
nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. 
Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm
từ trước. 
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng xã hội có thể kích hoạt một loạt các cảm
xúc tiêu cực ở người dùng, góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu
chứng trầm cảm của họ. 
 
Theo thống kê, trong những năm gần đây, số bệnh nhân mắc chứng “Nghiện
Facebook” dẫn tới rối loạn tâm thần tại các bệnh viện Tâm thần đang ngày càng
tăng cao. Đa phần những bệnh nhân này đều có chung triệu chứng là bối rối, căng
thẳng , bồn chồn nếu không được lên FB đồng thời cũng có xu hướng cô lập bản
thân, chỉ nằm ở nhà lên mạng mà không muốn ra ngoài. 
 
 
 • Việc lên mạng xã hội chiếm thời gian chính trong ngày, luôn phải lên mạng liên
tục 
•Bắt nạt trên mạng: Hứng chịu những lời lẽ chỉ trích, tiêu cực hằng ngày khiến
nhiều người cảm thấy sợ hãi, căng thẳng quá mức. 
• Suy giảm khí sắc, luôn ở trạng thái tiêu cực, trầm buồn, rầu rĩ 
• Cảm thấy cực kỳ khó chịu, bồn chồn, lo lắng, căng thẳng nếu không được cầm
điện thoại, không được lên mạng xã hội, có xu hướng sợ bị bỏ lỡ
• Có xu hướng cô lập bản thân, mất kết nối với những người xung quanh
• Tính tình nóng nảy, dễ kích động, đặc biệt là khi bị người khác làm phiền đến
việc lên mạng của họ 
• Luôn có cảm giác cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi 
• Mất kết nối với những người xung quanh 
 
+ Chế độ ăn uống: Người trẻ dùng mạng xã hội quá nhiều dễ xấu hổ về cơ thể, cảm
thấy tự ti, dẫn đến đến bệnh lý rối loạn ăn uống. Các chuyên gia nhận định trên các
nền tảng trực tuyến, thanh thiếu niên rất ý thức về trọng lượng, hình dáng cơ thể,
lượng calo nạp vào mỗi ngày và chế độ tập thể dục. Đây là những yếu tố tâm lý cốt
lõi ảnh hưởng đến hành vi ăn uống lệch lạc. . Các biểu hiện phổ biến nhất của rối
loạn ăn uống gồm có chán ăn tâm thần, ăn quá nhiều và không kiểm soát. Bệnh ảnh
hưởng đến cả nam và nữ. Một trong những hậu quả trầm trọng của chứng rối loạn
ăn uống là bệnh chán ăn tâm thần. Bệnh nhân sẽ có cảm giác sợ hãi về việc tăng
cân, thậm chí không thể nhận ra mức độ nghiêm trọng khi trọng lượng cơ thể giảm
thấp đáng kể. 
Bệnh này chia thành hai loại, một là người bệnh hạn chế lượng thức ăn nạp vào
bằng cách ăn càng ít càng tốt. Hoặc bệnh nhân tiêu thụ thực phẩm, nhưng sau đó bị
nôn hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để tống thức ăn ra ngoài. 
Các báo cáo cho thấy 91% thanh thiếu niên ở Anh và Mỹ sử dụng mạng xã hội,
hơn 50% kiểm tra tài khoản ít nhất một lần mỗi giờ. Chuyên gia chỉ ra rằng nhiều
nội dung trên nền tảng truyền thông số, đặc biệt là Instagram và Snapchat, chỉ tập
trung vào ngoại hình, khiến phụ nữ lo ngại thái quá về cân nặng của mình. Điều
này thúc đẩy chế độ ăn kiêng kém lành mạnh, tình trạng lo lắng. 
 
 
Điều này dẫn đến cơ thể gầy gò suy nhược, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống hoặc
tăng cân, béo phì, sức khỏe yếu ớt,... 
 
