You are on page 1of 9

-1-

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC


Tài liệu tham khảo
1. Trần Quốc Đắc (chủ biên) (2002), Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội.
2. Nguyễn Bá Kim (2009). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm.
3. Bùi Văn Nghị, Vương Dương Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
cho GV THPT chu kỳ 2004-2007, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
4. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư
phạm.
5. Vũ Trọng Rỹ (2004), Một số vấn đề về lý luận của việc sử dụng và sáng tạo phương tiện dạy học,
Giáo trình dùng cho học viên cao học giáo dục học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
6. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Lôgic toán và Lịch sử Toán, Giáo trình ĐHSP, NXB Đại học Sư phạm.
7. Nguyễn Anh Tuấn (2014), Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Toán, Giáo trình ĐHSP,
NXB Giáo dục Việt Nam.

Các vấn đề học tập


VĐ 1 - Phương tiện DH là gì? Chức năng tác dụng của phương tiện trong dạy học?
Hỗ trợ hoạt động dạy và học: đối với GV? Hỗ trợ HS?
 Phương tiện dạy học là tất cả những đồ dùng, dụng cụ DH (mang tính vật chất) khác với PPDH
ở chỗ PPDH mang tính tư tưởng, tổ chức dẫn hướng HS
Theo Vũ Trọng Rỹ: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học là thuật ngữ chỉ một đối tượng vật
chất hoặc một nhóm đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển
hoạt động nhận thức của của HS, còn đối với HS thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh
hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở họ các kĩ năng, kĩ xảo đảm bảo việc thực
hiện mục tiêu dạy học [5].
Theo Phan Trọng Ngọ [4, tr.327]: “PTDH là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham
gia vào quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để GV và HS sử dụng làm khâu trung
gian tác động vào đối tượng dạy học, PTDH có chức năng khơi dậy, dẫn chuyển và làm tăng sức
mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạy học”.
Theo tác giả Nguyễn Bá Kim, khái niệm PTDH được hạn chế ở những đồ vật có khả năng chứa
đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và về sự điều khiển quá trình dạy học. Mô
hình, hình vẽ, đồ thị, SGK, máy vi tính, ... là những ví dụ về PTDH.
Chỉ những phương tiện hỗ trợ HĐ dạy và học, không tính đến những phương tiện vật chất thông
thường
Chú ý rằng: Bàn, ghế, lớp học, ... chỉ là phương tiện dùng để tổ chức hoạt động dạy học, chứ

tuandhsphn@gmail.com
-2-

không phải là PTDH theo đúng nghĩa này, bởi vì chúng không có khả năng chứa đựng hay chuyển tải
thông tin liên quan đến quá trình dạy học.
Các tác giả biểu đạt thuật ngữ "phương tiện dạy học" theo nhiều cách khác nhau nhưng đều có
điểm chung là phương tiện hỗ trợ cho GV và HS trong quá trình dạy và học.
Như vậy, PTDH là tất cả những phương tiện có khả năng chứa đựng hay phục vụ quá trình chuyển tải
thông tin về nội dung dạy học nhằm hỗ trợ GV, HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình
dạy học.
Phương tiện có ý nghĩa hỗ trợ - không thay thế PPDH bởi vì bản chất của dạy và học bắt buộc
cần phải có 2 nhân vật là người (GV & HS) và việc học phải là và phải bằng hoạt động tư duy (không
thể là vật chất)
Những tác dụng chủ yếu của phương tiện dạy học là gì?
 Trợ giúp GV & HS một số việc mà nếu như không dùng phương tiện thì gặp khó khăn, hạn chế:
 Trực quan hóa những yếu tố khó có thể thực hiện được khi không dùng phương tiện
 Giúp tiết kiệm thời gian nhờ công cụ hỗ trợ sức người (GV & HS): không chỉ trong lúc dạy và học
mà cả trong lúc GV chuẩn bị giáo án, đồ dùng DH còn HS hỗ trợ tự học, sưu tầm, tìm hiểu tư liệu
 Vì phương tiện là vật chất nên không chỉ hỗ trợ tư duy mà còn trực tiếp thực hiện yêu cầu thực
hành vận dụng ... phát triển năng lực lao động
 hỗ trợ mô phỏng những quá trình (mổ, phân rã hạt nhân,...), đối tượng yếu tố mà không thể đưa
vào lớp học
 hỗ trợ dạy và học không giáp mặt
 Chú ý: Phương tiện chỉ phát huy được tác dụng khi mà nếu dùng nó phải được lợi hơn là không
dùng. Còn khi mà dùng không hơn thì bỏ đi, tránh lạm dụng mất thời gian, ảnh hưởng đến sự chú
ý của người học.
... người học tiếp tục tìm hiểu và trả lời ...
VĐ 2 - Các loại phương tiện dạy học
Một số loại phương tiện dạy học (ưu, nhược điểm)
 máy tính và máy chiếu cùng với các phần mềm
 trang bị âm thanh, hình ảnh
 các loại bảng
 mô hình đồ vật
 hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ (trong đó có sơ đồ tư duy)
 dụng cụ thể thao; đồ dùng thí nghiệm, nhạc cụ, màu vẽ, ...
 mẫu vật Y tế, ...
...

