You are on page 1of 7

20:49, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

Trang chủ (/) Danh mục khoá học (/tat-ca-khoa-hoc) BUH EBOOK LUẬT KINH DOANH (/khoa-hoc-4652933601820672) CHƯƠNG 2: PHÁP

LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH (/bai-hoc/chuong-2-phap-luat-ve-chu-the-kinh-doanh-4869480014413824) LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 (/bai-hoc/ly-

thuyet-chuong-2-5997389965950976)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH


1. Doanh nghiệp:

DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy

định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

DNXH/công ích: Mục tiêu hđ nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng (Sd 51% Σ P

hàng năm để tái đầu tư cho mục tiêu)

Người đại diện theo pháp luật: Cá nhân đại diện cho DN thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao

dịch của DN; Cty TNHH, cty CP có thể có một hoặc nhiều người ĐD theo PL; Người đại diện theo PL của

DN phải cư trú tại VN; Người theo PL của DN có thể uỷ quyền cho người khác làm đại diện theo PL nếu

vắng mặt ở VN ® vẫn chịu trách nhiệm về phạm vi uỷ quyền


Các tổ chức/cá nhân có quyền thành lập, quản lý DN theo nguyên tắc: được làm tất cả những gì mà pháp

luật không cấm. (Lưu ý Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020)

Nguyên tắc: tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Ngành nghề cấm kinh doanh

(Điều 6 Luật Đầu tư 2020), ngành nghề kinh doanh có điều kiện (vốn, chuyên môn, giấy phép, bảo hiểm

trách nhiệm nghề nghiệp,...)

Giấy phép kinh doanh: Các loại giấy tờ, chấp thuận bằng văn bản mà doanh nghiệp phải xin cơ quan quản

lý nhà nước trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh (sau khi đăng kí doanh nghiệp). Có thời hạn, được

cấp sau GCNĐKDN. Là điều kiện để DN hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Góp vốn được hiểu là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Gồm: Góp vốn để

thành lập doanh nghiệp, Góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Lưu ý: loại tài sản

góp vốn, định giá tài sản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.

Vốn chủ sở hữu = VĐL + vốn bổ sung từ KQSXKD+ thặng dư VCP + vốn nhận tài trợ + CL ĐGLTS + CL

TGHĐ + quỹ hình thành từ LNST - CP quỹ

 Vốn kinh doanh = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Điều kiện của tài sản góp vốn:

Phải được phép lưu thông

Thuộc sở hữu hợp pháp của chủ thể góp vốn

Thể hiện thành VNĐ khi đăng ký doanh nghiệp

Phải chuyển quyền sở hữu (trừ DNTN)

Được định giá (nếu có) (Nguyên tắc: tự chủ, đồng thuận, hợp lý, Áp dụng: công ty, Khi thành lập

hoặc trong quá trình hoạt động của DN)

Loại tài sản góp vốn vào DN: vàng, VND, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí

tuệ, công nghệ(phải được định giá), các tài sản khác.

Tạm ngừng kinh doanh: Là quyền của DN (phải thông báo trước ít nhất 3 ngày). Không được quá một năm

 ® có thể bị thu hồi giấy CN ĐKDN

Giải thể doanh nghiệp (tự nguyện, bắt buộc): là chấm dứt hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của DN, tư

cách pháp lý, quyền, nghĩa vụ. Khác so với phá sản doanh nghiệp.

Tổ chức lại doanh nghiệp (Đ198 – 205):

Chia: A --> B

C,…

Tách: A --> A, A1, A2,…

Hợp nhất: A +B --> C

Sáp nhập: A + B --> A

Chuyển đổi: - Cty TNHH <--> Công ty cổ phần, DNTN --> Công ty

2. Các chủ thể kinh doanh (Văn bản điều chỉnh: ▪ DN (LDN + LCN) ▪ Hộ kinh doanh (01/2021/NĐ-CP)

▪HTX/LHHTX (LHTX 2012) ▪Cá nhân không đăng ký KD (39/2007/NĐ-CP))


https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976 1/9
20:49, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

