You are on page 1of 17

ỨNG DỤNG GEOGEBRA 3D VỚI THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG

TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11


Lê Hoàng Minh Quân, Vương Hồng Thủy, Trần Hoài Thu,
Quách Tấn Phát, Huỳnh Hữu Phước
Abstract
Increasing the use of software technology in math education is a global trend and
Vietnam is no exception, however, it is still not focused and used widely, especially Augmented
Reality (AR) in the curriculum. In this paper, we analyze and research on using GeoGebra 3D
with AR as a tool for teaching and learning stereometry in 11th grade. The first part of the article
points out the advantages of software and students' difficulties in learning solid geometry,
besides, we conducted a survey to find out the teaching and learning situation. Then we give
solutions to improve current teaching and learning methods. The result shows that GeoGebra 3D
with AR is a suitable direction for teaching and learning effectively.
Keywords: GeoGebra 3D, Augmented Reality, stereometry.
Tóm tắt
Tăng cường sử dụng công nghệ phần mềm trong giáo dục môn Toán đang là xu hướng
toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ, tuy nhiên nó vẫn chưa được chú trọng và được sử
dụng rộng rãi, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường trong chương trình giảng
dạy. Ở bài báo này, chúng tôi phân tích và nghiên cứu về phần mềm GeoGebra 3D với thực tế ảo
tăng cường trong dạy học hình học không gian lớp 11. Phần đầu bài báo, chúng tôi đã chỉ ra
những ưu điểm của phần mềm và khó khăn của học sinh khi học hình học không gian, đồng thời
tiến hành thực nghiệm khảo sát thực trạng dạy, học của giáo viên và học sinh. Từ đó đưa ra các
giải pháp cải thiện phương pháp dạy và học hiện nay. Kết quả thu được cho thấy phần mềm
GeoGebra 3D với thực tế ảo tăng cường là một hướng đi phù hợp để giảng dạy và học tập hiệu
quả.
Từ khóa: GeoGebra 3D, thực tế ảo tăng cường, hình học không gian
1. Mở đầu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang không ngừng phát triển, nó lan tỏa
mạnh mẽ đến khắp mọi nơi và mọi lĩnh vực trên toàn thế giới. Với những thành tựu to

