You are on page 1of 5

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.

0 LÊN
NGÀNH GIÁO DỤC
2.3. Những tác động lên lĩnh vực giáo dục
2.3.1. Tác động tích cực
Hiện nay, tốc độ lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nền kinh tế
rất lớn, ở mọi lĩnh vực, đặt ra thách thức chưa từng có đối với lực lượng sản xuất
xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi bức tranh của thị trường lao động,
làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và trình độ.
Yêu cầu đặt ra đối với quá trình giáo dục hiện nay là cần đáp ứng nhu cầu xã hội,
cần đào tạo ra những người lao động có kỹ năng cao thích ứng được với sự biến
đổi nhanh chóng của môi trường sản xuất, kinh doanh. (Viện Hàn lâm khoa học và
xã hội Việt Nam, 2018). Nếu như trước đây, nội dung đào tạo chỉ chú trọng vào
việc truyền tải kiến thức hàn lâm, thì hiện nay, những kiến thức đó nhanh chóng
trở nên lạc hậu, ít được sử dụng nhiều trong môi trường doanh nghiệp, xí nghiệp
năng động. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động cần có đủ kiến thức
cơ bản, các kỹ năng và khả năng tự học trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh.
Các nội dung đó bao gồm: các kiến thức và kỹ năng liên quan tới nhận thức, tư duy
hệ thống, tư duy phản biện, khả năng xử lý vấn đề, khả năng làm việc sáng tạo; kỹ
năng thể chất, ngôn ngữ và giao tiếp, kỹ năng số và kết nối Internet; kỹ năng về xã
hội như cách ứng xử, truyền đạt, giải quyết mâu thuẫn, làm việc nhóm và duy trì
mối quan hệ. Việc đào tạo cái gì và đào tạo như thế nào không chỉ căn cứ vào
những gì nhà trường có mà còn chú trọng tới nhu cầu, khả năng của người học và
của cả xã hội. Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, một số công việc
biến mất và con người sẽ bị thay thế bởi máy móc trong lao động. Vì vậy, nhà
trường cần trang bị cho người học cả những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy
sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc để tránh
nguy cơ bị đào thải; đồng thời trang bị cho người học những công cụ để tự giải
quyết các vấn đề với cái nhìn đa diện.
Và để người học tiếp cận nhanh với công nghệ mới, quá trình dạy học và đào
tạo nghề cũng cần ứng dụng các công nghệ mới nhất của cách mạng 4.0 làm đổi
mới phương pháp dạy học biến người giáo viên trở thành một chuyên gia trong
lĩnh vực nghề nghiệp. Quá trình dạy học không đơn thuần được triển khai trên giấy
bút, theo hình thức lớp học truyền thống, mà cần có sự hỗ trợ của các thiết bị công
nghệ, thông qua các lớp học trực tuyến. Điều này cho phép giáo viên có thể phát
huy hết khả năng, tạo môi trường thuận lợi cho người học tự học, tự tiến bộ, tự tư
duy. Thông qua việc cải tiến chất lượng của người dạy và người học thì với sự hỗ
trợ mạnh mẽ của các thiết bị nghe - nhìn - kỹ thuật số đã giúp giáo dục thời đại 4.0
tăng cường thông tin liên tục, bổ sung chuẩn xác vào độ xác thực của nhiệm vụ học
tập và thông tin nâng cao; giúp tăng động cơ của người học; thúc đẩy việc học độc
lập và trang bị cho người học cách tự quản lý việc học của bản thân; phát triển tư
duy con người ở cấp độ cao hơn, có năng lực ứng dụng kiến thức và kỹ năng phân
tích vấn đề thách thức, nắm bắt khái niệm rộng, có khả năng sáng tạo và đưa ra ý
tưởng mới. Không chỉ đóng khung trong kiến thức hàn lâm, khoa học cơ bản, với
khối lượng tài liệu, giáo trình đồ sộ, nhà trường cần phải kết nối với các doanh
nghiệp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, từ
đó, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc liên kết, tự chủ và nâng cao
năng lực nghiên cứu ứng dụng của giảng viên trong các trường đại học. Đặc biệt,
trong môi trường giáo dục của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người thầy còn
đảm nhiệm vai trò xúc tác, điều phối và hướng dẫn người học nắm bắt được các
nhu cầu, xu hướng mới cũng như chuẩn bị cho họ các công cụ cần thiết cho việc
học tập và rèn luyện. Trước lượng kiến thức và thông tin khổng lồ của thời đại,
giảng viên cần sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện kết nối Internet để điều
chỉnh định hướng chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, tạo nên tương tác tích
cực và hỗ trợ hiệu quả cho người học, cung cấp cho họ những tri thức mới và năng
