You are on page 1of 32

Nhóm 2

Đề tài :

Vai trò của mạng xã hội trong


học tập
MỤC LỤC

I. Định nghĩa, giới thiệu về mạng xã hội dung để học tập


II. Vai trò của mạng xã hội trong học tập
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả mạng xã hội trong học tập
Phần I:

Định nghĩa, giới thiệu về mạng xã hội và các loại


mạng xã hội hay gặp
Định nghĩa
• Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng
đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm
kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang
thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến,
chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Các loại mạng xã hội hay gặp
• Facebook – Mạng xã hội lớn nhất toàn cầu.
• Tiktok – Mạng xã hội chia sẻ định dạng video ngắn.
• Instagram – Mạng xã hội đăng tải hình ảnh.
• Zalo – Mạng xã hội định gọi điện, nhắn tin miễn phí
• Youtube – Mạng xã hội xem video miễn phí
• Wechat – Mạng xã hội nhắn tin miễn phí.
• Pinterest – Mạng xã hội định dạng hình ảnh.
• Snapchat – Mạng xã hội gửi nội dung hình ảnh, video.
• Twitter – Mạng xã hội phổ biến trên toàn cầu miễn phí..
* Facebook
Hiện Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Mạng xã hội này có lượng người dùng khủng, được phát
hành miễn phí, sử dụng được trên nhiều nền tảng, thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, ứng dụng, máy tính…),
tạo tài khoản và đăng nhập bằng cả email, số điện thoại khiến nó càng dễ dàng tiếp cận người dùng.
Cũng như các mạng xã hội khác, facebook là mạng xã hội giúp mọi người liên kết với nhau, chia sẻ hình ảnh…
Thông qua Facebook, người dùng có thể:
- Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, trạng thái hoạt động của mình. Trong từng bài viết, người dùng cũng hoàn
toàn có thể tuỳ chỉnh đối tượng được tiếp cận, giới hạn số người được xem, không chia sẻ bài đăng với bất kì
ai…
- Tham gia các nhóm từ công khai đến kín. Trong đó, một nhóm người cùng chung sở thích có thể chia sẻ với
nhau về những hình ảnh, video, bài đăng… cho các thành viên khác về nhà cửa, trang phục, nghệ sĩ…
- Bên cạnh đăng bài thì người dùng còn có thể tạo và xem những video được người khác đăng tải trên trang cá
nhân hoặc hội nhóm của người khác trong mục “Watch” của Facebook…
Đặc biệt, khi thấy một bài viết, video, hình ảnh… của người khác, người dùng có thể dễ dàng thể hiện cảm xúc
yêu thích, phẫn nộ… cho người đăng biết.
* Facebook ra đời đã và đang thu hút rất nhiều người dùng trên toàn thế giới. Vòng bạn bè không giới hạn.
Môi trường học tập tại ứng dụng Facebook thoải mái. Bạn có thể cập nhật thông tin, tương tác với mọi người
với công cụ chat như Messenger. Không những thế, mạng xã hội này còn giúp bạn có thể học hỏi, giao lưu
kiến thức ở mọi lĩnh vực. Đây được xem kênh giao lưu và học tập cực kì hiệu quả.
* Zalo

Zalo: Không giống Facebook là ứng dụng của nước


ngoài, Zalo được phát hành bởi nhà phát hành trong nước
là VNG Corporation. Trong đó, Zalo có các ứng dụng
chính gồm: Gửi file dung lượng cao, không giới hạn; chat
(cá nhân và nhóm); tích hợp luôn cả mạng xã hội; tích hợp
mua sắm online; nạp tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn…
So với Facebook phải tải thêm phần mềm chat riêng là
Message thì Zalo tích hợp đồng thời cả chat, gọi điện
thoại, video và mạng xã hội, mua sắm… trên cùng một
phần mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng cũng
như không tốn quá nhiều dung lượng nếu điện thoại có bộ
nhớ hạn chế.
* Instagram