lớn mà nó mang lại, khoa học-công nghê ̣ dần đóng mô ̣t vai trò quan trọng, trở thành mô ̣t
lĩnh vực tiên phong và là “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác. Giáo dục
cũng không nằm ngoài xu hướng này, nhằm bắt kịp “chuyến tàu toàn cầu” và đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của xã hô ̣i, giáo dục đã có những bước chuyển mình để trở
thành một “nền giáo dục 4.0”. Nhờ sự tiện ích mà các thiết bị công nghệ mang lại, nhiều
phương pháp dạy học bằng cách sử dụng phần mềm trên điện thoại hay máy tính đã được
đưa vào trong chương trình giảng dạy. Trong đó GeoGebra là phần mềm toán học động
đang được sử dụng rộng rãi và được ước tính có hàng nghìn giáo viên toán học sử dụng
trên toàn thế giới.
( M. Hohenwarter, D. Jarvis và Z. Lavicza, 2009).
Toán học là khoa học của khoa học, là nền tảng để phát triển các môn khoa học tự
nhiên khác. Nó đóng mô ̣t vai trò không thể thiếu và được ứng dụng rô ̣ng rãi như mô ̣t
công cụ trong nhiều lĩnh vực quan trọng như khoa học, công nghê,̣ kĩ thuâ ̣t,... Trong đó,
hình học không gian là mô ̣t trong các chuyên đề quan trọng của chương trình toán học,
các đối tượng mà nó hướng tới thường gần gũi và dễ dàng bắt gă ̣p trong cuô ̣c sống. Tuy
nhiên, hình học không gian lại trở nên khó hiểu với học sinh khi ở lớp học vì đối tượng
mà học sinh được tiếp xúc lại là những hình ảnh 2D với những qui ước và cách biểu diễn
phức tạp. Theo Đặng Thị Thu Vân (2009), tác giả thực hiện bài khảo sát về việc học hình
học không gian đối với học sinh lớp 10B3, 11D2 và 12A11 trường THPT Thái Phiên
thành phố Hải Phòng và đã rút ra được kết quả là “phần lớn học sinh đều gặp khó khăn
khi học hình học không gian và đối tượng học sinh lớp 11 là gặp nhiều khó khăn hơn cả”
(tr.3) và trong số những khó khăn đó, khó khăn chính đó là học sinh “phải tưởng tượng
quá nhiều vì không có mô hình, hình ảnh minh họa trực quan” (tr. 3,4).
Hiê ̣n nay, phần mềm GeoGebra 3D đã được tích hợp công nghệ thực tế ảo tăng
cường (AR) vào trong ứng dụng. Đến với phần mềm GeoGebra 3D, giáo viên có thể dễ
dàng truyền tải kiến thức phức tạp qua các hình ảnh 3D đẹp mắt. Trong khi đó, thực tế ảo
tăng cường cho phép người dùng trải nghiệm những yếu tố ảo ngay trong môi trường
thật, không gian thật chỉ với một chiếc máy tính bảng hoặc điê ̣n thoại thông minh. Sự kết
hợp mới mẻ này sẽ tạo điều kiê ̣n để liên kết giữa không gian hình học và không gian thực
tế. Điều đó sẽ giúp cho việc giảng dạy môn hình học không gian trở nên trực quan sinh
động hơn, học sinh lĩnh hội được kiến thức hình học dễ dàng hơn vì ứng dụng cho phép
miêu tả trực quan các mô hình không gian mà nếu chỉ bằng bảng và phấn như cách giảng
dạy thông thường thì khó có thể diễn đạt hết được.
Với mục đích khắc phục được những khuyết điểm mà cách dạy truyền thống chưa
thể hoàn thiện được, tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết hình học không gian và giúp
học sinh tích cực tương tác bài học cùng với giáo viên bộ môn. Trong nội dung bài báo
này, chúng tôi quyết định nghiên cứu về việc ứng dụng phần mềm GeoGebra 3D với thực
tế ảo tăng cường trong dạy học hình học không gian lớp 11.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nhìn chung, việc tiếp xúc với các phần mềm trong học tập góp phần thúc đẩy tính
tích cực và chủ động của học sinh. Chính vì vậy, GeoGebra là một trong các phần mềm
được nghiên cứu ở nhiều bài báo khoa học khác nhau, với các đề tài đa dạng từ đại số cho
đến hình học.
Bàn về vấn đề ứng dụng GeoGebra vào dạy học toán, Arbain và Shukor (2015) đã
chỉ ra rằng việc học và dạy toán không nên chỉ tập trung vào lý thuyết suông mà nên đa
dạng hóa các phương pháp tiếp cận, sử dụng các phương pháp dạy học đã được chứng
minh là giúp kích thích học sinh quan tâm đến toán học. Các phần mềm toán học trên thị
trường hoặc trực tuyến đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ truyền đạt kiến thức của
giáo viên đến với học sinh, nổi bật hơn cả là phần mềm GeoGebra. Cùng với đó, trong
nghiên cứu của Saha và những cộng sự (2010), các tác giả đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể
giữa điểm số của học sinh trên bài kiểm tra và điểm số ấy cao hơn đối với nhóm sử dụng
GeoGebra. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng khẳng định việc sử dụng GeoGebra giúp
học sinh tương tác với các khái niệm toán học theo cá nhân, theo nhóm, trong lớp học,
hoặc tại nhà một cách thuận tiện nhất theo nhu cầu của cả giáo viên và học sinh. Nước ta
cũng đã có các công trình nghiên cứu về ứng dụng phần mềm GeoGebra vào dạy Toán
THPT như Lê Thanh Phong (2014) đã sử dụng GeoGebra như là một công cụ hỗ trợ
giảng dạy một số yếu tố liên quan đến giải tích, tác giả đã giải quyết được những khó
khăn khi sử dụng phần mềm này vào việc dạy Toán, nhấn mạnh phần mềm GeoGebra là
một công cụ rất cần thiết trong việc giảng dạy của giáo viên và việc tự học khám phá của
