You are on page 1of 8

1.2.

2/ Dạy học tiểu học


Trong nhà trường, thầy giáo giúp cho trẻ em hình thành năng lực người ở trình
độ cao thông qua việc dạy trẻ hệ thống tri thức khoa học, các kĩ năng và kĩ xảo
tương ứng, giúp trẻ hình thành thái độ tích cực đối với cuộc sống và các hoạt
động theo mục tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp, phương tiện và hình thức
tổ chức xác định, có cơ sở khoa học.
Nhiều nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm dạy học từ cơ sở của lý luận của quá
trình giáo dục tổng thể. Mặt khác, xét quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của
hoạt động, một số tác giả đã luận giải về nội hàm của khái niệm dạy học từ
những góc độ khoa học khác nhau như: giáo dục học, tâm lý học, điều khiển
học… dưới đây:
- Tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục học: "Dạy học - một trong các bộ phận
của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn - là quá trình tác động qua
lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học,
những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó
hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển
các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục”
- Tiếp cận dạy học từ góc độ tâm lý học: Dạy học được hiểu là sự biến đổi hợp
lý hoạt động và hành vi của người học trên cơ sở cộng tác hoạt động và hành vi
của người dạy và người học.
- Tiếp cận dạy học từ góc độ điều khiển học: Dạy học là quá trình cộng tác giữa
thầy và trò nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều khiển - lĩnh hội tri thức nhân
loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục.
Như vậy có thể thấy rằng: Dạy học là khái niệm chỉ quá trình hoạt động chung
của người dạy và người học. Dạy học tiểu học là khái niệm chỉ quá trình hoạt
động chung của người dạy và người học trong trường tiểu học.
Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông, phương pháp
dạy học tiểu học bắt đầu “dạy theo phương pháp nhà trường” gồm nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức. Bắt đầu cách dạy tiếp cận sư phạm tương tác.
1.2.3/ Ứng dụng phương tiện truyền thông trong dạy học tiểu học:
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những
thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở
các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương
tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong
quá trình dạy học
=> Môi trường học tập đa phương tiện
Thuật ngữ ĐPT được dịch ra từ cụm từ Multimedia. Theo từ điển Anh - Việt:
Multi có nghĩa là nhiều, đa chiều và Media có nghĩa là phương tiện truyền
thông. Vì thế ta có thể hiểu Multimedia có nghĩa là tổ hợp của nhiều phương
tiện truyền thông gộp lại. Và môi trường học tập ĐPT là môi trường học tập
được trang bị, lắp đặt các phương tiện truyền thông (Multimedia) và các điều
kiện đảm bảo cho các phương tiện đó hoạt động tốt. Môi trường dạy học ĐPT là
môi trường ở đó diễn ra quá trình giảng dạy và học tập được sự hỗ trợ của
CNTT, ở đó diễn ra tương tác đa chiều:
+ Tương tác hai chiều giữa giáo viên - học sinh
+ Tương tác hai chiều giữa phương tiện - học sinh
+ Tương tác hai chiều giữa giáo viên - phương tiện
Chiều thứ ba bao gồm: những tác động qua lại giữa giáo viên và mối quan hệ
học sinh - phương tiện, giữa học sinhvà mối quan hệ giáo viên - phương tiện,
giữa phương tiện với mối quan hệ giáo viên - học sinh.
PTDH bao gồm phương tiện kỹ thuật dạy học và PTDH bộ môn.
PTDH = PTDH dùng chung + PTDH bộ môn.
Trong đó: PTDH dùng chung gồm:
1. Máy tính
2. Máy chiếu qua đầu
3. Máy chiếu đa năng ...
PTDH bộ môn gồm:
1. Tranh ảnh giáo khoa
2. Bản đồ, biểu đồ, biểu bảng giáo khoa, sơ đồ tư duy thiết kế bằng tay
3. Mô hình, mẫu vật, vật thật
4. Dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học bộ môn
