You are on page 1of 22

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào
các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành giáo dục nói chung
cũng đã từng bước tiếp cận với những công nghệ hiện đại.
Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã
tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó,
cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời
và phát triển.
Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu
kinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc
vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học
công nghệ đương thời. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến
bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học của nhà trường.
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình
dạy học. Bởi vì, có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá
trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào
quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người
dạy một cách tích cực. Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển
khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả nên cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có
thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận
thức.
Đặc biệt trong những năm gần đây, nước ta có sự phát triển khá nhanh về
công nghệ thông tin và truyền thông, mức tăng trưởng hàng năm thuộc nhóm
các nước đứng đầu thế giới. Đối với ngành giáo dục, việc cán bộ quản lý và giáo
viên được tiếp cận, sử dụng máy vi tính và các thiết bị hiện đại trở nên phổ biến.

1
Nhiều địa phương đã đưa vấn đề sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) là một
tiêu chí đánh giá năng lực và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Do đó vấn đề
sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy và giáo dục cũng trở nên thường xuyên và
quen thuộc với đa số thầy cô giáo ở các nhà trường. Các phần mềm được sử
dụng nhiều như: soạn bài bằng phần mềm Microsoft Office Word, trình chiếu
bài giảng qua phần mềm Microsoft Office PowerPoint ... Ngoài ra còn sử dụng
camera vật thể có kết nối máy chiếu đa năng (projector) để giới thiệu kết quả
học tập của học sinh trong các hoạt động dạy học, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt
động nhóm học sinh và tạo điều kiện cho học sinh thảo luận và lĩnh hội kiến
thức - tức là hoạt động tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò được cải thiện
thông qua phương tiện dạy học hiện đại.
Trong dạy học thì thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho
việc triển khai chương trình sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển
khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của
học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động
nhóm.
Từ thực tế việc tổ chức hoạt động dạy học, tôi thấy việc sử dụng bảng phụ
để học sinh làm bài và trình bày kết quả, để giáo viên đưa đề bài tập, hình vẽ,
nhận xét ... là hết sức quan trọng giúp học sinh tự học và hoạt động tích cực tìm
kiếm kiến thức nhưng cũng gây cho giáo viên nhiều khó khăn như: mất nhiều
thời gian chuẩn bị viết, bảng, vẽ phóng to, mất nhiều thời gian trèo lên, lấy
xuống ... hay trong quá trình sử dụng camera vật thể của đơn vị, tôi nhận thấy có
một số nhược điểm nhất định như cồng kềnh, khó di chuyển, số lượng có hạn và
thường được gắn cố định nên gây không ít khó khăn cho giáo viên khi sử dụng.
Vì thế qua tìm hiểu một số phần mềm về CNTT, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm và
vận dụng thành công vào thực tế hoạt động dạy học trên lớp với giải pháp "Ứng
dụng Smartphone vào hoạt động dạy học và ngoại khóa".

