You are on page 1of 7

I.

Theo em có thể ứng dụng công nghệ như thế nào trong tổ chức dạy học trải nghiệm
môn Ngữ văn?
1. Các hình thức ứng dụng công nghệ:
I.1. Sử dụng hình ảnh và video:
 Hình ảnh và video có thể giúp học sinh hình dung rõ ràng các khái niệm, kiến
thức trừu tượng trong văn học.
 Minh họa tác phẩm văn học: Thay vì chỉ dựa vào việc đọc văn bản, học sinh
có thể xem hình ảnh hoặc video minh họa cho các tình huống, nhân vật, và bối
cảnh trong tác phẩm. Ví dụ:
o Hiển thị hình ảnh của một cảnh quan trong tác phẩm để học sinh hình
dung không gian và tạo liên hệ với nội dung.
o Sử dụng video trích dẫn từ các bộ phim dựa trên tác phẩm văn học để
so sánh và phân tích.
 Biểu đồ và sơ đồ: Sử dụng biểu đồ hoặc sơ đồ để trình bày cấu trúc tác phẩm,
mối quan hệ giữa nhân vật, hoặc phân tích các yếu tố văn học.
 Trích dẫn từ các bộ phim và tác phẩm liên quan: Sử dụng các đoạn video trích
dẫn từ các bộ phim hoặc tác phẩm liên quan để so sánh, phân tích, hoặc thảo
luận về các khía cạnh văn học.
I.2. Nền tảng học trực tuyến:

 Sử dụng Google Classroom, Moodle hoặc Edmodo để tạo ra không gian học
trực tuyến.
 Chia sẻ tài liệu, bài giảng, bài tập và đặt câu hỏi để học sinh thảo luận và giao
tiếp.
 Sử dụng tính năng phản hồi để theo dõi tiến độ học tập của học sinh và cung
cấp sự hỗ trợ cần thiết.
I.3. Tài nguyên trực tuyến:

 Sử dụng các trang web như Khan Academy, Quizlet, SparkNotes để cung cấp
tài liệu tham khảo và bài kiểm tra.
 Khuyến khích học sinh sử dụng các tài nguyên này để tự học và làm bài tập bổ
sung.
 Tạo ra danh sách tài liệu tham khảo được phân loại theo chủ đề và tác phẩm
văn học để học sinh dễ dàng tìm kiếm.
I.4. Diễn đàn trực tuyến:
 Xây dựng trang web hoặc diễn đàn: Tạo một trang web hoặc diễn đàn dành
riêng cho môn Ngữ văn, nơi học sinh có thể trao đổi, thảo luận, và chia sẻ tài
liệu. Các tính năng cần có:
o Diễn đàn thảo luận: Học sinh có thể đăng bài viết, trao đổi ý kiến, và
hỏi đáp về các khía cạnh văn học.
o Thư viện tài liệu: Cung cấp tài liệu tham khảo, bài giảng, và bài tập
trực tuyến để học sinh tự học và ôn tập.
o Blog văn học: Cho phép học sinh viết và chia sẻ bài viết về tác phẩm
văn học, phân tích, và suy ngẫm.
 Tạo nội dung đa phương tiện: Sử dụng công cụ soạn thảo trực tuyến để tạo bài
viết, bài luận, hoặc phân tích văn bản. Học sinh có thể:
o Viết bài luận về tác phẩm văn học và chia sẻ trên trang web.
o Tạo video trình bày phân tích về một đoạn văn hay một khía cạnh
trong tác phẩm.
 Hỗ trợ học tập từ xa: Trong bối cảnh học tập từ xa, trang web hoặc diễn đàn
có thể là nơi học sinh gặp gỡ, thảo luận, và học hỏi từ nhau.
Ví dụ cụ thể: Giáo viên có thể xây dựng một trang web cho lớp học Ngữ văn, trong
đó học sinh có thể đăng bài viết phân tích tác phẩm, thảo luận về các khía cạnh văn
học, và chia sẻ tài liệu học tập
1.5. Học qua trải nghiệm tương tác:
 Sử dụng các trò chơi trực tuyến hoặc trải nghiệm tương tác để giúp học sinh hiểu
sâu hơn về các khía cạnh của văn học.
 Tạo ra các trải nghiệm "escape room" dựa trên một tác phẩm văn học nổi tiếng,
trong đó học sinh phải giải quyết các câu đố và nhiệm vụ liên quan đến tác phẩm
để tiến xa hơn trong trò chơi.
 Sử dụng trò chơi và trải nghiệm tương tác để khuyến khích sự tương tác và học tập
hợp tác giữa các học sinh.
2. Ứng dụng xây dựng bài giảng:
Ứng dụng công nghệ trong dạy học này giúp người dạy có thể chuẩn bị bài giảng nhanh
chóng qua các mẫu bài giảng có sẵn, đồng thời tận dụng được nhiều nguồn tài nguyên
như video, hình ảnh, tài liệu điện tử,… Nhờ đó giúp thu hút người học và nâng cao hiệu
quả giảng dạy.
- PowerPoint:
PowerPoint là phần mềm đã được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy. Các lợi ích của việc
sử dụng PowerPoint trong dạy Ngữ văn bao gồm:
o Trình bày trực quan: Giúp minh họa trực quan cho các khái niệm, tác phẩm văn học,
và biểu đồ.
o Tích hợp video và hình ảnh: Thêm video trích dẫn từ các bộ phim hoặc hình ảnh minh
họa để làm bài giảng thêm phong phú.
- Canva:
Canva là một công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến. Các ứng dụng của Canva trong dạy học
Ngữ văn:
o Tạo slide bài giảng: Sử dụng các mẫu đồ họa có sẵn để tạo slide bài giảng với
hình ảnh, văn bản, và biểu đồ.
o Tạo infographic: Tạo infographic về các tác phẩm văn học, tác giả, hoặc các khái
niệm trong môn học.
- myViewBoard:
myViewBoard là một nền tảng tương tác cho phép tạo bài giảng và trình diễn trực tuyến.
Các tính năng của myViewBoard:
o Sử dụng video và hình ảnh: Tạo slide bài giảng với video, hình ảnh, và các hiệu
ứng tương tác.
o Tạo trò chơi học tập: Tạo câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi từ vựng, hoặc trò chơi liên
quan đến tác phẩm văn học.
Ví dụ cụ thể: Trong bài giảng về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, giáo viên có thể sử
dụng PowerPoint để trình bày cấu trúc tác phẩm, Canva để tạo infographic về các nhân vật, và
myViewBoard để tạo trò chơi từ vựng liên quan đến tác phẩm.
3. Ứng dụng sử dụng công nghệ trong quản lý lớp học
Ứng dụng quản lý lớp học giúp thống kê điểm số, đánh giá sự tiến bộ của từng học viên
và phân chia nhóm, quản lý mức độ tham gia của người học. Các ứng dụng quản lý lớp
học nổi bật hiện nay là:
- Schoology:
o Schoology là phần mềm cho phép xây dựng hồ sơ, quản lý bài giảng của người
dạy cũng như bài tập của người học.
o Ngoài ra, Schoology còn tạo một mạng xã hội giúp người dạy và người học chia
sẻ kiến thức, kỹ năng và tương tác với nhau ngoài lớp học.
- Moodle:
o Moodle là hệ thống quản lý lớp học giúp gửi thông báo từ trường đến người học
nhanh chóng.
o Cung cấp các tính năng như thống kê điểm số, giao bài tập, đăng tải bài học, tạo
bài thi, bài điều tra, khảo sát, và nhiều tính năng khác.
- myViewBoard:
o myViewBoard là một nền tảng quản lý giúp đánh giá mức độ tham gia của từng
người học.
o Có khả năng chia nhóm để người học trao đổi, thảo luận với nhau.
o Người học có thể giơ tay mỗi khi muốn phát biểu, hệ thống sẽ gửi thông báo đến
người dạy.
Ví dụ cụ thể: Giáo viên có thể sử dụng Schoology để quản lý bài giảng và bài tập,
Moodle để gửi thông báo và tạo bài thi, và myViewBoard để tương tác với học sinh trong
lớp học.
4. Ứng dụng tổ chức thi và chống gian lận thi cử:

Hiện nay, trong việc giảng dạy môn Ngữ văn, việc ứng dụng công nghệ để tổ chức thi và
chống gian lận thi cử đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số phần
mềm thường được sử dụng để đảm bảo tính trung thực và công bằng trong quá trình thi
cử trực tuyến:
- EduNow:
o EduNow sử dụng công nghệ quét khuôn mặt và xác minh danh tính qua chứng
minh thư để xác định người thi.
o Sau đó, hệ thống yêu cầu người thi quét camera 360 độ để tránh trường hợp có
người hỗ trợ.
o Trong quá trình thi, phần mềm kích hoạt microphone để thu âm quá trình thi, khóa
tính năng sao chép và mở tab mới. Nếu phát hiện vi phạm, người thi sẽ nhận được
thông báo cảnh cáo từ hệ thống.
- Azota:
o Azota là một phần mềm giúp chấm điểm và trả bài trực tuyến.
o Ngoài ra, phần mềm còn được trang bị tính năng giám sát tự động.
o Nếu phát hiện người thi chuyển tab, hệ thống sẽ thông báo và ghi lại số lần thoát
khỏi trang thi của người học, sau đó gửi thông báo cho giám thị gác thi.
5. Sử dụng thiết bị công nghệ thông minh:
Các thiết bị thông minh đang dần được sử dụng nhiều trong lớp, giúp tăng độ tương tác
với người học và tính trực quan của bài giảng, các công cụ thường gặp là:
- Màn hình tương tác thông minh:
o Màn hình tương tác thông minh là một thiết bị có tính năng cảm ứng đa điểm
và truy cập Internet, hình dạng tương tự như tivi.
o Trong giờ học, người dạy có thể sử dụng màn hình để:
 Viết và vẽ: Minh họa trực quan cho các khái niệm, tác phẩm văn học, và
biểu đồ.
 Chèn tệp tin: Hiển thị các tài liệu, hình ảnh, video liên quan đến bài
giảng.
 Thực hiện bài kiểm tra: Tạo bài kiểm tra trực tiếp trên màn hình tương
tác.
- Máy chiếu tương tác:
o Máy chiếu tương tác cho phép người dùng tương tác với hình chiếu thông qua
bút cảm ứng.
o Giúp giảng dạy tương tự như việc viết trên bảng đen, và còn cho phép chèn thêm
video, hình ảnh, GIF để minh họa cho bài giảng.

