You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

BÀI TIỂU LUẬN


“Thiết kế bài học Tin học lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học”

Tên học phần: DẠY HỌC TIN HỌC


Mã học phần: TC02.1
Mã lớp: BDTHCN04
Học kì: I, Năm học: 2023 - 2024

Phú Thọ, tháng 08 năm 2023


Điểm kết luận của Số Số
bài thi phách phách
(Do HĐ (Do HĐ
Ghi bằng Ghi bằng
chấm thi chấm thi
số chữ
ghi) ghi)

Họ và tên SV/HV: Dương Thị


Chung
GVHD: TS. Lê Thị Hồng Chi
Họ, tên và chữ ký
Ngày, tháng, năm sinh:
của
17/01/1983
cán bộ chấm thi 1
Tên lớp: Bồi dưỡng GV Tin
học dạy môn Tin học và Công
nghệ
Mã lớp: BD02
Mã SV: bdthcn718@hvu.edu.vn
Họ, tên và chữ ký
của
cán bộ chấm thi 2

Họ, tên và chữ ký của giảng


viên thu bài thi
Đề bài
“Thiết kế bài học Tin học lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học”
BÀI TIỂU LUẬN
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được Bộ GD-ĐT ban hành
ngày 26/12/2018 nhằm hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những phẩm
chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); đồng thời,
hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực (NL) cốt lõi (năng lực tự
chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo) cũng như những năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng
lực thể chất). Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, năng lực
đặc thù, chương trình GDPT mới còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu
của học sinh.
Để tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình
thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, ngày 03/10/2017, Bộ GD-ĐT ban
hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, về việc hướng dẫn thực hiện chương
trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
từ năm học 2017-2018. Công văn hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục thực hiện
có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH), hình thức tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh; đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy học, giáo
dục. Đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở giáo dục thực hiện chương
trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực
của học sinh; đồng thời, làm cơ sở để chuyển tiếp cho việc thực hiện chương trình
và sách giáo khoa hiện hành.
Mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng GV về
hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch dạy học, kế
hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường phát huy tính tích cực,
chủ động, tự giác, độc lập, sáng tạo của học sinh. Chú trọng rèn luyện cho học
sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận tri thức và vận dụng
kiến thức đã lĩnh hội thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập, yêu cầu của hoạt
động giáo dục đặt ra. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học từng môn học và kết quả tổ chức hoạt
động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của
học sinh.
Từ những mục tiêu trên tôi nhận thấy việc Thiết kế bài học Tin học và cụ thể
là Tin học lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết. Do đó
Tôi đã dựa trên những kiến thức đã được lĩnh hội từ lớp học bồi dưỡng Tin học và
công nghệ, chương trình GDPT 2018 môn Tin, Công văn 2345 về xây dựng kế
hoạch bài học, để thực hiện thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực người
học.
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương trình môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đưa
ra 7 chủ đề nội dung, trong đó ở cấp Tiểu học có 6 chủ đề nội dung như dưới đây:
Chủ đề A. Máy tính và em
Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet
Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
Chủ đề E. Ứng dụng tin học
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
I. Nội dung, yêu cầu cần đạt phần Tin học lớp 4
Yêu cầu cần đạt Nội dung
Chủ đề A. Máy tính và em
– Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã
biết.
– Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm Phần cứng và phần
và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. mềm
– Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ
gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử
dụng máy tính.
– Giải thích được lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.
– Biết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím số và thực Lợi ích của việc gõ
hiện được thao tác gõ đúng cách. bàn phím đúng cách
– Gõ được đúng cách một đoạn văn bản ngắn khoảng 50
từ.
Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet
– Nhận biết và phân biệt được các loại thông tin chính Thông tin trên trang
trên trang web: văn bản, hình ảnh, âm thanh, siêu văn web
bản
– Giải thích được sơ lược tác hại khi trẻ em cố tình truy
cập vào những trang web không phù hợp lứa tuổi và
không nên xem.