tuandhsphn@gmail.com
-3-

Có thể phân loại (một cách tương đối) được hay không?
 2 loại: chỉ dùng để nhìn và để thao tác
 2 loại: tự làm và có sẵn (được trang bị)
 ...
Cơ sở căn cứ để phân loại
PTDH nói chung rất đa dạng và phong phú, việc phân loại chúng là khá phức tạp và tùy thuộc
vào các tiêu chí dùng để phân loại. Nhiều tác giả đã đưa ra những cách phân loại PTDH khác nhau,
mỗi cách đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Có thể dựa vào 3 tiêu chí sau:
- Nguồn gốc, xuất xứ của sự vật, hiện tượng khi trở thành PTDH.
- Chức năng của các phương tiện trong quá trình dạy học.
- Đối tượng mà PTDH tác động đến”.
Trong dạy học môn Toán, theo Nguyễn Bá Kim [2], có những loại PTDH sau: bảng phụ, các
loại mô hình toán (mô hình hình học không gian, mô hình đường tròn, mô hình khối đa diện,…), ...
Một cách phân loại phương tiện dạy học
a) Phương tiện dưới dạng vật thật
Các mẫu vật thường được sử dụng trong dạy học Vật lý, Hóa học, Sinh học, ...
b) Các phương tiện mô tả bằng âm thanh và hình ảnh
Hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, bảng phụ, máy tính, bảng thông minh và các loại máy chiếu,
các phương tiện nghe nhìn (băng, đĩa, TV, phương tiện ghi và phát video - audio), ...
c) Các phương tiện mô tả bằng chữ viết và ký hiệu toán học: Bảng phấn, sách giáo khoa, sách bài tập,
sách tham khảo, tài liệu giấy khác (phiếu học tập, ...), ...
d) Các dụng cụ tái tạo hiện tượng thực tế
Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm trong các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, ... Những mô hình đồ
vật động, hoặc mô hình chuyển động ảo (nhờ máy tính và phần mềm), ... để mô tả những hiện tượng,
quá trình thực tế mà ở đó chứa đựng kiến thức bộ môn.
Một cách phân loại khác theo chức năng của phương tiện dạy học
* Chức năng hỗ trợ việc lưu trữ và quản lý thông tin bộ môn:
* Chức năng thông báo về nội dung khoa học bộ môn và khả năng trợ giúp nhận thức bộ môn:
* Chức năng truyền tải thông tin nhằm kích thích, đòi hỏi có hành động phản ứng, nhằm tạo
nên động cơ học tập, gây hứng thú học tập, cảm xúc thẩm mỹ đối với bộ môn, ...
* Chức năng đánh giá kết quả dạy và học bộ môn, cho phép kiểm định chất lượng kiến thức,
kỹ năng chuyên môn, ...
* Chức năng tổ chức chỉ dẫn hành động trong hoạt động nhận thức và thực hành.
* Chức năng hỗ trợ việc lưu trữ và quản lý thông tin bộ môn:

tuandhsphn@gmail.com
-4-

VĐ 3 - Ưu điểm và khả năng của phương tiện hỗ trợ dạy học? Hạn chế, nhược điểm của phương
tiện trong dạy học?
Xuất phát từ mục tiêu - nội dung và PPDH đại học; đặc điểm dạy và học ở đại học:
+ HĐ tự học của sinh viên nhiều hơn (so với học tập ở phổ thông)
+ Điều kiện về phương tiện hỗ trợ học tập nhiều hơn phổ thông
+ Nội dung và hình thức học tập mang tính chuyên nghiệp - đặc thù nghề
dẫn đến khai thác và sử dụng phương tiện hỗ trợ nhiều hơn, phù hợp hơn với nội dung học 
nhiều công cụ hỗ trợ một cách đa dạng:
thiết bị thông thường (mà bất kì dạy học nào cũng có thể sử dụng được)
thiết bị chuyên dùng  mang đặc thù của môn học (đồng hồ đo ...; máy móc, thiết bị thí nghiệm)
Tác dụng chung của phương tiện dạy học
- Đẩy mạnh và hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS:
- Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành:
- Kích thích hứng thú của HS:
- Phát triển trí tuệ của HS:
- Giáo dục nhân cách HS:
- Hợp lí hóa quá trình hoạt động của GV và HS:
Ưu điểm của phương tiện và công nghệ trong việc hỗ trợ dạy học đại học
 tiện lợi đơn giản trong sử dụng, hiệu quả cao (trực quan, sống động, ...)
 lưu giữ lâu dài, gọn, (nhờ khả năng số hóa)
 có thể diễn tả được quá trình, kết quả, các thông số trong quá trình diễn biến (yếu tố động)
 có thể chia sẻ rất nhanh chóng thuận lợi giữa giáo viên - người học - người học (tạo điều kiện tự
học - dạy và học gián tiếp)
 trợ giúp GV khá nhiều HĐ dạy và tổ chức được những HĐ học một cách thuận lợi: HĐ hình thành
và minh họa cho khái niệm, quy luật, công thức, ... minh họa cho hoạt động thực hành
 minh họa trực quan cho việc sử dụng kiến thức, kỹ năng vào tình huống thực tiễn nghề nghiệp
 giúp cho GV tiết kiệm thời gian, tăng cường hiệu quả giảng dạy (dạy hiểu biết kiến thức + dạy
thực hành)
 Giúp cho sinh viên quan sát trực quan, dễ hiểu, tăng cường yêu thích môn học
 ví dụ lấy ra từ thực tiễn những môn dạy của bản thân để minh họa cho các ưu điểm
Khả năng hỗ trợ dạy học của CNTT & Truyền thông
 Sử dụng phần mềm dạy học để hỗ trợ các khâu của quá trình dạy và học
 Sử dụng E-Learning để hỗ trợ các khâu của quá trình dạy và học
 Thiết kế và tổ chức khóa học trực tuyến: Sử dụng hình ảnh minh họa; Sử dụng các Audio giảng

tuandhsphn@gmail.com
-5-

bài hoặc thảo luận, Sử dụng video minh họa; Sử dụng Slideshow minh họa, Sử dụng các ứng
dụng của Google Docs hoặc Office 365, Sử dụng bản đồ tư duy trực tuyến, Sử dụng không gian
của lớp học trực tuyến theo thời gian thực; ...
Nhược điểm và hạn chế của phương tiện DH
 là phương tiện vật chất nên hoàn toàn phụ thuộc vào con người (làm rõ nó - sử dụng nó), không
thể năng động được
 Chỉ hỗ trợ "phần nhỏ" mà không bao giờ thay thế được GV & HS bởi lẽ trong giáo dục và nói
riêng là dạy học thì đối tượng (người học) cần nhận thức là con người  chỉ có con người mới
dạy được con người
 Nếu lạm dụng thì tốn thời gian, hiệu quả thấp thậm chí còn có thể gây ra phản tác dụng, dẫn đến
hiệu quả DH thấp  chỉ nên sử dụng phương tiện hỗ trợ khi mà có sử dụng nó được lợi hơn là
không sử dụng
 Chú ý rằng: phương tiện chỉ hỗ trợ một phần chứ không phải phần lớn, không không cần đến nữa
phải bỏ ra  chủ yếu vẫn là HĐ dạy của GV bằng mọi PPDH cần thiết
 Không nên quá cầu kỳ trong việc chế tạo sử dụng phương tiện
 Việc khai thác phương tiện còn phụ thuộc nhiều điều kiện thực tế: sử dụng được hay không? Thời
gian? Nội dung học tập?
 Đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết và kỹ năng sử dụng tốt
 Từ đó nêu quan điểm cá nhân trong việc khai thác sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ dạy
học ....
 Chú ý rằng: dạy và học trong khuôn khổ thời gian và điều kiện hạn chế ... nên còn phải dành thời
gian và hoạt động cho những việc dạy và học khác để cuối cùng thầy và trò phải đạt được mục
tiêu bài dạy
 Việc chế tạo, sử dụng, bảo quản, ... cần đến công sức, thời gian, ... và cần đến người hiểu biết
rộng ...
 Mỗi phương tiện DH đều có những đặc điểm riêng, ưu, nhược điểm riêng  cần phải biết để
dùng đúng cách, chỗ, khai thác được thế mạnh
VĐ 4 - Vận dụng trong tình huống sử dụng phương tiện trình chiếu Power Point hỗ trợ giảng dạy
a) Phần mềm trình chiếu Power Point có những ưu điểm và lợi thế như thế nào trong việc hỗ trợ
hoạt động dạy và học ở bậc đại học, cao đẳng? Nêu một ví dụ sử dụng Power Point trong tình
huống dạy học cụ thể ở chuyên môn của bản thân.
Đặc điểm: PowerPoint là một chương trình chuyên phục vụ cho việc xây dựng các bài báo cáo khoa
học, các bài giảng cho học sinh sinh viên, ... để trình diễn hiệu quả, sinh động trên màn hình lớn cùng
với máy chiếu đa phương tiện (multiprojector). Nó giúp chúng ta bố trí một bài trình bày hợp lý theo ý