học sinh.
Riêng về việc học hình học không gian, Lê Trung Tín (2016) đã đề cập việc sử
dụng GeoGebra 3D để dạy học dựng hình không gian với những ưu điểm vượt trội so với
phương pháp dạy học truyền thống. Nó giúp cách dạy học trở nên phong phú hơn, đặc
biệt trong việc miêu tả hình ảnh cụ thể sinh động, trực quan góp phần nâng cao tư duy
của học sinh. Với sự phát triển của công nghệ, những năm gần đây các nhà phát triển của
hệ thống toán học động GeoGebra đã cho người dùng sử dụng tính năng thực tế ảo tăng
cường được cung cấp ngay trong phần mềm. Để nghiên cứu về tính đột phá này, nước ta
cũng đã có nghiên cứu liên quan đến phần mềm trên, tác giả Tăng Minh Dũng (2020) đã
thực hiện nghiên cứu đào tạo sinh viên sư phạm sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng
cường, cụ thể là sử dụng phần mềm GeoGebra 3D. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu
về cách sử dụng và hướng dẫn sử dụng phần mềm mà chưa đi sâu vào việc ứng dụng nó
trong chương trình giảng dạy.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng số lượng bài báo về việc áp dụng GeoGebra
vào dạy học hình học không gian là không đáng kể so với lợi ích mà nó mang lại. Song
với đó, phần lớn các bài nghiên cứu về hình học không gian mà chúng tôi tìm hiểu được
chỉ dừng lại ở GeoGebra 3D mà ít khai thác vào thực tế ảo tăng cường đã được tích hợp
vào ứng dụng. Trong khi đó, nếu được nhìn nhận và áp dụng đúng cách, nó có thể khơi
gợi tính chủ động và tích cực của học sinh từ những bước đầu tiếp cận với bài học này,
làm tăng hứng thú học tập và niềm hăng say của các em trong cuộc hành trình đi tìm tri
thức.
3. Tiềm năng của phần mềm GeoGebra 3D thực tế ảo tăng cường
Thực tế ảo tăng cường được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và trở nên phổ biến
hơn trong cuô ̣c sống hằng ngày. Tuy nhiên, nó dường như vẫn là cụm từ còn xa lạ với
nhiều người và là mô ̣t mô hình còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục Viê ̣t Nam.
Theo Azuma (1997), tác giả định nghĩa AR dựa trên các tính năng và đặc điểm của nó,
gọi đây là một hệ thống đáp ứng các tính năng cơ bản: sự kết hợp giữa thế giới thực và
ảo, tương tác thời gian thực và 3D chính xác giữa các đối tượng thực và ảo ấy.
Trong khi đó, Wu (2013) cùng với các cô ̣ng sự của mình đã khẳng định trong bài
nghiên cứu rằng công nghệ thực tế ảo tăng cường góp phần tăng hứng thú cho học sinh
trong việc học, đồng thời nó tạo thuận lợi cho quá trình dạy, học bằng cách cho phép
tương tác gián tiếp với đối tượng 3 chiều mà trước đây chỉ có thể hình dung. AR có các
tính năng hấp dẫn cho mục đích giáo dục và với tiềm năng mà nó mang lại, nó có thể
được chi trả và mở rộng hơn nữa nếu được kết nối với nhiều loại công nghệ khác.
Như vậy, chúng ta cũng có thể thấy khả năng của AR rất lớn đối với các nhà
nghiên cứu và đặc biệt là nhà nghiên cứu giáo dục. Lợi ích lớn nhất của AR là cách nó
thúc đẩy sự hợp tác giữa thế giới thực và những hình ảnh ảo, tạo điều kiê ̣n cho phép học
sinh cùng nhau học tập và cùng trao đổi, phát triển năng lực của bản thân.
Phần mềm GeoGebra là một trong những phần mềm mô tả bài toán mạnh mẽ cho
cả Đại số và Hình học và là phần mềm hoàn toàn miễn phí với mã nguồn mở, tạo điều
kiện thuận tiện và thích hợp cho các giáo viên nói riêng và người sử dụng nói chung.
Hiện nay, GeoGebra 3D đã có tích hợp thực tế ảo tăng cường vào trong ứng dụng góp
phần mang lại sự trực quan và mới mẻ cho người dùng khi tiếp cận với không gian ba
chiều. Vì ứng dụng có giao diện hoàn chỉnh và dễ hiểu, hình 3D có thể được chỉnh sửa
một cách đơn giản và khi chạm vào đối tượng đã xây dựng, người dùng có thể dễ dàng
kiểm tra các thuộc tính của nó. Hình không gian được vẽ bằng phần mềm với thực tế ảo
giúp chúng ta có một cái nhìn đầy màu sắc cũng như tính sinh động, gần gũi với không
gian thực. Với nguồn tài nguyên to lớn này, những kiến thức lý thuyết khô khan cũng dần
được học sinh hiểu rõ và nhớ nó một cách dễ dàng nhờ những mô hình không gian đẹp
mắt.
4. Những khó khăn trong việc học hình học không gian
Theo Moreno Armella và Lupiáñez (2001), kiểu biểu diễn toán học thu được bằng
các chương trình máy tính cho phép khắc phục các đặc tính tĩnh của cách biểu diễn
truyền thống. Tác giả gọi đó là các biểu diễn có thể thực thi, khẳng định rằng chúng có
thể thao tác được và cho phép tác động trực tiếp lên chúng. Từ đó, "những ý tưởng và
khái niệm trừu tượng của toán học trở thành hiện thực" (tr.297). Cũng theo ý nghĩa này,
Hohenwarter (2014) chỉ ra rằng các biểu diễn tĩnh chỉ có thể giải thích cho các tình huống
cố định, trong khi biểu diễn động cho phép chuyển đổi và vận dụng để giúp học sinh phát
triển tốt hơn.
Các tác giả ở trên chỉ ra rằng giáo viên thường sử dụng cách thể hiện mô hình của
các đối tượng 3 chiều trên bảng đen chỉ có 2 chiều. Ví dụ, khi vẽ một khối lập phương
như thể hiện trong hình dưới:

Họ đưa ra các thắc mắc về cách biểu diễn này: "Một học sinh chưa có hình dung
không gian nhìn thấy hai hình vuông chồng lên nhau, có bốn đoạn nối các đỉnh liệu có
khả thi hay không?" (Molina và Muñoz, 2011, tr.2)
Rico (1997) cho rằng những sai sót và ý tưởng không chính xác của học sinh có
một chiều hướng tích cực. Xung đột giữa kiến thức trước đây của học sinh và một số tình
huống không phù hợp với các em là một bước cần thiết để tổ chức lại, làm phong phú và
điều chỉnh các sai sót ấy, tức là việc học có ý nghĩa xảy ra. Vai trò của giáo viên không
phải là tránh hay bỏ qua những sai sót trên mà là truyền đạt cho học sinh rằng những gì
các em biết là phù hợp với những tình huống nhất định, nhưng lại không phù hợp với
những tình huống mới, và sự tiến bộ đòi hỏi chúng ta phải nhận ra và khắc phục những
mâu thuẫn này.
Qua tìm hiểu, chúng tôi đã nghiên cứu được khó khăn chính của học sinh trong
việc tiếp cận hình học không gian đó là nó quá trừu tượng, không kích thích đến quá trình
tư duy của học sinh. Hơn nữa, phương pháp dạy học đóng một vai trò quan trọng, tác
động một cách mạnh mẽ đến quá trình ấy để nó có thể diễn ra. Theo Lê Trung Tín (2016)
trong luận án tiến sĩ khoa học của mình, tác giả đã chỉ ra những điểm còn hạn chế của lớp
học truyền thống. Đó là quá nặng về nội dung kiến thức, mới chỉ tập trung vào học sinh
khá giỏi, ít có sự tương tác giữa học sinh với nhau và học sinh bị thụ động trong quá trình
học dẫn đến thiếu sự linh hoạt sáng tạo. Đồng thời, tác giả đã nhận thấy được những khó
khăn của việc dạy, học theo cách truyền thống đặc biệt là dạy, học hình học không gian
bởi vì sự thiếu hình dung, thiếu linh hoạt và khó tư duy toán học.
Việc mô tả và giải các bài toán về hình học không gian tương đối khó khăn và
phức tạp nếu như học sinh không có đủ khả năng tư duy và tưởng tượng. Tuy nhiên, hoạt
động dạy học của giáo viên hiện nay trong giảng dạy hình học không gian đa số chỉ dạy
theo cách truyền thống là vẽ trên bảng hay qua các tài liệu trên sách, giấy. Điều đó sẽ làm
ảnh hưởng đến góc nhìn, khả năng tư duy của học sinh vì hình học không gian là hình
ảnh ba chiều, phải được quan sát và nhận diện trên nhiều góc nhìn khác nhau. Việc biểu
diễn nó trên mặt phẳng hai chiều sẽ khó có thể mô tả hết những tính chất mà hình học
không gian vốn có, từ đó sẽ làm cho học sinh thiếu đi cái nhìn trực quan và sinh động về
bài học này. Trong khi đó, việc học hình học không gian có khả năng mang lại sự rèn
luyện về tính nhạy bén, giải quyết vấn đề và tình huống ở nhiều mặt, nâng cao trí tuệ và
trí tưởng tượng của học sinh nếu được tiếp cận và được giảng dạy một cách hiệu quả.
5. Phân tích thể chế dạy học hình học không gian ở Việt Nam: Trường hợp chủ đề
thiết diện
5.1. SGK cơ bản (HÌNH HỌC 11 cơ bản)
SGK đã dẫn dắt đến khái niệm thiết diện bằng cách đưa ra một ví dụ về tìm giao
tuyến của một mặt phẳng với các mặt của hình chóp. Nghĩa là SGK muốn từ ví dụ để
giúp học sinh hiểu thế nào là thiết diện và cách để đi tìm nó.
[Hình học 11-tr.52]

