You are on page 1of 8

2.2.1.1.

Nguồn học liệu số dùng chung


a. Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá)
- Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/
- Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri
thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu
thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng
phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học,
kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục
vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số
dạng phổ biến như bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền
hình, Bản số hoá các bộ sách giáo khoa, Thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng…
b. Nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
- Địa chỉ: https://hanhtrangso.nxbgd.vn/
- Mô tả: Nền tảng sách điện tử Hành trang số chính thức ra mắt GV và HS cả nước
với ba tính năng chính:
+ Sách điện tử: Cung cấp giao diện thân thiện, trực quan, tôn trọng trải nghiệm đọc
sách thực tế; đồng thời đính kèm các học liệu điện tử sinh động bổ trợ cho nội dung
bài học và bài tập tương tác, đối chiếu trực tiếp.
+ Luyện tập: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách bổ trợ, kết
hợp với kho Tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi; đồng thời tích hợp chức
năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực
hành và giúp thầy/cô có nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy.
+ Thư viện: Cung cấp hệ thống bài tập trích xuất từ sách giáo khoa, sách bổ trợ, kết
hợp với kho Tự kiểm tra - đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi; đồng thời tích hợp chức
năng kiểm tra đúng - sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực
hành và giúp thầy/cô có nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy.
c. Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP)
- Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/
- Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ
thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin
liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài
liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông 2018.
2.2.1.2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Lịch sử và Địa lí
a. Chương trình truyền hình
- Địa chỉ: https://vtv.vn/video/
- Mô tả: có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để
GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể
đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt
Nam.
b. Phim Lịch sử Việt Nam
- Địa chỉ: https://www.youtube.com/
- Mô tả: Nội dung về Lịch sử Việt Nam hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó
đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những
ứng dụng phổ biến về video Lịch sử là Youtube.
c. Kho hình ảnh đa dạng chủ đề
- Địa chỉ: https://www.vectorstock.com/
- Mô tả: Website này bao gồm hơn 26 triệu hình ảnh và bản đồ có thể sử dụng trong
dạy học và nghiên cứu lịch sử và địa lí (và vẫn đang tiếp tục được cập nhật, bổ sung).
GV và HS nên sử dụng các từ khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết
quả phù hợp hơn.
Ngoài ra còn nhiều nguồn cung cấp học liệu số từ các website khác nhau mà GV và
HS có thể truy cập và tra cứu trên Internet. Ví dụ như:
- Trang web Thư viện Lịch sử: https://thuvienlichsu.com/
- Trang web về bản đồ: https://education.maps.arcgis.com/home/index.html
- Trang web về thống kê: https://www.gso.gov.vn/
* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường
dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm
kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân
sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội
dung học liệu số:
- Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.
- Sử dụng đúng từ khoá.
- Sử dụng các liên từ OR, AND.
- Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.
Thêm nữa, việc chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như
sự an toàn và các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lí cũng cần được tôn trọng và
tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.
d. Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam
- Địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/
- Mô tả:
Đây là website chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam, cung cấp số liệu thống
kê về dân cư, văn hóa, xã hội, hạ tầng, kinh tế,. của nước ta và những dữ liệu có
liên quan. Ngoài ra, website còn cung cấp một số thông tin cơ bản về điều kiện tự
nhiên và môi trường ở Việt Nam. Dữ liệu từ website này được cập nhật liên tục, giao
diện của website thân thiện và dễ sử dụng. Website cho phép người dùng biên tập, xử
lí kết quả truy xuất cũng như lựa chọn các hình thức truy xuất dữ liệu.
Như vậy, dữ liệu từ website Tổng cục thống kê có nhiều thông tin phù hợp với nội
dung chương trình môn Lịch sử - Địa lí cấp THCS và là nguồn học liệu hữu ích cho
giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập.
2.2.2. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu
số
Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau: Hình ảnh tĩnh/động,
thí nghiệm ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu,…
Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại. Mỗi loại nội dung dạy học có thể
phù hợp với một số dạng học liệu số. Chẳng hạn, với loại nội dung về quá trình biến
đổi trong một số môn học hay diễn tiến phát triển, các chủ đề về chiến tranh – cách
mạng,… nên sử dụng dạng học liệu số như thí nghiệm ảo, video, phim tài liệu; với
loại nội dung về khái niệm, định nghĩa, các nội dung về văn hóa, văn minh,… nên sử
dụng học liệu số dạng hình ảnh, video; với loại nội dung về nhân vật lịch sử nên kết
hợp sử dụng học liệu số dạng hình ảnh, các bài phát biểu, bài phỏng vấn đã được số
hóa,… nhằm khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số.
Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm đảm
bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục. Điều
này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, yêu cầu cần đạt, xác định các nội dung
dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài
dạy. Việc xác định nội dung dạy học có thể dựa vào tính chất của nội dung dạy học
cần thực hiện trong kế hoạch bài dạy để đáp ứng yêu cầu thực thi và đạt được yêu cầu
cần đạt. Trên bình diện chung nhất, có thể phân tích các nội dung dạy học theo các
nhóm: khái niệm, cấu trúc – chức năng – tính chất, hiện tượng - bản chất – quá trình,
quy luật, ý nghĩa - ứng dụng… Tuy nhiên, cần khẳng định rằng việc lựa chọn học liệu
số phù hợp với loại nội dung vẫn phải tuân thủ theo tiêu điểm: học liệu số phải đáp
ứng yêu cầu cần đạt, hướng đến yêu cầu cần đạt và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi
hoạt động trong kế hoạch bài dạy và hướng đến hoạt động mà học sinh là chủ thể.
Bảng 2.1. Định hướng ưu tiên lựa chọn dạng học liệu số phù hợp nội dung dạy học
2.2.3. Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động
dạy học, giáo dục
2.2.3.1. Một số yêu cầu trong tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, học liệu số
Nhằm có được học liệu số phục vụ hoạt động dạy học, GV có thể chủ động tìm kiếm
thông tin, học liệu số trên Internet - gọi chung là thông tin - để hỗ trợ việc thiết kế nội
dung dạy học. Để thông tin tìm kiếm được hoặc tiếp nhận được đáp ứng mục tiêu, nội
dung dạy học đồng thời tiết kiệm được thời gian thì GV cần có một số kĩ năng trong
tìm kiếm cũng như tiếp nhận thông tin như trình bày dưới đây.
- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin: phù hợp mục tiêu,
nội dung dạy học, thuần phong mĩ tục,…; phù hợp với dạng học liệu số dự kiến triển
khai trong hoạt động học (văn bản, hình ảnh, hình ảnh động, video, bảng dữ liệu,…) .
- Có kĩ năng tìm kiếm thông tin: Thực hiện các bước tìm kiếm thông tin hợp lí.
- Có kĩ năng nhận diện thông tin nhằm xác định mức độ chính xác và phù hợp của
thông tin.
- Có kĩ năng kiểm chứng thông tin: kiểm tra nguồn tin, kiểm tra tên miền truy cập,
kiểm tra thông tin đơn vị chủ quản nguồn tin, kiểm tra nội dung thông tin, tìm hiểu về
chủ thể đưa tin (thái độ, trình độ, mục đích,…).

