You are on page 1of 85

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC

TS. Tăng Thị Thùy – ĐH Giáo dục - ĐHQGHN


Nội dung học phần

Mục tiêu Trang bị cho người học những khái niệm cơ bản
về đo lường và đánh giá trong giáo dục, vận
dụng các kiến thức về ĐL&ĐG vào trong hoạt
động thực tiễn giảng dạy

Thời lượng 2 Tín chỉ

Phương Thuyết trình, thảo luận


pháp

Đánh giá Làm bài thi hết học phần (tự luận)
Tài liệu tham khảo

 Dương Thiệu Tống (2005). Trắc Nghiệm


& Đo Lường Thành Quả Học Tập Phương
Pháp Thực Hành. NXB Phương Nam.

 Lâm Quang Thiệp (2011). Đo lường trong


giáo dục: Lý thuyết và Ứng dụng. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị


Hoàng Hà, Lê Đức Ngọc (2017). Kiểm tra
đánh giá trong dạy học. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Nội dung

Cơ sở giáo dục (Trường học)


Đánh giá

Chương trình đào tạo

Giáo viên/ Hoạt động giảng dạy

Người học/ Hoạt động học tập


Những nội dung chính

Các khái niệm cơ bản: Trắc nghiệm, Đo lường, Kiểm tra đánh giá,
Đánh giá.

Đổi mới về Mục đích KTĐG: Đánh giá vì sự tiến bộ của người
học

Đổi mới về nội dung KTĐG: Xác định nội dung đánh giá tiếp cận
năng lực

Đổi mới về hình thức KTĐG: Xây dựng công cụ đánh giá dựa
trên sản phẩm/ hoạt động học tập
Các khái niệm cơ bản

• Trắc nghiệm (Testing)

• Đo lường (Measurement)

• Kiểm tra đánh giá (Assessment)

• Đánh giá (Evaluation)


Trắc nghiệm (Testing)

---là một phép thử (kiểm


tra) để nhận dạng, xác
địddinhjthu nhận về những
khả năng, thuộc tính, tính
chất của sự vật hiện
tượng. Trong giáo dục, TN
là phép thử dùng để đo
kiến thức, năng lực của
người học trong quá trình
và khi kết thúc một giai
đoạn học tập nhất định.
Đo lường (Measurement)

Khái niệm
• Đo lường là gán các con số vào các cá thể theo
một quy tắc có hệ thống để biểu diễn các đặc tính
của các cá thể đó (Allen M.J & Yen W.M.,1979)

• Đo lường là lượng hóa một đặc điểm hoặc khía


cạnh nào đó của đối tượng để từ đó có thể miêu tả
hay “đánh giá” đối tượng (Griffin,1993)

• Đo lường là tiến trình đạt được sự mô tả bằng số


lượng về mức độ mà một cá nhân làm được trong
một lĩnh vực cụ thể (Gronlud, 1971)
Kiểm tra đánh giá (Assessment)

• KTĐG là một sự mô tả, bao gồm các hoạt động thu


thập thông tin minh chứng về thành quả học tập
của người học và diễn giải ý nghãi thông tin minh
chứng đó, mô tả thành quả học tập của người học
dựa trên diễn giải (Griffin, 1993).
• Nói cách khác, tất cả các trắc nghiệm đều là kiểm
tra đánh giá, nhưng không phải tất cả hoạt động
kiểm tra đánh giá đều dựa vào các bài kiểm tra.
Đánh giá (Evaluation)

• Đánh giá là đưa ra phán quyết về mức


độ giá trị hoặc chất lượng của một sự
vật nào đó. (Lâm, 2012, tr.18)

Quan hệ giữa đo lường và đánh giá là:


đo lường nhằm cung cấp số liệu để đánh
giá, kết quả đo lường là căn cứ để đánh
giá. (Lâm, 2012, tr.18)
Mối quan hệ giữa 4 khái niệm

Trắc nghiệm

Đo lường

Kiểm tra
đánh giá

Đánh giá
ĐỔI MỚI MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ

12
Mục đích của đánh giá trong giáo dục

ĐỔI MỚI MỤC ĐÍCH CỦA KTĐG


MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ

ĐG vì hoạt động học tập

• Tìm kiếm và lý giải các thông tin


• ĐG chẩn đoán (Diagnostic assessment); ĐG quá
trình (Formative assessment)

ĐG được dùng như một phương tiện học tập

• Một phương pháp để rèn luyện/tự chiếm lĩnh


• ĐG đồng cấp (peer assessment), tự ĐG (self
assessment)

ĐG kết quả học tập

• Nhận định định tính hay định lượng (điểm số)