[Hình học 11-tr.53]

[Hình học 11-tr.53]


Nhưng điều này lại dẫn đến tình trạng học sinh lại khó theo được hướng đi của
SGK. Bởi một ví dụ đơn giản thì một bộ phận học sinh có thể hiểu và áp dụng vào một số
bài tập tương tự, trong khi những bài tập dạng bài khác thì các em lại không có hướng tư
duy. Không chỉ vậy, một số học sinh yếu và trung bình đôi khi còn không thể áp dụng
được kiến thức ấy vào giải bài tập, chỉ đơn giản là biết lý thuyết thông qua ví dụ nhưng
lại chưa trang bị được cho mình một phương pháp cụ thể.
SGK có lẽ muốn hướng đến việc phát triển tư duy của học sinh. Tuy nhiên, ví dụ
minh họa lại khá đơn giản, không đưa ra một phương pháp giải cụ thể hơn cho các em,
trong khi đó lại có nhiều dạng bài tập với các hình thức phân loại khác nhau. Chính điều
này đã gây ra những khó khăn trong quá trình học tập và giảng dạy. Hơn nữa, hình vẽ của
ví dụ lại đơn điệu, một màu, chỉ nhìn trực diện theo một hướng mà không nhìn được tổng
quát, vì vậy càng làm cho vấn đề hình dung của các em lại trở nên khó khăn hơn. Đặc
biệt, đây còn là một dạng bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong các kỳ thi
nhưng lượng kiến thức mà SGK trang bị lại chưa đầy đủ và gần gũi đối với các em học
sinh, dù cho mặt cắt thường bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Qua phân tích và nghiên cứu SGK hình học lớp 11 cơ bản, chúng tôi nhận thấy
rằng những lý thuyết và tính chất trong sách khá trừu tượng, phần chứng minh cũng gây
cho học sinh không ít sự khó khăn. Riêng về chủ đề thiết diện, lượng kiến thức của dạng
bài này được SGK đưa ra rất ít, chỉ đơn giản là một ví dụ và từ đó nêu ra khái niệm gây
không ít khó khăn cho người học.
5.2. SGK nâng cao (HÌNH HỌC 11-Nâng cao)
Trong khi SGK cơ bản chỉ nêu ra các lý thuyết đơn giản thì SGK nâng cao lại
không đưa ra bất kỳ khái niệm gì liên quan đến thiết diện, tuy nhiên trong phần bài tập nó
vẫn xuất hiện.

