You are on page 1of 14

Đề tài nghiên cứu khoa học :

Thực trạng của việc dạy học online ở học sinh lớp 4

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim thoa


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Lê Thu Hiền
Trần Thị Cẩm linh
Hồ Thị Hân
Nguyễn Hà Giang
Phan Thị Minh Thư
Đặng Thị Phương Linh
Trần Thị Phương Hiền
Trần Thị Lệ Nhi
Nguyễn Thị Phương
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và tiến bộ
hơn, đòi hỏi con người phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hội nhập,
giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, vai trò của việc học
luôn được đề cao và chú trọng. Việc học ngày càng quan trọng thì cách
tiếp cận việc học cũng quan trọng không kém. Nhất là trong thời buổi
hiện nay, với diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19 con người có thể
tiếp cận việc học với nhiều cách học khác nhau. Trong đó, không thể
không nhắc đến phương pháp “học online” . Chỉ cần một chiếc laptop
hay điện thoại có thể kết nối Internet, người học hoàn toàn có thể học tập
bất kì nơi đâu và bất cứ lúc nào. Đây là một cách học nhanh chóng, dễ
dàng, thuận tiện và tiết kiệm,song bên cạnh việc thuận tiện đó cũng gây
ra rất nhiều khó khan cho cả học sinh ,giáo viên và cả phụ huynh. Cùng
với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dạy học trực tuyến
không chỉ cấp thiết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức
tạp như hiện tại mà nó còn được xem là xu thế phát triển của giáo dục
trên toàn thế giới. Theo xu hướng đó, giáo dục Việt Nam cũng có những
bước chuyển mình từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang
giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực. Dạy học được mở rộng cả
về phạm vi lần đối tượng, đáp ứng nhu cầu và điều kiện của đông đảo
người học. Các hình thức giáo dục mới ra đời, trong đó dạy học trực
tuyến đang là nền tảng được nhiều người lựa chọn vì sự tiện dụng .Vậy
dạy học trực tuyến là gì? Phương pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả choc học
sinh và giáo viên hay không.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khai giảng năm học 2021-2022, các
trường tiểu học ở thành phố Huế và một số tỉnh, thành phố khai giảng
trực tuyến hoặc trên truyền hình vào đúng ngày 5/9, đảm bảo các quy
định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.Thành phố Hồ
Chí Minh là địa phương đầu tiên thông báo không tổ chức lễ khai giảng
mà bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến từ đầu tháng 9 với
cấp trung học và giữa tháng 9 với cấp tiểu học. Từ 12/9, nhiều tỉnh,
thành phía Nam tổ chức khai giảng muộn qua hình thức trực tuyến hoặc
phát trực tiếp trên sóng truyền hình địa phương.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào
cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành
Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi,
điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần
phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ
hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh,
sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng,
chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực
hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng
mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.
Đối với giáo dục tiểu học, việc triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền
hình là giải pháp hữu hiệu của các nhà trường nhằm giúp học sinh không
quên kiến thức, duy trì nền nếp học tập. Để triển khai tổ chức dạy học
trên truyền hình hiệu quả, phù hợp với đặc trưng cấp tiểu học, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã tổ chức xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng kế
hoạch và tổ chức dạy học trên truyền hình thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông cấp tiểu học với mục tiêu xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật, sử dụng phương pháp dạy học qua truyền hình cho giáo viên tiểu
học trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học nhằm
trang bị cho giáo viên các phương pháp, kĩ thuật cơ bản trong thực hiện
quy trình tổ chức dạy học qua truyền hình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
Học online là một thuật ngữ quen thuộc trong thời gian gần đây. Các
phương pháp giáo dục ngày càng đa dạng, ngoài cách dạy truyền thống,
chúng ta còn học qua Internet. Với bối cảnh trong đại dịch covid như
hiện nay ,không thể dạy và học trực tiếp theo phương pháp truyền
thống ,việc học online qua mạng internet đã được áp dụng ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. “Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng
sẽ có một sự bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning hay còn gọi là học
online và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các giáo
dục hệ thống hiện đại có
sử dụng phương pháp này tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Anh, Nhật,…và
có cả Việt Nam chúng ta.Việc học online ở học sinh tiểu học đặc biệt là
các em học sinh lớp bốn, đòi hỏi các em phải thuần thục về các phương
tiện điện tử như điện thoại máy tính và một số ứng dụng học trực tuyến.
- Trước năm 1983:
Giai đoạn này việc sử dụng máy tính chưa phổ biến. Học viên chỉ có thể
trao đổi qua giáo viên và các bạn học. Loại hình này có giá thành đào
tạo khá rẻ.
- đến những năm 2000 :
Các thiết bị điện tử ngày càng phát triển , mạng internet được phủ rộng
khắp cả nước .Việc học online cũng bắt đầu từ đây mà áp dụng.Nhưng
việc học online bắt đầu từ đây cho đến năm 2018 mới chỉ được áp dụng
cho các giảng viên và sinh viên ở các trường đại học.Việc học online
giúp ngời học tiết kiệm được thời gian ,chỉ thông qua 1 chiếc máy tính
hay 1 chiếc điện thoại đã giup người học tiếp cận được với bài học mà
không phải thông qua việc học truyền thống.Học online này chỉ áp dụng
và có hiệu quả đối với độ tuổi đã nhận thức được vấn đề của việc học.
Đến năm 2019
Do diễn biến phức tạp của đại dịch ccovid 19 khá nghiêm trọng việc học
trực tiếp theo phương pháp truyền thống đối với học sinh trên tỉnh thành
thừa thiên huế nói riêng và cả trên cả nước nói chung đều phải tạm
ngưng.Việc ngưng đén trường trong 1 thời gian dài đối với các em học
sinh tiểu học thì không thể nào chấp nhận được, độ tuổi này các em vừa
mới tiếp nhận được những kiến thức cơ bản ,việc ngưng học trực tiếp lâu
dài sẽ khiến các em quên hết kiên thức.
Do vậy bộ Giáo dục đã quyết định đưa phuoeng pháp học online vào áp
dụng ở toàn học sinh trên cả nước từ cấp tiểu học đến bậc trung học phổ
thông.
3. Mục đích nghiên cứu :
Xác định được những vấn đề ảnh hưởng đến việc học online của các em
học sinh lớp 4 ;
Đánh giá được thực trạng: nguyên nhân và giải pháp.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Đưa ra những nét khái quát về lịch sử hình thành, quá trình phát triển
của việc dạy học online ở lớp 4 trường Tiểu học Phú Thuận
- Khái quát những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học
online
- Khảo sát tình hình dạy học online của học sinh lớp 4 trường Tiểu học
Phú Thuận
- Đưa ra những giải pháp giúp các bạn học sinh lớp 4 học online hiệu
quả hơn.
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu chính là thực trạn của việc dạy học online.
Phạm vi nghiên cứu là các em học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phú
Thuận.
6. Giả thuyết khoa học
- Giả thuyết chung hoặc lý thuyết: học sinh mà chú ý học tập,quan
sát,tập trung thì sẽ đạt kết quả tốt,hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
- Giả thuyết nhân quả:nếu các em học sinh làm quen,thích nghi được với
việc học onlnie thì kết quả học tập của em các sẽ được cải thiện,đem lại
hiệu quả cao.
7.Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích, tổng hợp tư liệu, khái quát hóa những vấn đề lý luận có liên
quan đến đề tài học online ở cấp tiểu học đặc biệt là các em học sinh lớp
4 nhằm xây dựng khung lý thuyết của đề tài.
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu của trường về chương trình dạy và học
online của các em lớp 4,việc tổ chức hoạt động dạy học online nhằm
phân tích, đánh giá thực trạng việc dạy và học online của các em học
sinh lớp 4 nói riêng và toàn thể các em học sinh tiểu học nói chung . hơn
hết là hoạt động giảng dạy và phương pháp dạy học của nhà trường.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến nhằm đánh giá mức độ nhận thức
của
Giáo viêm và các em học sinh lớp 4 về học online, đồng thời đánh giá
thực trạng viêc dạy học online ở các em học sinh. Khảo sát về mức độ
học online có hiệu quả và không hiệu quả qua các em học sinh lớp 4.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm lấy ý kiến đánh giá của
thầy giáo cô giáo có kinh nghiệm trong việc giảng dạy về phương pháp
học online.
7.2.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu, kết quả điều tra, phân tích
vấn đề và đánh giá độ tin cậy của số liệu điều tra.
8.Cấu trúc đề tài
Chương 1 : cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng việc dạy học online
của học sinh lớp 4.
Chương 2 : thực trạng việc dạy học online của học sinh lớp 4.
Chương 3 : phương pháp để nâng cao hiệu quả việc dạy học online của
học sinh lớp 4.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC


TRẠNG VIỆC DẠY HỌC ONLINE Ở HỌC SING LỚP 4.

