You are on page 1of 16

I.

MỞ ĐẦU:
Tầm quan trọng, sự hiệu quả và ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học đã được khẳng định bằng thực tiễn ở nước ta và trở
thành xu thế tất yếu của giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo nhiều năm qua đã
triển khai nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học tại các nhà trường. Đến nay, cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin được đầu tư, việc kết
nối Internet được thực hiện, hầu hết các nhà trường đều đã trang bị phòng máy
tính, đáp ứng tương đối đầy đủ máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập; kho bài giảng điện tử, kho tài liệu tham khảo và bài giảng PowerPoint được
xây dựng online trên website của ngành, nhiều phần mềm hỗ trợ công tác quản
lý, dạy học được áp dụng rộng rãi...
Khi nói đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có nghĩa là:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng
nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị công
nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học
trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm
powerpoint, word, violet…; Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác
thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng
Thực tế cho thấy rằng, mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin
như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh, thu hút được sự
chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là
chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt vào những tình huống cụ thể của
đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm… tìm hiều vấn đề một cách
trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình. Từ đó nắm
bắt được kiến thức mới và phương pháp “làm ra kiến thức mới” đó mà không
theo những khuôn mẫu có sẵn. Không những thế, một giờ học có ứng dụng công
nghệ thông tin sẽ tăng cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể,
phối hợp với học tập tương tác nhóm và giúp hoàn thiện tốt hơn kỹ năng sử
dụng máy tính cho học sinh. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học tại các nhà trường phổ thông hiện nay là rất cần thiết và phù hợp với xu
thế phát triển của xã hội.
II. NỘI DUNG:
A. Vai trò của CNTT trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường phổ
thông
CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một
số vai trò cơ bản như sau:
1. Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục
CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng
mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối
tương tác xã hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia,
tạo dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy
học, giáo dục có trách nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình
thức khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp
hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy
học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp. Không chỉ
HS mà nhiều người học đa dạng cũng được hỗ trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để
nâng cao NL nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn. CNTT còn hỗ trợ
GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục
cụ thể là KHBD, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học
trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người
học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để
tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao
hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động thông
qua các cải tiến về hình thức dạy học. Nhờ đó, GV có thể thiết kế môi trường
giáo dục, triển khai các hình thức dạy học, giáo dục một cách chủ động, hiện
đại, đảm bảo thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục đúng hướng phát triển NL
người học, nhất là triển khai dạy học lấy người học là trung tâm. Chẳng hạn, GV
có thể xây dựng các bài giảng đa phương tiện, tác động đến các giác quan của
HS, xây dựng môi trường học giả định và môi trường học ảo để HS khám phá,
trải nghiệm. Như vậy, CNTT góp phần tạo ra môi trường giáo dục đa dạng để
người học phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua sự đa dạng hóa hình thức
dạy học.
2. Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS
CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri
thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển NL của bản thân
một cách hiệu quả, không chỉ là NL nhận thức, NL thực hành có liên quan đến
tri thức, kĩ năng mà còn NL CNTT và các PC có liên quan. Nhờ CNTT với các
tính năng của nó, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để
phát triển bản thân. Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá
chính mình, hoàn thiện bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng
cách thay đổi chính mình. CNTT đặc biệt kích thích hứng thú học tập của HS,
khuyến khích HS tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát
triển NL thực tiễn, nhất là các kĩ năng phức tạp, các NL tổng hợp thông qua các
điều kiện học tập đa dạng: học tập trực tiếp có ứng dụng CNTT, học tập trên lớp
học ảo, thí nghiệm ảo…CNTT cũng hỗ trợ HS phát triển, nâng cao NL thích
ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát
triển nhân cách của HS. Cụ thể, thúc đẩy NL ứng dụng của người học, nhất là
NL ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự
động hóa. CNTT đã hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như
học qua e-Learning hay học theo phương thức lớp học đảo ngược. Ngoài ra,
CNTT giúp người học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm bảo việc học tập
liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường. CNTT còn đồng hành và
hỗ trợ người học có nhu cầu đặc biệt để minh chứng cho các giá trị nhân văn của
giáo dục và dạy học. Chẳng hạn, điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng
rộng rãi trong dạy học, giáo dục hiện nay. GV và HS sẽ không phải lo lắng khi
lỡ tay xóa, làm mất tài liệu quan trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến lịch
học, bài tập, ôn tập… có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên
đám mây như Google Drive. GV cũng có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến
độ và chấm bài cho nhiều HS dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT. Nhờ lưu trữ