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
– Xác định được chủ đề (từ khoá) của thông tin cần tìm. Bước đầu tìm kiếm
– Biết cách dùng máy tìm kiếm để tìm thông tin theo chủ thông tin trên Internet
đề (từ khoá).
– Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet có
sự trợ giúp của giáo viên hoặc phụ huynh.
– Thực hiện được các thao tác cơ bản với thư mục và tệp: Tổ chức cây thư mục
tạo và xoá thư mục, xoá tệp, di chuyển một thư mục hay lưu trữ thông tin trong
một tệp vào trong thư mục khác, sao chép thư mục và tệp, máy tính
đổi tên tệp.
– Nêu được tác hại khi thao tác nhầm, từ đó có ý thức cẩn
thận khi thực hiện những thao tác nêu trên.
Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
– Nêu được một vài ví dụ cụ thể về phần mềm miễn phí và Bản quyền sử dụng
phần mềm không miễn phí. phần mềm
– Biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm có bản quyền khi
được phép.
Chủ đề E. Ứng dụng tin học
– Thực hiện được thành thạo việc kích hoạt và ra khỏi phần
mềm trình chiếu.
– Tạo được tệp trình chiếu đơn giản (khoảng 4 trang) có Tạo bài trình chiếu
chữ hoa và chữ thường, có ảnh, có sử dụng công cụ gạch
đầu dòng. Biết lưu tệp sản phẩm vào đúng thư mục theo
yêu cầu.
– Định dạng được kiểu, màu, kích thước chữ cho văn bản
trên trang chiếu.
– Sử dụng được một vài hiệu ứng chuyển trang đơn giản.
– Nhận biết được biểu tượng của phần mềm soạn thảo văn Tập soạn thảo văn bản
bản và kích hoạt được bằng chuột.
Yêu cầu cần đạt Nội dung
– Soạn thảo được văn bản tiếng Việt có chữ hoa, có dấu Tập soạn thảo văn bản
và lưu trữ được vào thư mục theo yêu cầu. Mở được tệp
có sẵn, đặt và đổi được tên tệp.
– Đưa được hình ảnh vào văn bản.
– Chỉnh sửa được văn bản với các thao tác chọn, xoá, sao
chép, di chuyển một đoạn văn bản.
– Nêu được ví dụ minh hoạ việc sử dụng phần mềm máy Chủ đề con (lựa
tính hoặc video giúp biết thêm những thông tin sinh động chọn):
về lịch sử, văn hoá. Sử dụng công cụ đa
– Kể lại được điều quan sát và biết thêm qua sử dụng công phương tiện để tìm
cụ đa phương tiện. hiểu lịch sử, văn hoá

– Nhận thấy được phần mềm có thể giúp tập gõ đúng Chủ đề con (lựa
cách, có thể “hướng dẫn” luyện gõ bằng hệ thống bảng chọn):
chọn và các thông báo. Sử dụng phần mềm
– Quen được với giao diện của phần mềm luyện gõ và tập luyện tập gõ bàn
gõ được theo yêu cầu thấp nhất, ví dụ như tập gõ phím phím
Shift tạo chữ hoa, các dấu và các số.
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
– Nhận ra được chương trình máy tính qua các trò chơi.
– Nêu được ví dụ cụ thể về sử dụng chương trình máy tính
Làm quen với môi
để diễn tả ý tưởng, câu chuyện theo từng bước.
trường lập trình trực
– Tự thiết lập và tạo được chương trình đơn giản, ví dụ
quan
điều khiển một nhân vật chuyển động trên màn hình.