• ĐG tổng kết (summative14assessment)
Cân bằng lại mục đích KTĐG

15
MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ

CUỘC CÁCH MẠNG “ĐÁNH GIÁ VÌ SỰ THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI HỌC”
Đánh giá quá trình và Đánh giá tổng kết

 Đánh giá quá trình ( Formative assessment) nhằm


đánh giá người học trong quá trình “hình thành”
năng lực và kỹ năng của họ với mục tiêu giúp họ
tiếp tục quá trình phát triển đó (đánh giá vì hoạt
động học tập)

 Đánh giá tổng kết nhằm mục đích đo lường, hoặc


tóm tắt, những gì người học đã nắm bắt, và thường
xảy ra ở phần cuối của một khóa học hoặc đơn vị
giảng dạy (đánh giá kết quả học tập)
Sự khác nhau giữa ĐGQT & ĐGTK

Đánh giá Đánh giá


quá trình tổng kết

Sử dụng để xác định


Cung cấp thông tin về kiến thức/ kỹ năng
người học: người học của người học đã đạt
cần làm gì, cần được những gì. Hoạt động
dạy lại cái gì và cần ngày diễn ra vào cuối
học gì tiếp theo kỳ/ cuối năm khi
người học đã học xong

Được diễn ra, lên kế


Được sử dụng để tổng
hoạch cùng lúc với việc
kế quá trình của người
giảng dạy, cung cấp
học và để thông báo cho
phản hồi vào quá trình
người học, phụ huynh,
học tập với mục đích cải
nhà quản lý, liên quan
thiện hướng dẫn và học
đến điểm số
tập của người học
Đánh giá vì hoạt động học tập

5 chiến lược chính

Chia sẻ Thu thập


Phản hồi
MTDH minh chứng

Đánh giá
Tự đánh giá
đồng cấp
ĐỔI MỚI TRONG NỘI DUNG ĐÁNH
GIÁ

20
NĂNG LỰC

Năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ


năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm
năng có thể học hỏi được của một cá
nhân hay tổ chức để thực hiện thành
công một nhiệm vụ.2

Năng lực được xây dựng dựa trên cơ sở tri thức, thiết
lập qua giá trị như là các khả năng, hình thành qua
trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa
qua ý chí (John Erpenbeck, 1998).
2. DeSeCo, Education - Lifelong Learning and the Knowledge Economy: Key Competencies for the Knowledge Society. In: Proceedings of the
DeSeCo Symposium, Stuttgart, 2002. 21
NĂNG LỰC

Kiến
thức

Kĩ năng
BẢN CHẤT BIỂU HIỆN
Thái độ KẾT HỢP VẬN DỤNG
CẤU ĐỂ HÀNH ĐỘNG,
TẠO SẢN PHẨM
Giá trị (linh hoạt, tổ chức)

Động cơ


22
1 xe bus 10 học sinh
Lớp có 51 học sinh
Cần bao nhiêu chiếc xe Bus?

23
Ba lĩnh vực hoạt động học tập

• Lĩnh vực tâm lý vận động (Psychomotor Domain): Mô


tả các kỹ năng đòi hỏi sự vận động và thao tác của
người học.

* Lĩnh vực cảm tính (Affective Domain): Liên quan


tới thái độ và giá trị của người học.

* Lĩnh vực nhận thức (Cognitive Domain): Liên quan


đến kiến thức và lập luận của người học.
Lĩnh vực nhận thức (Cognitive Domain)
Lĩnh vực cảm tính (Affective Domain)

Cầu thị (Receiving) là sự sẵn


sàng tiếp nhận thông tin.
Cởi mở (Responding) là sự tham
gia tích cực vào các hoạt động
học tập.
Lượng giá (Valuing) là sự chấp
nhận các giá trị.
Tổ chức (Organization) là quá
trình hình thành những giá trị
chung cho một cộng đồng.
Tính cách (Characterization) là
sự hình thành một hệ thống giá
trị ở mỗi cá thể để điều khiển
mọi hành vi của người đó.
Lĩnh vực tâm vận động (Psychomotor Domain)

- Bắt chước (Imitation) là sự quan sát hành vi


của người khác để làm theo.
- Vận dụng (Manipulation) là năng lực thể
hiện một hành động cụ thể bằng cách làm
theo nội dung bài giảng và các kỹ năng thực
hành đã được học.
- Chính xác (Precision) là năng lực tự thực
hiện một nhiệm vụ mà
chỉ mắc phải một vài sai sót nhỏ.
- Thành thạo (Articulation) là năng lực phối
hợp một loạt các hành động bằng cách kết
hợp 2 hay nhiều kỹ năng.
- Kỹ xảo (Naturalization) là năng lực thực
hiện theo bản năng (không cần suy nghĩ).
Công cụ đánh giá

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

HỒ SƠ/ GHI
THỰC HÀNH/
CHÉP/ QUAN BÀI KIỂM TRA
TRÌNH DIỄN
SÁT

BẢNG KIỂM THANG ĐO RUBRIC VẤN ĐÁP VIẾT

TNTL TNKQ

ĐA LỰA
TỰ DO CẤU TRÚC TL NGẮN ĐÚNG SAI GHÉP NỐI ĐIỀN KHUYẾT
CHỌN
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI
2 Những tiêu chí nào sẽ sử dụng để đánh giá?