-Ảnh hưởng đến học tập: Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội
rất dễ làm cho thanh, thiếu niên sao nhãng việc học hành, tinh thần uể oải, sa sút…
Và từ chỗ bị lôi cuốn, thu hút sẽ dẫn đến lệ thuộc, rồi nghiện, trong khi giới trẻ thì
lại có quá ít các kỹ năng, kinh nghiệm để ứng phó với mạng xã hội. Thích dựa dẫm
vào những kết quả có sẵn trên mạng mà đánh mất đi thói quen tư duy, đào sâu suy
nghĩ trước một vấn đề đặt ra, bện cạnh đó việc sẽ bị bối rối trong biển thông tin
khổng lồ trên Internet mà không xác định được thông tin mình cần hoặc không biết
các thông tin đó có độ tin cậy đến đâu… 
+ Đối với các bạn học sinh, sinh viên sử dụng MXH và Internet quá nhiều có kết
quả học tập kém hơn 20% so với học sinh sinh viên khác khác. Ngoài giờ học,
88% sinh viên không sử dụng MXH và Internet tích cực tham gia các hoạt động
ngoại khóa, 75% sinh viên sử dụng MXH và Internet không nghĩ rằng mạng xã hội
này làm giảm sút kết quả học tập…. 

Bạo lực trên mạng:   Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời
gian gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những
điều mà ngoài đời không dám phát biểu. 

•Lan truyền những lời nói dối về hoặc đăng những bức ảnh đáng xấu hổ của ai đó
trên mạng xã hội 
• Gửi tin nhắn hoặc mối đe dọa gây tổn thương qua các nền tảng nhắn tin mạo danh
ai đó và thay mặt họ gửi những thông điệp ác ý cho người khác. 
• Mạo danh ai đó và lấy danh nghĩa của họ gửi những tin nhắn ác ý cho người khác
hoặc thông qua tài khoản giả mạo.  
 
-Giảm tương tác giữa người với người: Mạng xã hội thường tạo cảm giác cho
người dùng bớt cô đơn bởi họ có một “người bạn vô hình” trong một không gian
ảo. Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc
thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn
những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn
muốn gặp mặt bạn nữa.  

 Không thể phủ nhận việc mạng xã hội  mang lại cho người dùng những kiến thức
bổ ích như học tập, thông tin mới.

Tuy nhiên, nhiều trẻ em đang tiếp xúc với những nội dung không phù hợp như
phân biệt vùng miền, đánh nhau, nhảy nhót khoe thân phản cảm. Đây là những
video câu like, câu view rất nhiều chủ tài khoản đua nhau làm nội dung tương tự

Nhiều quan điểm cho rằng những video này sẽ khiến người xem bị ảo tưởng về lối
sống, tạo nên những suy nghĩ lệch lạc về quan điểm sống cho giới trẻ hiện nay.

Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay, cần
lưu ý:

Thứ nhất, cần tham gia không gian mạng chủ động, an toàn, tích cực và hiệu
quả. Việc sử dụng các mạng xã hội nói chung hay TikTok,Facebook nói riêng
cần phải được chọn lọc, tiếp cận những nội dung tích cực.

Thứ hai, cần rà soát thông tin một cách cẩn thận: tăng cường công tác phối hợp
và yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,… áp dụng biện pháp xử lý các
kênh thông tin có nội dung tiêu cực, thông tin sai sự thật, kích động. Chú ý rà soát,
phát hiện kịp thời ngăn chặn những thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
Thứ ba, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, thanh
niên và giới trẻ về đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng. Khuyến
khích thanh niên, giới trẻ lên án những trò chơi trực tuyến có yếu tố bạo lực, trái
với truyền thống văn hóa hay những video có yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sức
khỏe, tinh thần của giới trẻ hiện nay.