lực giải quyết vấn đề, góp phần tạo nên các công dân toàn cầu. (Viện Hàn lâm
khoa học và xã hội Việt Nam, 2018)
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người dạy lẫn người học phải
luôn tìm tòi cái phương thức học tập để trau dồi cho bản thân những kiến thức và
kỹ năng nhằm bắt kịp xu hướng của thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi
phải thay đổi phương thức và phương pháp đào tạo, với việc ứng dụng mạnh mẽ
của công nghệ thông tin. Việc đưa các mô hình đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa vào
áp dụng sẽ trở nên phổ biến tác động tới việc bố trí cán bộ quản lý, phục vụ và đội
ngũ giáo viên của nhà trường. Các trường cần chuyển đổi sang mô hình đào tạo
theo nhu cầu xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp, hoặc
hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ nguồn lực chung, trong
đó lấy người học làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài
giảng. Với mạng lưới Internet phát triển, con người có thể đọc, truy cập học ở bất
cứ đâu và thời gian nào. Các mô hình giảng dạy không chỉ dừng lại trong khuôn
khổ lớp học, không cần giáo viên đứng lớp. Người học có thể tìm kiếm thêm các
kiến thức, học thêm các kỹ năng mềm qua các hình thức dạy học khác nhau như
trên nền tảng facebook, youtube, các khóa học online… Họ sẽ có nhiều cơ hội để
tiếp cận, tích lũy trở thành một công dân toàn cầu; được làm việc trong một môi
trường sáng tạo, cạnh tranh. Các cơ sở giáo dục cần chuyển đổi sang mô hình đào
tạo những gì thị trường cần, đẩy mạnh hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh
nghiệp và bố trí các đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục. Chủ động
trong việc tìm thêm nguồn kiến thức cũng như thực hành như vậy sẽ giúp cho
người học tự tin tiến bước trong thời đại kỹ thuật số hay thời đại đầy thách thức và
áp lực.
Không chỉ tác động lên nội dung, phương pháp hay hình thức dạy học của
giáo dục Việt Nam mà cách mạng công nghiệp 4.0 còn tác động đến ý thức của
người dạy cũng như người học. Đối với giảng viên, với sự tiến bộ của hệ thống kết
nối Internet thì giảng viên ngày nay tiếp cận được các nguồn tài liệu khổng lồ trong
và ngoài nước để làm phong phú bài giảng của mình hoặc tìm hiểu sâu sắc về vấn
đề giảng dạy với nhiều hướng nhận thức khác nhau, làm phong phú thêm cách nhìn
nhận của bản thân với môn học, giúp các GV tự tin hơn trong giảng dạy. Tiếp đến,
giảng viên có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện
đại áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. Với nhiều phần mềm dạy học hiện
đại, họ có nhiều lựa chọn đối với các phương tiện kĩ thuật phù hợp với giảng dạy.
Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học giáo dục đã tìm kiếm và xây dựng trên
200 phần mềm dạy học hiện đại, đây là một kho phần mềm tiện ích giúp giảng viên
tìm hiểu, vận dụng và linh hoạt sử dụng trong giảng dạy để tạo ra hiệu quả giáo
dục tốt nhất. Quan trọng nhất, chính là việc cuộc cách mạng này đặt ra cho người
dạy một sự thay đổi lớn trong giảng dạy, với sự xuất hiện của việc dạy học online,
e-learning… Đối với sinh viên, học sinh, cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại
nhiều lợi ích như cung cấp thêm các hình thức học khác nhau hay những kiến thức
mới nhưng nó cũng đem theo nhiều thử thách và áp lực rằng phải phát triển bản
thân để bắt kịp với thế giới hay gần nhất là bắt kịp với bạn bè xung quanh mình khi
ngày nay ai cũng ý thức được việc học rất quan trọng và ảnh hưởng rất sâu sắc đến
cơ hội thăng tiến trong tương lai. Với áp lực vô hình như vậy từ đó học sinh, sinh
viên ngày nay cũng đã tự nhận thức tầm quan trọng của sự học và phát triển kỹ
năng mềm ở bản thân nhờ đó tận dụng triệt để, trau dồi thêm từ các nguồn kiến
thức trên Internet, bạn bè hay từ thầy cô và các lợi ích mà cách mạng công nghiệp
4.0 mang lại.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Ngày nay do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 mà giáo viên cần
phải có trách nhiệm trong vấn đề chọn lọc nội dung dạy học, các phương pháp dạy
học mới để không gây nhàm chán, nâng cao hiệu quả dạy học. Quá nhiều điều cần
thay đổi để giáo viên bắt kịp thời đại sẽ khiến cho họ mất phương hướng, gặp
nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy của mình.