II. Nguyên tắc thiết kế bài học Tin học lớp 4 theo hướng phát triển năng lực
1. Quan niệm về kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy chủ đề/bài học: Là kế hoạch của người giáo viên để dạy
học một bài học cụ thể trong chương trình môn học và phải thể hiện được yêu cầu
cơ bản của chương trình môn học, thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữa 4 thành
tố cơ bản của bài học là: mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và sản phẩm của
các hoạt động học.
Lập kế hoạch dạy học là việc xây dựng kế hoạch dạy học cho một chủ đề,
một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với
HS nhằm giúp HS đạt được những mục tiêu của chủ đề, bài học. Như vậy kế hoạch
dạy học được người GV thiết kế nhằm hướng dẫn HS HĐ tích cực, chủ động, sáng
tạo nhằm đạt được các mục tiêu dạy học một chủ đề, một bài học cụ thể của môn
học với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học, sách giáo khoa,... chứ không chỉ là bản
tóm tắt nội dung sách giáo khoa hay nội dung của các tài liệu tham khảo.
Đặc điểm của kế hoạch bài dạy chủ đề/bài học trong Chương trình Giáo dục
phổ thông 2018 được xác định là:
Nêu lên các HĐ (công việc) mà GV tổ chức cho HS thực hiện để tìm ra nội
dung cần học, qua đó mà biết cách học. Tức trả lời câu hỏi: bài học cần dạy bằng
cách nào, thông qua các HĐ nào?
Tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, HS thực hiện các
HĐ để tự tìm ra kiến thức, hiểu biết phù hợp với mình và qua đó biết cách học và
biết tự học.
Giúp HS biết có thể không nhiều nhưng vận dụng được, làm và thực hiện
được trong tình huống tương tự, nhất là ngữ cảnh và vật liệu mới.
Có nhiều kiểu kế hoạch dạy học. Dựa vào mục tiêu của kế hoạch dạy học có
các kiểu sau đây: Kế hoạch dạy học kiến thức mới; Kế hoạch dạy học luyện tập,
củng cố kiến thức; Kế hoạch dạy học thực hành, thí nghiệm và Kế hoạch dạy học
ôn tập, hệ thống hóa kiến thức.
2. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài dạy
Căn cứ vào công văn 1315/ BGDĐT-GDTH ngày 16 tháng 4 năm 2020 của
Bộ trưởng BGDĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và đặc điểm của CTGDPT 2018, khi xây
dựng KHBD một chủ đề cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Chủ đề cần đảm bảo các yêu cầu cần đạt mà CTGDPT môn
Tin học đã ban hành.
- Nguyên tắc 2: Chủ đề cần đảm bảo chuỗi các hoạt động học tập: Mở
đầu/giao nhiệm vụ học tập; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng.
- Nguyên tắc 3: Chuỗi hoạt động dạy học cần đảm bảo phù hợp với mục
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
- Nguyên tắc 4: Mỗi nhiệm vụ học tập cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu,
nội dung, dự kiến sản phẩm đạt được và cách thức tổ chức hoạt động dạy học.
- Nguyên tắc 5: Cần đảm bảo sự phù hợp của phương tiện, thiết bị dạy học,
học liệu với tiến trình tổ chức các hoạt động học của HS.
- Nguyên tắc 6: Đảm bảo sự phù hợp của phương án kiểm tra, đánh giá
trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.
- Nguyên tắc 7: Đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhà trường, đối tượng
HS và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV.
Lưu ý: Khi vận dụng các nguyên tắc trên vào xây dựng kế hoạch bài dạy
chủ đề/ bài học môn tin học ở tiểu học phải đặc biệt lưu ý đến đặc trưng môn tin
học và điều kiện về GV, về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy học môn tin học.
Kế hoạch bài dạy một chủ đề/bài học hướng phát triển PC và NL HS cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Mục tiêu thể hiện phẩm chất và năng lực: Mục tiêu không chỉ nêu được
tên các phẩm chất và năng lực (chung, chuyên biệt) mà cần trình bày cụ thể, chi
tiết đến thành tố năng lực, chỉ số hành vi.
(2) Kế hoạch bài dạy thể hiện được các giai đoạn (pha) của dạy học một chủ
đề bao gồm: Khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và tìm tòi
mở rộng. Thông thường, một chủ đề dạy học có nhiều kiến thức mới nên trong giai
đoạn hình thành kiến thức mới, GV chia thành các HĐ nhỏ hơn tương ứng với quá
trình dạy học từng kiến thức đó.
(3) Mỗi HĐ cần thể hiện được các nội dung: Tên HĐ, thời gian thực hiện;
mục tiêu của HĐ, thiết bị và phương tiện, cách thức tổ chức, dự kiến sản phẩm và
cách thức đánh giá.
(4) Trong tổ chức từng HĐ dạy học cần thể hiện được trình tự các hành
động: chuyển giao nhiệm vụ; tổ chức học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; đánh
giá, xác nhận kết quả.
(5) Kế hoạch bài dạy thể hiện sự vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực hóa HĐ học tập của HS, phù hợp với đặc thù môn học. Phương pháp
dạy học nhấn mạnh đến việc tổ chức các HĐ dạy học tạo điều kiện cho HS được
trải nghiệm, thực hành, tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua sử dụng đa dạng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
(6) Xây dựng được công cụ đánh giá phù hợp mục tiêu đánh giá năng lực đã
đề ra. Việc đánh giá cần đảm bảo cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, trong
đó nhấn mạnh đến đánh giá quá trình học thông qua các công cụ như rubric, bảng
kiểm quan sát, hồ sơ học tập, phiếu học tập... Một điểm quan trọng trong việc đánh
giá là cần đánh giá đúng mục tiêu dạy học chủ đề đặt ra (nghĩa là phải đánh giá
được từng thành tố năng lực, từng biểu hiệu hành vi của từng thành tố năng lực
đó).
Mỗi chủ đề dạy học là một đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn mà sau khi
học chủ đề người học có thể vận dụng kiến thức của chủ đề để giải quyết một số
vấn đề thực tiễn có liên quan, nên khi xây dựng kế hoạch bài dạy cho chủ đề dạy
học GV cần đặc biệt lưu ý:
- Bám sát nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học, đặc biệt
là bám sát đặc thù tin học (là lĩnh vực có tốc độ phát triển rất nhanh) , điều kiện để
thực hiện dạy học tin học
- Cần thể hiện rõ phương pháp dạy học tích cực sẽ được thể hiện ra sao để