tuandhsphn@gmail.com
-6-

muốn với những kỹ xảo đặc biệt gây tác động trực tiếp đến hứng thú của người xem. Nó cũng có khả
năng thiết kế trình diễn tự động kiều như một đoạn phim và nhiều chức năng khác nữa.
Trước khi thiết kế bài giảng, báo cáo ... bằng PowerPoint, cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Chia bài báo cáo thành nhiều phần, mỗi phần sẽ là một trang chiếu (Slide).
- Các trang chiếu chứa số lượng chữ và hình ảnh vừa đủ, hợp lí, không nên có quá nhiều chữ.
- Lấy Font chữ của Windows (Time New Roman, Arial, Tahoma, ...) vì nếu dùng Font tiếng Việt sẽ bị
lỗi.
- Sử dụng bảng mã Unicode (bình thường là bảng mã TCVN3(ABC)) của bộ gõ Vietkey hoặc UniKey.
Cách chuyển bộ gõ như sau: Bạn gọi bảng điều kiển của bộ gõ, trong phần bảng mã chọn Unicode.
- Cỡ chữ thông thường dùng khoảng từ 28 đến 40 tuỳ theo từng nội dung.
Một số công việc thiết kế và sử dụng bản trình chiếu Power Point
1. Khởi động hoặc thoát khỏi chương trình:
- Kích chuột lần lượt vào Start  Program  Microsoft PowerPoint.
Một màn hình xuất hiện hiển thị:
+ Thanh tiêu đề
+ Thanh menu
+ Thanh công cụ
+ Trang chiếu (Slide)
+ Ô tác vụ
+ Thanh công cụ vẽ
+ Thanh trạng thái
- Thoát khỏi chương trình: Kích chuột File  Exit
2. Xây dựng bài trình bày
Trang chiếu số 1: Phần tên bài báo cáo
Sau khi khởi động, một trang chiếu mặc định được mở (trang trắng ở giữa màn hình). Chúng ta
sẽ nhập tên bài dạy, báo cáo, người trình bày, đơn vị vào trang trắng đầu tiên này:
- Kích chuột vào Click to add title để nhập nội dung sau từ bàn phím: ...
- Kích chuột vào Click to add subtitle để nhập tên người báo cáo, đơn vị, ...:
Người báo cáo: Nguyễn Văn An - Trường ...
Trang chiếu số 2:
Bắt đầu đi vào nội dung của bài dạy, báo cáo
- Gọi trang chiếu mới: Insert  New Slide (hay bấm tổ hợp phím Ctrl+M)
Trong trang chiếu mới tạo ra, phần mềm luôn mặc định hai khung:
Click to add title
Click to add subtitle