 2.1 Các loại hình doanh nghiệp

  2.1.1 Doanh nghiệp tư nhân (điều 188 – 193 LDN)

Chủ sở hữu: do một cá nhân bỏ vốn ra đầu tư thành lập và làm chủ

Tư cách pháp nhân: không có 

Chế độ trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh

nghiệp

Đại diện theo pháp luật: Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Khả năng huy động vốn: không được phát hành chứng khoán

Những hạn chế về quyền góp vốn, thành lập DN:

▪ DNTN ko được thành lập, góp vốn vào cty khác


▪ Chủ DNTN ko được: Thành lập DNTN khác và/hoặc Là chủ hộ kinh doanh và/hoặc Thành viên cty hợp

danh

Tuy nhiên Chủ DNTN có thể đồng thời là thành viên cty TNHH, cổ đông cty cổ phần

  2.1.2. Công ty hợp danh (Điều 177 – 187 LDN)

Chủ sở hữu:

Thành viên hợp danh: ít nhất 2 cá nhân

Thành viên góp vốn: có thể có tổ chức/cá nhân

Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân

Chế độ trách nhiệm: 2 loại chế độ trách nhiệm tài sản

Thành viên hợp danh: vô hạn và liên đới chịu trách nhiệm

Thành viên góp vốn: trách nhiệm hữu hạn

Đại diện theo pháp luật: thành viên hợp danh

Khả năng huy động vốn: không được phát hành chứng khoán

  2.1.3. Công ty TNHH 2TV trở lên (Điều 46 – Điều 73 LDN)

Chủ sở hữu: từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức và/hoặc cá nhân

Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân

Chế độ trách nhiệm: trách nhiệm hữu hạn của TV

Trong phạm vi vốn đã cam kết góp trong thời điểm thành lập cty

Trong phạm vi vốn đã góp

Đại diện theo pháp luật: có thể có nhiều người ĐD theo PL

Chủ tịch HĐTV và/hoặc GĐ phải là ĐD theo PL

Chủ tịch HĐTV là người ĐD theo PL khi điều lệ ko có qui định

Khả năng huy động vốn: ko được phát hành cổ phần; được phát hành trái phiếu

Lưu ý:

- Góp vốn (Điều 47 LDN)

Góp đủ, đúng loại ts trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN

Góp bằng ts khác phải được sự tán thành của đa số các thành viên còn lại

Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết khi chưa điều chỉnh (30 ngày)
Cấp GCN cho TV tại thời điểm góp đủ vốn

Vốn chưa góp được chào bán theo q’đ của HĐTV

- Mua lại phần vốn góp (Điều 51 LDN)

TV có quyền đề nghị cty mua lại vốn góp khi phản đối:

Sửa đổi, bổ sung ĐL liên quan đến Q & NV của TV

Tổ chức lại cty

 ≠ do điều lệ cty quy định

Cty ko mua lại --> tự do chuyển nhượng

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976 2/9
20:49, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

- Chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 52 LDN)

Trước tiên, phải chào bán cho các TV còn lại

Chuyển nhượng cho người ngoài với cùng điều kiện nếu chào bán ko thành (thời hạn 30 ngày nếu tv còn

lại của công ty ko mua hoặc mua không hết)

Tự do chuyển nhượng khi cty ko mua lại (do phản đối nghị quyết của cty liên quan đến quyền và nghĩa vụ

thành viên)

- Chia lợi nhuận


Điều kiện:

Kinh doanh có lãi

Đã thực hiện nghĩa vụ tài chính

Đã thực hiện nghĩa vụ tài sản

Chia theo tỷ lệ góp vốn

Tuy nhiên có thể bị thu hồi và liên đới chịu trách nhiệm nếu chia lợi nhuận trái quy định.