1. Cơ sở lý luận
1.1. Những ưu điểm của học trực tuyến:
Tiết kiệm thời gian đưa đón cho phụ huynh
Giúp các em tìm hiểu được công nghệ thuận lợi cho sau này
Quá trình học trở nên thú vị hơn
1.2. Những hạn chế của việc học trực tuyến có thể kể đến như:
+ Trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử để nghe các bài
giảng, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp giảng dạy
quy củ, một chiều.
+ Số lượng học sinh mỗi lớp nhiều khiến giáo viên khó quản lý, phụ
huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp
trực tuyến…
2. Tính thực tiễn
Suốt mấy tháng dịch dã hoành hành khắp thành thị tới nông thôn, ngoài
những mất mát đau thương thì việc học của trẻ em gây nhiều lo ngại cho
cha mẹ.
Việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh trong bối cảnh hiện tại vì
diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là giải pháp tình thế cấp thiết thay
cho các lớp học truyền thống
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC HỌC ONLINE Ở HỌC SINH
LỚP 4.

2.1. Khó khăn


2.1.1. Thiếu hụt sự tương tác khi học trực tuyến.
Ở các lớp học truyền thống, thầy và trò trực tiếp học tập và giảng dạy,
sự tương tác này giúp quá trình học tập của trẻ dễ dàng hơn, phong phú
hơn và dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình dạy học trực
tuyến hiện nay, giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, học
sinh tiếp nhận qua các phương tiện, tương tác hạn chế, ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng giảng dạy.
2.1.2. Học sinh mất đi kỹ năng giao tiếp và hứng thú trong học tập.
Phương pháp học trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho học
sinh trở nên khép kín với xã hội. Các chuyên gia cảnh báo, thời gian học
viên sử dụng các thiết bị học trực tuyến quá lâu khiến trẻ dễ mất tập
trung, tránh né những câu hỏi của giáo viên, thiếu kỹ năng năng làm việc
nhóm hoặc thảo luận về bài học. Về lâu dài sẽ dẫn đến thói quen cô lập
với xã hội, mất đi kỹ năng cần thiết trong giao tiếp.Học tại lớp, trẻ
không chỉ được nâng cao kỹ năng giao tiếp mà còn đam mê với việc học
với các bài giảng thú vị tại lớp.
2.1.3. Phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng
con qua lớp trực tuyến:
Ngoài việc đòi hỏi sự tự giác và độc lập trong học tập của từng cá
nhân học viên, bậc cha mẹ cũng rất đau đáu trong việc kiểm soát trẻ sử
dụng thiết bị điện tử, đăng ký các khoá học phù hợp, theo dõi quá trình
học tập cũng như tạo không gian thoải mái cho các em dễ dàng học hỏi.
Một số gia đình thiếu hụt về điều kiện như máy móc, internet,...
Việc chưa thể đi học lại vì dịch, tạm thời chuyển sang học online đã
khiến các bậc phụ huynh gánh trên vai nhiều trách nhiệm hơn trong việc
hỗ trợ học tập cho con em mình ở nhà. Một số phụ huynh cho biết họ
cảm thấy khá khó khăn trong việc hỗ trợ con em mình học trực tuyến vì
phải cân bằng công việc riêng, chăm sóc gia đình và theo sát trẻ học
online vì không phải hộ gia đình nào cũng có đủ thời gian để đồng hành
cùng con trong các khóa học trực tuyến.
2.2. Thuận lợi
Học online tạo thuận lợi tối đa về thời gian và địa điểm học tập. Bạn
có thể học ở bất kỳ thời điểm nào, có thể nghe giảng ở bất kỳ đâu. Ví dụ
như trong nhà, tại khu cách ly hay tại một quán cà phê có kết nối mạng
internet. Thậm chí, vì có thể học mọi lúc, mọi nơi nên học online sẽ giúp
cải thiện sự chuyên cần của học sinh
Giáo dục trực tuyến có thể tốn ít chi phí hơn do nhiều lý do. Ví dụ,
không có chi phí cho việc đi lại. Các loại chi phí liên quan đến giao
thông, chẳng hạn như nhiên liệu, bãi đậu xe, bảo dưỡng xe hơi và chi phí
giao thông công cộng không ảnh hưởng đến sinh viên trực tuyến.
Đào tạo trực tuyến nhanh chóng trở thành một phương pháp ngày càng
phổ biến và ngày càng có nhiều đầu tư để cải thiện hơn nữa cho hình
thức đào tạo này. Bản chất đào tạo dựa trên máy tính có nghĩa là công
nghệ mới đang được xuất hiện mọi lúc để hỗ trợ cho việc học
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
DẠY HỌC ONLINE CỦA HỌC SINH LỚP 4.
I. Định hướng đề xuất giải pháp :