5. Phim đèn chiếu
6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu
7. Băng, đĩa ghi âm, ghi hình
8. Phần mềm dạy học
9. Website dạy học
10. GADHTC có ứng dụng CNTT, GADHTC điện tử
11. Phòng thí nghiệm ảo
12. Mô hình dạy học điện tử
13. Thư viện điện tử / Thư viện ảo
14. Sơ đồ tư duy thiết kế bằng phần mềm tin học (Mindmap)
15. Bản đồ giáo khoa điện tử ....
Trong 15 loại hình PTDH đã nêu ở trên thì 4 loại hình PTDH đầu được gọi là
PTDH truyền thống với các đặc điểm sau:
+ PTDH truyền thống đã được giáo viên và học sinh sử dụng từ rất lâu ngay từ
khi nghề dạy học phát triển.
+ Giá thành các PTDH truyền thống không đắt nên có thể trang bị đại trà cho
các trường.
+ Giáo viên và học sinh dễ sử dụng và dễ bảo quản. Các loại hình PTDH từ 5
đến 15 là các phương tiện mang thông tin (Khối mang thông tin) có đặc điểm
chung và khác biệt là muốn khai thác lượng thông tin chứa đựng trong từng
phương tiện đơn lẻ phải sử dụng cùng với các máy móc chuyên dùng tương ứng
(Khối chuyển tải thông tin tương ứng). Những phương tiện mang thông tin và
những phương tiện chuyển tải thông tin tương ứng tạo thành hệ thống PTDH
ĐPT (PTDH hiện đại)
So với PTDH truyền thống thì PTDH hiện đại có một số điểm khác:
+ Mỗi PTDH hiện đại bao gồm 2 khối: Khối mang thông tin và khối chuyển tải
thông tin tương ứng.
+ Để sử dụng được các phương tiện truyền thông phải có điện lưới.
+ Đắt tiền hơn rất nhiều so với các PTDH truyền thống.
+ Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt.
+ Phải có phòng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản. Nếu xét về
chức năng thì PTDH truyền thống hay PTDH hiện đại đều sử dụng nhằm tích
cực hóa quá trình nhận thức của người học.
Tuy nhiên PTDH hiện đại với nhiều chức năng quan trọng mà PTDH truyền
thống không thể có được chẳng hạn như: đem đến cho người học nhiều thông
tin, kiến thức phong phú, vượt qua giới hạn thời gian và không gian. Nhờ
phương tiện nghe nhìn trong khoảnh khắc người học có thể quan sát từ đối
tượng này sang đối tượng khác. Người học có thể quan sát các thí nghiệm hoặc
các hiện tượng tự nhiên mà họ không thể đến gần như các phản ứng của các
chất độc hại, các vụ nổ hạt nhân, các thảm họa thiên tai (sóng thần, núi lửa đang
phun trào)… Từ đó cho thấy nếu người dạy sử dụng các PTDH hiện đại một
cách hợp lý trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học chắc chắn các giờ dạy trở
nên sinh động hơn, làm giảm bớt tính trừu tượng của nội dung kiến thức cần
truyền đạt đến người học. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của người học, đáp ứng một số yêu cầu cơ bản của việc đổi mới PPDH.
Việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi học sinh nhận lượng
thông tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau và trong hoạt động riêng của mình,
tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó. Tác dụng của mỗi giác quan ở học
sinh cũng có sự khác nhau. Theo cuốn sách “Phương tiện dạy học” của Tô Xuân
Giáp, Nxb Giáo dục 1997 [11], đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giác
quan trong quá trình truyền thông như sau: Sự tiếp thu tri thức khi học đạt đƣợc
Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học đạt được 1 % qua nếm 20% qua nghe được
1,5 % qua sờ 30% qua nhìn được 3,5 % qua ngửi 50% qua nghe và nhìn được
11% qua nghe 80% qua nói được 83% qua nhìn 90% qua nói và làm được
Từ những nhận định trên cho thấy PTDH hiện đại đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục, nó là công cụ
hỗ trợ cho giáo viên dạy học. Khi các PTDH hiện đại được tích hợp vào trong
các phòng học để tạo ra môi trường học tập ĐPT cho học sinh thì nhiệm vụ dạy
học của các nhà trường phổ thông sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