2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Cải tiến kỹ thuật sử dụng các phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả
đổi mới phương pháp dạy học.
- Thay thế các phương tiện dạy học đắt tiền bằng các thiết bị sẵn có, dễ sử
dụng và có tính năng tương tự.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT của đội ngũ giáo viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về trình điều khiển thiết bị ngoại vi kết nối
qua cổng USB của máy tính và wifi, trong đó tập trung vào smartphone.
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng camera vật thể trong dạy học trình chiếu
tương tác của đơn vị và tham khảo ý kiến của một số trường THCS khác về
những thuận lợi và khó khăn, hạn chế khi sử dụng camera vật thể. Thử nghiệm
giải pháp sử dụng Smartphone thay thế, rút ra những kinh nghiệm về sử dụng
phần mềm, cài đặt ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Smartphone
thay thế camera vật thể.
- Đưa vào sử dụng rộng rãi trong đơn vị, phổ biến kinh nghiệm với một số
thầy cô giáo ở trường khác có quan tâm về vấn đề này.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Thử nghiệm giải pháp sử dụng smartphone thay thế camera
vật thể, từ thiết đặt phần cứng, sử dụng phần mềm, công dụng và tính năng ưu
việt.
- Về không gian, thời gian:
Không gian: tại trường THCS Quang Trung – Bảo Lộc – Lâm Đồng.
Thời gian: từ năm học 2019 - 2020 đến nay.
3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: phương tiện dạy học đặc thù, hiện đại trong giai
đoạn hiện nay được áp dụng trong kĩ thuật dạy học tương tác.
3
- Khách thể nghiên cứu: giải pháp kĩ thuật, ứng dụng vào thực tế, hiệu quả
so sánh với loại phương tiện khác đã có trước đó. Từ đó thúc đẩy và nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục trong đơn vị trường THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận: lý thuyết về điều khiển thiết bị ngoại vi kết nối qua cổng
USB của máy tính và Wifi, trong đó tập trung vào lý thuyết điều khiển
smartphone.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu chuyên ngành CNTT, thực
hành thiết kế và lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm điều khiển, so sánh đối chứng
với thiết bị khác đã sử dụng trước đó để rút ra kinh nghiệm và bài học trong quá
trình sử dụng vào hoạt động dạy học.

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I - Đặt vấn đề:
Smartphone là một thiết bị dùng để đàm thoại, nhắn tin, lướt web, chụp
hình, thu hình video, hội thảo trực tuyến, giải trí, truyền hình trực tiếp các buổi
họp mặt gia đình, bạn bè … thông qua các nhà mạng. Trong phạm vi bài viết
này thì Smartphone được sử dụng thay cho camera vật thể để chiếu, chụp kết
quả làm việc của cá nhân học sinh hay nhóm học sinh trên vở, phiếu học tập
thông qua màn hình máy chiếu hoặc tivi. Đây là giải pháp rất hữu hiệu thay thế
cho việc sử dụng camera vật thể với nhiều ưu điểm sau:
- So với camera vật thể thì Smartphone có kích thước nhỏ gọn, thông
dụng, dễ lắp đặt và sử dụng thuận tiện, có thể di chuyển khắp lớp học. Độ phân
giải của camera Smartphone bây giờ rất cao.
- Về giá thành camera vật thể hiện có bán khá cao là khoảng từ 9 triệu
VNĐ đến 29 triệu VNĐ tùy theo từng hãng sản xuất. Trong khi đó smartphone
hiện nay thì hầu như ai cũng có sẵn.
II- Thiết kế giá gắn Smartphone:
1) Tổng quan về Smartphone:

4
Hình dạng điện thoại thông minh tiêu biểu (Đa số điện thoại thông minh
hiện nay chạy hệ điều hành Android hoặc Ios).
Điện thoại thông minh là khái niệm để chỉ loại điện thoại thích hợp một nền
tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết
nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường.
Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di
động thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện
tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Điện thoại
thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, WiFi,
các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.
Những điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền tảng của
hệ điều hành Android của Google và iOS của Apple.
2) Tự thiết kế hệ thống giá đỡ để lắp đặt Smartphone có chức năng
như camera vật thể:

5
- Giá đỡ E: có thể làm bằng gỗ, thép, inox ... có kích thước hình chữ nhật
20 cm x 15cm, dày 1cm. Có thể kích thước của E lớn hơn để dùng làm nơi đặt tờ
giấy viết của học sinh khi trình chiếu.
- Thanh dọc AB: làm bằng thép hoặc inox có dạng hình trụ, đường kính
1cm. Tại đầu B gắn chặt vào giá E nhưng vẫn xoay được 360 0, sử dụng khớp nối
có thể dịch chuyển theo chiều thẳng đứng để chiếu xa hoặc gần. Khoảng cách
AB ước là 20cm đến 30cm.
- Thanh ngang AC: làm bằng thép hoặc inox có dạng hình trụ có thể kéo
tới hoặc lùi, đường kính 1cm. Tại điểm A có thể xoay 360 0, tại đầu C ta gắn
Smartphone hướng ống kính xuống vị trí E. Khoảng cách AC là 20cm đến
30cm, đầu C cũng có thể xoay 3600.
Đặc biệt thanh dọc và thanh ngang có thể sử dụng gậy chụp hình thông
dụng và giá cả cũng cực kì rẻ chỉ từ 20 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng. Ngoài
ra chúng ta có thể tận dụng tấm xốp hoặc thậm chí là bằng tấm bìa cứng để dùng
làm giá đỡ hoặc dùng thiết bị có sẵn như giá đỡ thí nghiệm vật lí và hóa học.
Bên cạnh đó ta có thể mua kẹp Smartphone có sẵn với giá thành khá rẻ.