dữ liệu một cách tập trung, điện toán đám mây cho phép HS và GV tăng phạm
vi tiếp cận, chia sẻ thông tin mà không tăng chi phí hoặc thêm áp lực thời gian
trong dạy và học.
3. Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS một cách
thuận lợi và hiệu quả
Dưới góc nhìn khái quát, CNTT sẽ hỗ trợ hoạt động dạy học của GV, nhất là
thực hiện dạy học phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong
bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu
điểm quan trọng là thực hiện chương trình GDPT 2018. Có thể tóm tắt về vai trò
hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS qua hình 1.1. dưới
đây.Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế
hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là KHBD, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức
quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như,
CNTT hỗ trợ người học thiết kế KHBD triển khai bằng các phần mềm, khai thác
các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành
thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách
chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được.
Song song đó, CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học
trong thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục
phát triển PC, NL HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích
cực, chủ động. Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không
còn là trung tâm của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng
các nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển
hiệu quả NL và PC của mình hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp và
cuộc sống ở thời đại số. Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện thuận lợi để
hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu cầu về
hiệu quả mong đợi. CNTT còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và
giáo dục; nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu
chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. CNTT còn có thể
chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh
giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng CNTT
với các tính năng vượt trội để đảm bảo các yêu cầu về tính khách quan, công
bằng… của kì đánh giá. CNTT còn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một
cách hiệu quả thông qua các dữ liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động
dạy học, giáo dục phù hợp. Đơn cử như các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây
dựng các bài kiểm tra, lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học; ghi
nhận và so sánh về các diễn tiến học tập, sự tiến bộ của người học. Bên cạnh đó,
việc lưu trữ dữ liệu và chuyển giao dữ liệu về người học nếu có sẽ tiện lợi và
khách quan nếu có sự hỗ trợ của CNTT với các yêu cầu kĩ thuật cụ thể. Hoặc để
có kết quả kiểm tra nhanh và dữ liệu phân tích phản hồi, việc đánh giá NL trên
máy tính mang đến những kết quả khá thuyết phục và có giá trị.
4. Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV
CNTT còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển GV, góp phần
đáp ứng các yêu cầu mới của việc dạy học, giáo dục:
– Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp trước và
sau khi trở thành người GV chính thức; kết nối với cơ sở đào tạo, trường đại học
sư phạm và cộng đồng GV dài lâu và hiệu quả. Với các khóa học trực tuyến, bồi
dưỡng thường xuyên và phục vụ nhu cầu học tập suốt đời, CNTT giúp GV rèn
luyện, cập nhật và hoàn thiện bản thân sau khi tốt nghiệp và làm nghề. Hơn nữa,
các cộng đồng GV được thành lập thông qua các công cụ khác nhau của CNTT,
trường đại học và cựu người học sẽ cùng chia sẻ thông tin, tổ chức chia sẻ kinh
nghiệm, phổ biến kiến thức, tọa đàm, hội thảo một cách khả thi.
– Hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi
mới việc dạy học, giáo dục đối với GV bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục
với những hình thức khác nhau. Đơn cử như với phần mềm hỗ trợ điểm danh,
quản lí và tương tác ngẫu nhiên với người học, việc phối hợp giữa GV và HS
thuận lợi hơn khá nhiều; hoặc có thể cải tiến việc dạy học, giáo dục thông qua
các sản phẩm của CNTT trong hệ sinh thái giáo dục phù hợp với mục tiêu và
yêu cầu cần đạt thông qua các đường dẫn và gợi ý khai thác, tư vấn sử dụng.
– Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần
mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới,
kĩ năng mới từ đó phát triển NL nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự
giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giáo dục và dạy học không
ngừng phát triển và đồng hành với sự phát triển của khoa học; vì thế, CNTT với
khả năng của mình sẽ cung cấp nguồn học liệu, các tri thức hiện đại về phương
pháp, kĩ thuật dạy học, cập nhật các hướng dẫn mới có liên quan đến hoạt động
dạy học, giáo dục của ngành để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách
hiệu quả.
B. Thiết kế giáo án cho một tiết dạy trực tuyến trên MS Team.”
BÀI 5: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG ( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được hình có trục đối xứng và trục đối xứng của một hình.
- Nhận biết được một số hình hình học (như hình tròn, hình thang cân,...)
là hình có trục đối xứng và trục đối xứng của mỗi hình đó.
- Nhận biết một số vật thể trong thực tế cuộc sống có dạng hình có trục
đối xứng như: bông tuyết; ngôi sao 5 cánh.
2. Năng lực
Năng lực riêng:
- Nhận biết được trục đối xứng của một hình trên giấy bằng cách gấp đôi
tờ giấy
- Biết được cách gấp giấy để cắt chữ hoặc một số hình đơn giản có trục
đối xứng.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập
luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám
phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự
hướng dẫn của GV.
1. Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình
suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, các hình ảnh hoặc clip
(nếu có điều kiện) về những vật thể có cấu trúc dạng hình có trục đối
xứng trong thực tế cuộc sống .
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, các ê ke bằng
nhau, các mảnh bìa mỏng có dạng tam giác vuông với kích thước như
nhau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