Instragram là một mạng xã hội hoàn toàn khác với hai


mạng xã hội trên. Đây là mạng xã hội chuyên được sử
dụng để chia sẻ ảnh và tạo những tin video ngắn, lưu trữ
những hình ảnh, video đẹp của mình và bạn bè.
Ngoài ra, ứng dụng này còn có nhiều công cụ, hiệu ứng
tạo ảnh, chỉnh sửa ảnh đẹp, được giới trẻ rất ưa chuộng.
Ứng dụng này cũng tích hợp ứng dụng nhắn tin, comment
trong từng ảnh, video được chia sẻ, giúp bạn bè có thể
giao lưu, kết nối với nhau.
Và đặc biệt, Instagram có tính năng bảo mật là chỉ những
tài khoản theo dõi mới có thể thấy được ảnh, video được
người dùng khác chia sẻ mà không phải mọi tài khoản đều
có thể công khai
* Tictok

Tiktok: Đây là mạng xã hội còn khá “non trẻ” so với các
mạng xã hội nêu trên. Tuy ra đời sau nhưng Tiktok lại có sự
phát triển vô cùng mạnh mẽ bởi người dùng dễ dàng tạo tài
khoản bằng số điện thoại hoặc email, mã QR hoặc bằng liên
kết với các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter, Line,
KakaoTalk, Instagram…
Khi sử dụng Tiktok, người dùng sẽ dễ dàng tạo ra những
video ngắn với kho nhạc free khổng lồ cùng với hiệu ứng
cực đẹp và dán nhãn (sticker) phong phú, đa dạng kết hợp
với nhiều bộ lọc màu đẹp.
* Youtube
Youtube: Mạng xã hội Youtube là một trong các sản phẩm của
Google, là mạng xã hội chuyên dùng để chia sẻ các video. Tại
đây, người dùng có thể đăng tải nhiều video với các dung lượng
khác nhau.
Thông qua Youtube, người dùng có thể tìm kiếm nhiều video ở
nhiều mảng khác nhau: Phim ảnh, ẩm thực, trend… Hiện,
Youtube là mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới.
Đặc biệt, người dùng đăng tải video trên Youtube có thể bật kiếm
tiền từ các quảng cảo trên trang Youtube và các video của
Youtube.
Youtube là cái tên không thể bỏ qua trong 10 mạng xã hội học
tập có lượng người truy cập nhiều hiện nay. Bạn có thể học hỏi
kiến thức thông qua các video, bộ phim của tất cả các lĩnh vực.
Tại đây, người dùng có thể chia sẻ những đoạn clip của mình với
bạn bè. Hình thức học tập này đang ngày càng thu hút sự chú ý
của người dùng.
Các mạng xã hội để học tập và
nghiên cứu
* Mạng xã hội Youtube

Youtube là cái tên không thể bỏ qua trong 10 mạng xã hội học
tập có lượng người truy cập nhiều hiện nay. Bạn có thể học hỏi
kiến thức thông qua các video, bộ phim của tất cả các lĩnh vực.
Tại đây, người dùng có thể chia sẻ những đoạn clip của mình với
bạn bè. Hình thức học tập này đang ngày càng thu hút sự chú ý
của người dùng.
*Hocmai.vn

Hocmai.vn là trang web cung cấp các đề thi, đáp án và tài liệu
miễn phí cho học sinh từ các khối tiểu học đến THCS và
THPT. Bên cạnh đó hocmai.vn còn cung cấp các thông tin về
kì thi, mẹo làm bài thi hiệu quả của các kì thi THPT quốc gia
để giúp cho học sinh có thể nắm bắt chính xác hơn về kì thi
cũng như cách thức làm bài thi tốt nhất.
* Vndoc.com

Trang mạng xã hội học tập vndoc.com sở hữu kho tài liệu
khổng lồ và ngày càng được cập để trở nên đa dạng hơn mỗi
ngày. Khi truy cập trang web bạn sẽ được tiếp cận và tìm
hiểu lượng kiến thức phong phú từ cơ bản đến chuyên sâu
được phân loại rõ với nhiều mục như luận văn, đề án, tài liệu
trung học phổ thông, đề kiểm tra học kì, đơn xin việc,...
Gồm nhiều lĩnh vực: Học tập, giải bài tập trong sách bài tập,
bài tập trắc nghiệm trực tuyến, giải bài tập sách giáo khoa,..
* Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến

Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (Vietnam Journals
Online- VJOL) là một cơ sở dữ liệu cho phép độc giả tiếp
cận tri thức khoa học được xuất bản tại Việt Nam. Website
VJOL hiện do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý, duy trì và phát
triển nhằm tăng cường sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của
các tạp chí khoa học Việt Nam đối với bạn đọc trong nước
và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số
của các tạp chí khoa học thông qua nền tảng VJOL.Hiện có
129 tạp chí khoa học Việt Nam đăng ký tham gia, đăng tải
dữ liệu toàn văn dưới định dạng PDF trên website
VJOL.Truy cập tại: https://vjol.info.vn/
* Thư viện học liệu mở Việt Nam

Đây là thư viện học liệu mở online của Việt Nam (VietNam OER )
được thực hiện bởi chương trình Giáo dục Mở Việt Nam, cho phép
người dùng truy cập và sử dụng miễn phí phục vụ cho giảng dạy,
học tập và nghiên cứu. VietNam OER cung cấp hơn 22.244 tài liệu,
525 tuyển tập từ 13.384 tác giả với nhiều lĩnh vực khác nhau, hỗ trợ
02 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Website cho phép người
dùng xuất các giáo trình dưới dạng PDF để ngườ dùng có thể đọc
trên máy tính không có kết nối Internet hoặc in thành sách giấy
thông thường. Do không phải trả chi phí bản quyền nên sách in ra
theo cách này sẽ rất rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số các
bạn sinh viên. Truy cập tại: http://voer.edu.vn/
*Chat GPT
Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là công cụ hỏi đáp
tự động được huấn luyện và phát triển bởi công ty công nghệ OpenAI.
Nó có khả năng tạo ra các cuộc trò chuyện tự động hay trả lời các câu
hỏi về đa dạng chủ đề khác nhau như sửa lỗi trong lập trình, sáng tạo làm
thơ, soạn nhạc,... Với một “kho kiến thức" vô cùng phong phú, Chat GPT
được xem là một mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay.
 Ưu điểm nổi bật nhất của Chat GPT
• Tóm tắt các nội dung dài và phức tạp để dễ đọc hơn.
• Tạo ý tưởng và dàn bài dựa theo từ khoá.
• Trợ giúp sinh viên làm bài tập
• Viết email đúng chuẩn.
• Trình bày sáng tạo nội dung học trong buổi học.
• Luyện tập kiến thức để chuẩn bị cho các bài kiểm tra.
• Kiểm tra và sửa lỗi chính tả.
• Phát hiện và sửa lại code cho sinh viên IT.
* Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội ( Library
and Information Center Vietnam National University- LIC) là đơn
vị sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN, trên cơ sở hợp nhất các thư viện
của các trường đại học trong đơn vị. Sở hữu kho tài liệu số khổng
lồ, bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí khoa học, cơ sở
dữ liệu và các học liệu điện tử khác, có khả năng đáp ứng nhu cầu
của các đối tượng từ học sinh, sinh viên đến những cá nhân có
mong muốn tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu. Ngoài ra, trung
tâm hiện có liên kết với một số tổ chức uy tín về cung cung cấp tài
liệu số như: Viện Harvard Yenching, Đại học Cornell, Thư viện
Quốc hội Hoa Kỳ, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Đại học Tokyo,…
Phần II:

