You are on page 1of 8

HỆ THỐNG HỌC TẬP

TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG

Nhóm thực hiện: NGUYENVANLINH_PY1

1. Đặng Ngọc Hiếu


2. Nguyễn Lê Nguyên
3. Lê Chí Vĩ

BÁO CÁO “CUỘC THI Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN: TBD 24H IDEATHON – MÙA 2”


iv

I. Lí do chọn đề tài:

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đàng ngày càng ảnh hưởng đến mọi hoạt
động của xã hội và đời sống, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Công nghệ số và
tích hợp các công nghệ thông minh được sử dụng để tối ưu hoá mọi hoạt động
của con người trên mọi lĩnh vực. Việc ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ
đã và đang được Đảng, Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển mạnh, và giáo dục
cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Tuy nhiên, phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế
trong việc mô hình hoá, biểu diễn và quan sát các đối tượng tinh vi, phức tạp có
tính trừu tượng cao trong điều kiện các trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn hạn
chế, đắt đỏ và thiếu thốn. Do đó, nhiều môn học cần sử dụng các phần mềm mô
phỏng hoạt động để giúp học sinh dễ hiểu, trực quan hơn như toán học không
gian, vật lý và sinh học

Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “hệ thống học
tập tích hợp công nghệ mô phỏng” giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn và dễ
tiếp thu hơn trong các môn học.
v

II. Tổng quan về đề tài:

1. Khái niệm:

Khái niệm mô phỏng "Mô phỏng" là việc tạo ra một mô hình ảo hoặc giả
tưởng của một hệ thống hoặc quá trình nào đó, để có thể tìm hiểu, dự đoán hoặc
kiểm tra các hành vi và kết quả của nó. Mô phỏng có thể được thực hiện bằng
cách sử dụng các công cụ phần mềm hoặc phương pháp lý thuyết để mô tả và
mô hình hóa hệ thống hoặc quá trình đó. Mô phỏng có thể được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực, từ kỹ thuật, khoa học, kinh tế đến giáo dục và giải trí.

2. Ứng dụng:

a) Trên thế giới thì mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Điển hình:

- Thể thao: Mô phỏng được sử dụng để tạo ra các trò chơi điện tử và giả
lập các tình huống trong thể thao, bao gồm các trò chơi bóng đá, đua xe, và trượt
tuyết. Các huấn luyện viên và vận động viên có thể sử dụng mô phỏng để nắm
bắt các kỹ năng và chiến thuật của thể thao.

- Y tế: Mô phỏng được sử dụng để giả lập các quá trình y tế, bao gồm các
phẫu thuật, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Các bác sĩ và y tá có thể sử
dụng mô phỏng để nắm bắt các quy trình y tế và tăng tính an toàn và chất lượng
cho bệnh nhân

- Công nghiệp ô tô: Trước khi sản xuất một chiếc xe, các kỹ sư sử dụng
phần mềm mô phỏng để thiết kế và kiểm tra hiệu suất của xe, từ đó giúp tăng
hiệu quả sản xuất và giảm thiểu các lỗi sản phẩm
vi

b) Ở Việt Nam, mặc dù công nghệ chưa phát triển mạnh những cũng đã có
nhiều ứng dụng mô phỏng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
điển hình như một số lĩnh vực:

- Trong lĩnh vực địa chất, mô phỏng đã được sử dụng để tạo ra một mô
hình 3D của lớp đất và đá dưới lòng đất ở Việt Nam, nhằm giúp cho các nhà
khoa học nghiên cứu về địa chất và khai thác tài nguyên khoáng sản.

- Trong lĩnh vực giao thông, mô phỏng đã được sử dụng để phân tích và
dự đoán tình huống giao thông đường bộ trên các tuyến đường trọng điểm tại
TP. Hồ Chí Minh. Việc này giúp cho các chuyên gia giao thông có thể đưa ra
các giải pháp quản lý và điều hành giao thông hiệu quả hơn.