TIÊU CHÍ Nhớ Hiểu Vận dụng Tổng

NỘI DUNG

1 3. Số lượng câu hỏi trên mỗi tiêu chí?


Những
nội dung
nào sẽ
đưa vào
Tổng bài kiểm 29
tra
3 Nguyên tắc khi viết câu trắc nghiệm
Câu hỏi tập trung vào MTDH cốt lõi

Câu hỏi gắn với MTDH

Câu hỏi không cản trở hs thể hiện năng lực


Tại sao gọi là
TNKQ??? - Tại sao gọi
là TNTL???
Trắc nghiệm tự luận
• TS phải viết câu trả lời (thay vì lựa chọn)

• Phần trả lời phải từ hai câu trở lên

• Cho phép mỗi TS có kiểu trả lời khác nhau

• Cần người có đủ năng lực để chấm điểm

(Mang tính chủ quan của người chấm điểm)

TNTL:

- Có cấu trúc

- Tự do
TNTL CẤU TRÚC

Loại tự luận có câu trả lời bị giới hạn

• Giới hạn về vấn đề


• Đưa ra các hình thức trả lời cụ thể (như “liệt kê”, “định nghĩa”,
“đưa ra lý do”)

VD: Một GV muốn xây dựng một bảng trọng số


để đánh giá kết quả học tập, anh chị hãy:

• Mô tả các bước mà giáo viên đó nên thực hiện


• Đưa ra lý do để giải thích cho các bước đó
TNTL TỰ DO

Loại tự luận có câu trả lời tự do

• Hầu như không giới hạn hình thức và phạm vi trả lời
• TS có đủ sự tự do để thể hiện các kỹ năng tổng hợp và
đánh giá trong khuôn khổ (bị khống chế)

VD:

• Bạn hãy chuẩn bị một kế hoạch cho việc đánh giá thành
quả học tập của một khóa học. Đừng quên tính đến các
quá trình mà bạn sẽ thực hiện, những công cụ mà bạn
sẽ sử dụng và lý do mà bạn chọn nó.
Cấp độ nhận thức phù hợp để đánh giá

Hiệu quả khi đánh giá KQHT ở mức độ cao như phân tích tổng hợp và
đánh giá

Không phải là phương tiên hiệu quả để đánh giá KQHT mức độ thấp

VD: a. Liệt kê các phương tiện giao thông chính được sử dụng ở các
khu đô thị lớn?

• b. Thiết kế và vẽ sơ đồ tàu hỏa, xe buýt và hệ thống giao thông


tự động cho vùng đô thị có hơn 300.000 dân?
THTL: Tự do vs Cấu trúc
1. Theo bạn thì Giá trị của nghiên cứu khoa học là gì?

2. “Để chính phủ cách mạng xây dựng và duy trì quyền lực, họ phải
kiểm soát hệ thống giáo dục.” Thảo luận câu nói này bằng cách sử
dụng kiến thức của bạn về cuộc cách mạng Mỹ, Pháp và Nga. Bạn
có đồng ý với câu nói này không khi áp dụng vào chính phủ Cách
Mạng ở 3 quốc gia này? Hãy đưa các ví dụ minh họa để bảo vệ ý
kiến của bạn? Câu trả lời của bạn sẽ được đánh giá dựa trên sự
giống nhau và khác nhau mà bạn xác định trong ba cuộc Cách
Mạng và mở rộng nó bằng các ví dụ của mình. Bạn có 40 phút để
hoàn thành bài luận
THTL: Tự do vs Cấu trúc
A. Hãy viết một bài luận ngắn khoảng 2 trang, so sánh hai khái niệm “hèn
nhát” và “dũng cảm”. Bài luận cần liên hệ với một bối cảnh hoặc tình
huống cụ thể mà một người có tính “hèn nhát” hay “dũng cảm” gặp phải.
Bài luận sẽ được chấm điểm dựa trên mức độ rõ ràng của việc giải thích
điểm giống và khác nhau giữa hai khái niệm trên, và cách liên hệ với bối
cảnh, tình huống cụ thể.
Thời gian làm bài: 40 phút
B. “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp
học tự là chính mình”.
Hãy viết một bài văn bàn luận về ý kiến trên.
Thời gian làm bài: 40 phút
(Đề thi THPT quốc gia năm 2016)
Những lưu ý với TNTL
• Dùng TNTL để đánh giá NL bậc cao. Tự luận mở: NL
đánh giá, sáng tạo.
• Nhắm đến đúng MTDH cần đánh giá: Sử dụng động từ
phù hợp trong câu TL cấu trúc; Tiêu chí đánh giá gắn
với MTDH trong câu TL mở.
• Yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo TS nhanh
chóng nắm rõ yêu cầu của câu hỏi. Dùng động từ chỉ
rõ hành động cụ thể, tránh dùng động từ mơ hồ.
• Tránh cho TS lựa chọn câu hỏi tương đương nhau.
• Thời gian làm bài phù hợp.
• HD chấm điểm: chi tiết và phù hợp với MTDH cần đánh
giá
Thực hành nhóm:
Viết 01 Tiêu chí đánh giá và Xác định mức độ nhận thức
của tiêu chí đánh giá (theo thang Bloom)
………………….