tuandhsphn@gmail.com
-7-

Phần nội dung ... có thể cần có hình vẽ nên ta chọn kiểu khác trong bảng Slide Layout ở bên
phải màn hình: Di chuột đến từng kiểu, tên kiểu sẽ hiện ra và ta chọn kiểu có tên là "Title, Text, and
Content". Kích chuột vào viền của khung "Click icon to add content" và bấm Delete trên bàn phím để
xoá khung.
Bây giờ ta có thể vẽ hình lên phần trống này.
- Kích chuột vào Click to add title để nhập nội dung sau từ bàn phím:
Thực trạng
- Kích chuột vào Click to add subtitle để nhập nội dung ... vào:
- Còn hình vẽ, ta phải sử dụng Autoshapes ở phía dưới màn hình để vẽ vào phần bảng bên cạnh
Kích chuột vào Autoshapes  Callouts  Cloud Callout
Sau đó, kích chuột vào khung còn lại trên Slide, giữ chuột và kéo chuột để vẽ hình. Kích phải
chuột vào hình vừa vẽ, trong menu thả xuống chọn add text, gõ Sách giáo khoa vào ô đó rồi chỉnh cỡ
chữ hợp lí.
Chú ý: Nếu nội dung mục này dài, ta có thể chia thành nhiều trang chiếu (Slide)
Trang chiếu số 3: Phần Đặt vấn đề, giới thiệu bài, ...
- Gọi trang chiếu mới: Insert  New Slide (hay bấm tổ hợp phím Ctrl+M)
- Trong bảng Slide Layout, chọn kiểu Title, 2 Content and Text
- Kích chuột vào Click to add title để nhập nội dung sau từ bàn phím:
Chẳng hạn: Đặt vấn đề
- Kích chuột vào Click to add subtitle để nhập nội dung vào: Chẳng hạn ta cần đặt vấn đề để dạy định
lý Hàm số cosin, khi đó có thể xuất phát từ:
1. Từ thực tiễn đời sống: Làm thế nào để đo được chiều rộng của một cái ao lớn?
2. Từ nội bộ Toán học
- ABC vuông tại A thì ta có a2+b2= c2
- Đối với ABC là  thường thì điều đó còn đúng hay không? Nếu không thì kết quả đó sẽ thay đổi
như thế nào?
- Trường hợp này cần 2 vẽ hình tam giác (vuông và thường). Chúng ta sử dụng Autoshapes để vẽ tất
cả các hình. Các bạn chỉ cần kích vào các đối tượng trong Autoshapes và vẽ lên trang chiếu theo ý
muốn của mình.
Các Silde tiếp theo cũng tiếp tục làm như vậy cho đến khi kết thúc bài trình bày.
Như vậy, chúng ta đã có một bài trình diễn ở dạng đơn giản nhất với một số Slides (trang).
3. Trình diễn bài dạy, báo cáo
Khi giảng dạy, báo cáo trong hội nghị, ta phải phóng to cách Slide lên hết màn hình và điều
khiển các Slide này xuất hiện lần lượt theo ý định của ta. Cách thực hiện như sau:

tuandhsphn@gmail.com
-8-

- Ấn F5 (hoặc kích chuột vào Slide Show  View Show) để bắt đầu trình bày báo cáo. Sau khi thực
hiện thao tác này, chương trình sẽ gọi Slide đầu tiên và phóng to nó lên kín màn hình.
- Ấn Shilt + F5 để bắt đầu trình bày đúng trang (Silde) hiện tại.
- Trình bày hết một Slide, bạn gọi Slide tiếp theo bằng cách kích một lần chuột hoặc ấn vào phím mũi
tên () trên bàn phím.
Cứ tiếp tục như thế bạn sẽ gọi đến Slide cuối cùng.
Nếu bạn muốn kết thúc trình bày, hãy ấn vào phím ESC (ở góc trái trên cùng của bàn phím).
Chú ý: Mẹo dùng phím tắt để điều khiển nhanh khi trình diễn các trang (Slides)
1. Để đến trang Slide tiếp theo:
Ta có thể nhấn chuột trái hay “N” hay mũi tên hay Enter hay page Down
2. Khi đang trình diễn để đến được 1 trang Slide bất kỳ ta dùng phím để đánh số trang cần đến (chẳng
hạn 12) và gõ Enter. Khi đó trang 12 của bản tài liệu được trình chiếu ngay.
3.Trở về trang trước: Backspace hay “P” hay mũi tên hướng lên trên hay mũi tên hướng từ phải sang
trái.
4. Làm đen màn hình: “B” hay “.”
5. Quay trở lại màn hình cũ: “B” hay “.” hay Esc
6. Làm trắng màn hình: W hay “,”
7. Làm mất chuột “A” hay “= “
8. Dừng lại / Bắt đầu trình diễn tự động “S” hay “+”
9. Kết thúc phiên trình diễn Esc hay “-”
10. Xoá các hình vẽ trên màn hình “E”
11. Trình diễn lại, sử dung thời gian mới “T”
12. Trình diễn lại - Sử dụng thời gian gốc “O”
13. Tạo ra bút Ctrl + P
14. Thay đổi bút thành mũi tên Ctrl + A
15. Bút và nút bấm ẩn Ctrl + H
16. Tự động trình chiếu /Bút và nút bấm ẩn Ctrl + U