làm rõ các HĐ học dự kiến sẽ tổ chức cho HS thực hiện như: HĐ tạo tình huống
học tập; HĐ tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức mới; HĐ vận dụng các
kiến thức, kĩ năng được lĩnh hội để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề
thực tiễn.
- Cần đảm bảo tổng thời lượng của môn học và các HĐGD trong năm, phù
hợp với điều kiện của nhà trường, đối tượng HS,sở trường của GV và khung thời
gian năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, địa phương;
- Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong từng môn
học, giữa các môn học và các HĐGD cũng như việc đảm bảo đúng công tác kiểm
tra, đánh giá và xếp loại HS.
III. Định hướng về cấu trúc thiết kế bài học Tin học lớp 4 theo hướng
phát triển năng lực người học.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã nêu rõ: đặc điểm của Kế
hoạch bài dạy chủ đề/bài học là:
Nêu lên các HĐ (công việc) mà GV tổ chức cho HS thực hiện để tìm ra nội
dung cần học, qua đó mà biết cách học. Tức trả lời câu hỏi: bài học cần dạy bằng
cách nào, thông qua các HĐ nào?
Tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, HS thực hiện các
HĐ để tự tìm ra kiến thức, hiểu biết phù hợp với mình và qua đó biết cách học và
biết tự học.
Giúp HS biết có thể không nhiều nhưng vận dụng được, làm và thực hiện
được trong tình huống tương tự, nhất là ngữ cảnh và vật liệu mới.
Thực tế cho thấy các GV với sự sáng tạo của mình đã đưa ra nhiều cấu trúc
Kế hoạch bài dạy chủ đề/bài học. Mỗi một cấu trúc đều có những điểm nhấn riêng.
Theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học, cấu trúc kế
hoạch bài dạy chủ đề/bài học gồm các nội dung chính.
Cấu trúc của KHBD có thể khác nhau tùy vào ý kiến chủ quan của từng GV
sao cho phù hợp với nội dung và đối tượng dạy học. Tuy nhiên, một KHBD theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cần lưu ý hướng đến việc cụ thể hóa
mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực (hoặc năng lực thành phần), đến việc
tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, đến phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học và kiểm tra đánh giá các mục tiêu đã đặt ra.
Theo công văn Số: 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 của
Bộ giáo dục và Đào tạo, Trong quá trình thực hiện, giáo viên tham khảo khung kế
hoạch bài dạy trong bảng 2.1 dưới đây để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với
tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình
thực hiện, đảm bảo khoa học, linh hoạt và hiệu quả.
Bảng 1. Khung kế hoạch bài dạy
Môn học/hoạt động giáo dục ………………………; lớp …………..
Tên bài học: ……………………………………….……; số tiết: ………
Thời gian thực hiện: ngày...tháng...năm...(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)
1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng
được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình
thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy
để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.
- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích,
hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).
- Hoạt động Luyện tập, thực hành.
- Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).
4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
*) Lưu ý
a. Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình
môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học
các môn học, hoạt động giáo dục; sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế
hoạch bài dạy gồm: Yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy
học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy, cụ thể như sau:
b. Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội
dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên
chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu
cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa
phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh thực hiện được
việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có
cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
- Năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của
năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học
để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn
học/hoạt động giáo dục.
+ Năng lực Tin học: Cần chỉ rõ đến từng biểu hiện hành vi của thành tố
năng lực.
+ Năng lực chung: Xác định rõ chủ đề góp phần phát triển năng lực chung
nào, thành tố nào của năng lực ấy?
- Phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của
phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đối với năng
lực chung và phẩm chất, chỉ nên lựa chọn một số biểu hiện, hành vi của năng lực
chung và phẩm chất có liên quan mật thiết với YCCĐ của chủ đề và cách thức tổ
chức hoạt động học.
a. Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.
b. Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy
học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới; thực
hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù họp đối tượng học
sinh.
- Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết
nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến
thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những
điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các
hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của
bạn hay nhóm bạn) của học sinh, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động,
được tố chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lóp; đảm bảo mỗi học sinh được
tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.
- Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học
sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến
khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận
xét sản phấm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng
của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những
kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong
quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các
hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục.
c. Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm
sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài
học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức
dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham
gia sinh hoạt chuyên môn.
- Giáo viên thực hiện lưu trữ kế hoạch bài dạy theo hình thức phù hợp,
khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có
yêu cầu; có thể sử dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện
bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy
học hiệu quả. Tổ trưởng chuyên môn quản lý kế hoạch bài dạy theo nguyên tắc
giảm nhẹ áp lực hành chính; đảm bảo hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên cơ sở đánh giá đúng thực
chất và tôn trọng, động viên tinh thần đối mới, sáng tạo của giáo viên.
- Khi tổ chức hoạt động dạy học (thực hiện Kế hoạch bài dạy), giáo viên cần
chú ý một số nội dung sau:
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với
khả năng của học sinh, thế hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và
yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình
thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học
sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyển khích học sinh
họp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những
khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không
“bỏ quên” học sinh nào.
+ Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày
kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích
cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội
dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách họp lý.
+ Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có
hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được két quả học tập; chính xác hóa các
kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
IV. Quy trình xây dựng kế hoạch bài học Tin học lớp 4 theo hướng phát
triển năng lực người học
Một bài học được lựa chọn và thực hiện nhằm phát triển năng lực của HS
cần thực hiện theo một cấu trúc thống nhất và có thể thường xuyên cập nhật, điều
chỉnh. Các bước để xây dựng bài học và thiết kế HĐ học như sau.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể các bước để xây dựng kế hoạch bài dạy:
Bước 1. Xác định yêu cầu cần đạt
Dựa vào các yêu cầu cần đạt được mô tả trong chương trình phổ thông 2018
môn Tin học, từ đó xác định các mục tiêu về năng lực và phẩm chất có thể hình
thành cho HS trong bài học sẽ xây dựng.
Bước 2. Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng
tương ứng
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử
dụng để xác định chuỗi các hoạt động học cho học sinh: từ tình huống xuất phát,
dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các HĐ học của HS
bao gồm cả HĐ lí thuyết và thực nghiệm, có thể thực hiện cả ở lớp và ở nhà. Trên
cơ sở đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề. Lựa chọn các nội
dung của bài học từ các bài/tiết trong sách giáo khoa và các môn học có liên quan
(nếu có) để xây dựng mạch nội dung cho bài học.
Bước 3. Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học
Trên cơ sở mục tiêu và chuỗi hoạt động, thời lượng dạy học của từng hoạt
động, GV xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án kiểm
tra, đánh giá tương ứng. Việc lựa chọn này cần căn cứ vào KHDH&GD môn học,
vào loại hình kiến thức, vào mục tiêu dạy học và điều kiện thực tiễn của nhà
trường. Từ đó, GV xác định các học liệu cần thiết, cũng như thiết kế nguồn học
liệu.
Bước 4. Lựa chọn phương pháp đánh giá và xây dựng các công cụ đánh giá
Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) của
mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm
chất của HS trong dạy học.
Căn cứ vào nội dung của chủ đề đã lựa chọn, dựa trên trình độ hiện có của
HS, các mục tiêu năng lực được xác định để biên soạn các phiếu học tập, câu
hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ
chức các HĐ dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo bài học đã xây dựng.
Bước 5. Thiết kế các hoạt động học cụ thể
Thiết kế tiến trình dạy học bài học theo các giai đoạn của các phương pháp
dạy học phát triển phẩm chất và năng lực thành các HĐ học cụ thể và tổ chức cho
HS có thể thực hiện ở trên lớp hoặc ở nhà.
Trong chuỗi HĐ học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Các
HĐ tiếp theo trong tiến trình dạy học thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp
dạy học được lựa chọn.
Bước 6. Rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch bài dạy
Sau khi đã biên soạn được KHBD chủ đề, GV cần tiến hành rà soát lại mục
tiêu đã bao phủ đầy đủ yêu cầu cần đạt chưa? Phân phối thời lượng và tổng thời
lượng đã hợp lý chưa? …Đồng thời, KHBD cho 1 chủ đề sau khi thực thi ở
một lớp nào đó cũng cần rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện và phù hợp với
điều kiện thực tế của đối tượng HS lớp khác.
V. Thực trạng xây dựng kế hoạch bài học Tin học lớp 4 theo hướng
phát triển năng lực người học ở trường Tiểu học Chiềng Lề, thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La.
*) Thuận lợi:
Việc tổ chức dạy học, cho học sinh tiếp cận với Tin học là điều hoàn toàn
phù hợp với yêu cầu của thời đại, giúp phát triển toàn diện năng lực của học sinh
và xây dựng nên thế hệ công dân toàn cầu từ hôm nay.
Vào đầu năm học nhà trường, tổ chuyên môn đều quan tâm đến việc thực
hiện kế hoạch dạy học thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình
2018.
Giáo viên có đủ tài liệu để nghiên cứu, thực hiện xây dựng kế hoạch theo
hướng dẫn chung của BGD&ĐT.
Học sinh đầy đủ sách giáo khoa. Phòng học khang trang
*) Khó khăn
Tuy nhiên, từ chủ trương đi vào thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là các em ở miền núi, ít tiếp cận với máy móc, công nghệ và còn số ít gia đình
chưa có máy tính.