Viết ít nhất 2 câu hỏi TNTL để đánh giá KQHT theo tiêu chí
đã xác định:
1. ………………..
2. ………………..
TNKQ

• TS lựa chọn câu trả lời đúng từ nhiều chọn lựa:

• Đúng sai

• Đa lựa chọn

• Ghép nối

• Điền khuyết

• Trả lời ngắn


ĐÚNG SAI

• TS phải phân loại sự kiện hay ý

kiến thành hai loại: đúng hoặc

sai, có hoặc không.

• Đánh giá chủ yếu cấp độ nhận

biết và thông hiểu.


Những lưu ý với TN Đúng/Sai
• Không trích nguyên văn
• Là một ý trọn vẹn
• Mỗi câu chỉ bao hàm 01 vấn đề cần kiểm tra
• Tránh sử dụng các từ ngữ giới hạn đặc thù, dễ tạo cơ
hội cho TS đoán mò.
• Câu đưa ra phải rõ ràng là đúng hay sai (về mặt khoa
học);
• Hạn chế viết câu phủ định, câu hai lần phủ định
• Khi viết về số lượng: định lượng chính xác, tránh dùng
từ có thể gây tranh cãi.
• Các câu trong 1 đề: độ dài đồng đều; số câu đáp án
Đúng và Sai tương đương nhau.
GHÉP HỢP

• Bao gồm:

• Cột các câu tiền đề (để hỏi)

• Cột câu tương ứng (để trả lời)

• Cùng chỉ dẫn cách ghép đôi hai cột

• Chủ yếu đánh giá cấp độ nhớ và thông hiểu


VÍ DỤ
Ghép nối các yếu tố cột B với A một cách phù hợp nhất

Cột A Cột B

_____ (1) Điện thoại A. Eli Whitney


_____ (2) Máy kéo sợi cotton B. Henry Ford
_____ (3) Dây chuyền lắp ráp C. Jonas Salk
_____ (4) Vắc xin ngừa bại liệt D. Henry McCormick
E. Alexander Graham Bell
Lưu ý khi viết câu trắc nghiệm GHÉP HỢP
• Tránh nội dung không đồng nhất.
• Đáp án không chứa gợi ý câu trả lời đúng.
• Số lượng tiền đề và câu trả lời không nên bằng nhau.
• Sắp xếp trong mỗi cột: Theo một logic nào đó
• Sử dụng: Cột bên trái (tiền đề): 1, 2, 3,….
Cột bên phải (trả lời): A, B, C, …..
• Có hướng dẫn làm bài (cách kết nối) rõ ràng.
• Độ dài hợp lý nhất cho một bài trắc nghiệm giao động
trong khoảng từ 5 đến 8 tiền đề (dài nhất cũng không
quá 12 tiền đề)
Ghép hợp – Ví dụ
Hãy nối tên thể loại văn học ở cột A với tên tác phẩm ở cột B
cho phù hợp
Cột A Cột B
1. Văn biền ngẫu A. Hồi trống cổ thành (La Quán Trung)
2. Thơ B. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
3. Văn xuôi C. An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
4. Kịch D. Tấm Cám
5. Truyền thuyết E. Nhưng nó phải bằng hai mày
F. Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
G. Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ)
• Bao gồm:

• Phần thân, thể hiện vấn đề hay nêu câu hỏi,

• Một loạt các chọn lựa mà từ đó học sinh


quyết định câu trả lời

• Đánh giá kiến thức mức độ thông hiểu, vận dụng


hoặc so thể cao hơn
VÍ DỤ

1. Khi viết các câu hỏi trắc nghiệm, điều quan


trọng nhất là:
A. Hiểu biết lý thuyết về trắc nghiệm.