6. Ứng dụng lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin


Ứng dụng công nghệ trong dạy học như lưu trữ dữ liệu và chia sẻ thông tin giúp tạo một
kho tài liệu chung cho cả lớp. Ở đây, người dạy có thể tải lên tài liệu, bài giảng, ghi hình
bài giảng,… Các nền tảng thường dùng là:
- Google Drive:
o Lưu trữ tài liệu: Giáo viên có thể tải lên các tài liệu, bài giảng, ghi hình bài giảng
và tổ chức chúng trong các thư mục trên Google Drive.
o Chia sẻ thông tin: Google Drive cho phép thiết lập chế độ chia sẻ. Người dùng
có thể chia sẻ tài liệu cho những email cố định, chia sẻ cho một tổ chức hoặc cho
bất kỳ ai có được đường link.
- OneDrive:
o Đây là nền tảng lưu trữ của Microsoft.
o Người dùng máy vi tính có thể tải và đồng bộ các tệp tin trong máy lên điện toán
đám mây.
o Giáo viên và học sinh dễ dàng truy cập và chia sẻ tài liệu.
- FreeCommander:
o Ứng dụng cho phép đồng bộ dữ liệu máy tính và quản lý dễ dàng dưới dạng cây.
o Hỗ trợ nhiều dạng file khác nhau và xử lý tốt file nén.

II. Ứng dụng công nghệ trong tổ chức dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn.

Ứng dụng công nghệ powpoint để tạo trò chơi trong hoạt động luyện tập.

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.


2. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay may mắn” để hướng dẫn
học sinh củng cố kiến thức đã học.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Gợi ý:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay may mắn” để hướng 1-A
dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.( Sử dụng ứng
dụng powerpoint) 2-C
- Gv chia lớp làm 4 nhóm.
1. Nhà thơ Trần Hữu Thung quế ở đâu? 3-B
A. Nghệ An.
4-B
B. Lạng Sơn.
C. An Giang. 5-D
D. Hà Nội.
2. Thơ của Trần Hữu Thung thể hiện điều gì? 6-D
A. Thể hiện sự suy tư, giàu chất nhân văn và có cái nhìn
mang màu sắc triết lý về cuộc sống. 7-A
B. Thể hiện sự bao quát về cuộc sống, những chất liệu
được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự vật quen thuộc 8-C
xung quanh.
C. Thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên 9-C
của người dân quê.
D. Thể hiện sự rung cảm và những khát vọng của một 10-C
trái tim yêu thương, trân trọng cuộc sống.
3. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Lời của cây cho ta
biết điều gì?
A. Khởi đầu của cây là mầm non.
B. Khởi đầu của cây là hạt.
C. Khởi đầu của cây là rễ cây.
D. Khởi đầu của cây là sự chăm sóc của người trồng.
4. Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống
đất, hạt cây như thế nào?
A. Nằm yên không nói.
B. Hạt năm lặng thinh.
C. Hạt cây thì thầm.
D. Hạt cười không nói.
5. Trong bài thơ Lời của cây, khi hạt nảy mầm, ta
nghe được điều gì?
A. Lời của cây và lời của người trồng cây.
B. Lời của cây và tiếng gió thổi rì rào
C. Lời thì thầm của cây và tiếng chim hót líu lo.
D. Bàn tay vỗ, tiếng ru hời.
6. Trong bài thơ Lời của cây, mầm cây kiểng điều gì?
A. Gió bấc, sâu ăn mầm.
B. Trời mưa giông, người phá hoại.
C. Sương muối.
D. Gió bấc, mưa giông.
7. Trong bài thơ Lời của cây, khi cây đã nở được vài
lá bé, có điều gì đặc biệt?
A. Cây bắt đầu bập bẹ.
B. Cây cất tiếng hát.
C. Cây thì thầm nhỏ to.
D. Cây mỉm cười đón ánh bình minh.
8. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?
A. Hoán dụ, nhân hóa.
B. So sánh, điệp ngữ.
C. Nhân hóa, điệp ngữ.
D. Nói quá, nhân hóa.
9. Bài thơ Lời của cây được ngắt nhịp như thế nào?
A. Nhịp 1/3.
B. Nhịp 3/1.
C. Nhip 2/2
D. Nhịp tự do.
10. Bài thơ Lời của cây thể hiện thông điệp gì?
A. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây cũng có tâm
hồn như con người.
B. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cho ta
bóng mát.
C. Hãy biết lắng nghe lời của cây, hãy yêu cây xanh, vì
cây xanh là một phần cuộc sống tươi đẹp của chúng
ta.
D. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cung cấp
oxy.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– Gv quan sát, gợi mở.
– HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
– Gv tổ chức hoạt động.
– Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

You might also like