Thực trạng về thiết bị dạy học môn Tin học nhiều trường đang còn hạn chế
về cả số lượng và chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy và học thực
hành...
Thời lượng 1 tiết/ tuần là quá ít, HS ít được tham gia thực hành trên máy dẫn
đến kĩ năng thực hành còn hạn chế, chưa đủ thời gian thực hành.
So với sĩ số học sinh/lớp quá đông có lớp lên đến 48 học sinh và số máy tính
thực tế của trường chỉ có 18 máy trong phòng học, trường phải bố trí từ 2-3 học
sinh học chung/máy tính, hoặc một lớp chia thành hai nhóm mới có đủ máy để học.
Số máy đang hoạt động đa số có cấu hình thấp, chạy rất chậm, hay tắt máy giữa
chừng, ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng và giờ học thực hành của học sinh.
Trên thực tế, hầu hết các thiết bị, nhất là thiết bị điện tử phục vụ công tác
dạy và học trong nhà trường chỉ phát huy công năng tốt nhất ở những năm đầu sau
khi được đầu tư mua sắm sẽ xuống cấp, hỏng hóc rất nhanh. Trong khi yêu cầu đổi
mới giáo dục ngày càng cao, nếu không có sự đổi mới đồng bộ, bảo đảm tính hiệu
quả của máy móc phục vụ dạy học thì dù nhà trường và giáo viên có nỗ lực đến
đâu cũng khó có thể đạt được các mục tiêu như mong muốn.
VI. Kế hoạch bài học Tin học lớp 4 theo hướng phát triển năng lực
người học
CHƯƠNG 1: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1: PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
1.1. Năng lực Tin học
- Năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền
thông: Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết; nêu được sơ
lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa
chúng.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Học sinh say mê với môn học, ưa tìm tòi khám phá về
các thiết bị phần cứng và phần mềm. HS tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình
học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận biết và phân biệt được phần cứng
và phần mềm trong cuộc sống khi giao tiếp với các thiết bị điện tử.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ các thiết bị kĩ thuật số.
- Chăm chỉ: Tích cực trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp kiến tạo, dựa trên vấn đề, thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại, trực quan.
2. Phương tiện dạy học
a) Đối với giáo viên
- Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học, thân máy tính tháo vỏ.
- Máy tính kết nối tivi
b) Đối với học sinh: SGK, máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)