Vai trò của mạng xã hội trong học tập


Giai đoạn 1: Trước khi có mạng xã hội
1. Sử dụng thư viện:
• Thư viện là một nguồn tài liệu quý báu để tìm thông tin về người
xưa. Thư viện là nơi lưu trữ hàng nghìn, thậm chí hàng triệu tài
liệu lịch sử như sách, hồ sơ, bản ghi, thư tay, và hình ảnh về
người xưa và các sự kiện lịch sử. Điều này làm cho thư viện trở
thành một kho tài liệu quý báu để có thể tra cứu tìm kiếm thông
tin thông qua việc đọc sách
2. Học ở trường
• Là một trong những phương pháp học truyền thống phổ biến và
quan trọng. Ở trường, học sinh có cơ hội học từ giáo viên, người
có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên
đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và hỗ trợ
sự phát triển của học sinh.
3. Đi học thêm:
• Học thêm sau giờ học ở trường, là một cách tốt để nâng cao kiến
thức và kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể hoặc mở rộng kiến
thức tổng quan của người xưa không chỉ thế mà nó còn được mọi
người áp dụng rất nhiều cho đến ngày nay.
 Ưu điểm:
+Rèn luyện tính Tập trung và kiên nhẫn: Vì không có sự xao lẫn từ
mạng xã hội, học sinh thường có khả năng tập trung tốt hơn vào công
việc học và có sự kiên nhẫn trong việc giải quyết bài tập và vấn đề.
+ Tăng cường tính Khám phá và sáng tạo: Thiếu mạng xã hội có thể
khuyến khích học sinh khám phá thế giới offline, thực hiện các hoạt
động sáng tạo, và phát triển sự sáng tạo trong nghệ thuật, thể thao ,
khoa học
+ Có thêm Thời gian học tập: Không có mạng xã hội có thể giúp học
sinh dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập và nâng cao kiến thức
+ Tương tác xã hội thực tế: Học sinh có thể tương tác trực tiếp và xây
dựng mối quan hệ xã hội ngoại trời, giúp phát triển kỹ năng xã hội
trong thế giới thực.
+ Nâng cao Tư duy phản biện và nghiên cứu truyền thống: Không có
mạng xã hội có thể khuyến khích học sinh thực hiện nghiên cứu và tìm
hiểu thông tin thông qua sách, bài giảng, và các nguồn tài liệu truyền
thống
 Nhược điểm:
+ Cách thức tiếp cận thông tin hạn chế: Không có mạng xã hội có
thể làm cho việc tiếp cận thông tin trở nên khó khăn hơn, đặc biệt
đối với thông tin mới nhất và đa dạng.
+ Giao tiếp xa hạn chế : Việc không có mạng xã hội có thể làm
cho giao tiếp xa hạn trở nên khó khăn. Liên lạc với người thân và
bạn bè ở xa có thể đòi hỏi nhiều công sức hơn.
+ Thiếu khả năng học tập trực tuyến: Mạng xã hội thường cung
cấp khả năng học tập trực tuyến thông qua các khóa học và tài liệu
giáo dục. Không có mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc
tiếp cận các nguồn học tập trực tuyến.
+ Thiếu quyền truy cập vào các tài liệu giáo dục trực tuyến: Mạng
xã hội thường là nơi để chia sẻ tài liệu giáo dục, bài giảng, và tài
liệu học tập. Thiếu mạng xã hội có thể làm mất đi sự tiện lợi này.
Giai đoạn 2: Sau khi có mạng xã hội
Ưu điểm :
+ Thông tin, kiến thức, học tập: Mạng xã hội chứa một nguồn cung cấp
kiến thức và thông tin vô tận cho phép bạn tìm hiểu về hầu hết mọi chủ
đề hoặc câu hỏi mà bạn có thể có. Sử dụng các công cụ tìm kiếm, bạn có
thể hỏi hầu như bất kỳ câu hỏi nào và có câu trả lời cho câu hỏi đó. Ngoài
ra còn có hàng triệu video trên các trang web như YouTube giúp giải
thích các chủ đề khác nhau và thậm chí các khóa học trực tuyến có thể
được thực hiện để giúp dạy cho bạn về nhiều chủ đề khác nhau.
+ Kết nối, giao tiếp và chia sẻ: Dễ dàng mở rộng mối quan hệ mạng xã
hội là nơi dễ dàng kết lối với mọi người nhờ vậy nếu như sử dụng diều
này một cách khéo léo thì sinh viên có thể mở rông các mối quan hệ của
bản thân nhờ vậy nếu gặp một vấn đề nào đó cần giải quyết thì có thể
nhờ các mối quan hệ có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề mà bản thân
còn đang khúc mắc vừa giúp sinh viên giải quyết vấn đề và còn giúp
nâng cao hiểu biết của sinh viên vè vấn đề đó.
Ưu điểm :

+ Giải trí: Mạng xã hội là nơi giải trí hiệu quả đây là nơi mà sinh viên
có thể tựa vào sau những giờ học căng thẳng việc sử dụng mạng xã hội
để trò chuyện, cập nhật thông tin, chơi game hay xem phim sẽ giúp cho
sinh viên thư giãn, giảm stress đáng kể,… nạp lại năng lượng đã tiêu hao
trong ngày một cách hiệu quả và nhanh chóng nhờ vậy sẽ giúp tinh thần
sảng khoái tăng nâng suất học tập