Qua tìm hiểu và sử dụng thử khá nhiều phần mềm kết nối camera điện
thoại và máy tính thì tôi thấy phần mềm Droidcam dùng cho điện thoại Android
và phần mềm Ivcam dùng cho điện thoại Iphone là hiệu quả, ổn định và dễ sử
dụng.
III- Cài đặt phần mềm trên máy tính:
Cần phải cài đặt phần mềm trên máy tính để Smartphone kết nối được với
máy tính.
6
Với đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng máy vi tính với cấu hình tầm trung
bình là đã sử dụng được tốt. Sau đây là các bước cơ bản nói chung khi cài đặt
phần mềm vào máy tính để nhận tín hiệu từ camera điện thoại:
1. Phần mềm Droidcam:
Tải phần mềm droidcam miễn phí về máy tính từ địa chỉ:
https://taimienphi.vn/download-droidcam-client-25420
Sau khi tải phần mềm về máy tính, ta tiến hành giải nén và cài đặt như các
phần mềm thông thường khác. Click phải vào biểu tượng phần mềm, chọn Run
as administrator.

Tiếp theo, chọn Next

7
Xuất hiện bảng tiếp, chọn I Agree

Chọn tiếp Install

Trong quá trình cài đặt, có thể xuất hiện bảng thông báo:

Ta click chọn Install cho đến khi cài đặt hoàn thành.

8
Ta click vào Finish để hoàn thành chương trình cài đặt. Sau khi cài đặt và
mở lên, phần mềm có giao diện sau:

9
2. Phần mềm IVCam:
Tải phần mềm ivcam về máy tính từ địa chỉ:
https://download.com.vn/ivcam/download
Sau khi tải phần mềm về máy tính, ta tiến hành giải nén và cài đặt như các
phần mềm thông thường khác. Click phải vào biểu tượng phần mềm, chọn Run
as administrator

Xuất hiện hộp thoại, để mặc định tiếng Anh và chọn OK

Tiếp tục xuất hiện hộp thoại chọn Next

10
Hiện hộp thoại sau, tiếp tục chọn Next

Xuất hiện hộp thoại sau và chọn Next

11
Tiếp theo xuất hiện hộp thoại, ta chọn Install

Có thể xuất hiện bảng thông báo, để bỏ qua ta chọn Don’t Install

12
Cuối cùng chọn Finish để kết thúc

IV- Cài đặt và sử dụng phần mềm điều khiển Smartphone:


Mỗi Smartphone có thể có cách cài đặt riêng, tuy nhiên thông thường là cài
chương trình điều khiển chủ yếu dùng cho điện thoại Android và Ios.
1. Phần mềm Droidcam:

13
Vào CHPlay gõ tìm kiếm Droidcam. Sau đó tải về cài đặt. Khi cài đặt
xong, sẽ có giao diện sau:

Lưu ý dãy số mục Wifi IP và Port. Số IP trên điện thoại trên là 192.168.1.7
và Port là 4747.
Tiếp theo ta nhập số IP trên phần mềm điện thoại vào trên phần mềm máy
tính như hình bên dưới:

14
Nếu muốn có âm thanh thì click vào Audio. Cuối cùng click vào Start để
kết nối. Sau khi hoàn tất thì ta có thể dùng điện thoại android làm camera trình
chiếu.
Lưu ý máy tính và điện thoại phải dùng chung một mạng Wifi.
2. Phần mềm IVcam:
Vào App Store gõ tìm kiếm Ivcam. Sau đó tải về cài đặt.

