You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP CÁ NHÂN

ĐỀ TÀI :
VIẾT BÀI LUẬN LIÊN HỆ BẢN THÂN
( REFLECTIVE ESSAY ) LIÊN QUAN TỚI 3 HOẠT
ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Họ và tên : Trần Diệu Linh


Mã sinh viên : 11223766
Lớp học phần : NLQT1103(123)_02
Giảng viên : TS. Nguyễn Đức Kiên

Hà Nội 11/2023
Lời mở đầu

Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, nên đối với tôi
những môn học liên quan đến Quản trị đều khiến cho tôi cảm thấy
rất hào hứng và muốn tiếp cận một cách có chiều sâu nhất để có thể
hiểu cách mà một nhà quản trị giỏi cần làm để có thể điều hành
doanh nghiệp của mình là gì. Như được biết thì Quản trị kinh doanh
thực chất chính là quản trị con người, và môn học Quản trị nhân lực
chính là môn học giúp tôi có thể tiếp cận gần nhất với “ định nghĩa”
đó, hơn hết là có cái nhìn đa chiều, đa diện hơn với những “hoạt
động quản trị nguồn nhân lực” mà một nhà quản trị cần biết và phải
làm.
1. Phân tích công việc

 Trước đây, khi thực hiện một hoạt động hoặc làm một việc gì đó
tôi thường có thói quen làm việc theo cảm tính và bản năng mà
không phân tích kỹ các thông tin và bản chất của vấn đề và lên
một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Nhưng khi được học chương “Phân
tích công việc” thì tôi đã hiểu ra cách mà các nhà quản trị và
doanh nghiệp đi từ những điều cơ bản nhất để điều hành và quản
trị nguồn nhân lực chính là phải “Phân tích công việc”. Đây là
quá trình nghiên cứu các công việc để làm rõ nhiệm vụ, trách
nhiệm cụ thể của mỗi người lao động, họ thực hiện những hoạt
động nào và tại sao phải thực hiện, cũng như cách thức thực hiện.
Mục đích của thiết kế và phân tích công việc là để lập bản mô tả
công việc và tiêu chuẩn công việc. Bản mô tả công việc chính là
cụ thể hóa, nêu ra nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan tới công
việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm vụ
đó (Giáo trình QTNL,2019).
 Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhân viên, là
cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp. Một nhà quản trị không
thể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu
không biết phân tích công việc. Thông qua chương học này tôi đã
biết cách thức để phân tích công việc có hiệu quả, không chỉ đơn
thuần là nắm vững các khái niệm cơ bản như mục tiêu công việc,
nhiệm vụ và yêu cầu công việc mà còn nhận ra sự liên kết quan
trọng giữa phân tích công việc và trong quản lý nhân sự
 Sau chương học này, tôi đã áp dụng được những nguyên tắc phân
tích công việc vào trong các bài tập nhóm. Cụ thể đó chính là lập
ra được bản mô tả công việc, giúp cho mọi người xác định được
công việc cũng như là nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của bản thân
một cách rõ ràng để công việc được thực hiện dễ dàng và có hiệu
quả hơn. Việc này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về yêu cầu công
việc mà còn giúp tôi thấy rõ được giải pháp quản lý nhân sự trong
các tình huống thực tế.