B. Phân loại các câu hỏi theo các mục tiêu giảng dạy.

C. Làm cho các câu hỏi bám sát các mục tiêu giảng dạy.

D. Xem xét lại các câu hỏi.

E. Thu nhận được các phân tích về câu hỏi


Phần DẪN
Chức năng chính của câu dẫn:
• Đặt câu hỏi;
• Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện; hoặc
• Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải
quyết

Yêu cầu khi viết câu dẫn, phải làm HS


biết rõ/ hiểu:
• Câu hỏi cần phải trả lời
• Yêu cầu cần thực hiện hoặc
• Vấn đề cần giải quyết
Phần PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Phương án nhiễu Phương án đúng


Phương án tốt nhất
• Là câu trả lời hợp lý (nhưng
không chính xác) đối với câu
hỏi hoặc vấn đề được nêu ra Thể hiện sự hiểu biết
trong câu dẫn. của HS và sự lựa
• Chỉ hợp lý đối với những HS chọn chính xác hoặc
không có kiến thức hoặc tốt nhất cho câu hỏi
không đọc tài liệu đầy đủ. hay vấn đề mà GV
đưa ra.
• Không hợp lý đối với các HS
có kiến thức, chịu khó học bài
Câu hỏi kém chất lượng:

1. W.E.B. DuBois
*A. Tích cực hoạt động vì quyền lợi và sự tham gia chính trị toàn diện
cho người Mỹ gốc Phi

B. Dạy rằng nhu cầu cấp thiết đối với người Mỹ gốc Phi là cải thiện
tình hình kinh tế bằng cách học kinh doanh và làm nghề thủ công

C. Tập trung giúp đỡ người Mỹ gốc Phi thông qua liên minh Quốc gia
D. Lập ra hội liên hiệp nghiên cứu về cuộc sống và lịch sử của người
da đen
Câu hỏi chất lượng HƠN:

2. Hoạt động nào sau đây mô tả chính xác nhất ý kiến của
W.E.B đối với người Mỹ gốc Phi trong thế kỷ 20?
A Người Mỹ gốc Phi trước hết nên cải thiện tình hình kinh tế trước khi
tham gia vào các hoạt động chính trị.
B Người Mỹ gốc Phi nên đấu tranh vì sự tiếp cận công bằng với nền giáo
dục ở mức độ cao hơn cho đến khi nhu cầu chủ yếu của họ là có được
các kỹ năng kinh doanh.
C Người Mỹ gốc Phi nên rút lui khỏi xã hội của người da trắng và lập ra
một nhà nước riêng, nơi họ hoàn toàn có quyền lực về kinh tế và
chính trị.
* D Người Mỹ gốc Phi nên năng động hơn, lập tức đấu tranh vì quyền
công dân và tham gia vào các hoạt động chính trị.
MCQ – Dấu hiệu dẫn đến đoán mò đáp án
• Phương án đúng dài hơn các p.án còn lại
• P.án đúng chi tiết hơn, diễn đạt có vẻ đúng hơn
• Chứa từ khóa đã nhắc đến trong phần dẫn
• Có tính phổ biến và quen thuộc hơn
• Xu hướng đáp án nằm ở giữa
• P.án mang ý nghĩa khái quát giữa các p.án cụ thể
• Hai p.án tương tự hoặc đối lập nhau
• P.án cuối kiểu: Tất cả các p.án trên đều Đúng/ Sai
• Ngôn ngữ ngây ngô, dễ dãi: p.án nhiễu
• Ghép với phần dẫn thành một chỉnh thể ngữ pháp
TRẢ LỜI NGẮN- HOÀN THÀNH CÂU

Là loại câu trắc nghiệm khách quan yêu cầu TS


cung cấp phần trả lời, mà không có phương án cho
sẵn.

Cấu trúc: một câu hỏi hoặc một nhận định chưa
hoàn chỉnh, và thí sinh cung cấp câu trả lời hoặc
phần còn thiếu.

Đánh giá: cấp độ nhận biết và thông hiểu

VD: Câu hỏi: Những phương án sai trong một câu trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn được gọi là gì?

Trả lời: phương án nhiễu


VÍ DỤ
1. Những phương án sai trong một câu TNKQ nhiều lựa chọn
được gọi là gì?
2. Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thực vật được gọi là
_____
3. Hãy viết tên thủ đô của các tiểu bang sau:
1. Michigan _____
2. Massachusette_____
3. South Carolina _____
4. Bằng một câu đơn, hãy phát biểu một trong những cách mà
lạm phát có thể làm giảm sức mua của người tiêu thụ.
TL trả lời ngắn (1)

Question form – dạng câu hỏi

VD: Câu hỏi: Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ở Quảng trường
Ba Đình vào ngày nào? __________

• Đáp án: 2/9/1945


TL trả lời ngắn (2)
Association form – dạng “liên kết”:

• Cho phần mô tả, giải thích, yêu cầu thí sinh cung cấp từ/ngữ mang

ý nghĩa được mô tả

VD: Câu hỏi:

• Thành phố đông dân nhất thế giới: ______

• Đáp án: Mexico


TL trả lời ngắn (3)
Completion form – điền vào chỗ trống: cho câu/nhận
định thiếu một/một vài từ, yêu cầu cung cấp phần còn thiếu.