1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học.
- Dẫn dắt vào bài mới.

1.2. Nội dung:


- GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời.

1.3. Sản phẩm:


- HS kể được về các thành phần cơ bản của
máy tính và một số phần mềm đã được học
sử dụng ở lớp 3.

1.4. Tổ chức hoạt động:


a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Em hãy kể tên các thành phần cơ bản của - HS trả lời câu hỏi: các thành
máy tính? phần cơ bản của máy tính là thân
máy, bàn phím, chuột và màn
hình.
- Em hãy kể một số phần mềm được học sử
dụng ở lớp 3? - HS trả lời câu hỏi: em đã được
học sử dụng phần mềm như
PowerPoint, TuxTyping,...

c) Tổng kết nhiệm vụ


- Nhận xét câu trả lời của HS - HS lắng nghe, ghi nhận.
- Khen ngợi HS
- Giới thiệu vào bài mới: “Ở lớp 3 em đã - HS lắng nghe.
biết máy tính có các thành phần cơ bản là
thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
Cùng với đó, em cũng được học sử dụng
phần mềm trình chiếu PowerPoint, phần
mềm luyện tập gõ bàn phím Tux Typing,…
Bài học hôm nay giúp em biết tên một số
thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò
cùng mối quan hệ của chúng.”.

2. Hoạt động 2: Khám phá (18 phút)


2.1. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và
phần mềm đã biết.
- Sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm
và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa
chúng.

2.2. Nội dụng:


- Xem hình 1.1, 1.2, 1.3 và nghiên cứu, thảo
luận nhóm, trả lời câu hỏi.

2.3. Sản phẩm của hoạt động:


- Hiểu được máy tính bao gồm phần cứng và
phần mềm.
- Bản ghi chép về đặc điểm phần cứng và
phần mềm; vai trò quan trọng và mối quan
hệ của phần cứng, phần mềm máy tính.
2. 4. Tổ chức hoạt động:
2.4.1. Phần mềm máy tính.
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 và nhớ lại - HS nhận nhiệm vụ.
kiến thức cũ: - HS quan sát hình và nhớ lại kiến
thức cũ.

b) Thực hiện nhiệm vụ


- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
hỏi và chia sẻ trước lớp: - Trao đổi cặp đôi, nói cho bạn
+ Ở lớp 3 em đã được sử dụng những phần nghe.
mềm nào? - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
+ Chức năng của chúng là gì? về câu trả lời của nhóm.
+ Các phần mềm này các em có nhìn được - Nhóm khác nhận xét.
hình dạng của nó không? Có thấy chạm
được vào không?

c) Tổng kết nhiệm vụ


- GV nhận xét, đánh giá (khen ngợi) hoạt - HS lắng nghe.
động của HS.
- GV gợi mở giúp HS đưa ra kết luận. - HS đưa ra kết luận: Em không
thể nhìn thấy hình dạng hay chạm
tay vào phần mềm, nhưng có thể
thấy được kết quả hoạt động của
nó thông qua phần cứng máy
tính.