2. Tuyển mộ và tuyển chọn


 Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay,
đòi hỏi các nhà quản trị và doanh nghiệp phải có những chiến
lược “khôn ngoan” để duy trì và hơn hết là phát triển doanh
nghiệp của mình đi đúng hướng mà xã hội cần. Theo tôi, vấn đề
nhân sự là một trong những vấn đề quan trọng cần chú ý. Các vị
trí của tổ chức cần được đảm bảo về cả số lượng và chất lượng để
có thể thực hiện các công việc tốt nhất. Từ đó thì các doanh
nghiệp phải lựa chọn ra phương pháp tuyển mộ và tuyển chọn
phù hợp với mỗi nguồn lao động. Ban đầu, khi mới tiếp xúc với
hai khái niệm “ Tuyển mộ ” và “ Tuyển chọn ”, tôi vẫn chưa thực
sự hiểu và phân biệt được rõ ràng hai khái niệm đó. Nhưng thông
qua bài giảng trên lớp của thầy cùng với đó là bài tập nhóm của
môn Quản trị nhân lực, chúng tôi đã được tìm hiểu kĩ hơn khai
thác sâu hơn vào tuyển mộ và tuyển chọn của một doanh nghiệp
cụ thể để có thể phân biệt và hiểu rõ hơn về vấn đề đó và thực
trạng của nó ở các doanh nghiệp hiện nay.
 Qua chương học này, tôi không chỉ hiểu về quy trình chi tiết của
“Tuyển mộ” và “Tuyển chọn” mà còn giúp tôi nhận ra tầm quan
trọng của việc chọn đúng nhân lực cho đúng vị trí. Một phần quan
trọng của cả hai quá trình này là phải đảm bảo tính minh bạch và
công bằng, giúp xây dựng niềm tin từ ứng viên và duy trì uy tín
của tổ chức.
 “Tuyển mộ” và “Tuyển chọn” chính là “bài toán” mà mọi doanh
nghiệp đều phải giải. Đây thực sự là một bước rất quan trọng
trong tuyển dụng nhân sự.
o Trước hết là Tuyển mộ, công ty và doanh nghiệp không chỉ
cần tạo ra những sự thu hút đối với những ứng viên mà còn
phải thu hút được những ứng viên có trình độ, năng lực. Đồng
thời cũng phải xây dựng chiến lược tuyển mộ linh hoạt trên thị
trường lao động đầy những biến động để giúp đảm bảo nguồn
nhân lực, tối ưu hoá chi phí và thời gian cho quá trình tuyển
dụng.
o Đối với Tuyển chọn, công ty và doanh nghiệp cần chọn lọc
nhân sự thật kỹ càng. Tôi đã nhận thấy một điều rất quan trọng
sau khi học xong quá trình tuyển chọn nhân sự đó chính là
doanh nghiệp không nhất thiết phải tìm người giỏi nhất cho vị
trí họ cần, mà họ sẽ đi tìm những người thực sự phù hợp với
công việc nhất
 Đối với một sinh viên năm 2 ngành quản trị như tôi thì chương
học này giúp ích rất nhiều, giúp tôi mở mang thêm kiến thức trong
chuyên ngành của mình, việc nắm vững các kiến thức liên quan
đến “Tuyển mộ và Tuyển chọn” không chỉ là vấn đề của nhà quản
trị hay người quản lý mà còn là một lợi thế lớn cho những sinh
viên hay những nhà khởi nghiệp tương lai.

3. Đánh giá thực hiện công việc


 Đánh giá thực hiện công việc trong quản trị nhân lực là quá trình
quan trọng đối với sự phát triển và hiệu suất của tổ chức. Không
chỉ tập trung vào hiệu suất, hiệu quả của nhân viên mà còn đánh
giá cả những chiến lược, quy trình, và chính sách quản lý nhân
sự. đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng
trong quản lý nguồn nhân lực và được các tổ chức tiến hành
thường xuyên có hệ thống nhằm hoàn thiện sự thực hiện công
việc của người lao động và giúp người quản lý đưa ra các quyết
định nhân sự đúng đắn.Các hệ thống và phương pháp đánh giá
thực hiện công việc tuy vẫn tồn động nhiều hạn chế nhưng nếu
biết vận dụng và kết hợp chúng với nhau sẽ tạo nên một hệ thống
đánh giá hoàn chỉnh nhất về mọi mặt của nhân viên trong công ty

 Thông qua chương học này, tôi nắm bắt được các “tiêu chuẩn
thực hiện công việc”, đó chính là các tiêu chí đánh giá : kết quả
công việc; kỹ năng thực hiện công việc; ý thức, thái độ; đặc điểm
cá nhân hay các phương pháp thường được sử dụng khi đánh giá
công việc.
 Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, đánh
giá thực hiện công việc không chỉ là công cụ quản lý mà còn là
một phần quan trọng trong việc “giữ chân” các nhân sự giỏi và
thu hút những tài năng mới. Điều này thể hiện tầm quan trọng của
việc liên kết chiến lược quản trị nhân sự với mục tiêu tổ chức và
đảm bảo rằng mọi người đều đóng góp hiệu quả vào sự thành
công chung.
 Đối với bản thân sau khi học xong chương học này, giúp tôi có
thể hiểu rõ hơn về điểm mạnh điểm yếu của mình bằng việc tự
đánh giá bản thân, xem xét về kỹ năng, năng lực và mức độ đóng
góp trong các hoạt động học tập hay hoạt động của trường lớp.
Đồng thời thiết lập mục tiêu cá nhân bằng việc phát triển kỹ năng
cụ thể, nâng cao hiệu suất làm việc và tham gia vào các dự án có
tính chiến lược.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị nhân lực (2007) – ThS Nguyễn Vân Điềm&PGS.TS
Nguyễn Ngọc Quân. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

You might also like