[Hình học nâng cao 11-tr.51]


Chúng tôi nhận thấy trong SGK nâng cao đã lược bỏ đi một số phần kiến thức liên
quan đến chủ đề thiết diện, nhưng đây lại là một dạng bài tập khó đối với học sinh. Điều
này đã gây khó khăn không chỉ đối với các em trong việc học mà còn là một vấn đề lớn
trong công tác giảng dạy của giáo viên.
Mặc dù vậy, SGK vẫn đóng mô ̣t vai trò quan trọng trong trong giáo dục. Đây là
mô ̣t tài liê ̣u đáng tin câ ̣y để học sinh học tâ ̣p và tìm hiểu, phù hợp với nhiều điều kiê ̣n
khác nhau của cả học sinh, giáo viên và các trường học nhằm mục đích cung cấp và
truyền tải kiến thức. Vai trò của mô ̣t người giáo viên là dựa trên những nền tảng có sẵn
ấy, xây dựng cho mình mô ̣t chương trình giảng dạy phù hợp để học sinh có thể tiếp câ ̣n
được đầy đủ nội dung bài học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục là nâng cao
tính tích cực và chủ đô ̣ng của học sinh, góp phần chuyển đổi từ “lấy giáo viên làm trung
tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” phù hợp với yêu cầu của thời đại.
6. Thực nghiệm
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 50 học sinh tại trường THPT Phan Bội Châu
huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk trong việc dạy và học hình học không gian nhằm kiểm
tra thực trạng dạy học và khó khăn của học sinh khi tiếp xúc với hình học không gian với
các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Thầy (cô) giáo của bạn có hay sử dụng phần mềm hình học động để dạy học không
(điển hình như GeoGebra)?
A.Thường xuyên B. Hiếm khi C. Chưa bao giờ
2. Bạn có được thầy (cô) giáo giảng dạy bằng thực tế ảo tăng cường (AR) vào bài học hay
không?
A.Thường xuyên B. Hiếm khi C. Chưa bao giờ
3. Bạn cảm thấy hình học không gian có khó không?
A. Khó B. Bình thường C. Dễ
4. Bạn thường gặp phải khó khăn gì khi học hình học không gian?
A. Khả năng nhìn hình B. Thầy cô giảng khó hiểu
C. Khác:……………………………………………..
Đánh giá của 50 học sinh lớp 11 trường THPT Phan Bội Châu cho thấy kết quả:
+100% giáo viên ở đây chưa bao giờ sử dụng các phần mềm hình học động và
thực tế ảo tăng cường trong công tác dạy học cho học sinh, đa phần chỉ giảng dạy theo
cách truyền thống là thông qua sách vở, tài liệu và bảng.
+64% học sinh cho rằng hình học không gian là một chủ đề bài học khó học cũng
như trong việc giải bài tập và 36% còn lại cho rằng chủ đề này bình thường.
+48% học sinh đánh giá rằng khó khăn lớn nhất của họ trong việc học hình học
không gian là khả năng nhìn và phân tích hình vẽ, chưa thấy rõ các mối quan hệ cũng như
tính chất của hình. 52% còn lại cho rằng lí do nằm ở việc cách giảng dạy và truyền đạt
của giáo viên, thầy cô chưa có phương pháp dạy phù hợp, gây cho học sinh cảm giác khó
hiểu và không nắm bắt được bài học một cách trọn vẹn.
Ngoài ra, chúng tôi thực hiện thêm một khảo sát đối với 30 học sinh trường THPT
Lý Tự Trọng huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm hiểu về khó khăn của các em
khi học chủ đề thiết diện.
5. Bạn thường gặp phải khó khăn gì trong lúc giải bài tập thiết diện?
A. Quá khó, không biết cách dựng
B. Biết phương pháp dựng nhưng không biết vẽ như thế nào do khả năng nhìn hình kém.
C. Khác:………………………………………………..
Chúng tôi đã chọn ra 30 học sinh bất kỳ trong khối lớp 12 trường THPT Lý Tự
Trọng để thực hiện khảo sát (do các em đã học qua phần thiết diện) và kết quả cho thầy:
+57,1% học sinh cho thấy khó khăn trong lúc giải bài tập thiết diện là các em biết
phương pháp dựng nhưng không biết vẽ như thế nào do khả năng nhìn hình kém, 35,7%
học sinh nói rằng đây là một dạng bài tập khó và không biết cách làm, 3,6% học sinh
đánh giá các em không gặp vấn đề gì trong lúc giải bài tập và 3,6% số còn lại thì thấy
bình thường với dạng bài tập này.
Kết luận:

Từ những khảo sát trên chúng tôi nhận thấy rằng chủ đề hình học không gian là
một chủ đề khó đối với đa phần học sinh và giáo viên trong cách dạy và học. Đa số giáo
viên vẫn chưa ứng dụng một cách trọn vẹn những thành quả và sự phát triển của cách
mạng 4.0 vào công tác giảng dạy, dù cho các phần mềm động và thực tế ảo tăng cường có
khả năng hỗ trợ cho thầy cô trong việc mô tả và tính toán. Đa phần các em học sinh gặp
khó khăn trong lúc nhìn hình không gian 3 chiều do khả năng tưởng tượng kém và cho
rằng chính sự truyền đạt của giáo viên trong bài học gây cho các em cảm giác khó hiểu.
Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh chưa có đủ sự tiếp xúc cần thiết với bài giảng, với
mô hình hình học không gian để hình thành nên trí tưởng tượng và khả năng giải quyết
vấn đề. Trong khi đó, ứng dụng GeoGebra 3D với thực tế ảo tăng cường có thể khắc phục
phần lớn những khó khăn trên và hỗ trợ giáo viên như là một phương tiện để đưa các học
sinh tìm kiếm niềm hăng say, hứng thú của bản thân đối với toán học, trong đó bao gồm
cả hình học không gian.
Riêng với chủ đề thiết diện, dạng bài tập này là một dạng bài tập tương đối khó
dành cho học sinh, nhưng một số thầy cô vẫn chưa có phương pháp dạy thích hợp để giúp
học sinh hiểu sâu hơn cách để giải quyết dạng bài tập này. Nhưng nếu giáo viên và học
sinh sử dụng phần mềm GeoGebra, nó có thể giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan hơn
về hình vẽ cũng như mặt cắt của mặt phẳng từ đó khơi gợi cho học sinh nhiều hướng giải
khác nhau. Đồng thời, giáo viên có thêm một cách dạy hay và độc đáo giúp tăng khả
năng tương tác làm cho tiết học trở nên thú vị, vui vẻ và năng động hơn.
7. Giải pháp (gắn với phần mềm GeoGebra 3D với thực tế ảo tăng cường)
Với nhiều điểm hạn chế trong cách dạy học truyền thống thì ta thấy được áp dụng
phần mềm GeoGebra 3D sẽ mang lại cách dạy học đa dạng phong phú hơn. Vì vậy,
chúng tôi đã đề ra một số giải pháp góp phần khắc phục phần nào những khó khăn ấy.
a) Giải pháp 1: Giáo viên có một quy trình dạy phù hợp, có sự kết hợp với phần
mềm GeoGebra 3D với thực tế ảo tăng cường
Người giáo viên cần đưa ra một quy trình dạy phù hợp, có sự kết hợp, kết nối giữa
thực tế và chương trình học trên lớp: (Trường hợp chủ đề thiết diện)
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát thực tế trước khi bắt đầu vào bài

Giáo viên mở đầu vấn đề rằng trong cuộc sống,


các em đã gặp rất nhiều hình ảnh thực tế về thiết diện như mặt cắt của một quả chanh,
quả dưa leo, khúc gỗ, hộp sữa,... Đó là những sự vật rất quen thuộc đối với các em trong
cuộc sống sinh hoạt thường ngày và cũng là những hình ảnh của thiết diện trong thực tế.
Đôi khi, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều hình ảnh về mặt cắt nhưng nó không có
hình dạng cụ thể giống như trong sách giáo khoa phân loại, tuy nhiên nó vẫn là một dạng
thiết diện.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình 3D

Bước 3: Giáo viên cho học sinh tiếp xúc một


cách gián tiếp qua mô hình
Giáo viên cho học sinh tham gia vào bài học một cách gián tiếp bằng cách sử dụng
phần mềm GeoGebra 3D với công nghệ thực tế ảo tăng cường. Thông qua các phương
tiện công nghệ dạy học như máy chiếu, giáo viên cho phép học sinh có thể lên quan sát,
gián tiếp chạm vào mô hình để tìm hiểu các yếu tố của hình vẽ, chỉ và xoay mô hình để
tìm hiểu các góc nhìn. Như thế, việc học sẽ trở nên sinh động và gắn với thực tế hơn, tăng
cơ hội tiếp xúc của các em. Từ đó, tạo ra sự kích thích, tính tò mò của học sinh, làm tăng
khả năng tiếp thu và tăng hứng thú đối với bài học.
Bước 4: Giáo viên tiến hành dạy bài học
Giáo viên cần xây dựng một giáo án hoặc bài giảng cụ thể, đầy đủ nội dung và có
ứng dụng phần mềm vào trong dạy học. Bài giảng cần có những yếu tố gây kích thích
hứng thú cho học sinh để bài học thêm phần sinh động. Đối với trường hợp chủ đề thiết
diện, giáo viên cần kết hợp giữa lý thuyết và bài tập cũng như hình vẽ một cách hài hoà,
cân đối để tạo cho học sinh những cảm giác thú vị, không gây ra cảm giác nhàm chán
trong lúc học.
1. Định nghĩa:
- Thiết diện (hay mặt cắt) được hiểu đơn giản
là phần chung giữa mặt phẳng và một hình
đa diện.
- Thiết diện là một đa giác lồi tạo bởi các đoạn
giao tuyến của hình đa diện khi cắt bởi một
mặt phẳng.
- Các cạnh của thiết diện là một phần của giao
tuyến (đoạn giao tuyến) giữa mặt phẳng cắt
và các mặt của hình đa diện đã cho.
Giáo viên kết hợp giữa lý thuyết cùng
những trải nghiệm thực tế giúp cho các em
thêm phần hứng thú và tăng khả năng tiếp thu.
Điều này sẽ kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo
của các em bởi những màu sắc, hình vẽ sinh
động gắn liền với sự vật, cuộc sống trong
thường ngày.
2. Phương pháp chung xác định thiết diện của một mặt phẳng với một hình đa diện
Phương pháp chung nhất là sử dụng phương pháp đã biết về xác định giao tuyến
của hai mặt phẳng:
- Bước 1: Xác định giao tuyến của mặt phẳng cắt và các mặt của hình đa diện.
- Bước 2: Xác định các đoạn giao tuyến giữa mặt phẳng cắt và các mặt của hình đa
diện (một phần của giao tuyến và nằm trên mặt của hình đa diện).
- Bước 3: Nối các đoạn giao tuyến lại cho đến khi được một hình khép kín là một đa
giác lồi.
3. Bài tập ví dụ
Ví dụ: Cho hình chóp S . ABCD đáy là hình thang với các cạnh đáy là AB và CD . Gọi
I , J lần lượt là trung điểm của AD và BC . G là trọng tâm của ∆ SAB. Xác định thiết
diện của hình chóp với mặt phẳng ( IJG ) .
Hình được vẽ bằng phần mềm với thực tế ảo giúp chúng ta có một cái nhìn đầy
màu sắc cũng như tính sinh động. Nó có thể được quan sát trên nhiều khía cạnh, góc nhìn
khác nhau (ở đây, do kích thước bài báo có hạn nên chúng tôi chỉ trích ra một góc nhìn
trong vô số góc nhìn ấy), giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về bài toán. Hơn nữa,
phần mềm còn có các công cụ giúp xác định mặt phẳng, giao tuyến, giao điểm, xoay hình
vẽ,… sẽ còn có thể giúp ích hơn nữa cho các em trong việc xác định bài toán và từ đó có
một hướng giải, một hướng tư duy phù hợp. Nó sẽ giúp cho các em đẩy mạnh được tính
tư duy của bản thân, phát triển não bộ, đặc biệt là phát triển trí thông minh logic-toán học.
Việc ứng dụng phần mềm giúp cho các em có thể chinh phục dạng bài tập này một cách
có hiệu quả hơn so với các phương pháp tiếp cận truyền thống.
b) Giải pháp 2: Giáo viên xây dựng kho học liệu trên nền tảng ứng dựng GeoGebra
3D với thực tế ảo tăng cường
Giáo viên xây dựng kho học liệu với những hình vẽ đã được vẽ sẵn phù hợp với
chương trình SGK (cần có trang web riêng để lưu trữ nó), học sinh cũng có thể vào đó
xem để tìm hiểu về bài học. Kho học liệu đó sẽ là nguồn tài nguyên để cho các em tham
khảo trong lúc học tập và thực hành làm bài tập. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian
cho học sinh và giáo viên mà còn làm tăng hiệu quả tự học và tạo sự kích thích đối với
các em bằng những hình vẽ đầy tính trực quan và sinh động.
Ví dụ: Đối với trường hợp chủ đề thiết diện, giáo viên cần vẽ sẵn những hình vẽ cần có
trong sách giáo khoa ở phần lý thuyết và phần bài tập để học sinh có thể sử dụng mọi lúc,
mọi nơi.