- Cơ cấu tổ chức (Điều 54)


 + Hội đồng thành viên (Điều 55)


 + Thành phần: gồm tất cả các TV của cty

 + Thẩm quyền: cơ quan quyết định cao nhất của cty

Quyết định điều lệ cty

Chiến lược phát triển, kế hoạch kd của cty

Tăng/giảm VĐL cty, chia lợi nhuận, xử lý lỗ

Giao dịch tài sản ≥ 50% ∑ tài sản cty (tỷ lệ < do ĐL)

Tổ chức, mạng lưới, nhân sự quản lý

 + Chế độ làm việc:

Chế độ tập thể

Họp ít nhất mỗi năm 1 lần (Điều lệ qđ cụ thể)

Có thể lấy ý kiến bằng văn bản (65% VĐL trở lên)

 + Hình thức họp

Tham dự trực tiếp

Uỷ quyền

Hội nghị trực tuyến

Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp

 + Đk, thể thức họp

Triệu tập họp: CT. HĐTV, Nhóm thiểu số

Dự họp tối thiểu: Lần 1: 65% VĐL, Lần 2: 50%VĐL, Lần 3: tỷ lệ bất kỳ

Thông qua nghị quyết

Tỷ lệ do ĐL cty qđ hoặc:

65% trở lên vốn dự họp

75% trở lên vốn dự họp: Sửa đổi, bổ sung ĐL, Tổ chức lại, Giải thể, Bán tài sản ≥ 50% ∑ tài sản

 + Cơ cẩu tổ chức:

Chủ tịch Hội đồng thành viên (Điều 56 LDN) có thể kiêm GD/TGD

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Điều 63, 64 LDN)

Ban kiểm soát (có thể có) (khoản 2 Điều 54 LDN)

  2.1.4. Công ty TNHH 1TV (Điều 74 – Điều 87 LDN)


- Chủ sở hữu: một tổ chức hoặc cá nhân


https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976 3/9
20:49, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân

- Chế độ trách nhiệm:

TN hữu hạn của chủ sở hữu

TN vô hạn khi vi phạm nguyên tắc góp vốn gây ra thiệt hại

- Đại diện theo pháp luật: có thể có nhiều người ĐD theo PL

Chủ tịch HĐTV và/hoặc chủ tịch cty và/hoặc GĐ phải là ĐD theo PL

CT HĐTV hoặc CT cty là người ĐD theo PL khi điều lệ ko có qui định

- Khả năng huy động vốn: ko được phát hành cổ phần; được phát hành trái phiếu

Lưu ý:

- Chuyển nhượng, hoàn trả vốn, rút lợi nhuận:


 + Chủ sở hữu cty chuyển nhượng vốn góp cho người khác

Chuyển nhượng 1 phần --> kết nạp TV mới --> tổ chức lại cty

Chuyển nhượng toàn bộ --> CSH rút vốn khỏi cty

Chủ sở hữu là tổ chức bị giải thể, phá sản

 + Hoàn trả một phần vốn góp

Hoạt động kinh doanh liên tục ít nhất 02 năm

Sau khi hoàn trả phải thanh toán được nợ và nghĩa vụ ts khác

Làm giảm VĐL cty

 + Rút lợi nhuận: chỉ được thực hiện khi cty thanh toán đủ nợ & nghĩa vụ tài sản đến hạn

 + HĐTV (tổ chức): CSH cty bổ nhiệm 03 – 07 TV, Thực hiện Q & NV của CSH & cty nhân danh CSH & cty

Thẩm quyền: tương tự HĐTV cty TNHH 2 TV trở lên

Triệu tập họp: CT. HĐTV

Hình thức họp: trực tiếp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản

Dự họp tối thiểu: 2/3 ∑TV; mỗi TV có 1 phiếu bq

Thông qua nghị quyết:

>½ ∑TV

¾ ∑TV trở lên (sửa đổi ĐL, tổ chức lại, chuyển nhượng vốn)

  2.1.5. Công ty cổ phần (Điều 111 – Điều 176 LDN)


- Chủ sở hữu: tối thiểu 3 cổ đông


- Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân


- Chế độ trách nhiệm: TN hữu hạn


- ĐD theo pháp luật (Có thể có nhiều): Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ

- Huy động vốn: được phát hành CK


- Cổ phần: Là phần vốn nhỏ nhất được chia bằng nhau của VĐL cty, trong đó cổ phần phổ thông:

CP cơ bản, chiếm đa số, bắt buộc phải có trong CTCP

Ko được chuyển đổi → CPƯĐ


Được tự do chuyển nhượng (trừ CPPT của CĐSL)

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976 4/9
20:49, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

Được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (cổ phần phổ

thông cơ sở)