2.4.2. Phần cứng máy tính


a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS quan sát Hình 1.2, quan sát
bên trong thân máy tính và tìm hiểu thông - HS quan sát và tìm hiểu cá nhân.
tin trong SGK.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.

b) Thực hiện nhiệm vụ


- Cho HS trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi: - Trao đổi với bạn về câu trả lời.
+ Kể tên một số phần cứng của máy tính mà
các em biết? Các thiết bị bên trong thân máy
tính có được gọi là phần cứng của máy tính
không? Các thiết bị phần cứng bên ngoài
thân máy tính còn được gọi là gì?
+ Em có thể nhìn được hình dạng hay có thể
chạm tay vào phần cứng máy tính không?
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm vấn đáp, nhận xét.
- HS chia sẻ trước lớp về câu trả
lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.

c) Tổng kết nhiệm vụ


- GV đánh giá HS trả lời câu hỏi và đưa ra - HS lắng nghe, ghi nhận và ghi
kết luận: Các thành phần cơ bản của máy nhớ.
tính như: thân máy, màn hình, bàn phím,
chuột là phần cứng máy tính. Em có thể
nhận ra qua hình dạng của chúng.

2.4.3. Vai trò của phần cứng, phần mềm


máy tính.
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS quan sát Hình 1.3 và tìm hiểu - HS quan sát hình và tìm hiểu cá
thông tin trong SGK về vai trò của phần nhân.
cứng, phần mềm máy tính.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Khi học trực tuyến tại sao thầy cô đều - HS khác nhận xét, bổ sung.
nhìn thấy các em và các em cũng nhìn thấy
thầy cô trên màn hình máy tính?
+ Phần cứng và phần mềm có vai trò gì?
+ Khi máy tính thiếu đi phần cứng hoặc
phần mềm thì có hoạt động được không?

c) Tổng kết nhiệm vụ


- GV đánh giá HS trả lời câu hỏi và giúp - HS lắng nghe, ghi nhận.
HS đưa ra kết luận. - HS đưa ra kết luận: Phần mềm
được lưu trữ trong phần cứng và
điều khiển phần cứng hoạt động.
Do đó nếu chỉ có phần cứng mà
không có phần mềm máy tính
không thể hoạt động được. Ngược
lại không có phần cứng thì không
có môi trường cho phần mềm hoạt
động.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (6 phút)


3.1. Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học.
- Hiểu được vai trò và mối quan hệ của phần
cứng và phần mềm của máy tính.

3.2. Nội dung:


- Tìm ra phát biểu đúng.
- Thảo luận nhóm, làm phiếu bài tập.
3.3. Sản phẩm hoạt động của HS:
- Đáp án có phát biểu đúng.
- Bản ghi thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
trong bài tập.

3.4. Tổ chức hoạt động:


a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 6.

b) Thực hiện nhiệm vụ


- Làm việc cá nhân, chia sẻ trước lớp: - HS đọc và làm bài tập, chia sẻ
trước lớp về phát biểu đúng ( Đáp
án C).
- Nhận xét bạn.

- Trao đổi với bạn và thực hiện:

- HS báo cáo kết quả trước lớp.


- HS khác nhận xét.

c) Tổng kết nhiệm vụ


- GV đánh giá HS làm bài tập và đưa ra kết - HS lắng nghe.
luận.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)


4.1. Mục tiêu:
- Kể tên một số thiết bị phần cứng, phần mềm
và chức năng của chúng trong học tập và
trong thực tế em biết.

4.2. Nội dụng:


- Trả lời câu hỏi.

4.3. Sản phẩm của hoạt động:


- Bản ghi thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.

4.4. Tổ chức hoạt động


a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK
trang 8.

b) Thực hiện nhiệm vụ


- Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện: - Trao đổi nhóm và ghi câu trả lời.

- Cho HS báo cáo kết quả.


- HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

c) Tổng kết nhiệm vụ


- GV Nhận xét, đánh giá và tuyên dương - HS lắng nghe.
HS
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………………….
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trên cơ sở Chương trình GDPT hiện hành, việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành,
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu cần thiết đối với GV, các nhà
trường, các cơ sở giáo dục. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt
động giáo dục cần đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động
giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động
giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa
phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục; tuân thủ các
nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác,
sáng tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Người viết

Dương Thị Chung

You might also like