Thứ tư, nên tham gia các hoạt động ngoại khóa để giảm thời

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, nuôi
dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nhất là
tuổi trẻ hiện nay, mỗi gia đình, nhà trường, cơ quan, đơn vị, địa phương cần làm tốt
công tác giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, tác
dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội.  
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, Internet nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng
ngày càng phát triển, đây là xu thế tất yếu khách quan. Để giúp cho thanh niên
tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích
thì điều quan trọng trước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo, thủ
trưởng cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho họ hiểu rõ về
các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động
tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt,
học tập, công tác chuyên môn.
Bên cạnh việc giáo dục cho thanh niên nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã
hội, thì phải hướng dẫn, tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang
mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là phải chỉ cho họ thấy được tính hai mặt của
mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một
cách tùy tiện, thái quá. Chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi
tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,…
đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức,
trách nhiệm xã hội cho thanh niên, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các
hành vi của bản thân. Các thông tin tung lên mạng phải đúng với quy định của
pháp luật, của đơn vị, địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực
đạo đức xã hội; phải hết sức thận trọng khi đăng tải những thông tin, hình ảnh của
cá nhân và các hoạt động của đơn vị, nhất là đơn vị quân đội, công an lên các trang
mạng xã hội. 
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo giáo, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị
cần phải có sự hiểu biết cơ bản về các trang mạng xã hội, biết cách sử dụng các
trang mạng xã hội với những tiện ích của nó cho công việc, cho giải trí lành mạnh,
không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của các trang mạng xã
hội mà cấm đoán giới trẻ. 
Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con
người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội.
Làm cho giới trẻ thấm sâu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
giáo dục, rèn luyện cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt,
lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn biết tự trọng, tự chủ trong suy nghĩ và hành
động, từ đó xây dựng lối sống tốt đẹp, sống có tình thương và trách nhiệm với bản
thân, gia đình và xã hội. 
Đặc biệt quan tâm, coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội,
rèn luyện thói quen, kỹ năng sống cho thanh niên, nhất là kỹ năng điều tiết và kiểm
soát bản thân. Làm tốt điều này sẽ giúp cho giới trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh và
phương pháp phòng tránh với những chiêu bài tiêu cực trên các trang mạng xã hội.
Xây dựng cho họ có động cơ, thái độ và tinh thần trách nhiệm xã hội khi tham gia
và sử dụng các trang mạng xã hội; xác định mục đích tham gia và sử dụng các
trang mạng xã hội đúng đắn, hữu ích, không bị lệ thuộc, chìm đắm vào môi trường
cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội, vì điều đó vừa làm mất thời gian vừa ảnh
hưởng đến công việc học tập, công tác, đồng thời xâm hại đến giá trị thuần phong
mỹ tục, chuẩn mực đạo đức truyền thống, lối sống văn hóa và vi phạm các chế độ
quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và đặc
điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ. Các hoạt động như: văn hóa, văn nghệ, thể thao,…
vừa để nâng cao đời sống tinh thần, bồi đắp tâm hồn tươi trẻ của thanh niên vừa là
môi trường thuận để họ kết bạn, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời
qua đó còn nhằm để giữ gìn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền tốt đẹp của
dân tộc, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể chất cho thanh niên. Thực tiễn
cho thấy nếu gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu tổ chức các hoạt động vui
chơi, giải trí lành mạnh thì đa phần thanh niên sẽ dành thời gian rảnh rỗi tham gia
vào các trang mạng xã hội. Nhiều trường hợp đã gây nên những hậu quả đáng tiếc,
dẫn đến vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, ảnh hưởng xấu đến
bản thân, gia đình và xã hội. Do vậy, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí
lành mạnh là biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất để vừa quản lý được thanh niên
vừa bồi dưỡng, nâng cao hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp cho giới trẻ,
đồng thời hạn chế thấp nhất sự tác động tiêu cực, đa chiều của các trang mạng xã
hội.
Phát huy tốt vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại
chúng, nhất là hệ thống truyền thanh nội bộ, kết hợp đẩy mạnh hoạt động của các
loại hình văn hóa dân gian, sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng… thông qua
đó tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, quy định của địa phương, đơn vị, trên cơ sở đó giáo dục, định hướng chính
trị, tạo niềm tin và nhiệt huyết của tuổi trẻ, chống lại các loại sản phẩm văn hóa
xấu độc, âm mưu “xâm lăng văn hóa”, tư tưởng “áp đặt lối sống, văn hóa phương
Tây”, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tình cảm tốt đẹp, tâm hồn trong sáng vốn
có của thanh niên hiện nay.

You might also like