b) Theo quan điểm của bản thân, GV nên và không nên sử dụng Power Point trong những điều
kiện và tình huống dạy học nào?
Khi nào thì không nên dùng trình chiếu Power Point?
- bài dạy cần đến thực hành rèn luyện những thao tác và kỹ năng cụ thể.
- Nếu chỉ để thay thế cho việc viết bảng
- Khi cần thời gian để dùng các PPDH khác, phương tiện khác (quan sát mô hình, đồ vật) tốt hơn
... câu hỏi mở để người học tiếp tục bổ sung

tuandhsphn@gmail.com
-9-

VĐ 5: Lựa chọn và sử dụng PTDH cần đảm bảo các yêu cầu và dựa trên những căn cứ sau đây
1. Thông tin từ PTDH phải hướng vào những mục đích DH đảm bảo giáo dục toàn diện
2. PTDH phải kích thích và tạo điều kiện sử dụng những PPDH đa dạng và có hiệu quả.
3. PTDH phải đảm bảo tính hợp lý của tổ chức hoạt động của thầy và trò
4. PTDH phải đảm bảo những yêu cầu về kinh tế- kỹ thuật và thuận tiện sử dụng, chế tạo, bảo quản
5. Chú ý sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng:
PTDH có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của HS, giúp cho HS thu nhận
được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, nếu sử dụng PTDH một cách tràn lan,
không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả dạy học. Thậm chí còn làm cho HS khó
hiểu, rối loạn, căng thẳng ... Vậy cần phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.
Như vậy, không phải bao giờ và bất cứ đâu PTDH cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận
thức của HS. Nhiều khi, nếu PTDH được sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể thì
PTDH lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, có thể làm cho HS lười tư duy, hoặc hoang mang, dẫn đến
hiệu quả học tập giảm đi, ...
Để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của PTDH khi dạy học, người GV phải nắm vững
ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của PTDH để việc sử dụng PTDH phải đạt được
mục đích bài dạy, phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình DH.
VĐ 6 - Quan điểm của bản thân về sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học chuyên ngành?
a) Quan điểm cá nhân
 Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ những HĐ giảng dạy nào theo chuyên môn của bản thân?
 việc soạn thảo thiết kế bài giảng (word, trình chiếu, ...), quản lý hồ sơ giảng dạy, quản lý hồ sơ
học tập sinh viên, soạn thảo đề kiểm tra và thực hiện kiểm tra, minh họa trực quan, gây hứng thú học
tập, hoạt động vận dụng vào thực hành trong thực tiễn, ...
Với phương tiện computer và phần mềm cùng với internet  khả năng lớn trong việc hỗ trợ
giảng dạy ở cao đẳng và đại học đối với chuyên ngành ...?
+ phần mềm có sẵn trong computer  Microsoft Office, ...
+ Phần mềm chuyên dùng: Toán, Vật lý, Kỹ thuật, Kinh tế, thống kê, ...
+ trợ giúp về hình ảnh, âm thanh, video clip, sơ đồ biểu bảng, thống kê, ... đặc biệt có tác dụng tốt khi
mà GV khó có thể đưa vật thật vào giờ dạy
 Những điểm hạn chế khi dùng phương tiện hỗ trợ giảng dạy chuyên ngành này?
 Những cơ hội nên dùng phương tiện? Những trường hợp không nên lạm dụng phương tiện?
b) Ví dụ vận dụng
Trong lĩnh vực giảng dạy chuyên ngành của bản thân, hãy đưa ra một tình huống sử dụng phương
tiện hỗ trợ dạy học nội dung kiến thức thuộc chuyên ngành giảng dạy của mình: Trong đó phân tích
làm rõ tác dụng hỗ trợ của phương tiện thể hiện trong hoạt động dạy và học như thế nào?

tuandhsphn@gmail.com

You might also like