1.2.3/ Tổng quan về ứng dụng Youtube:

- Đặc điểm nổi bật của Youtube


YouTube là một trang web được thiết kế để chia sẻ video. Hàng triệu người
dùng trên khắp thế giới đã tạo tài khoản. Trên trang đây cho phép họ tải lên
video mà bất kỳ ai cũng có thể xem. Mỗi phút mỗi ngày, hơn 35 giờ video được
tải lên bởi các youtuber.

Đây chính là một dịch vụ chia sẻ video. Nơi người dùng có thể xem, thích, chia
sẻ, nhận xét và tải lên video của riêng họ. Dịch vụ video có thể được truy cập
trên PC, máy tính xách tay, máy tính bảng và qua điện thoại di động.

Trang web cho phép người dùng tải lên, xem, chia sẻ, thêm vào danh sách
phát, báo cáo và nhận xét về video, đăng ký người dùng khác và sử dụng công
nghệ WebM. Nội dung có sẵn bao gồm video clip, đoạn chương trình truyền
hình, video âm nhạc, phim tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu
phim và các nội dung khác như viết blog bằng video, video sáng tạo ngắn và
video giáo dục. Nó được chứng minh qua những con số thông kê như sau:

 Youtube có hơn 1 tỷ người dùng


 Mỗi ngày mọi người xem hàng trăm triệu giờ trên Youtube và sinh ra
hàng tỷ lượt xem (lượt view).
 300 tiếng là độ dài tổng các video được tải lên Youtube mỗi phút.
 Gần 60% lượt xem video mà người dùng tạo ra được xem bởi những
người ngoài đất nước.
 Youtube có mặt trên 75 quốc gia và khả dụng 61 ngôn ngữ
 Một nữa lượt xem trên Youtube là được xem bằng các thiết bị di động
 Hơn một triệu nhà quảng cáo sử dụng nền tảng quảng cáo của Google

- Lợi ích của Youtube


Dưới góc nhìn kinh doanh thì Youtube Marketing được giới thiệu là kỹ thuật
mới mà các nhà kinh doanh đang khai thác. Chuyên mục Youtube sẽ mang đến
cho bạn cơ hội tiếp cận với marketing trên Youtube.
 Theo nhiều phương pháp khác nhau, bạn có thể sử dụng Youtube làm
marketing.
 Sử dụng Youtube để truyền tải đến đối tượng bạn hướng đến.
 Nghiên cứu ý tưởng nội dung cho video.
 Tham gia cộng đồng Youtube để quảng bá video của bạn.
 Xây dựng thương hiệu cho kênh Youtube của riêng mình.
 Tăng khả năng tiếp cận.

- Những điểm quan trọng cần chú ý


Bạn nên quan tâm đến những điểm khác nhau để hoạt động tốt trên Youtube.
 Bạn cần nắm bắt sự tò mò của người dùng video bằng cách tạo ra nội
dung video thật độc đáo.
 Bạn cần đảm bảo rằng video của bạn có tiềm năng khám phá.
 Hãy đảm bảo rằng video có liên kết đến website của bạn.
 Cuối cùng, đảm bảo rằng nội dung thích hợp để đăng lên kênh Youtube.

- Ưu điểm từ youtube
– Youtube là nơi lưu trữ của hàng tỷ các video, thuộc nhiều chủ đề thể loại khác
nhau. Và nhờ vào đó người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy những gì họ cần
với chỉ vài thao tác

– Với các video bạn đăng tải lên Youtube bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ nó
nếu có sự đầu.
– Youtube là nơi để bạn thỏa mãn niềm đam mê với các video của tất cả mọi
người.

– Bạn có thể xem Youtube trên đa dạng những nền tảng thiết bị khác nhau. Từ
thiết bị máy tính cho đến di động, chỉ cần có kết nối internet.

– Tốc độ load các video nhanh chóng. Mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng
trong quá trình sử dụng.

- Nhược điểm từ youtube


Những video được đăng tải lên youtube ngày một nhiều, với nhiều thể loại đa
dạng. Chính vì điều này, làm cho youtube không thể nào kiểm soát được hết
những nội dung video được đăng tải lên. Vì thế làm cho các video có nội dung
xấu có cơ hội xuất hiện hiện hơn. Gây ảnh hưởng đến tâm lý và lối sống xã hội,

Cũng do một phần chưa kiểm soát tốt các nội dung video. Nên tình trạng các
video sao chép nội dung upload lại tràn lan trên youtube. Tình trạng này, sẽ
khiến cho lợi ích của những nhà sản xuất nội dung video gốc không đảm bảo
được lượt tương tác.