2.2.3.2. Tìm kiếm thông tin, học liệu số và đánh giá kết quả tìm kiếm
Việc tìm kiếm thông tin, học liệu số là một kĩ năng quan trọng để hỗ trợ giáo viên
trong việc khai thác học liệu số, thực hiện các chuỗi các hoạt động trong kế hoạch bài
dạy. Có thể tiến hành theo 5 bước dưới đây để tìm kiếm thông tin, học liệu số bao
gồm cả việc kiểm tra, đánh giá kết quả tìm kiếm thông tin, học liệu số:
Bước 1: Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm
Việc phân tích mục đích, yêu cầu tìm kiếm nên căn cứ vào phần nội dung kiến thức
của yêu cầu cần đạt. Đây là cơ sở để xác định từ khoá cho câu lệnh cần dùng để tìm
kiếm. Tiếp theo, cần xác định dạng học liệu số sẽ dùng trong tổ chức hoạt động học:
hình ảnh, hình ảnh động, hay video,…
Bước 2. Diễn đạt cú pháp của câu lệnh tìm kiếm
Cú pháp của câu lệnh tìm kiếm là cách thức mà người dùng sử dụng để liên kết các
từ/thuật ngữ/khái niệm từ khoá một cách phù hợp. Để có được câu lệnh tìm kiếm hiệu
quả thì cần biết các “nguyên tắc tìm kiếm” của công cụ, như:
- Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Không cần
nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Thay vào đó, có thể nhập một số trong các
từ/thuật ngữ/khái niệm quan trọng nhất.
- Nếu nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp, và ngược lại.
- Đặt từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép “ ” hoặc đặt dấu - giữa các cụm chữ trong từ
tìm kiếm sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm; Đặt dấu + phía trước các từ mà muốn từ đó
phải xuất hiện; Đặt chữ AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện; Đặt chữ OR
giữa các từ tìm kiếm nếu muốn một trong các thuật ngữ xuất hiện;…
- Có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên quan đến dạng học liệu số mà GV cần tìm giới
hạn theo định dạng file (.pdf, .docx, .mp4, .gif…).
Một số lưu ý:
Sử dụng từ khóa bằng tiếng nước ngoài (thông thường là tiếng Anh) để mở rộng phạm
vi tìm kiếm về mặt ngôn ngữ.
Sử dụng đúng từ chuyên ngành.
Sử dụng từ khóa chi tiết, chuyên sâu dễ tìm được nguồn thông tin cần thiết.
Bước 3: Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm
Việc phân nhóm các yêu cầu về thông tin giúp GV tìm kiếm hiệu quả và nhanh chóng
hơn. Sự phân nhóm có thể bao gồm:
- Loại thông tin cần tìm sẽ thuộc chủ đề rộng hay hẹp, khái quát hay chuyên sâu.
- Từ/thuật ngữ/khái niệm định dùng trong câu lệnh cần điều chỉnh phù hợp để hạn chế
nhiều cách hiểu do tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
Bước 4: Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp
Có thể linh hoạt trong chọn các công cụ tìm kiếm khác nhau để đạt được mục đích đặt
ra đồng thời tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng tìm kiếm. Các công cụ phổ biến
đối với GV hiện nay là Google và các trang web chuyên ngành, kho dữ liệu của Bộ
GDĐT hoặc các nhà xuất bản,… Ngoài ra, GV có thể tìm sự hỗ trợ từ những người có
kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thông tin có liên quan.
Bước 5. Đánh giá kết quả tìm kiếm
Lượng thông tin trên Internet rất phong phú, rất có lợi cho người tìm tin. Tuy nhiên,
với bất kì thông tin nào tìm được trên Internet đều cần phải được đánh giá, kiểm tra độ
khách quan, cập nhật và tính bản quyền... Việc đánh giá thông tin cần căn cứ vào:
- Kết quả tự kiểm chứng thông tin (đã trình bày ở mục 2.4.1.1) trong đó trước tiên nên
tìm hiểu địa chỉ trang web thông tin;
- Sự phù hợp giữa thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học;
- Thông tin về trình độ, thái độ và thành kiến của tác giả/nhóm tác giả/tổ chức công bố
hay quản lí nguồn thông tin;
- Tính cập nhật của thông tin (thời điểm công bố thông tin, nội dung của thông tin)
- Tính sở hữu hay bản quyền của thông tin và sự cho phép khai thác, sử dụng nhằm
mục đích dạy học, giáo dục trực tiếp cho học sinh.
Nếu kết quả tìm kiếm chưa đạt so với yêu cầu, GV hãy xem xét lại các bước mình đã
thực hiện, diễn đạt lại câu lệnh tìm kiếm, sử dụng các từ tìm kiếm khác, hoặc thậm chí
xem xét lại nhu cầu thông tin của mình.

2.2.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, học liệu số và tham
gia mạng xã hội
Trong quá trình sử dụng Internet phục vụ mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học,
GV còn có thể tham gia các mạng xã hội. Với các hoạt động trên mạng xã hội, GV hết
sức chú ý tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật
An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,… Tuy nhiên, vì không phải
trường hợp nào GV cũng có thể nhận rõ đâu là giới hạn vi phạm bởi có sự phức tạp
của vấn đề hoặc có quá nhiều điểm “mờ” trong các quy định. Vì vậy, bên cạnh việc có
ý thức tìm hiểu các quy định, GV phải chủ động tránh một số hành vi:
- Vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong đó có sản phẩm phần mềm máy
tính và học liệu số;
- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp
quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mĩ tục,…;
- Vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức;
- Vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Vi phạm việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng;
- Tuyên truyền, phát tán các nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm hoặc phân biệt đối
xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền,…

You might also like