+ Thuận tiện cho việc sắp xếp lịch trình học tập: Không chỉ là nơi
cung cấp kiến thức, mạng xã hội còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc
học tập cũng như sinh hoạt cho sinh viên hiện nay và tương lai sau này.
Phần lớn lịch học, thông tin sự kiện của lớp, trường, hội thảo, thông báo
từ trường… đều được cập nhật trên facebook, giúp sinh viên tiếp cận dễ
dàng.
Nhược điểm:
Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân: Quá chú tâm
vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc
sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học
hỏi những kỹ năng cần thiết. Các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành
“anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng.
Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like không
còn là chuyện xa lạ. Song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng
quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua. Sự cạnh
tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian
của bạn
Não không có thời gian nghỉ ngơi: Nhiều người trong chúng ta có thói
quen lướt mạng xã hội bất cứ khi nào rảnh rỗi. Điều này khiến bạn mất đi
khoảng thời gian để não được thư giãn và nghỉ ngơi thực sự.
Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều là gây ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng công việc. Cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày
của bạn. Thậm chí bạn có thể trở nên nghiện mạng xã hội đến mức khó tập
trung làm việc.
Nhược điểm:
Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những
ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều. Thì càng cảm thấy tiêu cực hơn.
Thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với
những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế, nếu bạn
phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần. Có lẽ đã đến lúc
tạm biệt “facebook” trong một thời gian.
Bắt nạt qua mạng: Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị
đe dọa, xâm hại. Bị tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng xã hội… Ví dụ
như các tin đồn nói xấu vô căn cứ từ các “anh hùng bàn phím”. Nhiều
người sau khi sử dụng mạng xã hội đã trở nên phán xét nhiều hơn ở trên
mạng. Với những điều mà ngoài đời họ không dám nói ra.
Bắt nạt qua mạng có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cả. Tự làm
đau bản thân và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn
thương sự tự trọng nặng nề. Có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều
hơn sau khi bị bắt nạt.
Nhược điểm:
Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Kết quả của một số cuộc khảo sát cho
thấy. Những học sinh truy cập Internet càng nhiều, kết quả học tập càng
kém. Cụ thể có học lực giỏi, xuất sắc có số giờ truy cập bình quân 17,6
giờ/tuần. Trong khi những sinh viên học yếu, kém có số giờ truy cập
Internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần”.
Thường xuyên so sánh bản thân với người khác: Những gì người ta
khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và việc
thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ
ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và
nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Từ những
hành động thực tế để có thể làm tăng giá trị của bản thân là điều cần thiết
đối với mỗi chúng ta.
Bị mạo danh: Hiện nay, việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin
người dùng bằng một đường dẫn dính virus đã trở nên khá phổ biến. Một
trong những tác hại của internet là có thể khiến bạn bị mạo danh. Tài
khoản của bạn có thể bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các
hành động phi pháp như lừa gạt tiền bạc danh sách bạn
Phần III:

Giải pháp nâng cao hiệu quả mạng xã hội


trong học tập
1. Quản lý thời gian hiệu quả: Học sinh nên học cách quản lý thời
gian một cách có hiệu quả, bằng cách thiết lập thời gian dành cho
việc học tập và thời gian dành cho mạng xã hội. Sử dụng ứng dụng
hoặc bảng lịch để lên kế hoạch.
2. Đặt giới hạn thời gian sử dụng: Hãy thiết lập giới hạn thời gian
cho việc sử dụng mạng xã hội hàng ngày. Cố gắng không sử dụng
mạng xã hội trong khoảng thời gian quyết định để tập trung vào
việc học tập.
3. Tắt thông báo: Tắt thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội trên
điện thoại di động hoặc máy tính để tránh sự xao lẫn và giữ tập
trung vào việc học.
4. Xem xét danh sách bạn bè: Đánh giá danh sách bạn bè và người
mà bạn theo dõi trên mạng xã hội. Loại bỏ hoặc tắt thông tin từ các
tài khoản không quan trọng hoặc gây xao lẫn.
5. Tham gia vào hoạt động ngoại khóa khác: Học sinh nên tìm kiếm
các hoạt động ngoại khóa khác ngoài mạng xã hội, chẳng hạn như
thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, hoặc tự doanh, để thúc đẩy sự phát
triển cá nhân và xây dựng mối quan hệ xã hội trong thế giới thực.

You might also like