You are on page 1of 6

Trường Đại học Giáo dục

Khoa Các KHGD và khác


--------

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Đề bài: “Chọn một yếu tố của dạy học và phân tích sự


thay đổi của nó khi có sự hỗ trợ của công nghệ”

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt Nhi


Mã sinh viên: 23010744
Lớp: EDT2001 10
Ca học: 7h - 8h50 (thứ 5)
Phòng học: P.302 tòa C0
SỰ THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC
KHI CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ

Một yếu tố của quá trình dạy học mà có thể được phân tích
về sự thay đổi khi có sự hỗ trợ của công nghệ là môi trường dạy
học. Trước đây, môi trường chủ yếu là mặt đối mặt, học tập trực
diện diễn ra trong môi trường lớp học. Đặc điểm chính của môi
trường này là giáo viên và học sinh gặp nhau vào một thời gian
và địa điểm nhất định. Môi trường này sử dụng các cuộc thảo
luận bằng miệng do giáo viên hướng dẫn. Giáo viên hướng dẫn
một khóa học tuân thủ một chương trình giáo dục đã được thiết
lập. Hướng dẫn trực tiếp giảm thiểu việc học tập cá nhân và tập
trung vào sự tham gia của mọi học sinh.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin,
không gian học tập đã có thể chuyển từ miền vật lý sang miền
ảo. Môi trường này còn được gọi là e-learning, và nó cho phép
mọi người học và tham gia theo tốc độ của riêng họ. Nó nhấn
mạnh vào phong cách học tập của cá nhân và thường sử dụng
các tài nguyên trực tuyến, như cơ sở dữ liệu và trang web làm
công cụ. Giáo viên tạo điều kiện học tập bằng cách giúp học
sinh tìm thấy thông tin họ cần.

Môi trường dạy học số đã áp dụng các nền tảng số trong giáo
dục tạo ra các cơ hội để:

- Kết nối hạ tầng trong mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình giáo
dục và đào tạo
- Tăng khả năng tương tác và sự linh hoạt cho người học trong
không gian và thời gian thực-ảo, môi trường học tập thực-ảo
(Physical-cyber environment interaction) dựa trên nền tảng số.
Thay vì học sinh tương tác với giáo viên như trước, môi
trường dạy học số có điểm mới là quá trình tương tác của người
học với các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng Robot
trong dạy học, công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face
recognition), tâm trắc (Biometrics), nhận diện cảm xúc (Emotive
recognition)… sẽ tạo ra các cơ hội tiếp cận thông tin mới mẻ, đa
dạng và hiệu quả hơn đối với học tập cá nhân hóa.

Thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn hợp


(MR)/thực tế tạo ảnh (CR)… sẽ tạo ra các cơ hội:

- Tương tác trong không gian vật chất/ảo, đa chiều, tăng khả năng
tiếp cận, xử lí thông tin
- Nới rộng không gian, môi trường học tập
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.
Đặc biệt, các giải pháp trên được nhúng vào trong môi
trường công nghệ hình ảnh 3D, 4D…và gần đây nhất là 7D tạo
cơ hội tiếp cận, lĩnh hội và xử lí thông tin đa giác quan, đa
chiều, thúc đẩy sự tương tác và tạo cảm xúc của người học với
nội dung dạy học.

Ngoài ra, còn tạo môi trường được giả lập từ con người là
thực tế ảo hay còn gọi là thực tại ảo (Virtual reality -VR). Các
môi trường giả lập này là hình ảnh do con người chủ động thiết
kế qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên
màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem
lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở
trong chính không gian đó. Để gia tăng tính trải nghiệm môi
trường, các môi trường giả lập đều được tích hợp thêm giác
quan khác như khứu giác (âm thanh).
Thực tại tăng cường (Augmented reality - AR) là một công
nghệ cho phép người dùng có thể nhìn nhận một môi trường
thực một cách trực tiếp hay gián tiếp mà các thành phần của môi
trường được tăng cường (hoặc bổ sung) các dữ liệu do máy tính
tạo ra như âm thanh, hình ảnh, GPS….
Một hệ thống AR có 3 đặc trưng sau:
- Kết hợp thực tại thật và ảo
- Tạo ra tương tác theo thời gian
- Thể hiện trong không gian ba hoặc bốn chiều
Hiện nay, các công nghệ VR và AR được ứng dụng khá phổ
biến, tích hợp trong giáo dục ở một số nước phát triển dưới dạng
thực tại hỗn hợp (Mixed reality - MR), thực tại mở rộng
(Extended reality - XR), thực tại “phim hóa” sử dụng công nghệ
tạo ảnh đa chiều (Cinematic reality - CR).

Một trong những đặc điểm mới của môi trường học tập
số là việc chuyển đổi số trong sử dụng các thiết bị cầm tay
(Digital use devices).

Được xuất phát từ thực tiễn đào tạo của Google, xu hướng
“mang thiết bị cầm tay cá nhân vào lớp học” - BYOD/BYOT
(Bring Your Own Devices/Bring Your Own Technology) ngày
càng thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo dục. Xu hướng
này được triển khai áp dụng khá phổ biến ở một số nền giáo dục
tiên tiến.

Theo thống kê, hiện nay nếu tính trung bình tần suất mở các
ứng dụng đi động đối với 49% người dùng nói chung là trên 11
lần/ngày; đối với 21% thanh niên (sinh sau năm 2000) là trên 50
lần/ngày; trung bình mỗi người dùng sử dụng tới 30 apps mỗi
tháng.
Theo một số liệu thống kê khác số ứng dụng hiện có (tính
đến năm 2019) trên Apple App Store là khoảng gần 1,8 triệu,
của Google Play Store là hơn 3,0 triệu với tổng số hơn 4000 ứng
dụng mới cho 2 hệ điều hành được cập nhật hàng ngày trên thiết
bị di động; trong đó có trên 400.000 các ứng dụng miễn phí
phục vụ mục đích giáo dục. Hơn nữa, các ứng dụng phục vụ
giáo dục luôn giữ vị trí hàng đầu (Google Play Store) và đứng
thứ hai (Apple App Store) trong Top50 các nhóm ứng dụng tiêu
biểu.
Điều này cho thấy cần có những khảo sát, chọn lọn liên tục
và nghiên cứu nghiêm túc để đưa những ứng dụng này vào trong
các quá trình dạy học theo tiếp cận BYOD.

Quá trình này thúc đẩy mạnh mẽ sự tương tác giữa người học
và môi trường học tập trên nền tảng số, tạo cơ hội học tập mang
tính phân hóa, cá thể hóa cao độ trên mọi phương diện. Với các
thiết bị số “cầm tay/đeo tay” và “di động” người học có thể thu
gọn, vận hành và quản lí toàn bộ môi trường học tập của mình,
sử dụng các thiết bị cầm tay (máy tính bảng, Ipad, Smartphone,
E-reader…) để tương tác với bất cứ nội dung nào theo mục đích
và nhu cầu cá nhân. Ví dụ: một không gian Lịch sử, bối cảnh
Văn học, dải kiến tạo địa chất trong bài học Địa lí…được số
hóa, kèm theo bộ kết nối giữa Smartphone với kính VR sẽ cho
phép tạo dựng một môi trường tiếp nhận thông tin hoàn toàn
mới về chất đối với người học.

Vì vậy, với sự hỗ trợ của công nghệ, môi trường dạy học đã
thay đổi đáng kể. Tạo ra một môi trường học tập số đa dạng
hơn, thú vị, sống động và khoa học. Đồng thời, giúp người học
dễ hiểu, dễ tiếp cận với những kiến thức cần học.

----HẾT-----

You might also like