Cty mua lại ≤ 30%

- Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

Các cổ đông sáng lập phải đăng ký mua 20%trở lên ∑CPPT được quyền chào bán tại thời điểm ĐKDN

Trong 3 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đk doanh nghiệp bị hạn chế chuyển nhượng, chỉ:

Được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác

Chuyển nhượng cho người khác nếu ĐHĐCĐ chấp thuận

Không áp dụng hạn chế trên cho CP có được sau khi đăng ký DN

- Các loại cổ phần

Cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi

CP ưu đãi biểu quyết

Quyền biểu quyết >1

Người nắm giữ: cổ đông sáng lập & tổ chức được chính phủ uỷ quyền

Không được chuyển nhượng cho người khác

Thời hạn ưu đãi biểu quyết là 3 năm đ/v cổ đông sáng lập và theo điều lệ đ/v tổ chức được chính phủ uỷ

quyền

Hết thời hạn ưu đãi chuyển thành cổ phần phổ thông

CP ưu đãi cổ tức (không có quyền biểu quyết)

Cổ tức ổn định > cổ tức CP phổ thông/mức ổn định hàng năm


Cổ tức gồm: cổ tức cố định (ko phụ thuộc KQ kinh doanh, được thanh toán trước cổ tức của CP phổ

thông) và cổ tức thưởng

Người nắm giữ bị hạn chế quyền: biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS

CP ưu đãi hoàn lại  (không có quyền biểu quyết)


CP ưu đãi khác  (không có quyền biểu quyết)

* Hạn chế chuyển nhượng cổ phần:

Cổ phần phổ thông của CĐSL

Cổ phần ưu đãi biểu quyết


Do điều lệ quy định (ghi trong cổ phiếu)

* Mua lại cổ phần: Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông, Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

Điều kiện mua lại cổ phần:

Phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác ngay sau khi thanh toán hết số cổ

phần được mua lại

Cổ phần mua lại được coi là cổ phần chưa bán

Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ

Phải báo cho các chủ nợ nếu việc mua lại làm giảm giá trị tài sản của cty

* Trả cổ tức:

Điều kiện trả cổ tức cho cổ phần phổ thông (CPƯĐ có quy định riêng):

Hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính khác

Trích lập quĩ & bù lỗ trước đó

Thanh toán đủ nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn

Thời hạn thanh toán: trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc ĐHĐCĐ thường niên

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976 5/9
20:49, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

Trả cổ tức bằng cp: tăng VĐL, ko thực hiện thủ tục chào bán cổ phần

* Mô hình công ty cổ phần không có ban kiểm soát


Điều kiện áp dụng mô hình:

Cty có < 11 cổ đông

Các cổ đông tổ chức sở hữu < 50% tổng CP

Có 20% trở lên TV độc lập của HĐQT

Có uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT

* Đại hội đồng cổ đông:

Chức năng, thành phần: cơ quan q’đ cao nhất của CTCP, gồm tất cả CĐ có quyền biểu quyết

Thẩm quyền

Định hướng phát triển cty

Loại, số lượng CP được quyền chào bán, cổ tức năm

Sửa đổi, bổ sung điều lệ, tổ chức lại, giải thể cty

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, xử lý vi phạm HĐQT, BKS

Giao dịch tài sản 35% trở lên ∑TS (khi ĐL ko quy định)

Mua lại 10% trở lên ∑CP mỗi loại đã bán

Thông qua BCTC năm

Triệu tập họp: ▪Hội đồng quản trị ▪Ban kiểm soát ▪CĐ sở hữu 5% trở lên ∑CPPT

Dự họp tối thiểu: ▪ Lần 1: 50% ∑phiếu biểu quyết ▪ Lần 2: 33% ∑phiếu biểu quyết ▪ Lần 3: tỷ lệ bất kỳ
Thông qua nghị quyết: ▪ 50% trở lên∑phiếu biểu quyết dự họp ▪ 65% trở lên ∑phiếu biểu quyết dự họp ▪
Bầu dồn phiếu (khi ĐL ko qđ khác) ▪ Vi phạm thể thức: 100% ∑CP có quyền biểu quyết
Yêu cầu huỷ nghị quyết: nhóm cổ đông thiểu số có quyền yc toà án/trọng tài q’đ khi ▪ Có sự vi phạm thể

thức họp ▪ Nội dung nghị quyết vi phạm điều lệ/pháp luật

* Hội đồng quản trị:

Chức năng: cơ quan quản lý cty, nhân danh cty thực hiện Q&NV ∉ ĐHĐCĐ
Thành phần: 03-11 TV, nhiệm kỳ 5 năm

Hình thức họp: ▪ Tham dự trực tiếp ▪ Uỷ quyền ▪ Hội nghị trực tuyến ▪ Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp
Triệu tập họp: ▪ BKS hoặc TV độc lập ▪ Tổng GĐ hoặc 5 người quản lý ▪ 2 TV trở lên của HĐQT ▪ Theo

điều lệ quy định

Dự họp tối thiểu: ▪Lần 1: ¾ ΣTV ▪Lần 2: >½ ΣTV


Thông qua nghị quyết: ▪>½ ΣTV dự họp

 2.2 Hộ kinh doanh

Chủ sở hữu: 1 cá nhân, Thành viên hộ gia đình

Tư cách pháp nhân: Không có

Chế độ trách nhiệm: TN vô hạn

ĐD theo pháp luật: Chủ hộ kinh doanh

Huy động vốn: Ko được phát hành CK

 2.3 Hợp tác xã

Chủ sở hữu: Cá nhân, Hộ gia đình, Pháp nhân

Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân

Chế độ trách nhiệm: Trách nhiệm hữu hạn

Đại diện theo PL Chủ tịch HĐQT

Huy động vốn: Không được phát hành CK

Tính xã hội

Tính sở hữu chung

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976 6/9
20:49, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

Lưu ý:

* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã:

Nguyên tắc tự nguyện

Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai

Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi

Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng

* Vốn góp của thành viên

Mức góp Thành viên ≤ 20% VĐL, HTX thành viên ≤ 30% VĐL

Thời hạn góp vốn ≤ 6 tháng kể từ ngày cấp GCNĐK HTX/ngày kết nạp

* Quỹ của hợp tác xã

Quỹ đầu tư phát triển ≥ 20% thu nhập

Quỹ dự phòng tài chính ≥ 5% thu nhập

Quỹ khác Do đại hội thành viên q’đ

* Trợ cấp, hỗ trợ, tặng, cho

Từ nhà nước ® Không hoàn lại Tài sản không chia

                      Phải hoàn lại Nợ của HTX

Từ các chủ thể khác Theo thoả thuận Tài sản đc/ko chia

* Đại hội thành viên HTX:

Triệu tập: ▪HĐQT ▪BKS/KSV ▪ ≥1/3 ∑TV


Dự họp tối thiểu ▪ Lần 1: ¾ ∑TV/đại biểu ▪ Lần 2: ½ ∑TV/đại biểu ▪ Lần 3: tỷ lệ bất kỳ
Thông qua nghị quyết ▪≥¾ ∑đại biểu có mặt ▪>½ ∑đại biểu có mặt

Mỗi thành viên có 1 phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, ko phụ thuộc vốn góp, chức vụ

Thẩm quyền ĐHTV: Điều 32 LHTX

* Hội đồng quản trị HTX:

Là cơ quan quản lý do ĐHTV bầu

SL: 03-15 thành viên

Tiêu chuẩn: đ.40 LHTX

Nhiệm kỳ: 2-5 năm

Hình thức hoạt động: ▪ Họp định kỳ: ít nhất 1 lần theo mỗi 3 hoặc 6 tháng ▪ Họp bất thường
Triệu tập họp: ▪ Chủ tịch HĐQT ▪ ≥1/3 ∑TV HĐQT ▪ KSV ▪ Tổng Giám đốc
Dự họp tối thiểu: ≥2/3 ∑TV HĐQT

Thông qua quyết định: theo đa số

Bình luận  

LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

at
lytm211010hs@phuocvinh.sgdbinhduong.edu.vn

Điểm kinh nghiệm: 205

Bài học gần đây: LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2 (/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976)

TIỆN ÍCH

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-2-5997389965950976 7/9

You might also like