VD: Điền vào chỗ trống:

• Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ


Chí Minh đã đọc bản _________________ khai sinh nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa.
• Đáp án: Tuyên ngôn độc lập
LÀM VIỆC NHÓM

• Xác định; khái quát từ


3 đến 5 lỗi
• Trình bày sáng tạo
45’
NGUYÊN TẮC CHUNG
XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ

Phủ kín
những mục
tiêu quan
trọng

Duyệt lại Câu hỏi rõ


các câu hỏi ràng và đơn
trước khi sử giản ( có Sáu
dụng lưu ý)
PHỦ KÍN NHỮNG MỤC TIÊU QUAN TRỌNG

Mục tiêu: Học sinh có thể phân loại loại hình như: truyện ngụ ngôn, truyện

thần bí, truyện dân gian, truyện viễn tưởng.

• Câu hỏi tồi: Loại truyện • Câu tốt hơn: Một câu truyện kể
về năm 2020 sau công nguyên và
nào Aesop đã kể? các cuộc thám hiểm của chàng
A. Truyện ngụ ngôn thanh niên người sao hỏa tên Zik,
người du lịch sang thế giới khác
B. Truyện thần bí
để bắt sinh vật lạ cho sở thú tại
C. Truyện dân gian thành phố Sao hỏa. Câu chuyện
D. Truyện viễn tưởng này thuộc loại truyện:
A. Truyện ngụ ngôn
B. Truyện thần bí
C. Truyện dân gian
D. Truyện viễn tưởng
PHỦ KÍN NHỮNG MỤC TIÊU QUAN TRỌNG
Mục tiêu: Học sinh có thể mô tả điểm giống nhau và khác nhau trong các hợp
chất và nguyên tố hóa học

Câu hỏi tồi: Chlorine và Câu tốt hơn: Chlorine và


Bromine là hai thành viên của Bromine đều là halogens.
nhóm hóa học tên là Chúng có những điểm giống
______________ nhau nào để tạo nên halogens.
Hãy nêu hai điểm khác nhau
nào trong cấu tạo của chúng?
ĐƠN GIẢN RÕ RÀNG

5. Đưa
1.Tránh
3. Làm 4. Viết thông tin 6. Không
dùng từ
2. Sử cho câu câu hỏi về tính cung cấp
hay cấu
dụng từ hỏi ngắn có duy chất của các gợi ý
trúc câu
ngữ gọn và đi nhất một câu trả cho câu
nhập
chính xác vào vấn câu trả lời được trả lời
nhằng và
đề. lời đúng mong đúng.
mơ hồ.
đợi.
1.Tránh dùng từ hay cấu trúc câu nhập
nhằng và mơ hồ
1. Chất nào trong những chất sau đây là một 1. Tất cả, ngoại trừ một trong những chất bên
nguyên tố? dưới không phải là một nguyên tố. Đó là chất nào?
A. Carbon B. Muối A. Carbon
C. Đường D. Nhựa B. Muối
2. Maine có biên giới chung với tiểu bang khác C. Đường
D. Nhựa
Đ S 2. Maine không phải là tiểu bang duy nhất không
có biên giới với các tiểu bang lân cận.

Đ S
2. Sử dụng từ ngữ chính xác
Nguyên tắc của hoạt động mao dẫn giúp Yêu cầu của việc thực hiện mao dẫn nâng
giải thích quá trình chất lỏng dâng cao cao sự thực hiện của các chất mềm dẻo
trong những ống nhỏ. Đ S gia tăng như thế nào trong tĩnh mạch
không phù hợp Đ S
3. Làm cho câu hỏi ngắn
gọn và đi vào vấn đề
8. Xét về mặt địa lý của Switzerland, phát biểu • 8. Switzerland
nào trong những phát biểu sau là đúng. A. Nằm ở Châu Á
A. Nó nằm ở Châu Á B. Sản xuất một số lượng lớn vàng
C. Không có hướng đi trực tiếp đến đại dương
B. Nó là khu vực đất đai bằng phẳng và khô cằn
D. Là khu vực đất đai bằng phẳng và khô cằn
C. Nó không có hướng đi trực tiếp đến đại
dương
D. Nó có khí hậu nhiệt đới
3. Làm cho câu hỏi ngắn gọn và đi vào vấn đề