c) Giải pháp 3: Không ngừng phát triển kỹ


năng sử dụng CNTT của học sinh, cụ thể ở đây là phần mềm GeoGebra 3D với thực
tế ảo tăng cường
Nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng cần hướng dẫn học sinh sử dụng một
cách bài bản về phần mềm. Điều đó sẽ rất có lợi cho các em không chỉ nâng cao kiến
thức về bài học mà còn là nâng cao về công nghệ. Kho học liệu của giáo viên đôi khi
không thể đáp ứng được hết tất cả nhu cầu của học sinh, vì thế có những bài học và bài
tập mà các em chính là người chủ động tiến hành tìm hiểu nó. Các em có thể tự vẽ hình
theo ý muốn của mình, xoay theo nhiều góc nhìn và hướng quan sát khác nhau đến khi
tìm cho mình một cách thích hợp để khám phá các tính chất và có một hướng trực quan
tốt để vẽ hình trên giấy. Điều này sẽ giúp các em tự mày mò và hiểu rõ kiến thức lý
thuyết hơn so với cách đọc truyền thống.
Bước 1: Nhà trường hoặc giáo viên tổ chức tập huấn cho học sinh về phần mềm
Vì phần mềm sử dụng khá đơn giản nên các em có thể nắm được cách sử dụng
phần mềm một cách có hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian. Bởi vì đang trong độ tuổi
vị thành niên nên khả năng tiếp xúc công nghệ và trí tò mò của các em rất cao nên hiệu
quả của việc tiếp thu về phần mềm sẽ nhanh chóng.
Bước 2: Giáo viên đặt ra vấn đề và bài tập cho học sinh
Giáo viên sẽ giao cho học sinh một chủ đề nào đó hoặc một bài học trong sách
giáo khoa và cho các em về tìm hiểu nó thông qua phần mềm. Giáo viên cần yêu cầu học
sinh có những hình ảnh về hình vẽ đã được ứng dụng phần mềm và tổ chức cho các em
thuyết trình về những thứ mà các em đã tìm hiểu được. Điều này sẽ làm tăng khả năng
tiếp thu kiến thức và khả năng ghi nhớ của học sinh một cách có hiệu quả hơn.
8. Bàn luâ ̣n
GeoGebra 3D với thực tế ảo tăng cường là một ứng dụng tiềm năng, phù hợp với
xu thế đồng thời phù hợp với mục đích giảng dạy và học tập. Chính vì vậy, nó không nên
chỉ dừng lại ở ví dụ minh họa, biểu diễn phối cảnh mà nên được nâng lên cấp độ cao hơn:
khai sinh ra kiến thức của toán học. GeoGebra 3D với thực tế ảo tăng cường nên được sử
dụng như một trong các phương thức để truyền đạt bài giảng hơn là một công cụ chỉ dùng
để mô tả bài toán hình học ba chiều.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự thay đổi chóng mặt trong cách tiếp cận tri thức
đặt ra thách thức lớn cho người giáo viên. Với vai trò là một người giáo viên của thời đại
mới, việc trang bị cho mình kỹ năng sử dụng công nghệ và tận dụng công nghệ cho mục
tiêu phát triển tiềm năng của học sinh là vô cùng cần thiết. Để giải quyết được vấn đề
phức tạp này, giáo viên cần phải làm việc với các tình huống trong giảng dạy với phần
mềm GeoGebra 3D thực tế ảo tăng cường để từ đó hiểu rõ đặc điểm nhận thức về phần
mềm và về toán học. Cụ thể hơn là trả lời câu hỏi làm sao để “pha trộn” giữa thực tế cuô ̣c
sống và ảo hóa công nghệ trong dạy học hình học không gian, biến không gian toán học
trở nên gần gũi với không gian mà chúng ta đang sống.
Phần mềm GeoGebra 3D với thực tế ảo tăng cường mang đến nhiều khả năng vượt
trội cho cả giáo viên lẫn học sinh. Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm trên, phần mềm này
vẫn tồn tại một số khuyết điểm, đó chính là không phải bất kỳ dòng điê ̣n thoại thông
minh nào cũng có thể sử dụng được thực tế ảo tăng cường. Để sử dụng được công nghệ
này, thiết bị cần được trang bị hệ thống nhận biết vật thể, bao gồm mô tả vật thể là gì,
hình dạng của vật thể và vị trí của vật thể trong không gian 3 chiều. Vì vâ ̣y, trong quá
trình nghiên cứu và tìm hiểu về nó, chúng tôi nhận thấy một số dòng điện thoại thông
minh như Vivo, Oppo, Vsmart,... đều không thể trình chiếu thực tế ảo tăng cường (tính
đến thời điểm hiện tại).
9. Kết luâ ̣n
Nhận thấy được những lợi ích của việc ứng dụng phần mềm GeoGebra 3D thực tế
ảo tăng cường vào dạy học không gian, chúng tôi đưa ra kết luận rằng bất kể giáo viên
hay học sinh đều có thể sử dụng phần mềm vào nghiên cứu các vấn đề của toán học. Các
phương pháp dạy học tích cực đang là xu hướng của thời đại và GeoGebra 3D thực tế ảo
tăng cường hoàn toàn phù hợp với xu hướng này. Việc áp dụng phần mềm GeoGebra 3D
với thực tế ảo tăng cường vào giảng dạy hình học không gian sẽ khắc phục được những
khuyết điểm mà cách dạy truyền thống mang lại, tạo ra một môi trường hoàn toàn mới
mà môi trường này mang tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt, được học sinh phát huy
một cách tốt nhất từ đó nâng cao chất lượng bài giảng giúp việc giảng dạy và học tập trở
nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Tài liệu tham khảo
[1] Andrade Molina, M. V., & Montecino Muñoz, A. R. (2011, April). La problemática
de la tridimensionalidad y su representación en el plano (CO). In XIII Conferência
Interamericana De Educação Matemática.
[2] Azuma, R. T. (1997). A survey of augmented reality. Presence: Teleoperators &
Virtual Environments, 6(4), 355-385.
[3] Đặng Thị Thu Vân (2009). Luận văn Thạc sĩ: Sử dụng phần mềm Cabri 3D trong dạy
học nội dung “dựng hình không gian” chương trình hình học lớp 11 trung học phổ thông.
Đại học quốc gia Hà Nội.
[4] Hohenwarter, M., Jarvis, D., & Lavicza, Z. (2009). Linking Geometry, Algebra, and
Mathematics Teachers: GeoGebra Software and the Establishment of the International
GeoGebra Institute. international Journal for Technology in Mathematics education,
16(2).
[5] Hohenwarter, M. (2014). Multiple representations and GeoGebra-based learning
environments. Union. Revista Iberoamericana de Educación Matemática, 39, 11-18.
[6] Lê Trung Tín (2016). Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng lớp học tư duy
thông qua dạy học hình học hình học không gian lớp 11 Trung học phổ thông.
[7] Lê Thanh Phong, tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2014). Dạy học một số
yếu tố giải tích 11 với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra”
[8] Lupiáñez, J. L., & Moreno, L. (2001). Tecnología y representaciones semióticas en el
aprendizaje de las matemáticas.
[9] Rico, L. (1997). Los organizadores del currículo de matemáticas.
[10] Saha, R. A., Ayub, A. F. M., & Tarmizi, R. A. (2010). The effects of GeoGebra on
mathematics achievement: enlightening coordinate geometry learning. Procedia-Social
and Behavioral Sciences, 8, 686-693. The effects of GeoGebra on mathematics
achievement: enlightening coordinate geometry learning
[11] Tăng Minh Dũng tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (2020). Đào
tạo sinh viên sư pham sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường: Trường hợp ứng dụng
“3D calculator”.
[12] Wu, H. K., Lee, S. W. Y., Chang, H. Y., & Liang, J. C. (2013). Current status,
opportunities and challenges of augmented reality in education. Computers & education,
62, 41-49.

You might also like