Ngay khi mở iVCam trên iPhone ta sẽ thấy thông báo yêu cầu quyền sủ
dụng camera của máy và ghi âm. Chọn OK để xác nhận.

Bây giờ, iVCam trên iPhone bắt đầu tìm kết nối đến máy tính cài đặt
iVCam để truyền hình ảnh. Nếu thấy thông báo Searching như hình bên dưới
hãy kiểm tra iVCam trên máy tính đã bật chưa, có kết nối cùng mạng với iPhone
chưa...

15
Nếu như hiển thị bên dưới là ta đã có thể kết nối để chiếu hình ảnh trực tiếp
từ camera iPhone lên máy tính. Nhấn vào Bắt đầu phát để thực hiện ngay.

Sau khi hoàn tất thì ta có thể dùng iPhone làm camera trình chiếu.
Lưu ý máy tính và điện thoại cũng phải dùng chung một mạng Wifi.

16
Ta có thể điều khiển Smartphone trực tiếp và song song với phần mềm
trình chiếu bài giảng PowerPoint trên máy vi tính, có thể chuyển đổi qua lại giữa
các giao diện nhanh chóng bằng cách bấm tổ hợp phím Alt + tab.
Trên đây là tiện ích giúp ích cho giáo viên rất nhiều trong công tác giảng
dạy. Giáo viên có thể soi bài làm của học sinh hoặc nhóm học sinh trình chiếu
lên màn hình máy chiếu hoặc tivi cho các học sinh khác trong lớp nhận xét và
giáo viên có thể sửa trực tiếp lỗi sai của học sinh. Nếu như trước đây, giáo viên
phải yêu cầu học sinh viết bảng phụ, sau đó đính lên bảng thì bây giờ các em có
thể làm trực tiếp trong vở hoặc phiếu học tập mà không cần viết vào bảng phụ
rườm rà. Một tiện lợi nữa là giáo viên linh hoạt trong việc chọn bài của học sinh
để trình chiếu. Giáo viên có thể cầm camera phone đi đến từng học sinh để chọn
bài trình chiếu tạo sự thân thiện giữa thầy và trò nhờ đó không khí học tập sôi
nổi và hiệu quả hơn.

V- Kết quả đạt được:

Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh phần cứng và thử nghiệm thành công một số phần
mềm điều khiển như đã trình bày trên, tôi thấy hiệu quả sử dụng so với camera
vật thể là hơn hẳn, thể hiện ở các tiêu chí sau:
+ Lắp ráp và tháo rời nhanh chóng, kết nối với máy vi tính đơn giản hơn
nhiều so với lắp đặt và kết nối Camera vật thể.
+ Tính cơ động cao: vận chuyển đơn giản gọn nhẹ hơn nhiều, chỉ chứa đủ
trong túi đựng nhỏ hoặc trong cặp sách hàng ngày của giáo viên.
+ Giáo viên tích cực sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học hơn, do lắp
đặt đơn giản và dễ sử dụng. Từ đó góp phần nâng cao năng lực sử dụng và ứng
dụng CNTT vào hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Ở cự ly gần, có thể dùng smartphone để chụp ảnh khá sắc nét, thu âm,
quay đoạn video clip hoạt động học tập, vui chơi giải trí của học sinh hoặc nhóm
học sinh để phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc sinh hoạt tập
thể. Tức là phạm vi sử dụng Smartphone khá linh hoạt và đa năng.