9. Mẹ của Billy muốn nướng bánh táo cho cậu và dì của Billy, những người sẽ đến
chơi. Đã lâu Billy không gặp họ. Khi mẹ của Billy thấy nhà hết táo, bà nhờ Billy
đến cửa hiệu để mua một ít táo. Bà cần 8 quả để làm một cái bánh. Nếu táo ở cửa
hiệu có giá 30 cent cho hai quả, Billy cần bao nhiêu tiền để mua 8 quả táo?
A. $.30 B. $9.0 C. $1.20 D. $2.40

9. Để làm một cái bánh, mẹ của Billy cần 8 quả táo. Nếu hai quả táo giá 30 cent,
thì 8 quả giá bao nhiêu?
A. $.30 B. $9.0 C. $1.20 D. $2.40
4. Viết câu hỏi có duy nhất một câu
trả lời đúng
11. George Washington là ai? ______ 11. Tên của vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ
12. Ernest Hemingway viết ______ là gì? ______
13. Dublin ở đâu? 12. Tên của tác giả cuốn Ông già và Biển cả là
A. Miền nam Scotland ______
B. Gần nước Anh 13. Dublin nằm ở quốc gia nào?
C. Ở Ireland A. Anh B. Pháp C. Đức
D. Ở vùng biển Ai len
D. Ireland E. Tây Ban Nha
5. Đưa thông tin về tính chất của câu
trả lời được mong đợi
15. Hãy mô tả các diễn biến của nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng?
16. Tại sao bạn lại học khoa học?
• 15. So sánh nghệ thuật thời Phục hưng và nền nghệ thuật trước
phong trào này xét về các phương diện họa chân dung con người,
cách sử dụng màu và việc nhấn mạnh các đề tài tôn giáo. Bài luận sẽ
được đánh giá trên cơ sở của sự khác biệt giữa hai giai đoạn cũng
như những giải thích mà bạn đưa ra nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt
đó.
• 16. Nêu hai lý do mà một học sinh lớp 3 nên học môn khoa học. Hãy
nêu ra một vài điều mà việc học khoa học dạy chúng ta. Công việc
nào dùng đến khoa học? Hãy trả lời bằng cách viết không dưới 5
câu hoàn chỉnh.
XÂY DỰNG CÂU HỎI

• Viết câu hỏi để học sinh hiểu rõ yêu cầu cụ thể (kế
hoạch, tiêu chí chấm điểm, điểm quan trọng được chấm)

• Ví dụ
• Chiến tranh thế giới thứ hai khác chiến tranh thế giới thứ
nhất ở điểm nào?
• Các yếu tố về chính trị và xã hội dẫn đến chiến tranh thứ
nhất ở Đức khác với chiến tranh thứ hai như thế nào?
Tập trung vào khoảng thời gian 10 năm trước khi xảy ra
hai cuộc chiến tranh?
6. Không cung cấp các gợi ý cho câu
trả lời đúng
• Ví dụ:
17. Một hình hình học có 8 cạnh được gọi là ___
A. ngũ giác (pentagon)
C. bát giác (octagon)
B. tứ giác (quadrilateral)
D. hình có góc lồi (ogive)
MCQ
1. Đo lường kiến thức trọng tâm.

2. Phần dẫn rõ ràng, đơn nghĩa.

3. Những nội dung cùng được nhắc đến trong phương án trả lời nên được
chuyển lên phần dẫn.

4. Từ phủ định phải được nhấn mạnh trong phần dẫn.

5- Đảm bảo đáp án đã định phải đúng hoặc sáng tỏ nhất

6- Phương án lựa chọn nhất quán với câu dẫn về mặt ngữ pháp và
bản thân chúng phải đồng dạng với nhau.
MCQ
8- Tránh các manh mối về ngôn ngữ để chọn được đáp án đúng
hoặc loại trừ phương án sai

9. Phương án nhiễu đều có vẻ hợp lý và lôi cuốn

10- Tránh đưa vào sự lựa chọn “tất cả” và “không phương án”.

11. Xáo trộn câu trả lời đúng một cách ngẫu nhiên.

12. Kiểm soát độ khó bằng cách vừa biến đổi các vấn đề của đề
bài vừa thay đổi các phương án trả lời.

13. Tạo sự độc lập cho mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra.

14. Trình bày các câu hỏi trong bài kiểm tra một cách hiệu quả.
ĐÚNG SAI
1. Chỉ chứa đựng một thông tin trọng tâm.

2. Chính xác để được nhận định chuẩn xác sai hay đúng.

3. Ngắn gọn, súc tích với cấu trúc ngữ pháp đơn giản.

4. Hạn chế các phát ngôn phủ định hoặc phát ngôn có hai lần
phủ định.

5. Một ý kiến cá nhân nên được trích dẫn nguồn.

6. Tránh gián tiếp gợi ý cho câu trả lời.


GHÉP NỐI

1. Bao gồm một thông tin đồng nhất.

2. Không nên quá dài và các phương án trả lời ngắn gọn nên để ở bên phải.

3. Phương án trả lời lớn hơn các phát ngôn

4. Chỉ rõ cách làm bài trong phần hướng dẫn câu hỏi và nêu rõ các phương án
trả lời được sử dụng một hay nhiều lần hay không được sử dụng tất cả.
TRẢ LỜI NGẮN
1. Chỉ có thể có duy nhất một câu trả lời ngắn.