- Trong lĩnh vực y tế, mô phỏng đã được sử dụng để tạo ra một mô hình
giả lập về dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, nhằm dự đoán và đưa ra các kịch
bản ứng phó với dịch bệnh.

- Trong lĩnh vực kinh tế, mô phỏng đã được sử dụng để dự đoán tác động
của các chính sách kinh tế đến tình hình kinh tế của đất nước. Việc này giúp cho
các nhà quản lý kinh tế có thể đưa ra các quyết định phù hợp và hiệu quả hơn.

3. Mô phỏng trong lĩnh vực giáo dục:

Trong giáo dục đại học, nhiều trường đại học đã sử dụng phần mềm mô
phỏng để hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập các môn học kỹ thuật như cơ học,
điện tử, điện động lực học, vật lý, v.v. Các phần mềm phổ biến được sử dụng
trong giáo dục đại học tại Việt Nam bao gồm MATLAB, SolidWorks,
AutoCAD, và CATIA.

Trong giáo dục cơ sở, nhiều trường tiểu học và trung học cũng đã sử dụng
công nghệ mô phỏng để giảng dạy các môn học khoa học như vật lý và hóa học.
vii

Các phần mềm như PhET Simulations và Algodoo được sử dụng để tạo ra các
mô phỏng và trò chơi giáo dục để giúp học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm
khoa học.

Ngoài ra, các phần mềm mô phỏng cũng được sử dụng trong giáo
dục nghề nghiệp để giúp học sinh nắm được các kỹ năng cần thiết trong
ngành công nghiệp như lập trình máy CNC, thiết kế đồ họa và quản lý dự
án. Các phần mềm phổ biến được sử dụng trong giáo dục nghề nghiệp bao
gồm AutoCAD, SolidWorks, và Siemens NX.

III. Chủ đề mô phỏng :

- Nhóm chúng em chọn chủ đề trong Lĩnh vực toán học mà cụ thể là
Hình học không gian

1. Lý do chọn chủ đề:

Toán học là một lĩnh vực rất thú vị và đầy thử thách. Hình học không
gian nghiên cứu về các đối tượng không gian ba chiều, bao gồm các hình khối,
đường thẳng, mặt phẳng và các vật thể không gian khác. Điều này đòi hỏi chúng
ta phải có khả năng tưởng tượng không gian và khả năng áp dụng các khái niệm
toán học để giải quyết các vấn đề liên quan đến không gian.

Ngoài ra, Hình học không gian cũng có nhiều ứng dụng thực tế, chẳng
hạn như trong kiến trúc, khoa học máy tính, thiết kế các bản đồ địa lý, hay trong
các lĩnh vực khác như y học hay vật lý. Vì vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ về
Hình học không gian sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta trong cuộc sống
hàng ngày và trong công việc của mình.

Thế nhưng, trong quá trình dạy và học thì giáo viên và học sinh cũng
không gặp ít khó khăn. Đối với Giáo viên: Thông thường, GV chỉ vẽ hình không
viii

trên bảng và hình ảnh cho được chỉ là dạng hình ảnh 2D, nên GV sẽ gặp khó
khăn trong việc thể hiện để học sinh có thể hình dung được.

- Đối với học sinh: là khả năng tưởng tượng không gian và phát triển các
kỹ năng toán học của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
không gian là rất hạn chế. Chính vì vậy, chúng em đã nảy sinh ra ý tưởng để có
thể giúp GV dễ thể hiện được hình ảnh không gian và học sinh dễ dàng tưởng
tượng và có cái nhìn trực quan để hiểu hơn về hình không gian và các khái niệm
toán học liên quan đến không gian.