17
Tại đơn vị nơi làm việc tôi có chia sẻ đề tài và các giáo viên đều tích cực
hưởng ứng giải pháp sử dụng Smartphone thay thế camera vật thể. Điều đó góp
phần quan trọng vào sự thành công của hội giảng, hội thi và các tiết dạy trên lớp.
VI. Phạm vi áp dụng:
Đề tài nghiên cứu áp dụng trong dạy học tương tác có sử dụng CNTT như
máy vi tính, máy chiếu đa năng (projector), Tivi, đặc biệt là ở các tiết dạy khi
cần xử lý kết quả học tập của học sinh thông qua hoạt động nhóm.
Ứng dụng có hiệu quả ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp 9, kể cả ở bậc học
tiểu học hoặc cấp trung học phổ thông.
Không chỉ gói gọn trong giáo dục, ngoài ra đề tài còn ứng dụng cực kì
hiệu quả của các lĩnh vực khác liên quan đến thuyết trình khi muốn trình chiếu
sản phẩm đang cần giới thiệu.
Hạn chế: phụ thuộc vào hệ thống máy vi tính, máy chiếu, Tivi của nhà
trường, phụ thuộc chất lượng ánh sáng phòng học.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Công tác dạy học sẽ tạo ra không khí sinh động và khoa học cho mỗi tiết
học. Ở đây các em không chỉ được quan sát, nhận xét, tranh luận … mà còn
được trình chiếu vở của mình. Chính nhờ đó, khắc phục được những thói quen
xấu cho học sinh trong học tập như: thụ động, ỉ lại, tiếp thu một chiều, không
chép bài. Không chỉ tác động tích cực đến học sinh mà ngay cả giáo viên về
trình độ chuyên môn cũng được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin
và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài
giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử. Qua đó, giáo viên có ý thức
tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng của mình mang lại niềm say sưa,
hứng thú cho học sinh, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả hơn.
Giải pháp mà tôi trình bày ở đây không phải là một vấn đề quá lớn trong
thực tế dạy học và giáo dục đặt ra ở các nhà trường. Mặc dù vậy, tôi tin rằng mỗi
thầy cô giáo có một cải tiến nhỏ, sáng tạo nhỏ thì góp lại sẽ trở thành một nguồn
18
lực to lớn giúp đổi mới căn bản và toàn diện ngay từ từng cơ sở giáo dục đến cả
nền giáo dục nước nhà trước thời cơ và vận hội mới, khi mà đất nước ta hội
nhập ngày càng sâu rộng nền kinh tế thế giới nhất là đang trong thời đại công
nghệ 4.0.
2. Một số kiến nghị:
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và nâng cao chất lượng áp dụng đề tài này
trong đơn vị cũng như các nhà trường khác, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như
sau:
- Hệ thống máy vi tính, máy chiếu, Tivi của đơn vị cần được quan tâm bảo
trì thường xuyên, tốt nhất là lắp cố định. Nếu có laptop thì càng thuận lợi cho
việc lắp đặt và sử dụng. Cao hơn nữa nếu có sử dụng màn hình LCD loại 80
inch kết nối trực tiếp với máy vi tính thì không cần đến projector. Đây cũng là
trang thiết bị cần thiết hiện nay của nhiều trường học.
- Các thầy cô giáo thường xuyên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
như máy vi tính, máy chiếu để không ngừng nâng cao kĩ năng thực hành. Thiết
kế bài dạy có sự tương tác cao giữa thầy và trò, giữa trò với trò thông qua trình
chiếu bài giảng và kết quả học tập của học sinh.
- Phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức chuyên đề ứng dụng CNTT trong
sinh hoạt chuyên môn để các thầy cô giáo được trao đổi, học hỏi nâng cao kĩ
năng sử dụng và áp dụng vào thực tế giảng dạy được tốt hơn.

Bảo Lộc, tháng 11 năm 2020


Người viết

Lưu Quý Định

19
MỤC LỤC

Nội dung Trang


Phần 1: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên
2
cứu
3. Phạm vi và đối tượng nghiên
3
cứu
4. Phương pháp nghiên cứu 4
Phần 2: Giải quyết vấn đề I - Đặt vấn đề 4
II- Thiết kế giá gắn Smartphone
4
thay thế cho camera vật thể
III- Cài đặt phần mềm 6
IV- Cài đặt và sử dụng phần
13
mềm điều khiển
V- Kết quả đã đạt được 18
VI. Phạm vi áp dụng 18
Phần 3: Kết luận và kiến 1. Kết luận
19
nghị
2. Một số kiến nghị 19

20
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CÁC CẤP

21
22

You might also like