2. Bắt đầu bằng một câu hỏi trực tiếp; chuyển thành một phát ngôn
chưa hoàn chỉnh
3. Câu chữ của câu hỏi phải tập trung vào trọng tâm của phát
ngôn.

4. Để khoảng trống cần hoàn thành ở cuối của phát ngôn

5. Tránh tạo liên hệ gián tiếp tới câu trả lời.

6. Đối với các câu trả lời là các con số, cần cho biết mức độ chính xác
mà học sinh cần phải trả lời.
THỰC HÀNH
VIẾT CÂU HỎI
Một số công cụ để đánh giá hoạt động/sản phẩm
.

Bảng kiểm Thang đo

Rubric Hồ sơ học tập


Bảng kiểm (Check list)

Bảng kiểm đánh giá bài thuyết trình

SINH VIÊN:......................... Ngày:............................


1. Ngôn ngữ cơ thể
A. Đứng thẳng, mắt hướng về phía khán giả
B. Nét mặt thay đổi theo sắc điệu của bài thuyết trình
C. Mắt luôn nhìn thẳng về phía khán giả
2. Phát âm
A. Nói rõ ràng, chắc chắn
B. Biến hóa tone để thể hiện điểm nhấn
C. Nói đủ to để khán giả có thể nghe được
D. Nhả chữ đều đặn
E. Phát âm đúng từng từ
Bảng kiểm (Check list)

Ưu điểm Nhược điểm


- Có thể sử dụng lại và theo dõi sự tiến bộ của người - Không đánh giá được chi tiết người học thể
học hiện được ở mức độ nào và khó khăn cho việc
đánh giá người học có đạt tiêu chí hay không
- Có thể áp dụng với nhiều người học hoặc trên cùng
một người học tại các thời điểm khác nhau - Khó tổng hợp thông tin đánh giá thành điểm

Kỹ thuật xây dựng bảng kiểm


Cách 1: Chuyển số các tiêu chí học sinh đạt được sang tỉ lệ %
Cách 2: Đặt ra các ngưỡng để xếp hạng thành tích của người học
Thang đo (Rating scale)

• Có 3 loại thang đo: Thang số, thang đồ thị và thang miêu tả

- Thang số: Mỗi số thể hiện 1 điểm trên thang đo


- Thang đồ thị: Người chấm đánh dấu « x » vào một
điểm trên đường kẻ đã chia thành các khoảng theo
một thang đo mà họ cho rằng miêu tả đúng nhất sự
thể hiện của người học
- Thang miêu tả: Sử dụng những miêu tả khác nhau để
biểu thị những cấp độ khác nhau mà người học thể
hiện

• Nguyên tắc chung


- Hạn chế số cấp độ trên thang đo
- Với mỗi tiêu chí hoạt động, sử dụng cùng một thang đo
Rubric
02 01
Viết các tiêu Lựa chọn một quy trình
chí hoạt động hay sản phẩm để dạy
cho sản phẩm
Rubric là tập hợp
những tiêu chí hay
03 08
mong đợi được Quyết định Cho điểm
diễn đạt rõ ràng, số cấp độ
chấm điểm
rubric mô tả từng 07
cấp độ cần đạt đối Lựa chọn cấp độ
04 gần nhất với sự thể
với từng tiêu chí Viết miêu tả các hiện của người học
tiêu chí hoạt động
ở cấp độ cao nhất 06
05 So sánh sự thể hiện
Viết miêu tả các tiêu của mỗi người học
chí ở các cấp độ còn lại với mỗi cấp độ
Rubric Tiêu chí đánh giá
hoạt động nhóm
Hồ sơ cá nhân

• Hồ sơ học tập là tập hợp những sự thể hiện của người học để cho thấy sản phẩm
hay những công việc mà người học đã hoàn thành trong cả một quá trình

• Đánh giá thông qua hồ sơ học tập phụ thuộc 4 yếu tố

+ Mục đích của hồ sơ học tập


+ Tiêu chí để đánh giá thông qua hồ sơ học tập
+ Bối cảnh thiết lập và duy trì hồ sơ học
+ Chấm điểm hồ sơ học tập
tangthuyvnu@vnu.edu.vn

You might also like