Mục tiêu:

Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình
trong bài.

HS hình dung được một cách sơ khai về dạng hình ảnh của một hình trong tự
nhiên có trục đối xứng

Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc
tranh ảnh.

c) Sản phẩm: HS thấy được Toán học, đặc biệt là hình học, không hề nhàm
chán mà rất thú vị, thực tế và rất đẹp và bước đầu nhận biết hình có trục đối
xứng.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình ảnh, video về các ứng dụng thực tế của các hình “ Khuê Văn
Các”, “Tháp Eiffel” , “ Mặt hồ” và giới thiệu. ( GV có thể hỏi HS đây là hình
gì và vạch đường kẻ dọc cho HS nhận xét nửa bên trái và nửa bên phải của
hình; đối với mặt hồ thì nhận xét phía trên mặt hồ và bóng phía dưới nước).

- GV cho HS tìm các hình ảnh có trục đối xứng khác tương tự.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe, tiếp nhận và
hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trao đổi, thảo luận và đưa ra nhận xét, câu
trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, đặt vấn đề và dẫn dắt HS vào
bài học mới: “Trong thiên nhiên và trong đời sống, chúng ta thường gặp rất
nhiều hình ảnh đẹp. Các hình ảnh đều có sự cân đối, hài hòa. Chúng ta cùng
tìm hiểu xem điều gì đã đem lại sự cân đối, hài hòa đó” => Bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hình có trục đối xứng

a) Mục tiêu:

- HS nhận dạng đươc trục đối xứng của một hình.