1.Biết sử dụng các thiết bị hỗ trợ ,công nghệ thành thạo


Giáo dục trong thời đại 4.0 chắc chắn không thể thiếu sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin. Thành thạo công nghệ thông tin chính là yêu cầu
cần có đối với giáo viên ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Để có
giờ dạy học trực tuyến hiệu quả cao, giáo viên phải thực sự làm chủ
được các công cụ, thiết bị công nghệ.
2.Hình thành tính chủ động, tích cực
Tính tự giác, tích cực, chủ động là yếu tố không thể thiếu của giáo
viên. Nền giáo dục hiện tại không còn dừng lại ở tư duy một chiều mà
cần có sự phản biện, trao đổi để giúp học sinh phát huy được tính chủ
động. Trong dạy học trực tuyến thì những điều này lại càng phải được
phát huy nhiều hơn nữa.
Giáo viên cần tích cực và chủ động đầu tư vào các giờ học trực tuyến
gấp đôi. Quan tâm đến học sinh nhiều hơn mới có thể nắm bắt được thực
lực của học sinh và có điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho các em.
3.Học sinh cần có mục tiêu rõ ràng
Dù là các buổi học trực tuyến hay buổi học offline thì học sinh cũng
cần phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng. Chỉ khi có mục tiêu, học
sinh mới thực sự tự giác, tập trung, có kế hoạch học tập rõ ràng cũng
như chủ động khắc phục các khó khăn gặp phải trong quá trình học tập.
Hơn nữa, học trực tuyến là môi trường học có nhiều cám dỗ, việc đặt ra
mục tiêu học tập rõ ràng sẽ giúp học viên biết mình thực sự cần gì, mình
đang học vì điều gì.
.4.Đổi mới hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh
Ở các lớp học trực tuyến, quá trình tiếp thu, truyền đạt kiến thức sẽ
bao gồm cả ngôn ngữ hình thể, kèm theo các hoạt động như tranh luận,
hỏi đáp, thảo luận nhóm, v.v. Tuy nhiên, với hình thức học trực tuyến,
thật khó để thực hiện các hoạt động này.
5. Vượt qua những rào cản tâm lý
Khi thực hiện những điều mới hay áp dụng những phương pháp mới,
học sinh thường có tâm lý ngần ngại. Hơn nữa, khi trước nay, việc đứng
lớp của giáo viên thường diễn ra trực tiếp, có nhiều người nghe thì giờ
đây khi dạy online, việc phải nói một mình cũng rất dễ gây ra cảm giác
ngại ngùng hay không có hứng thú. Vượt qua rào cản tâm lý chính là
bước đầu giúp giáo viên có thể xây dựng được cách dạy học trực tiếp
hiệu quả
6.Giáo viên cần tâm huyết với nghề, cực kỳ quan trọng. Chỉ khi có
những phẩm chất này nghiêm túc trong công việc
Đối với mỗi giáo viên, tâm huyết, nghiêm túc với nghề là yếu tố,
người giáo viên mới thực sự tận tâm để đem đến những giờ học chất
lượng và cách dạy học trực tuyến hiệu quả.
7.Lựa chọn các phần mềm phù hợp, hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Tuy nhiên
chúng ta cần phải lựa chọn được phần mềm nào đáp ứng được đầy đủ
yêu cầu của môn học và cơ sở vật chất giáo dục hiện có của mình. Mỗi
phần mềm sẽ có những ưu, nhược điểm riêng mà chúng ta phải xem xét
để có lựa chọn phù hợp nhất.
8. Lưu trữ lại các bài giảng
Học trực tuyến rất dễ khiến cho người học nhàm chán và bị mất tập
trung. Vì thế một trong những cách dạy học trực tuyến hiệu quả không
thế thiếu được việc lưu trữ bài giảng. Hay nói cách khác, giáo viên có
thể chủ động quay lại quá trình giảng bài của mình để học sinh có thể
xem lại nếu cần.
9. Cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ các cơ sở giáo dục
Hình thức dạy trực tuyến bắt đầu được áp dụng từ khi dịch Covid 19
bùng phát. Hình thức này nhằm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu đầy đủ
kiến thức, không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tuy nhiên, để giờ học
trực tuyến thực sự hiệu quả, giáo viên nói riêng và các cơ sở giáo dục
nói chung cần quan tâm,giúp đỡ các em nhiều hơn.
KẾT LUẬN