1.2.4/ Nền tảng Youtube Kids:

YouTube Kids – Nền Tảng Xem Video Trẻ Em An Toàn Nhất Hiện Nay
 Steve Chen
Sáng  Chad Hurley
lập  Jawed Karim
 Susan Wojcicki

Video cho bé đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh.
Để có nhiều thời gian hơn dành cho công việc diễn ra hàng ngày, các ba mẹ
ngày nay chọn cách cho các bé xem videos clips trên điện thoại như một giải
pháp công nghệ. Và YouTube Kids đã được sinh ra để giúp cho nhu cầu đó của
các ba mẹ. Cũng tương tự với giao diện truyền thống dành cho người lớn,
nhưng khác ở điểm là Youtube Kids chỉ cung cấp các video trực tuyến xoay
quanh lĩnh vực giáo dục, âm nhạc và hoạt hình phù hợp với lứa tuổi nhỏ.
Nhờ đó các bậc phụ huynh cũng đỡ bớt gánh lo hơn cho con mình khi sử dụng.
Đây là một ứng dụng xem video trực tuyến được phát triển bởi chính YouTube
và người thiết kế thì không ai khác, chính là “Gã Khổng Lồ” Google. Phát hành
lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 4 năm 2011 trên 2 nền tảng Android và iOS dưới
dạng ứng dụng di động và liên tục được cập nhật cho đến ngày hôm nay. Tính
đến tháng 2 năm 2019, YouTube Kids đã có mặt tại hơn 60 quốc gia lớn nhỏ.
Đồng thời ứng dụng này cũng đã được cài đặt sẵn trong các tivi thông minh
(smart tv) từ các hãng tên tuổi như Sony, Samsung, LG, v.v… cho đến những
hãng sản xuất TV Android thông thường.
Vào tháng 11 năm 2017, ứng dụng đã được cập nhật để thêm các chế độ giao
diện người dùng bổ sung được thiết kế cho các nhóm tuổi khác nhau, từ giao
diện đơn giản hóa hiện có (dành cho trẻ nhỏ), đến giao diện dày đặc hơn được
thiết kế cho trẻ lớn.
Vào tháng 9 năm 2018, YouTube đã thêm các tùy chọn nhóm tuổi mới liên
quan đến nội dung được cung cấp trong ứng dụng: "Trẻ nhỏ tuổi" và "Trẻ lớn
tuổi".  "Trẻ nhỏ tuổi" duy trì sự kết hợp hiện có của nội dung được cung cấp
trước đó và "Trẻ lớn tuổi" thêm nhiều nội dung hơn từ các thể loại khác, chẳng
hạn như thiên nhiên, trò chơi điện tử và âm nhạc. Vào tháng 8 năm 2019, cài đặt
"Trẻ nhỏ tuổi" đã được tách ra để thêm một nhóm "Mẫu giáo" mới, tập trung
vào "sáng tạo, vui tươi, học hỏi và khám phá".
Ưu Điểm Của YouTube Kids
Để trở thành tiêu điểm của nền tảng chia sẻ videos cho trẻ em an toàn và lớn
nhất thế giới, YouTube Kids chứa đựng nhiều ưu điểm nổi bật bên trong:

 Quá trình kiểm duyệt nội dung cực kì nghiêm khắc để tạo ra một hệ
sinh thái videos tuyệt đối an toàn cho các bé.
 Nội dung được chia thành 4 nhóm “Chương Trình”, “Âm Nhạc, “Học
Tập” và “Khám Phá” dễ dàng để các ba mẹ quyết định việc cho con
mình xem gì.
 Tài khoản của ba mẹ có thể điều khiển toàn bộ các quyền của tài khoản
con cái.
 Tài khoản của ba mẹ có thể hạn chế thời gian các con xem videos.
 Tất cả các videos đều không chứa quảng cáo.

Khuyết Điểm Của YouTube Kids


Đây chắc chắn là một nền tảng tuyệt vời, nhưng không hẵn các khuyến điểm là
không có:

 Quá trình cài đặt ban đầu còn tương đối rườm rà so với YouTube
phiên bản chuẩn.
 Kho nội dung còn khá đơn sơ và ít về thể loại tính tới thời điểm hiện
tại.

You might also like