- HS tìm được ví dụ thực tế về hình có trục đối xứng để biết được một số ứng
dụng tính đối xứng của hình trong đời sống.

b) Nội dung:
c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hình có trục đối xứng:

Trước hết, GV cho HS thực hiện Hoạt động:


xếp hai chiếc ê ke, bốn miếng bìa Lấy hai chiếc ê ke giống nhau xếp
giống nhau (hình tam giác vuông) thành hình như Hình 42.
như chỉ ra ở phần hoạt động.
Tiếp theo, GV hướng dẫn để HS có
thể gấp từng hình theo đường màu
đỏ, rồi cảm nhận bằng mắt thường
Lấy bốn miếng bìa giống nhau để
xem hai nửa của hình đó có trùng
xếp thành hình như Hình 43.
khít vào nhau không
(Hình 42, 43). Nhờ đó, thấy được sự
tồn tại của hình có trục đối xứng
cũng như một cách để tạo ra hình có Ở các hình trên, đường thẳng d chia
trục đối xứng trong thực tiễn. hình thành hai nửa, nếu ta gấp theo
Nếu có điều kiện GV chuẩn bị slide đường thẳng d thì hai nửa sẽ trùng
(hoặc video) hướng dẫn cách để HS khít vào nhau.
nhận ra hình có trục đối xứng.
Hình có trục đối xứng.
GV cho HS đọc phần nhận xét và
Đường thẳng d được gọi là trục
xem Hình 42, Hình 43 để ghi nhớ
đối xứng của hình.
kiến thức.
GV nhấn mạnh: Nếu có đường Chú ý:
thẳng d chia một hình (phẳng) thành Hình có trục đối xứng còn được gọi
hai nửa và sau khi gấp theo đường là hình đối xứng trục.
thẳng d ta có hai nửa đó sẽ trùng
khít vào nhau thì hình đó là hình có
trục đối xứng; đường thẳng d được
gọi là trục đối xứng của hình. Hình
có trục đối xứng còn được gọi là
hình đối xứng trục.
GV chuẩn bị một số hình ( tương tự
như ở bài tập 1 hoặc 2) và cho HS
quan sát nhận ra hình nào là hình có
trục đối xứng và chỉ ra trục đối
xứng của hình đó.
GV yêu cầu HS cho ví dụ về hình
có trục đối xứng và chỉ ra trục đối
xứng của hình đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát, trả lời, hoàn thành yêu


cầu của GV

GV: phân tích, quan sát và trợ giúp


HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: thảo luận nhóm, giơ tay phát


biểu, trình bày tại chỗ.

Các nhóm nhận xét, bổ sung cho


nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


nhận xét, đánh giá quá trình học của
HS, tổng quát lại các đặc điểm của
hình có trục đối xứng.

Hoạt động 2: Trục đối xứng của một số hình


a) Mục tiêu:

- Nhận biết được trục đối xứng của đoạn thẳng và một số hình: đường tròn,
hình thang cân, lục giác đều và biết được số trục đối xứng của nó.

- HS biết được một hình có thể có nhiều hoặc thậm chí là vô số trục đối
xứng.

b) Nội dung:

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trục đối xứng của một số hình

GV hướng dẫn HS chuẩn bị cắt các Đoạn thẳng AB là hình có trục


hình như các hình 44, 45, 46, 47 rồi đối xứng và trục đối xứng là
cho HS gấp từng hình này theo đường thẳng d đi qua trung điểm
đường màu đỏ (trên từng hình), cảm O của đoạn thẳng AB và vuông
nhận bằng mắt thường xem hai nửa góc với AB.
của từng hình đó có trùng khít vào
nhau không.

GV cho HS đọc mục 1 và quan sát


Hình 44 để nhận ra: Đoạn thẳng AB
là hình có trục đối xứng và trục đối Đường tròn là hình có nhiều trục

xứng là đường thẳng d đi qua trung đối xứng và mỗi trục đối xứng là

điểm O của đoạn thẳng AB và d một đường thẳng đi qua tâm của

vuông góc với AB. nó.

GV hướng dẫn HS đọc mục 2 và


quan sát Hình 45 để nhận ra: Đường
tròn là hình có nhiều trục đối xứng
và mỗi trục đối xứng là một đường
thẳng đi qua tâm của nó.
Tương tự, GV cho HS đọc mục 3 và
quan sát các hình 46, 47 để nhận ra:
Hình
thang cân chỉ có 1 trục đối xứng là
đường thẳng a (Hình 46); còn lục
giác đều có 6 trục đối xứng là các Hình thang cân có một trục đối

đường thẳng m, n, p, q, r, s (Hình xứng là đường thẳng a.

