You are on page 1of 5

Câu 1: Hãy cho biết định nghĩa về AI trong giáo dục

Khi nói đến giáo dục và học tập, sự hợp nhất của AI với hệ thống học tập kỹ
thuật số ngày nay đã tạo nên khái niệm học tập hoàn toàn mới: Giáo dục thông
minh. Thị trường giáo dục kỹ thuật số, thường được gọi là thị trường e-Learning,
đang tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các ứng dụng dịch vụ AI. Tạo ra sự khác biệt, từ
các khóa học kỹ thuật số đến tài liệu tham khảo trực tuyến và lớp học ảo, trí tuệ
nhân tạo trong giáo dục đã cách mạng hóa các phương pháp học tập truyền thống.

Câu 2: Quan niệm về sử dụng AI trong giáo dục (Mức độ sử dụng trong giáo
dục – thay thế con người, hỗ trợ con người…. giải thích rõ chọn ý nào? Tại
sao?
a. AI đang thay đổi ngành giáo dục và mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm mới
cho ngành giáo dục
(1) Tự động hóa các hoạt động giáo dục, giúp giảm tải cho giáo viên trong hoạt
động giảng dạy:
Theo cách thức giáo dục truyền thống, giáo viên thường mất nhiều thời gian
để thực hiện các công việc “lặp đi lặp lại”, như: phân loại bài tập về nhà, đánh giá
bài tập, chấm bài cho học sinh.
AI cung cấp các công cụ phần mềm tương tác và tùy chỉnh được tích hợp
với thực tế ảo, triển khai trên các thiết bị kỹ thuật số. AI giúp giảm thời gian và
công sức của giáo viên trong việc hành chính, giao bài, chấm bài…
(2) Giúp cá nhân hóa lộ trình học tập:
AIEd cho phép với cùng một khái niệm kiến thức, các học sinh khác nhau có
thể tiếp thu khác nhau, lúc này AI có thể biết được năng lực tiếp thu của từng học
sinh và đưa ra chiến lược dạy học khác nhau phù hợp nhận thức của từng học sinh.
Với chương trình học cá nhân hóa, nội dung học tập được cung cấp sẽ thích nghi
với tốc độ nhận thức của từng cá nhân. Nó có thể đưa ra những kiến thức khó hơn
hoặc đề xuất/gợi ý những kiến thức, nguồn tài liệu tham khảo phù hợp với nhu
cầu/khả năng/tiến độ học tập nhằm tăng tốc học tập nếu học sinh hiểu nhiều hơn,
và tiếp tục tăng lên nữa (hoặc giảm xuống) tùy theo trình độ người học. Bằng cách
này, cả người học nhanh và chậm đều có thể cải thiện trình độ mà không ảnh
hưởng đến các học sinh khác.
(3) AI tạo ra trải nghiệm học hiện đại:
- Tương tác đa chiều: Tài liệu, giáo án, bài kiểm tra và những trò chơi tương
tác được áp dụng để học sinh hiểu, nhớ bài, tra cứu dễ dàng hơn. Người học không
chỉ nhìn, chép mà còn nghe, chạm, phản xạ cùng những kiến thức mới. Từ đây, quá
trình tiếp thu, ghi nhớ và ôn tập trở nên hiệu quả hơn.
- Trực quan hóa thông tin: AI có thể hình ảnh hóa, mô phỏng, sử dụng văn
bản tùy biến theo tính chất thông tin, vì AI biết đánh giá và chọn cách truyền tải
nội dung dưới hình thức nào là dễ hiểu nhất. Thông qua dữ liệu và công cụ sẵn có,
công thức toán học hay thí nghiệm hóa học cũng được minh họa một cách đơn
giản, thực tế hơn.
- Cập nhật kiến thức liên tục: Không những sở hữu kho dữ liệu gốc khổng lồ, AI
còn nhanh chóng cập nhật liên tục kiến thức mới. Ví dụ như AI có thể truy cập
những công trình nghiên cứu khoa học với đầy đủ thông tin, quá trình, kết luận
cùng những quan điểm của chuyên gia trong ngành.
(4) Cung cấp các giáo viên “ảo”:
Một lớp học được tích hợp AI đồng nghĩa với việc cung cấp cho người học
một “giáo viên ảo”. “Giáo viên ảo” ứng dụng học máy (Mearchine Learning) và AI
sẽ mang lại một phương pháp học trực tuyến hiệu quả, thiết thực nhất đến với
người dùng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tận dụng sử hỗ trợ của AI bằng cách
“nhúng” AI vào các ứng dụng, website dạy học, qua đó thu thập, phân tích các
“thói quen, hành vi” của học sinh trong quá trình học tập. Dữ liệu sau đó được sử
dụng để xây dựng một mô hình tự do có thể cung cấp thông tin trong thời gian thực
(inreal-time) về sự hiểu biết và sự tham gia của học sinh với chủ đề cụ thể.
b. AI cũng cho thấy nhiều thách thức trong quá trình áp dụng vào ngành này
- Một là, chính sách chưa theo kịp diễn biến của thực tiễn:
Sự phát triển của các chính sách công liên quan đến AI trong giáo dục vẫn
còn sơ khai, trong khi đây là một lĩnh vực rất có thể sẽ phát triển theo cấp số nhân
trong mười năm tới.
- Hai là, tạo sự bất bình đẳng do thiếu điện kiện hạ tầng cơ bản:
Bên cạnh những cơ hội, AI cũng có thể góp phần tạo ra sự bất bình đẳng
giữa các nhóm dân số thiệt thòi và yếu thế có nhiều khả năng bị loại khỏi giáo dục
được hỗ trợ bởi AI. Theo Hilbert (2015), việc thiếu các điều kiện hạ tầng cơ bản
thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản cũng tạo ra một khoảng cách kỹ thuật số mới trong việc
sử dụng kiến thức dựa trên dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh.
- Ba là, thế hệ giáo viên hiện đang chưa theo kịp được thời cuộc, chưa đáp ứng
được yêu cầu sử dụng công cụ AI:
Để có thể sử dụng các công cụ có sự hỗ trợ của AI một cách hiệu quả, giáo
viên phải có được các kỹ năng mới sau:

+ Hiểu rõ về cách mà các hệ thống với sự hỗ trợ AI có thể tạo điều kiện và làm cho
quá trình dạy học trở nên hiệu quả hơn.
+ Có các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích dữ liệu; kỹ năng quản lý mới để có thể
quản lý được nguồn nhân lực và AI theo ý muốn chủ quan.
+ Giúp người học có được những kỹ năng và năng lực mà máy móc không thể thay
thế được.
Trong khi đó, thế hệ giáo viên hiện chưa thể sử dụng công cụ AI.
- Bốn là, những thách thức trong phát triển dữ liệu khi ứng dụng AI:
Điều đáng lưu ý là, AI có thể thay thế hoạt động của con người trong một số
công việc, tuy nhiên AI và robot không thể thay thế được con người về mặt đạo
đức. Bởi, máy tính và robot là những công cụ không có khả năng đánh giá một tình
huống hay đưa ra quyết định như con người, trong khi đạo đức là một khía cạnh
của con người yêu cầu năng lực phán đoán và khả năng chịu trách nhiệm. Việc thu
thập dữ liệu trái phép đang trở thành vấn đề đạo đức và pháp lý nghiêm trọng, có
thể xâm phạm sự riêng tư của người dùng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu trái phép có thể gây ra sự mất cân bằng trong quyền
lợi giữa người dùng và những tổ chức thu thập dữ liệu, có thể dẫn đến việc lạm
dụng thông tin cá nhân của người dùng để đạt được lợi ích khác.

Câu 3: Mức độ sử dụng AI của học sinh? Ưu điểm? Hạn chế? Nguyên nhân
ưu điểm và hạn chế?
Mức độ sử dụng AI của sinh viên tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây,
đặc biệt là trong môi trường học tập và nghiên cứu. Dưới đây là một số điểm về ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của cả hai khía cạnh này:
- Ưu điểm:
 Tặng cường hiệu suất học tập
 Tạo điều kiện học tập linh hoạt
 Phát triển kỹ năng kỹ thuật
- Hạn chế:
 Phụ thuộc vào công nghệ
 Rủi ro về bảo mật thông tin
 Thách thức khả năng hiểu biết và sáng tạo
- Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế:
 Nguyên nhân chính của ưu điểm của việc sử dụng AI là khả năng của công
nghệ này trong việc cung cấp thông tin cá nhân hóa và phản hồi tức thì, đồng
thời tạo điều kiện cho sự tiện lợi và tiếp cận mọi lúc, mọi nơi.
 Tuy nhiên, cùng một lúc, nguyên nhân của hạn chế là sự phụ thuộc quá mức
vào công nghệ này và các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin có thể xuất
phát từ việc thiếu sự hiểu biết hoặc kiểm soát cẩn thận trong việc triển khai
và sử dụng công nghệ AI.

Câu 4: Kiến giải để sử dụng AI hiệu quả trong học tập và nghiên cứu
- Hiểu rõ mục tiêu
- Chọn công cụ phù hợp
- Thu thập và chuẩn bị dữ liệu
- Huấn luyện và kiểm định mô hình
- Liên tục cập nhật và tinh chỉnh
- Quản lý rủi ro và đạo đức
- Đào tạo và học hỏi liên tục

You might also like