Với thời đại công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp yêu cầu nhu cầu tuyển
dụng với trình độ cao hơn thì như vậy cũng đòi hỏi giáo dục ngày càng phải phát
triển đào tạo tốt hơn. Từ đó vô hình chung tạo nên một áp lực lên ngành giáo dục
cũng như người học ngày càng phải đa nhiệm hơn. Với ngành giáo dục thì chạy
theo phát triển các nội dung, phương pháp, chất lượng phù hợp với yêu cầu hiện
nay của thế giới ngoài ra còn phải tạo điều kiện thêm cho học sinh sinh viên được
tiếp cận sớm với thực hành giúp các em có cái nhìn sâu rộng hơn về lĩnh vực,
ngành nghề mà mình đang tìm hiểu, chỉ như vậy mới có thể bắt kịp xu hướng tuyển
dụng. Với người học, với nhu cầu là làm được nhiều loại công việc ví dụ như với
một lập trình viên họ phải biết nhiều loại ngôn ngữ để linh hoạt trong các công việc
lập trình của họ và với một người làm được nhiều loại công việc như vậy thì doanh
nghiệp chỉ cần tuyển với số lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu. Nó đã sinh ra một
thách thức đối với người học rằng phải cạnh tranh để có một vị trí, để có được điều
đó buộc họ phải biết nhiều hơn, học nhiều hơn nhưng với lượng kiến thức khổng lồ
họ cần phải có như vậy nếu không có người chỉ dạy thì sẽ dễ bị lạc lối trong chính
hành trình của mình.
Trước thực tế trình độ lao động như vậy, cùng với làn sóng của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, mối lo về trình độ chuyên môn càng trở nên lớn hơn. Một
số báo cáo về thị trường lao động đánh giá cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ
đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp (lực lượng sẽ bị ảnh hưởng
nhiều nhất) mà ngay cả các lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng
nếu họ không trang bị kiến thức mới, chủ yếu là kỹ năng sáng tạo. Một số nghề
như lái xe, lắp ráp điện tử, rô bốt cũng sẽ dần thay thế. Thách thức ở đây chính là,
nếu muốn ứng dụng được công nghệ 4.0, con người phải có trí tuệ mới tham gia
được quá trình sản xuất, bản thân mỗi con người trong đó phải có sự sáng tạo.

KẾT LUẬN
Hiện nay, tốc độ lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nền kinh tế
rất lớn, ở mọi lĩnh vực, đặt ra thách thức chưa từng có đối với lực lượng sản xuất
xã hội. Nó sẽ thay đổi bức tranh của thị trường lao động, làm thay đổi mạnh mẽ
nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và trình độ. Yêu cầu đặt ra với nền
giáo dục hiện nay là cần đáp ứng nhu cầu xã hội, cần đào tạo ra những người lao
động có đủ kỹ năng mới để thích nghi với biến đổi nhanh chóng của môi trường
sản xuất, kinh doanh. Nếu như trước đây, nội dung đào tạo chỉ chú trọng vào việc
truyền tải kiến thức hàn lâm, thì hiện nay những kiến thức đó đã trở nên lạc hậu,
thậm chí vô dụng trong nhiều môi trường doanh nghiệp, xí nghiệp năng động.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động cần có đủ kiến thức cơ bản các
kỹ năng và khả năng tự học trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh. Các nội dung
đó bao gồm: các kiến thức và kỹ năng tư duy phản biện, khả năng ứng phó với thay
đổi, khả năng làm việc sáng tạo; kỹ năng về thể chất: kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng
về xã hội: giao tiếp, ứng xử, giải quyết xung đột, làm việc theo nhóm, tạo lập và
duy trì quan hệ…
Giáo dục trong kỷ nguyên số 4.0 là quá trình chuyển đổi giáo dục từ trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Sự vươn lên
và phổ biến của IoT (Internet vạn vật) đã giúp người học chủ động tiếp cận nguồn
tri thức khắp mọi lĩnh vực. Vai trò người thầy đã có sự thay đổi từ người giảng dạy
theo cách truyền thống (đọc và chép) sang người hướng dẫn, định hướng nhằm
phát triển tối đa tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh, đây cũng là ý nghĩa của
cách mạng 4.0 trong giáo dục. Cách mạng 4.0 trong giáo dục nói riêng, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 nói chung đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với
ngành giáo dục nước nhà. Từ sự vận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 vào
giáo dục thì người học dù đang ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện
truyền thống cũng như thư viện điện tử của nhà trường để tự học, tự nghiên cứu.
Đến những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến qua những ứng dụng để
giúp người học tiếp cận kiến thức vô cùng nhanh chóng và tiện lợi không cần phải
đến lớp học. Những chuyển đổi trên dần trở thành xu hướng phát triển mới trong
quá trình hội nhập số để giúp chúng ta tiến gần hơn với mục tiêu phát triển và xây
dựng công dân toàn cầu - công dân số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam. (2018). Tác động của cách mạng 4.0
đối với giáo dục. Hà Nội: https://vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/tac-dong-
cua-cach-mang-cong-nghiep-40-doi-voi-giao-duc-38#:~:text=Ng%C3%A0y
%20nay%2C%20do%20s%E1%BB%B1%20t%C3%A1c,c%C3%A1c%20gi
%C3%A1o%20vi%C3%AAn%20c%C3%B9ng%20tr%C6%B0%E1%BB
%9Dng.

You might also like