47).
GV nhấn mạnh: có những hình
không có trục đối xứng, có những
hình chỉ có 1 trục đối xứng, nhưng
cũng có những hình có nhiều trục đối
xứng.
Hình lục giác đều có 6 trục đối
GV hướng dẫn để HS hoàn thành bài
xứng là các đường thẳng m, n, p,
Luyện tập.
q, r, s.
GV yêu cầu HS cho ví dụ về hình có
trục đối xứng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát, trả lời, hoàn thành yêu


cầu của GV

GV: phân tích, quan sát và trợ giúp


HS.
Luyện tập:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Hình thoi: Trục đối xứng của hình
HS: thảo luận nhóm, giơ tay phát thoi là đường thẳng đi qua đường
biểu, trình bày tại chỗ. chéo của nó.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho - Hình chữ nhật: Trục đối xứng
nhau. của hình chữ nhật là đường thẳng
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đi qua trung điểm của hai cạnh

nhận xét, đánh giá quá trình học của đối diện của hình chữ nhật.

HS, tổng quát lại các đặc điểm của


hình có trục đối xứng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 + 2 ( SGK – tr 109)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.

Bài 1 :

Trục đối xứng của các hình:

Bài 2 :

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến
thức

b) Nội dung: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 3

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.

Bài 3 : Một số hình ảnh có trục đối xứng trong thực tiễn :

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV cho HS đọc, tìm hiểu thêm và quan sát, mô phỏng các hình có trục đối
xứng trong mục « CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT »

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học thuộc các đặc điểm về hình có trục đối xứng.

- Hoàn thành thêm các bài tập trong SBT.


- Sưu tầm, tìm các hình ảnh có trục đối xứng.

- Chuẩn bị đọc và tìm hiểu bài sau “ Hình có tâm đối xứng”

III. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ:


1. Kết luận
Việc học tập Module 15 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử
dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo
dục phổ thông” có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp bản thân tôi hiểu rõ hơn về
dạy học ứng dụng CNTT.
Áp dụng phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo
viên phải dành thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các
phương tiện hiện đại như tivi màn hình lớn, laptop thế hệ i5 trở lên, đó là con
đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lên gấp đôi.
Để ứng dụng CNTT trong nhà trường có nhiều cách tiếp cận, nhưng thực
tiễn cho thấy cách tiếp cận thích hợp là đi từ thấp lên cao, từ tổng thể đến chi
tiết, từ môi trường thông tin đến môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì thế cần
cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của CNTT được ứng dụng trong giảng
dạy và học tập . Kinh nghiệm cho thấy ở đâu cán bộ lãnh đạo và quản lý nhận
thức được vai trò của CNTT, hiểu biết về CNTT, quan tâm sử dụng thật sự
CNTT phục vụ cho công tác giáo dục (giảng dạy, học tập, quản lý…) thì ở đó
CNTT phát huy được tác dụng.
Việc ƯDCNTT trong day - học các trường phổ thông là rất cần thiết nó
có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và
học theo một chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Do đó việc soạn
GAĐT là không thể thiếu, để có được một GAĐT chất lượng thì giáo viên phải
tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và mất nhiều thời gian mới có được. GAĐT là
một phương tiện dạy - học theo phương pháp mới hiện nay.
2. Kiến nghị
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục học
sinh có hiệu quả, bản thân xin kiến nghị các cấp quản lý (Trường – Phòng giáo
dục và đào tạo – Sở giáo dục và đào tạo) tăng cường tổ chức các hội thảo,
chuyên đề ứng dụng CNTT để giáo viên có cơ hội học hỏi nhằm nâng cao năng
lực của bản thân, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của mình.

Quảng điền, ngày tháng 4 năm 2024


NGƯỜI VIẾT BÀI THU HOẠCH

You might also like