1.Kết quả nghiên cứu , đóng góp của đề tài.


1.1: Kết quả nghiên cứu
- Thời gian học tập trực tuyến: cường độ học tập khá cao.
- Trong quá trình học thì có một số các em sẽ sử dụng internet
vào các mục đích khác nhau như chơi game, giải trí không tập
trung vào bài giảng… từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc học.
- Các em có nhiều thời gian học tập hơn đối với HS có ý thức.
- Sự tương tác giữa giáo viên và các em học sinh cũng đang ở
mức thấp.
- Tuy nhiên các em còn gặp một số khó khăn như: mất điện, vấn
đề kĩ thuật trong việc đăng nhập hoặc không có thiết bị để học
1.2: Đóng góp của đề tài
- Việc học tập trực tuyến giúp tránh lây lan dịch bệnh, là giải
pháp tốt để ứng phó với đại dịch covid-19.
- học online giúp các em học sinh nâng cao ý thức tự học, tinh
thần học hỏi, tìm tòi và tự khám phá
- Học trực tuyến vẫn giúp các em học sinh bảo vệ bản thân và
vừa nắm được kiến thức.
- Việc học trực tuyến làm cho học sinh ở nhà có thể tránh đi
được phần nào sự tiếp xúc với cộng đồng góp phần làm giảm
nguy cơ gây nhiễm.
Phù hợp và cần thiết với hoàn cảnh hiện tại. Đây cũng là cơ hội
để giáo dục có bước đi mới tiếp cận ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học trực tuyến.
2. Hạn chế của đề tài.
- Học tập trực tuyến thường cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội và
thiếu các kỹ năng và quản lý thời gian.
- Đa số học sinh dùng điện thoại thông minh để học tập, các em
phải ngồi trước màn hình nhỏ xíu suốt buổi, suốt ngày, rất nhức
mắt và mệt mỏi , tỉ lệ các em mắc các bệnh về mắt cao hơn so
với học trực tuyến.
- Giờ học kéo dài khiến các em học sinh chán nản, không tập
trung vào việc học .
- HS không có nhiều thời gian để tương tác và trao đổi với
những HS khác.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Đối với nhà trường xây dựng hạ tầng mạng trang bị công nghệ thông
tin , đường truyền, dịch vụ internet, tận dụng tối đa các phương tiện để
hôc trợ giáo viên khi dạy học trực tuyến.
- Đối với giáo viên tự trang bị cho mình khả năng,kĩ năng ứng dụng
công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm ,hệ thống dạy
học trực tuyến. Ngoài ra có thể lựa chọn một trong các hình thức như
dạy thông qua trực tuyến, qua online, qua nhóm zalo,…Ở những nơi
không có điều kiện về mạng, kỹ thuật thì cần tìm giải pháp để giao bài,
giao nhiệm vụ cho học sinh như soạn bài ôn tập, in và thông báo phụ
huynh đến nhận.
- Điều quan trọng bố mẹ rèn nề nếp học tập tự lập,động viên, khen ngợi
tạo sự hưng phấn trong học tập cho học sinh.
- Đối với học sinh cần chuẩn bị tâm lý,tâm thế sẵn sàng trang phục
nghiêm túc khi tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,
thiết bị học tập quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính,
máy tính bảng, tai nghe và sách giáo khoa.

You might also like