-Học sinh lớp 11 được tiếp cận lần đầu với Hình học không gian, cho nên
đã gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập. Vì thế, hình học không gian
vào năm lớp 11 là kiến thức cơ bản để phát triển những vấn đề hình học không
gian sau này. Trong Hình học không gian thì có rất nhiều yếu tố để tạo nên một
hình không gian như góc, cạnh, mặt phẳng, …. Việc mô phỏng này có thể cho
đơn giản hóa và giúp học sinh nhìn ra các hướng giải quyết mọi vấn đề của bài
toán từ dễ đến khó như là giúp cho giải quyết các bài toán khó như về thiết diện,
cực trị hình học một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho học sinh

Hiện nay, đã có rất nhiều sản phẩm mô phỏng 3D như: Mô phỏng cơ khí
3D, In mô hình 3D,… phần mềm để tạo ra các sản phẩm 3D đó như: AutoCAD,
CATIA, SketchUp, Blender, SolidWorks, 3DS Max, Rhinoceros, Maya,….Các
phần mềm này đều có khả năng tạo ra các mô hình 3D đẹp và chính xác. Cung
cấp nhiều công cụ và tính năng để làm việc với các loại hình ảnh và đồ họa khác
nhau. Hỗ trợ nhiều định dạng tập tin để xuất và nhập dữ liệu từ các phần mềm
khác. Mặt khác các phẩn mềm này có điểm chung là phần lớn là sử dụng giao
diện Tiếng Anh và Đa số các phần mềm này đều có độ khó sử dụng và yêu cầu
người dùng phải có kiến thức chuyên môn cao để sử dụng tối đa tính năng của
chúng và giá cả của các phần mềm này thường rất cao, đặc biệt là các phiên bản
ix

PRO. Các phần mềm có yêu cầu cấu hình máy tính khá cao để đảm bảo hoạt
động mượt mà và chính xác…

Từ những mặt ưu điểm, hạn chế trên chúng em sẽ tiến hành lập trình xây
dựng một PHẦN MỀM dựa trên các công cụ đã có sẵn và tạn dụng được ưu
điểm của các phần mềm và tùy biến lại giao diện có ngôn ngữ Tiếng Việt, tối ưu
hơn không yêu cầu cấu hình thiết bị quá cao, để cho giáo viên và học sinh có thể
dễ dàng cài đặt sử dụng hơn trong việc giảng dạy cũng như học tập. Phần mềm
này được sử dụng kết hợp công nghệ AI và công nghệ mô phỏng, sẽ tự động vẽ
các hình học không gian bằng văn bản (đề bài) đúng với tỉ lệ về độ dài, góc,…
mà người dùng chỉ cần nhập vào phần mềm. Hình ảnh 3D được vẽ ra thì người
dùng có thể tương tác với hình như có thể di chuyển, xoay, phóng to, thu nhỏ,
tương tác với hình vẽ để có cái nhìn trực quan hơn.

 Hướng phát triển : chứng em hướng đến việc phát triển phần mềm này
theo hướng sử dụng đơn giản hóa bằng nhiều hình thức khác nhau không
chỉ bằng hình thức văn bản mà còn muốn phát triển xa hơn như hình thức
nhận diện yêu cầu bằng giọng nói và có thể trích xuất video, hình ảnh để
phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập . (Hướng đến việc giúp người
dùng tăng khả năng tư duy để nhìn ra các hướng giải quyết vấn đề khó
nhất trong hình học không gian như: bài toán quỹ tích bằng cách mô
phỏng quỹ tích)

IV. Kết luận:

Đây là 1 phần mềm chúng em sẽ hướng tới GV và học sinh,


chúng em TIN RẰNG có thể phát triển phổ biến trong giảng dạy và
tiến xa hơn nữa vì nó có thể giải quyết rất nhiều. Vì chúng em còn
x

là học sinh cấp 3 nên chưa đủ kiến thức chuyên môn và kĩ năng lập
trình nên chưa thể hoàn thành phần mềm 1 cách hoàn chỉnh mà chỉ
có thể đưa ra ý tưởng. Rất mong thầy cô cùng các anh chị trong
khoa có thể giúp nhóm chúng em ý tưởng hóa sản phẩm trong
tương lai.

You might also like